Thoáng mát, dễ chịu và an toàn cho làn da - vải cotton chính là "ứng cử viên" sáng giá cho nhu cầu may mặc của bạn. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ về loại vải "thần thánh" này? Cùng Coolmate khám phá nguồn gốc, đặc tính và cách phân biệt các loại vải cotton ngay sau đây!
Mở đầu bài viết, chúng ta cùng tìm hiểu xem vải cotton là gì nhé!
Vải cotton là gì?
Vải cotton, hay còn gọi là vải bông, được tạo nên từ những sợi bông mềm mại, tinh khiết, thu hoạch từ cây bông vải. Từ hàng ngàn năm trước, chất liệu tự nhiên này đã được con người ưa chuộng sử dụng để tạo nên những bộ trang phục thoải mái, thoáng mát. Ngày nay, với sự phát triển của ngành dệt may, vải cotton càng khẳng định được vị thế của mình, trở thành một trong những loại vải phổ biến và được yêu thích nhất trên thế giới.
Vải sợi cotton được sản xuất từ cây bông vải, có thể kết hợp với một số loại sợi khác
Vải cotton có nguồn gốc từ đâu?
Lịch sử của vải cotton gắn liền với sự phát triển của nhân loại. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy con người đã biết trồng cây bông và dệt vải từ hơn 7000 năm trước. Từ những nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Ấn Độ, vải cotton dần lan rộng ra khắp thế giới và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống con người. Ngày nay, vải cotton vẫn giữ vững vị trí là một trong những nguyên liệu chủ đạo của ngành dệt may toàn cầu. Các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ... là những vựa bông lớn, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp thời trang.
Bản đồ sản lượng bông từ các quốc gia trên thế giới (màu càng xanh, sản lượng càng lớn) - Nguồn: Country Cassette
Tham khảo một số sản phẩm được làm từ vải cotton Coolmate đang kinh doanh
149.000đ
69.000đ
Ưu nhược điểm của vải cotton
Vải cotton, với nguồn gốc tự nhiên, có nhiều đặc điểm độc đáo. Để sử dụng hiệu quả, cần nắm rõ ưu nhược điểm của nó.
Ưu điểm
Vải cotton được ưa chuộng vì:
- Bề mặt mềm mại: Mềm mịn, thân thiện với da, không gây kích ứng.
- Độ co giãn và thấm hút tốt: Thấm hút mồ hôi nhanh, giữ da thoáng mát. Co giãn linh hoạt.
- Nhanh khô, thoát ẩm cao: Hút ẩm tốt nhưng không gây cảm giác dính bết.
- Độ bền màu cao: Giữ màu tốt, tạo nên trang phục chất lượng.
- An toàn với môi trường: Tự phân hủy, an toàn cho môi trường.
Vải cotton có khả năng co giãn cao, thấm hút tốt, nhanh khô và an toàn với làn da (Nguồn: Ava Kids)
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, vải cotton cũng có một số hạn chế:
- Độ cứng cao (thường được pha thêm spandex để tăng độ mềm mại).
- Mức giá cao đối với cotton organic 100%.
- Dễ nhàu và có nếp gấp, cần là ủi.
Cotton khá dễ nhăn và tạo nếp gấp nên mất nhiều thời gian để là ủi khi sử dụng (Nguồn: Vua nệm)
259.000đ
219.000đ
Phân loại các loại vải cotton phổ biến
1. Vải cotton Ai Cập
Được mệnh danh là "vua" của các loại vải cotton bởi sự mềm mại và độ bền vượt trội. Được dệt từ 100% sợi bông Ai Cập - loại bông có sợi cực dài và được sử dụng trong các sản phẩm cao cấp.
- Bề mặt vải bóng mượt, mềm mại, ít nhăn nhầu, không bị xù lông.
- Độ bền cao, không bị co rút hay phai màu.
- Thấm hút mồ hôi tốt.
- Màu sắc đa dạng, hoa văn độc đáo.
Thường được sử dụng để sản xuất quần áo, chăn drap, gối nệm cao cấp.
2. Vải Cotton Satin
Sự kết hợp giữa độ mềm mại, thoáng mát của cotton và sự bóng bẩy, láng mịn của vải satin.
- Mỏng nhẹ, bề mặt bóng loáng, tạo cảm giác sang trọng.
- Khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Ít nhăn, ít nhàu, dễ vệ sinh.
- Chống tĩnh điện tốt.
- Phù hợp với mọi điều kiện thời tiết.
Thường được ứng dụng để sản xuất quần áo thời trang, đồ ngủ, chăn, drap, gối nệm,...
3. Vải cotton gấm
Loại vải được dệt họa tiết trực tiếp lên bề mặt vải, mang lại tính thẩm mỹ cao.
4. Vải cotton lụa
Sự kết hợp hoàn hảo giữa sợi cotton tự nhiên và sợi tơ tằm cao cấp.
- Bề mặt sáng bóng, mềm mại.
- Khả năng thấm hút mồ hôi, thoáng khí tốt.
- Chống tĩnh điện tốt.
- Độ bền cao.
- Dễ dàng vệ sinh, bảo quản
- Giá thành rẻ hơn so với vải lụa 100%.
Vải cotton lụa thường được ứng dụng để may trang phục, sản xuất chăn ga gối đệm, đồ nội thất,...
5. Vải cotton 65/35 (Vải CVC)
Được dệt từ 65% sợi bông tự nhiên và 35% sợi nhân tạo.
- Độ co giãn, đàn hồi tốt.
- Khả năng thấm hút mồ hôi tốt
- Bề mặt vải mềm mịn, bóng mượt.
- Giá thành rẻ hơn so với vải 100% cotton.
- Độ bền cao.
- Dễ dàng vệ sinh, giặt giũ.
- Phù hợp sử dụng trong cả mùa hè và mùa đông.
Vải CVC được ứng dụng rộng rãi để sản xuất vật dụng gia đình hoặc may trang phục.
6. Vải cotton 35/65 (Vải TC)
Được dệt từ 35% sợi cotton và 65% sợi Polyester.
- Bề mặt vải mềm mại, ít nhăn.
- Khả năng thấm hút tốt, thoáng khí
- Độ bền màu cao, ít bị chảy xệ.
- Giá thành rẻ.
Vải TC thường được sử dụng để sản xuất quần áo, khẩu trang, chăn, ga, gối, nệm...
7. Vải cotton 100%
Được làm hoàn toàn từ sợi bông tự nhiên.
- Khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt.
- An toàn với mọi loại da.
- Dễ nhuộm màu, tạo ra nhiều màu sắc và họa tiết đa dạng.
Tuy nhiên, vải 100% cotton có nhược điểm là khá cứng. Thường pha thêm spandex để tạo độ mềm mại, co giãn.
8. Vải cotton Borip
Được dệt từ 100% sợi cotton, có độ co giãn tốt.
- Độ co giãn tốt.
- Khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- An toàn cho da.
Tuy nhiên, dễ bị bám bẩn. Thường được sử dụng để may quần áo thời trang, áo khoác, quần áo trẻ em,...
9. Vải cotton 4 chiều (Cotton Spandex)
Cấu tạo từ sợi cotton (có thể pha thêm sợi Polyester) và sợi Spandex.
- Co giãn 4 chiều.
- Thấm hút mồ hôi tốt.
- Dễ nhuộm màu, in họa tiết.
- Mềm mại, ít nhăn.
10. Cotton nhung
Sự kết hợp giữa sợi nhung và sợi cotton.
- Thoáng mát, ít nhăn, ít xù lông.
- Bề mặt vải láng mịn, ít phai màu.
- Khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
Thường được ứng dụng trong ngành may mặc.
11. Cotton poly
Được dệt từ sợi bông tự nhiên kết hợp với sợi tổng hợp Ethylene.
- Ít nhăn, chống bụi bẩn tốt.
- Giặt nhanh khô, bền màu.
- Giá thành rẻ.
Kết cấu không đồng đều do tỷ lệ pha trộn sợi khác nhau. Thường được ứng dụng trong may mặc.
12. Cotton USA
Được tạo ra từ sợi bông tự nhiên và được chứng nhận chất lượng từ Hiệp hội Bông Quốc tế Mỹ.
- Mềm mại, nhẹ nhàng.
- Khả năng thấm hút tốt.
- Độ bền cao, giữ form dáng tốt, bền màu.
Thường được ứng dụng trong may mặc.
Cách phân biệt vải cotton
Phân biệt vải cotton với các loại vải khác không quá khó nếu bạn nắm rõ một số mẹo sau:
- Quan sát bằng mắt: Bề mặt mềm, hơi thô và không bóng bẩy. Dễ nhăn.
- Cảm nhận bằng tay: Cotton 100% thường mềm, êm, thoáng khí và dễ thấm hút nước.
- Kiểm tra bằng lửa (nếu có thể): Tạo ngọn lửa vàng, cháy nhanh.
- Kiểm tra nhãn mác: Các nhà sản xuất thường ghi chú thông tin về thành phần chất liệu.
Vải cotton dễ bị gấp nếp và có vết nhăn mờ hơn các chất liệu khác
Ứng dụng của vải cotton
Với những ưu điểm vượt trội, vải cotton được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: quần áo, vớ, đồ lót, mũ nón, chăn ga, các vật dụng y tế.
Cotton được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực đời sống
Cách vệ sinh và bảo quản sản phẩm từ cotton
Để giữ sản phẩm từ vải cotton bền đẹp:
- Giặt ngay sau khi sử dụng, dùng chất tẩy rửa nhẹ nhàng.
- Phân loại đồ màu và không màu.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.
Nên hạn chế sử dụng chất tẩy mạnh và nhiệt độ cao khi giặt phơi vải sợi cotton
Câu hỏi thường gặp về vải cotton
1. Vải cotton có bị co rút sau khi giặt không? Có, mức độ co rút phụ thuộc vào loại vải và cách chăm sóc. Giặt bằng nước lạnh hoặc ấm (dưới 40 độ C), không nên sấy ở nhiệt độ cao.
2. Vải cotton có bị xù lông không? Có thể xuất hiện hiện tượng xù lông nhẹ, đặc biệt ở vùng ma sát nhiều. Lộn trái quần áo khi giặt, không vắt xoắn mạnh.
3. Vải cotton có nóng không? Ngược lại, vải cotton thoáng mát do khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
Lời kết
Bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích về vải cotton. Ghế thăm Coolmate để khám phá thêm nhiều sản phẩm thời trang chất lượng từ vải cotton nhé!
“Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới.”