Giày Vans và thương hiệu gắn liền với môn thể thao trượt ván

Giày Vans là gì? Lịch sử ra đời của thương hiệu Vans có gì thú vị? Cùng Coolmate tham khảo những điều thú vị từ những đôi giày huyền thoại này nhé.

Ngày đăng: 27.06.2020, lúc 15:13 5.386 lượt xem

Giày Vans là gì? Lịch sử của những đôi giày Vans có gì thú vị?

Với mức giá không quá đắt đỏ cùng nhiều ưu điểm về sự đơn giản, linh hoạt, thoải mái và chất lượng, không khó hiểu khi giày Vans đã luôn được ưa thích và chiếm được cảm tình của rất nhiều người. Hay còn gọi là Vansholic. Hãy cùng Coolmate tìm hiểu về giày Vans và những câu chuyện xoay quanh thương hiệu có tuổi đời hơn 50 năm này nhé.

Lịch sử của những đôi giày Vans

1.      Giấc mơ về thương hiệu giày Vans

Quay ngược thời gian về năm 1966, tại 704E Broadway, Anaheim, California, Paul Van Doren và những người bạn đã mở cửa hàng đầu tiên của mình dưới tên The Van Doren Rubber Company. Giấc mơ về Vans cũng bắt đầu từ đó.

Ngay từ đầu, Paul Van Doren sẽ không bao giờ là một doanh nhân thành đạt. Ông bỏ học trong 8 thức cấp để theo đuổi niềm đam mê của mình với trò cá cược đua ngựa, và sau đó khánh kiệt vì những đường đua. Mẹ của ông đã buộc ông phải đi làm tại nhà sản xuất giày mà bà đang làm việc. Trong 20 năm tiếp theo, Paul làm việc để trở thành phó chủ tịch điều hành tại Randy’s, một công ty giày ở Boston.

Ngày 16 tháng 3 năm 1966, ông cùng Serge D’Elia và Gordy Lee đã thành lập công ty đầu tiên chuyên sản xuất và bán giày trực tiếp cho công chúng mà không qua các nhà bán lẻ. Với cửa hàng chỉ rộng chỉ 400 feet vuông. Trong buổi khai trương, 12 vị khách đã đến đặt mua những đôi giày với mức giá trong khoảng $2.49 đến $4.99, được làm và xuất xưởng ngay vào buổi chiều. Mẫu giày mà ngày nay ta vẫn gọi là Vans Authentic đã ra đời như vậy.

giày vans là gì

Trong những năm tiếp theo, gần như mỗi tuần họ mở 1 cửa hàng mới. Cho tới bấy giờ, họ đã có tới 50 cửa hàng bán lẻ, Vans đã mang lại doanh thu cao hơn đồng thời cho phép họ đến gần hơn với người tiêu dùng. Mặc dù công ty vẫn giữ nguyên cái tên Vans Doren Rubber, nhưng khách hàng chỉ quen gọi với cái tên giày Vans.

2.      Sự ra đời của mẫu giày Vans Era

Những đôi giày đầu tiên có đế ra đời thương dễ bị nứt dọc bên ngoài. Vans Doren đã thiết kế ra một loại đế mới, giống với loại giày hiện nay và chúng đã được cấp bằng sáng chế. Cơn sốt về môn thể thao ván trượt đầu thập niên 1970 đã tạo ra một lời biện hộ cho các màu sắc và hoa văn khác nhau mà Vans định hướng sản xuất từ ban đầu.

vans era

Để đáp lại cơn sốt này, họ đã phát hành dòng sản phẩm Era. Đó là một chiếc giày màu đỏ và xanh được phát triển bởi những người trượt bán chuyên nghiệp. Kể từ đó dòng giày Vans trở thành sản phẩm được lựa chọn nhiều bởi những người trượt ván.

3.      Thời hoàng kim của mẫu giày Vans Slip – on

Năm 1979, Vans #98 hay còn gọi là Vans Slip – on ra đời. Đôi giày ngày càng được yêu thích hơn khi Sean Penn sử dụng đôi giày này trong bộ phim kinh điển “Fast Times at Ridgemont High”. Và cho đến cuối thập niên 70, Vans đã nắm trong tay hệ thống 70 cửa hàng tại California. Trên thực tế, Paul không muốn bán Vans của mình bên ngoài California. Nhưng bất chấp điều đó, đôi giày bắt đầu được chuyển từ các cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu của Vans sang các nhà bán lẻ của bộ phận và bên thứ ba để xuất hiện trên khắp Hoa Kỳ.

4.      Những thăng trầm và sự vực dậy thần kì của Vans

Sau những thành công đó, công ty bắt đầu bước sang giai đoạn khó khăn. Vans Doren buộc phải giảm giá giày của mình do các công ty đối thủ bán các sản phẩm thay thể giá rẻ hơn rất nhiều với các loại giày trượt phổ biến hơn. Đến năm 1984, thương hiệu này đã nợ 12 triệu đô và ngân hàng đã yêu cầu trả lại ít nhất 6,7 triệu đô. Paul không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc nộp đơn xin phá sản công ty mà ông đã thành lập gần 2 thập kỉ trước đó.

Thế nhưng chỉ 3 năm sau đó, Paul Van Doren đã thanh toán toàn bộ số nợ và vực dậy công ty. Với những kế hoạch đầu tư và hỗ trợ tài chính mới, Vans đã mở rộng và phát triển đầy mạnh mẽ trên toàn thế giới. Tại nhà máy ở Orange, California, họ đã sản xuất 2 triệu đôi giày. Chúng nhanh chóng được bán và mang về doanh thu hơn 50 triệu đô. Năm 1988, Paul Van Doren quyết định bán Vans với giá 74,4 triệu đô cho một ngân hàng, với tên gọi đơn giản hơn là Vans.

Trong suốt những năm 90, Vans đã phải vật lộn với việc mất doanh thu và doanh số thấp, những đến năm 1996, họ dường như trở lại đúng hướng. Đến năm 2000 và lần tiếp theo vào năm 2001, Vans đã được Forbes công nhận là một trong những công ty quy mô nhỏ tốt nhất của Mỹ. Năm 2004 đánh dấu sự ra mắt của Vans Custom khi các khách hàng có thể tự do sáng tạo với hàng trăm màu sắc và kết hợp hoạ tiết trên các mẫu giày kinh điển. Bây giờ Vans đã có thể có được tên của họ trên thế giới bằng cách tài trợ cho nhiều sự kiện và vận động viên. Một số cái tên nổi tiếng có thể kể đến như: Bucky Lasek, Daniel Kass và Daniel Franck, Omar Hassan, …

Giày Vans được sản xuất như thế nào?

1.      Quá trình lưu hoá cao su

Lưu hoá cao su là quá trình gia nhiệt cao su thô để cải thiện. Quá trình này tạo ra các liên kết chéo bên trong hợp chất cao su liên kết nó với nhau. Trước khi cao su được lưu hoá, nó có thể co giãn, dẻo và dễ rách. Nhưng sau khi được lưu hoá, cao su trở nên cứng hơn và độ co giản tốt hơn. Đây là quá trình giúp tạo nên sự khác biệt giữa một đôi giày Vans real và một đôi giày Fake. Độ bền của hàng Fake không thể bằng vì quá trình lưu hoá cao su bị bỏ qua.

giày vans

Các mẫu giày khi mới ra mắt của nhà Vans đều sử dụng quá trình lưu hoá này. Hai anh em Paul Van Doren và James Van Doren đã thành lập công ty Cao su Van Doren năm 1966. Trong 40 năm tiếp theo, họ mở các nhà máy tại California và ký hợp đồng với các nhà máy ở Trung Quốc và Việt Nam để sản xuất các mẫu giày lưu hoá.

Trong quá trình sản xuất, các bộ phận đế ngoài của giày cao su được lắp ráp vào phần vải ở trên trong công đoạn cuối trước khi cao su được xử lí hoàn toàn. Điều này khiến toàn bộ giày phải được làm nóng đến 180 độ C trong 80 phút trong lò lưu hoá. Mức nhiệt này dễ làm chảy vài nylon và polyester. Ngoài ra, các loại nhựa như EVA và PE cũng sẽ bị hỏng do nhiệt. Do đó, Vans thường lựa chọn vải giày bằng các loại vật liệu chịu nhiệt như da lộn, da và vải cotton với phần cứng kim loại.

2.      Cách tạo ra một đôi giày Vans lưu hoá

vans

Quá trình đánh giày lưu hoá phải được thực hiện trong một nhà máy được trang bị nhiều máy móc đặc biệt. Các chi tiết gia cố bên trong cho phần mũi giày hoặc gót giày được làm bằng các tấm cao su mỏng thay vì nhựa. Do nhiệt độ cao cần thiết cho quá trình lưu hoá, nên tránh các loại nhựa PVC hoặc các phương pháp xử lí trang trí khi thiết kế giày lưu hoá. Các lớp lót của giày Vans cũng được làm bằng vải bông nhẹ.

Những mẫu giày Vans làm nên tên tuổi của thương hiệu

1.      Vans Old Skool

Không ai có thể nhầm lẫn với đường viền Jazz với kiểu dáng đơn giản mà thời trang của Old Skool. Ra đời vào năm 1977, Vans Old Skool trở thành biểu tượng giày trượt ván – Skate Shoes của những tín đồ trên toàn thế giới.

vans old skool

Đôi giày có độ bền cực kì tốt, chắc chắn với vẻ đẹp đơn giản mà tinh tế. Đế giày cao su bánh tổ ong – Waffle Outsole, giúp giảm trơn trượt, co giãn, mềm mại và thoải mái cho người sử dụng mang cả ngày mang không lo bị đau chân.

2.      Vans Slip – on

Giày Vans Slip – on nguyên mẫu mang hoạ tiết caro với sự kết hợp giữa hai màu đen trắng. Giúp mang lại sự tiện dụng cực cao cho người sử dụng. Mẫu thiết kế này có thể phối hợp với nhiều phong cách khác nhau và được đánh giá là mẫu giày Vans đẹp nhất trong các loại giày Vans. Với mẫu thiết kế giày lười, bạn sẽ cảm thấy sự nhẹ nhàng, tiện dụng và đơn giản. Chỉ cần xỏ chân là có thể sử dụng ngay được.

vans slip on

3.      Vans Authentic

Authentic là thiết kế kết hợp giữa Vans Classic Authentic và Sneaker, ra mắt từ năm 1966 với tên gọi Vans #44. Đôi giày được trang bị đế cao su độ bám tốt cho những môn thể thao mạo hiểm như trượt ván, BMX, … Upper vải canvas cao cấp, phong cách cổ điển hợp với cả nam và nữ. Tương tự các mẫu Vans, từ trước đến nay, Vans Authentic không tích hợp thêm bất cứ công nghệ tiên tiến nào nhằm phục vụ hoàn toàn cho mục đích thời trang cũng như outfit hằng ngày.

vans authentic

4.      Vans Era

Về phong cách thiết kế, Vans Era cũng tương tự như mẫu giày Vans Authentic. Và mẫu giày này cũng nhận được sự ưa thích của rất nhiều tín đồ. Tuy nhiên, thiết kế của chúng khá giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn.

Vans Authentic và Vans Era đều là hai đôi giày dành riêng cho những người trượt ván hay đam mê môn thể thao này. Giày Authentic ít có phần đệm hơn so với giày Era. Đôi giày này chủ yếu dành cho những người đam mê bộ môn trượt ván hoặc muốn thử thách bản thân với hình thức thể thao mới. Còn với giày Era, phần đệm ở cổ chân dày hơn và bảo vệ chân tốt hơn, thường dành cho dân trượt ván chuyên nghiệp.

vans era

Tuy vậy, Vans đâu còn là thương hiệu dành riêng cho trượt ván nữa. Chúng là dành cho cả thế giới, những con người yêu thích cái đẹp của sự đơn giản và tiện dụng.

5.      Giày Vans cổ cao Sk8 – Hi

Mẫu giày này được xếp vào một trong những dòng giày kinh điển của “nhà” Vans. Đây là mẫu giày gần như trải qua lịch sử đầy thăng trầm của thương hiệu Vans. Và cho đến tận bây giờ vị thế của nó trong lòng các tín đồ vẫn không thay đổi.

giày vans cao cổ sk8 hi

Chắc hẳn các tín đồ “nhà” Vans đã có thêm cho mình nhiều kiến thức về giày Vans là gì phải không nào? Hãy luôn ủng hộ và gắn bó với những đôi giày Vans huyền thoại này nhé.

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn