Chấn thương đầu gối là một trong những chấn thương thường gặp, xảy ra ở mọi lứa tuổi và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn đang thắc mắc không biết nên làm gì khi gặp chấn thương gối và chấn thương đầu gối bao lâu thì khỏi? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây của Coolmate đã tổng hợp tất cả các chấn thương thường gặp và cách chẩn đoán, điều trị và chăm sóc, hãy cùng tham khảo nhé.
Cấu tạo khớp gối
Đầu gối là bộ phận kết nối hai phần xương ống chân và cẳng chân, kết cấu khớp có biên độ vận động lớn và có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình di chuyển của cơ thể. Cấu tạo chính của khớp gối bao gồm:
-
Xương khớp gối: Bao gồm phần đầu dưới xương đùi, xương bánh chè và đầu trên xương chày. Trong số đó, phần xương bánh chè là bộ phận dễ bị tổn thương khi có tác động lực mạnh đến phần đầu gối, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình co duỗi và chuyển động của chân.
-
Gân cơ: Ở khu vực khớp gối có rất nhiều gân cơ với chức năng khác nhau như cơ tứ đầu, cơ bánh chè, gân cơ kheo và gân dải chậu chày.
-
Dây chằng: Khớp gối có bốn hệ dây chằng chính gồm dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng trong bên chày và dây chằng ngoài bên mác. Hệ thống dây chằng này giúp giữ vững hệ cơ khớp, liên kết và cố định cấu trúc chân. Đây cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất khi vận động.
-
Sụn chêm khớp gối: Bao gồm sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, nằm ở giữa hai đầu xương chày và xương đùi, có tác dụng phân tán và giảm lực tác động trong quá trình vận động.
-
Bao khớp: Đây là phần màng bao bọc bên ngoài khớp gối, có tác dụng tiết dịch bôi trơn để giúp hệ thống khớp hoạt động linh hoạt và dễ dàng hơn.
Cấu trúc cơ bản của khớp gối (Nguồn: Bệnh viện Đức Khang)
Các loại chấn thương đầu gối thường gặp
Trước khi bắt đầu tìm hiểu chấn thương đầu gối bao lâu thì khỏi thì các bạn hãy cùng Coolmate tìm hiểu các loại chấn thương thường gặp và triệu chứng cơ bản của chúng nhé.
Chấn thương dây chằng
Chấn thương dây chằng khớp gối là khi các hệ sợi dây chằng khớp bị kéo quá căng hoặc rách, đứt trong quá trình vận động hoặc tai nạn nghiêm trọng. Chấn thương này bao gồm bốn loại chính:
-
Chấn thương dây chằng chéo trước ACL: Chức năng của dây chằng chéo trước là chống sự di chuyển về phía trước của xương mâm chày và giữ cẳng chân không bị xoay vào trong khi di chuyển. Triệu chứng chính khi bị bị chấn thương đầu gối là cảm giác đau dữ dội ngay sau khi hoạt động mạnh, có cảm giác nghe tiếng “rụp” ở đầu gối, phần khớp gối bị sưng vù và khó di chuyển.
Chấn thương dây chằng chéo trước (Nguồn: Long Châu)
-
Chấn thương dây chằng chéo sau PCL: Dây chằng chéo sau có tác dụng ngăn sự di lệch về phía sau của mâm chày và xương đùi. Khi bị tổn thương, triệu chứng đầu tiên là cảm giác đau nhẹ hoặc vừa phải, chân sưng nhẹ, có cảm giác không ổn định khi di chuyển.
Chấn thương dây chằng chéo sau (Nguồn: Hồng Ngọc)
-
Chấn thương dây chằng trong MCL: Dây chằng trong nằm ở mặt trong khớp gối, có tác dụng duy trì sự ổn định của khớp khi bị ngoại lực tác động. Khi bị tổn thương, phần mặt trong đầu gối sẽ bị đau và sưng, có cảm giác đau đớn khi di chuyển hoặc gập đầu gối.
Chấn thương dây chằng đầu gối trong (Nguồn: Bcare)
-
Chấn thương dây chằng ngoài LCL: Dây chằng ngoài bao bọc ở bên ngoài khớp gối, giúp ngăn cản sự di chuyển của các khớp xương ngoài phạm vi cố định. Khi bị tổn thương sẽ có cảm giác đau và sưng ở mặt ngoài khớp, mất khả năng xoay chân hoặc gập đầu gối.
Chấn thương dây chằng ngoài (Nguồn: Atlanta)
Rách sụn chêm (Meniscus tear)
Sụn chêm là bộ phận có tác dụng hấp thu lực tác động và ổn định hoạt động khớp gối. Nếu phần đầu gối bị xoắn hoặc tác động lực quá mạnh như chấn thương đầu gối khi ngã xe, chấn thương chân khi đá bóng có thể gây rách sụn chêm, gây cảm giác đau nhói khi xoay hoặc cử động khác, khó di chuyển và sưng đau trong thời gian dài.
Rách sụn chêm (Nguồn: Bệnh viện Thống Nhất)
Gãy xương vùng khớp gối
Gãy xương khớp gối là tình trạng xương chày, xương mác, xương đùi hoặc xương bánh chè bị nứt hoặc vỡ do tai nạn hoặc va chạm mạnh đột ngột. Triệu chứng ban đầu của gãy xương khớp gối là cảm giác đau dữ dội ngay sau va chạm, sưng vù biến dạng, khó cử động và chèn ép dây thần kinh, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe.
Gãy xương khớp gối (Nguồn: Thu Cúc)
Trật khớp gối
Trật khớp gối xảy ra khi phần xương chày và xương đùi bị lệch vị trí do ngã hoặc chấn thương mạnh. Tình trạng tổn thương cấp tính này gây đau dữ dội, lệch khớp có thể cảm nhận bằng tay, sưng vù và khó di chuyển. Người bệnh có thể mất khả năng di chuyển và cần sự trợ giúp từ bên ngoài trong thời gian ngắn.
Trật khớp gối (Nguồn: IHR Việt Nam)
>>> Xem thêm:
Hội chứng dải chậu chày
Hội chứng dải chậu chày là tình trạng viêm khớp dải chậu chày do vận động quá thường xuyên như chạy bộ hoặc căng thẳng thần kinh. Triệu chứng ban đầu là cảm giác đau bên ngoài khớp, có cảm giác đau đớn hơn khi co gập chân hoặc di chuyển đường dài. Cơn đau tăng dần khi vận động mạnh và có thể đau lan lên khu vực hông và xương chậu.
Viêm khớp dải chậu chày (Nguồn: Phiten Việt Nam)
Viêm khớp gối
Viêm khớp gối là tình trạng viêm do chấn thương, bệnh lý tự miễn hoặc thoái hóa khớp gây ra. Tình trạng tổn thương này ảnh hưởng đến màng hoạt dịch, sụn và xương dưới sụn, gây đau nhức, sưng tấy và khóa cứng khớp khi đi bộ, làm suy giảm chức năng vận động và biến dạng khớp nghiêm trọng.
Viêm khớp gối (Nguồn: Mirai Care)
Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch là bệnh lý viêm của lớp bao khớp do chấn thương hoặc vận động quá sức trong thời gian dài và có khả năng tái phát nhiều lần sau khi điều trị. Dấu hiệu chính của tình trạng này là sưng tấy đỏ khớp gối, có cảm giác đau nhức và cứng khớp, có cảm giác ứ dịch, tràn dịch khớp gối và khó khăn khi di chuyển.
Viêm bao hoạt dịch (Nguồn: IHR Việt Nam)
Bong gân
Bong gân là một bệnh lý khá thường gặp ở khớp gối, đặc biệt là chấn thương đầu gối khi đá bóng, xảy ra khi dây chằng bị căng hoặc rách do có lực tác động mạnh, cơ chế khá giống tổn thương dây chằng, nhưng thay vì đứt hoặc dập dây chằng thì bị bong dây chằng khỏi phần cơ xương cố định ban đầu. Triệu chứng chính là cảm giác sưng đau, tăng nặng khi không được điều trị trong thời gian dài, có cảm giác không ổn định khi di chuyển.
Bong gân (Nguồn: Cơ xương khớp HTC)
Nguyên nhân gây ra các chấn thương đầu gối
Các chấn thương khớp gối thường gặp được chia làm hai nhóm nguyên nhân chính bao gồm:
-
Nguyên nhân trực tiếp: Hành động va đập mạnh, ngã, tai nạn hoặc các vận động gây sức ép quá mức lên các bộ phận của khớp gối sẽ gây ra các tổn thương cấp tính, triệu chứng tổn thương có thể cảm nhận ngay sau khi va chạm.
-
Nguyên nhân gián tiếp: Tuổi tác cao gây lão hóa khớp, thừa cân tăng áp lực lên hệ xương khớp, thói quen vận động không đúng cách hoặc kết cấu xương khuyết tật bẩm sinh sẽ gây ra các tổn thương không nghiêm trọng nhưng âm thầm trong thời gian dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khớp gối.
(Nguồn: Bonbone)
Phương pháp chẩn đoán
Để có thể chẩn đoán đúng tình trạng và xác định phương pháp điều trị phù hợp thì có hai phương pháp cơ bản sau:
-
Khai thác tiền sử và khám lâm sàng: Việc xác định tiền sử, bệnh sử của bệnh nhân về tình trạng triệu chứng và các dấu hiệu nghi ngờ ban đầu để tiến hành khám và kiểm tra lâm sàng thực tế chấn thương về sai lệch vị trí, sưng tấy hoặc mất khả năng vận động hay không.
-
Chẩn đoán hình ảnh: Để xác định chính xác tình trạng chấn thương, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chẩn đoán hình ảnh như X-quang xác định gãy xương, chụp MRI, siêu âm để xác định mức độ thương tổn, nội soi khớp để xác định chấn thương khi không thể xác định.
Tùy theo tình hình thương tổn mà có thể chẩn đoán bằng nhiều cách khác nhau (Nguồn: Vinmec)
Phương pháp điều trị chấn thương đầu gối
Sơ cứu chấn thương
Nguyên tắc cơ bản khi sơ cứu chấn thương là không làm tổn hại tình trạng của người bệnh nên cần để người bệnh nghỉ ngơi, thả lỏng, có thể chườm đá để giảm đau. Trong trường hợp xác định gãy xương hoặc trật khớp có thể dùng băng ép và kê cao vị trí chấn thương để hạn chế tác động vết thương khi di chuyển.
Phương pháp RICE gồm 4 từ viết tắt của 4 bước sơ cứu khi gặp chấn thương thể thao, bao gồm: Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (băng ép) và Elevation (kê cao vị trí chấn thương).
Chấn thương phần mềm bao lâu thì khỏi? (Nguồn: Runner shop)
Điều trị không phẫu thuật
Đối với những bệnh nhân có tổn thương ở mức độ nhẹ hoặc chấn thương phần mềm đầu gối đã được bác sĩ xác định tình trạng thì có thể điều trị bảo tồn không phẫu thuật như chườm đá, nghỉ ngơi kết hợp dùng thuốc và vật lý trị liệu để phục hồi từ từ.
Điều trị phẫu thuật
Nếu phương pháp điều trị không phẫu thuật không hiệu quả hoặc chấn thương nghiêm trọng thì cần thực hiện phẫu thuật tùy theo mức độ tổn thương như phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi để khắc phục tình trạng và điều trị trực tiếp.
Căn cứ vào mức độ chấn thương thì bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị khác nhau (Nguồn: Medlatec)
Phục hồi và phòng ngừa chấn thương
Các nguyên tắc chăm sóc người bệnh phục hồi chức năng và phòng ngừa các chấn thương có thể kể đến như:
-
Phục hồi chức năng: Tập luyện các bài tập phục hồi chấn thương đầu gối, áp dụng nguyên tắc RICE và tái khám đúng hẹn với bác sĩ để theo dõi tình trạng và điều chỉnh phương pháp tập phục hôi phù hợp.
-
Phòng ngừa chấn thương: Tìm hiểu các biện pháp phòng tránh chấn thương như hạn chế té ngã, tập thể thao đúng cách và có sự hướng dẫn từ huấn luyện viên chuyên nghiệp.
-
Nâng cao chế độ dinh dưỡng: Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin C, vitamin D, omega 3, glucosamine, hạn chế chất kích thích như rượu bia, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế vận động mạnh.
Nên thực hiện phục hồi và phòng người chấn thương khớp gối theo hướng dẫn của bác sĩ (Nguồn: Vinmec)
Đoạn kết
Qua những thông tin chi tiết về các chấn thương và cách chẩn đoán, chăm sóc nêu trên, ắt hẳn các bạn đã hiểu rõ nguyên nhân và chấn thương đầu gối bao lâu thì khỏi. Các chấn thương này đều có ảnh hưởng nguy hiểm đến khả năng di chuyển và tình trạng sức khỏe người bệnh, nên các bạn hãy lưu ý cẩn thận khi vận động. tập luyện hoặc chơi thể thao nhé.
Đừng quên theo dõi Cool Blog để cập nhật những xu hướng mới nhất của thời trang. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo chuyên mục Phối đồ tìm hiểu được nhiều thứ hay ho về thời trang tại blog Coolmate nhé!
>>> Xem thêm: