Là một tín đồ mua sắm chính hiệu, bạn cần biết về một số thuật ngữ như authentic, rep hay fake… Cùng Coolmate tìm hiểu authentic là gì và cách phân biệt nó với hàng rep và hàng fake nhé.
1. Authentic là gì?
Authentic trong tiếng Anh có nghĩa là xác thực, chính hãng.
Định nghĩa Authentic là gì
2. Hàng Authentic là gì?
“Authentic” thường đi kèm với những danh từ chỉ sản phẩm, gọi chung là hàng authentic, viết tắt là hàng auth. Những mặt hàng này có thể là giày, dép, túi xách, mỹ phẩm hay quần áo…
Về ý nghĩa, hàng auth và hàng real đều là hàng chính hãng. Chúng thường có tem chống giả, mã QR hoặc một đặc điểm nào đó để phân biệt với hàng giả, hàng nhái.
Quét mã QR kiểm tra hàng authentic
3. Giá trị của hàng Authentic
3.1. Đẳng cấp
Đẳng cấp chính là giá trị lớn nhất mà hàng authentic mang lại.
Mỗi khi Apple cho ra mắt một phiên bản Iphone mới, không biết bao nhiêu người muốn sở hữu nó. Đây là điều cực kỳ dễ hiểu. iphone không đơn giản là một chiếc smartphone, nó còn là món đồ thể hiện đẳng cấp của người sử dụng.
Iphone 13 ra mắt là tâm điểm bàn tán của dư luận
Khi nhắc đến hàng authentic, người ta thường nghĩ đến những món đồ đắt tiền, xa xỉ. Thực tế, hàng authentic nằm ở nhiều mức giá, từ thấp cho đến rất cao, tùy từng sản phẩm và ngành hàng.
3.2. Mang lại giá trị cho người dùng
Người dùng bỏ tiền ra mua một món đồ chính hãng của thương hiệu tức là họ đang đặt niềm tin vào thương hiệu đó. Giá trị của sản phẩm không chỉ nằm ở chất lượng mà còn thể hiện qua thiết kế…
Một trong những ông lớn ngành thời trang cao cấp
Những gì khách hàng muốn ở sản phẩm là sự “đáng đồng tiền bát gạo”. Đây là điều mà hàng giả, hàng nhái không thể có.
3.3. Là mơ ước của nhiều người
Những sản phẩm cao cấp, xa xỉ luôn là mơ ước của nhiều người. Nhiều sản phẩm limited, có tiền thậm chí cũng không thể mua được. Càng nhiều người khao khát sở hữu thì giá trị của thương hiệu cũng như sản phẩm càng cao.
Chiếc máy tính đầu tiên của Apple
4. Phân biệt hàng Auth, hàng Rep và hàng Fake
4.1. Hàng Rep
Phân biệt giày Adidas Stan Smith Rep và Fake
Hàng rep (replica) là một “bản sao” tinh xảo của hàng auth. Tuy ngoại hình, kiểu dáng không giống hàng auth 100%, nhưng hàng rep cũng đạt mức 80-90%.
Nếu không phải là một người có chuyên môn và kinh nghiệm thì có lẽ bạn sẽ không thể nào phân biệt được đâu là bản sao và đâu là bản chính.
Hàng replica gồm hai loại: rep thường và rep 1:1. Trong đó, rep 1:1 là bản sao hoàn hảo nhất của hàng auth, được mô phỏng giống hệt hàng auth với tỉ lệ 1:1.
Rep 1:1 gần như sao y bản chính
4.2. Hàng Fake
Hàng fake sinh ra để đánh vào tâm lý xài đồ hiệu giá rẻ của người tiêu dùng. Hàng fake cũng có nhiều loại, dựa theo độ fake: từ superfake, giảm dần chất lượng xuống fake 1 (F1), fake 2 (F2), fake 3 (F3)... Giá cả của chúng vì vậy mà có sự chênh lệch nhất định.
Hàng fake là phiên bản sao chép “cẩu thả” nhất
5. Đồ 2hand có phải hàng auth không?
“2hand” là khái niệm dùng để chỉ những món đồ cũ đã qua sử dụng. Hàng 2hand có thể là quần áo, sách, linh kiện điện tử hoặc giày…
“Cũ người mới ta”, với giá chỉ bằng ½ giá gốc, thậm chí thấp hơn, mua sắm tại thrifting shop đã và đang nhận được sự ủng hộ của nhiều bạn trẻ.
Hàng 2hand chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
Vậy 2hand có phải hàng auth không? Câu trả lời là vừa có vừa không.
2hand không chỉ đa dạng về mẫu mã mà còn cả về nguồn gốc xuất xứ. Hàng 2hand là tổng hợp của nhiều loại như: hàng VNXK, hàng Nhật, Mỹ hay Hàn Quốc…
Săn đồ hiệu 2hand- Trào lưu thịnh hành của giới trẻ
Nếu may mắn, bạn có thể tìm được cả hàng authentic trong đống đồ cũ ấy. Đây là một cơ hội không thể bỏ qua dành cho team “ví mỏng” nhưng lại nghiện đồ hiệu.
6. Những lý do bạn nên sử dụng hàng authentic
6.1. Bảo vệ quyền lợi của bản thân
Những sản phẩm chính hãng thường đi kèm bảo hành từ nhà sản xuất. Việc
mua hàng fake không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể dẫn đến “tiền mất tật oan”.
Serum Ordinary lộ rõ hàng fake với phần vỏ hộp in chữ tiếng Việt
6.2. Tôn trọng chất xám của thương hiệu
Nghiên cứu, sản xuất ra một sản phẩm chính hãng là cả một quá trình, là chất xám, công sức của cả một tập thể. Sử dụng hàng auth đồng nghĩa với việc bạn đang tôn trọng chất xám của thương hiệu.
Ăn cắp chất xám là tình trạng phổ biến
6.3. Tuân thủ luật pháp
Luật bản quyền ngăn cấm mọi hành vi “ăn cắp” chất xám. Sử dụng hàng giả, hàng nhái chẳng khác gì làm trái luật pháp, tiếp tay cho kẻ xấu.
Có cầu ắt có cung, còn người mua thì sẽ còn người bán. Vấn nạn hàng giả, hàng nhái sẽ không chấm dứt nếu người tiêu dùng vẫn còn tiếp tay.
Không có người mua thì không còn người bán
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu authentic là gì cũng như biết cách phân biệt hàng auth, hàng rep và hàng fake. Theo dõi Coolblog để không bỏ lỡ những thông tin thú vị về thời trang nhé.
Coolmate – Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới!