Tóc tai là một sân chơi cực kì thú vị cho phái mạnh Việt. Không chỉ vô số các kiểu tóc khác nhau, mà việc tạo kiểu hay chăm sóc tóc cũng có vô vàn các sản phẩm khác nhau. Trong quá trình ấy, đặc biệt là các anh em newbie, có thể bắt gặp nhiều thuật ngữ tiếng anh khá lạ, mà được sử dụng rất nhiều trong việc mô tả hoặc đánh giá sản phẩm.
Việc hiểu ý nghĩa của mỗi thuật ngữ này là điều rất quan trọng để anh em có thể lựa chọn và đánh giá sản phẩm phù hợp nhất với bản thân. Trong bài viết này, Coolmate sẽ điểm qua những thuật ngữ tóc tai được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
1. Hold
Là độ giữ nếp của các sản phẩm tạo kiểu. Đây là yếu tố quyết định xem tóc có vào nếp như ý hay không. Tuỳ từng nhu cầu của mỗi người, mà các sản phẩm tạo kiểu được chia 5 mức độ giữ nếp khác nhau:
-
Heavy Hold/Extreme Hold: Là độ giữ nếp cực mạnh, thường xuất hiện ở các sản phẩm Pomade gốc dầu, Gel vuốt tóc. Các sản phẩm Heavy Hold thường được sử dụng bởi những anh chàng có mái tóc khó vào nếp và không muốn mái tóc bị mất nếp trước tác động của môi trường (khó Re – style).
-
High Hold/Strong Hold: Tức là độ giữ nếp cao, tóc vào nếp nhanh chóng và rất chắc chắn, khó restyle. Thường xuất hiện ở các sản phẩm Clay Wax như Lumiere, …
-
Firm Hold: Là độ giữ nếp trên mức trung bình nhưng chưa đạt mức High/Strong. Sản phẩm thuộc mức này thường đủ để giữ nếp tóc. Tóc trông vẫn tự nhiên, không quá cứng tóc, rít tóc.
-
Medium Hold: Là độ giữ nếp ở mức trung bình. Tăng lượng sử dụng sẽ tăng độ giữ nếp.
-
Flexible Hold: Độ giữ nếp linh hoạt, không cứng tóc. Giữ nếp tóc ở mức tự nhiên, bồng bềnh, và hoàn toàn có thể restyle nếu muốn. Đây là độ giữ nếp lí tưởng cho anh em nào thích sự nhẹ nhành và không quá nặng đầu.
-
Low Hold: Là độ giữ nếp thấp nhất. Tóc dễ mất nếp nhưng anh em hoàn toàn có thể restyle lại theo ý thích của mình. Tóc bồng bềnh, tự nhiên và nhẹ nhàng.
2. Volume
Là độ phồng của tóc. Độ phồng phụ thuộc khá nhiều vào cách anh em sấy tóc cũng như pre – styling hỗ trợ. Ngoài ra, một số sản phẩm tạo kiểu có độ giữ nếp trung bình đến thấp cũng có thể tạo volume cho tóc.
Để tạo độ phồng tốt nhất, anh em cần sấy với nhiệt độ nóng, tốc độ gió cao và sấy ngược từ chân tóc lên. Đồng thời, anh em có thể sử dụng lược tròn hoặc lược bán nguyệt trong quá trình sấy để duy trì độ phồng lâu hơn.
Các sản phẩm Pre – styling tạo volume: Bona Fide Texture Spray, ByVilain Sidekick Zero, …
Các sản phẩm tạo kiểu tạo volume: Hanz de Fuko Quicksand, …
3. Texture
Là hiệu ứng kết cấu lọn tóc. Các loại sản phẩm tạo kiểu sẽ tạo nên độ kết dính nhất định. Và độ kết dính này tạo nên các lọn tóc xếp lớp nên nhau, đó gọi là hiệu ứng texture. Do vậy, anh em có thể hiểu rằng texture là khoảng không gian trống giữa những lọn tóc. Hiệu ứng này giúp tạo điểm nhấn cho mái tóc, làm tóc nổi bật hơn, đẹp hơn, trông tự nhiên và bồng bềnh.
Texture có lọn to và lọn bé. Lọn to thường xuất hiện ở các kiểu tóc trẻ trung như Quiff, Side Part, … Lọn bé làm tăng sự trang trọng ở các kiểu tóc cổ điển như Pompadour, Comb Over, …
Có thể làm tăng texture bằng cách sấy tóc kết hợp sử dụng Pre – styling hoặc sử dụng các loại sáp có độ kết dính thích hợp.
4. Finish/Shine
Finish có nghĩa là “kết thúc” trong tiếng Anh. Đối với chuyên ngành về tóc, thuật ngữ này được dùng để miêu tả kết quả cuối cùng của mái tóc sau khi tạo kiểu. Thông thường, thuật ngữ này được sử dụng tương đương với Shine, tức phản ánh độ bóng của mái tóc sau khi tạo kiểu.
- Matte Finish/Matte Shine: Có nghĩa là độ bóng nhẹ hoặc gần như không có. Tóc trông rất tự nhiên, khô ráo và sạch.
- Low Shine: Là độ bóng thấp. Tóc nhìn bóng hơn một chút so với Matte, nhưng vẫn giữ được nét tự nhiên và không có cảm giác quá khô như Matte.
- Medium Shine: Là độ bóng trung bình.
- High Shine: Là mức độ bóng cao nhất. Các sản phẩm tạo High Shine thường được lựa chọn với những kiểu tóc mang tính cổ điển như Pompadour.
5. Restyle
Là khả năng tạo kiểu lại sau khi đã hoàn thiện tạo kiểu với sáp vuốt tóc. Chắc chắn trong một thời điểm nào đấy trong ngày, anh em sẽ phải vuốt lại tóc. Đặc biệt là ở Việt Nam, khi xe máy là phương tiện chính để di chuyển và anh em phải đội mũ bảo hiểm trong suốt quá trình di chuyển.
Khả năng restyle thường xuất hiện ở các sản phẩm có độ giữ nếp từ thấp đến trung bình (low – medium hold). Còn đối với các sản phẩm high hold, sẽ khó restyle hơn.
6. Pre – styling/ Pre – styler
Là các sản phẩm tiền tạo kiểu. Từ được các youtuber nổi tiếng sử dụng là Pre – styler. Nhưng tại Việt Nam, nam giới thường được biết đến nhiều hơn với từ Pre – styling. Pre – styling thường được sử dụng khi tóc còn ẩm, trước khi sấy khô với nhiều tác dụng. Một số sản phẩm cung cấp độ giữ nếp cơ bản, tăng tối đa độ phồng, texture cho tóc, loại này thích hợp để kết hợp với các sản phẩm tạo kiểu khác. Một số sản phẩm thì giúp tăng độ kết dính và cung cấp các khoáng chất dưỡng tóc. Sản phẩm này giúp mái tóc chắc khoẻ hơn, mềm mượt hơn và không bị xơ rối.
Ngoài ra, các sản phẩm Pre – styling còn giúp bảo vệ tóc khỏi nhiệt độ cao của máy sấy. Điều này giúp hạn chế tóc bị cháy, bị hư tổn, khô hoặc xơ.
Các sản phẩm chủ yếu: Bona Fide Texture Spray, ByVilain Sidekick, Reuzel Grooming Tonic Pre – styling,…
7. Build – up
Được hiểu là lớp sản phẩm còn bám lại trên tóc sau khi gội. Điều này thường xuất hiện khi sử dụng các sản phẩm tạo kiểu gốc dầu như Pomade gốc dầu. Với một lần gội thông thường, sẽ rất khó để làm sạch hoàn toàn các sản phẩm này. Thường sẽ cần nhiều lần gội hơn hoặc phải sử dụng các sản phẩm dầu gội chuyên biệt.
Lớp Build – up này giúp tóc có nếp sẵn cho lần tạo kiểu tiếp theo. Nhưng nếu để chúng trên đầu trong thời gian dài, có thể gây ngứa, bết dính. Tốt nhất nên gội sạch lớp này trước khi tạo kiểu và tránh sử dụng các sản phẩm gốc dầu, trừ khi mái tóc của anh em là loại tóc rất khó vào nếp.
Các sản phẩm tạo kiểu gốc dầu: Dapper Dan Heavy Hold Pomade, Murray’s Superior Pomade, ….
Các sản phẩm dầu gội chuyên biệt: Deep Clean Shampoo, Kevin Murphy Maxi Wash Detox, …
8. Oil – based/Water – based
Đây chính là thuật ngữ để các anh em có thể phân biệt giữa hai loại sản phẩm gốc dầu và gốc nước. Oil – based là sản phẩm gốc dầu và Water – based là sản phẩm gốc nước.
Oil – based có thành phần chính bao gồm mỡ len (mỡ của các loài động vật cho lông như cừu, …), sáp ong và các loại dầu khác. Chúng có độ giữ nếp cao (high – hold), độ bóng cao (high – shine) và rất khó để gội sạch (để lại nhiều build – up). Sản phẩm này thường được sử dụng với tóc rễ tre hoặc khó vào nếp.
Water – based có thành phần chính là nước. Do đó, chúng dễ tan trong nước và rất dễ để gội sạch. Tuỳ từng loại sản phẩm water – based mà có độ hold và shine khác nhau. Nhưng chúng không có được độ giữ nếp và độ bóng như sản phẩm gốc dầu. Đây là loại sản phẩm được sử dụng nhiều hơn bởi nam giới.
9. Praben Free & Sulfate Free
Đây là hai thuật ngữ thường thấy trên bao bì các sản phẩm cao cấp. Chủ yếu là dầu gội và dầu xả. Paraben Free và Sulfate Free là các sản phẩm không chứa hợp chất Paraben và Sulfate. Có rất nhiều tranh cãi cũng như nghiên cứu khoa học về việc hai chất này có hại hay không có hại. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết quả thực sự chính xác.
Paraben là chất bảo quản được sử dụng khá rộng rãi. Chúng đặc biệt được sử dụng phổ biến trong công nghiệp mỹ phẩm, giúp kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra chúng có tác hại với cơ thể và có thể gây ung thư.
Sulfate là các loại chất tẩy rửa có trong các loại dầu gội, sữa rửa mặt, sữa tắm, … Đây là hợp chất giúp tạo bọt và có tính năng tẩy rửa mạnh. Vì vậy, chúng không được khuyên dùng cho da đầu cũng như da măt. Vì đây là hai vùng da khá mỏng và nhạy cảm, dễ bị tổn thương, mất độ ẩm tự nhiên, thậm chí là gây kích ứng.
10. Scoop out
Trong tiếng Anh, scoop ở dạng động từ có nghĩa là múc (nước), xúc (than), khoét (lỗ) một cái gì đó. Khi từ này được dùng trong thuật ngữ tạo kiểu tóc và dùng với giới từ out, tạo thành cụm từ scoop out có nghĩa là lấy sáp tạo kiểu tóc ra từ trong hộp.
Khi bạn đọc được những bình luận hay chấm điểm về mức độ scoop out của một sản phẩm sáp nào đó có, ví dụ như dễ dàng scoop out - có nghĩa là chất sáp mềm, dễ lấy. Hoặc khó scoop out thì sẽ có nghĩa là sáp cứng và cần phải dùng lực thì mới có thể lấy được.
Do đó, khi muốn tìm mua một loại sáp vuốt tóc mới nào đó, bạn có thể kiểm tra các đánh giá về độ scoop out để mua được sản phẩm phù hợp dành cho mình nhé.
Scoop out là gì?
11. Breakdown
Thêm một thuật ngữ khác mà các bạn newbie trong ngành tóc cần biết chính là breakdown. Khi ai đó nói về breakdown có nghĩa là họ đang nói đến hành động đánh tan chất sáp tóc trong lòng bàn tay.
Có khá nhiều sản phẩm dành cho tóc khác nhau. Có sản phẩm tan nhanh, nhưng cũng có những loại để lại cặn trên tay tùy vào đặc tính của sản phẩm. Ví dụ: khi có người nhận xét sản phẩm này breakdown khá dễ, tức là họ đang nói đến chất sáp mềm, thoa ra tay mềm mượt, dễ dàng.
Breakdown chỉ hành động đánh tan chất sáp trong lòng bàn tay
12. Build-up
Vậy còn build-up là gì? Build up trong thuật ngữ tạo kiểu tóc có nghĩa là lượng sản phẩm thừa còn lại trên tóc sau khi sử dụng pomade hoặc các sản phẩm sáp gốc dầu khó gội. Ví dụ như bạn dùng các loại sản phẩm như Rough Rider, Cavalier clay thì cảm thấy khó gội đúng không? Đó chính là build-up.
Đối với nhiều người, họ sẽ rất thích dùng build-up khi lượng sản phẩm thừa trên tóc này sẽ cung cấp dưỡng chất, giúp duy trì độ ẩm và các chất cần thiết cho tóc mềm mượt, chắc khỏe. Nhưng với những người mới dùng sẽ thấy khó chịu vì độ kết dính và khó xả. Thêm vào đó là những rắc rối khi sản phẩm thừa dính lên vỏ gối, tiếp xúc với da mặt gây nên tình trạng mụn phiền toái.
Vậy bạn có biết cách phá build-up như thế nào không? Chỉ cần gội - rồi xả tóc - sau đó gội lại thêm một lần nữa thì có thể giúp tóc trở lại bình thường rồi nhé. Tuy nhiên là cách này chỉ hữu hiệu với những sản phẩm dạng nhẹ và dễ phá thôi đấy.
Build up trong thuật ngữ tạo kiểu tóc là gì?
13. Homebrew
Homebrew ý chỉ một hình thức sản xuất thủ công tại nhà với quy mô nhỏ. Các sản phẩm này có chất lượng khá cao. Tuy nhiên vì do sản xuất tại nhà nên đôi khi chất sáp ở những lô sản xuất sẽ có sự thay đổi khác nhau do người nấu không thể kiểm soát toàn bộ.
Một số thương hiệu sản phẩm chăm sóc tóc homebrew có thể kể đến như Hair Zone, O’douds, Shear Revival, Dauntless Grooming, Templeton Tonics, Grim Grease,...
Hiện nay, Coolmate tuy chưa có các sản phẩm về chăm sóc tóc, nhưng nam giới muốn tìm những sản phẩm chăm sóc cơ thể và da mặt thì có thể tham khảo thương hiệu CM24. Với những sản phẩm như nước hoa, sữa tắm gội, kem cạo râu,... nam giới sẽ được chăm sóc một cách toàn diện, giúp chàng tự tin hơn khi xuất hiện trước đám đông.
Homebrew trong thuật ngữ tạo kiểu tóc là gì?
Lời kết
Hiểu được những thuật ngữ tạo kiểu tóc sẽ giúp chàng biết cách lựa chọn những sản phẩm phù hợp cũng như tiết kiệm nhiều thời gian để chăm sóc cho mái tóc của mình. Đừng quên theo dõi CoolBlog để có thêm những chia sẻ về những kinh nghiệm hay trong cuộc sống cũng như cập nhật các xu hướng thời trang mới nhất nhé.
“Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới.”