Nếu bạn thường xuyên theo dõi những cuộc thi chạy hay nhìn thấy các vận động biên dán những miếng băng dính nhiều màu sắc dọc theo vai, quanh đầu gối,… Bạn đã bao giờ tự hỏi những miếng băng dán đó là gì chưa? Tại sao họ lại dán chúng trong quá trình tập luyện và thi đấu? Đơn giản đó là băng dán cơ với những tác dụng hữu ích. Cùng Coolmate tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Băng dán cơ là gì?
Băng dán cơ hay băng Kinesiology là loại băng đàn hồi, mỏng và có trọng lượng nhẹ được tổng hợp từ bông và lớp acrylic y tế. Trên thị trường, băng dán cơ chia thành hai loại là băng dạng cuộn hoặc loại đã cắt sẵn với nhiều màu sắc khác nhau.
Băng dán cơ hay còn được biết đến là băng Kinesiology
Theo nghiên cứu, băng dán cơ được thiết kế mô phỏng độ đàn hồi của da nhằm hỗ trợ người dùng đạt được phạm vi chuyển động mong muốn. Năm 1970, Kenzo Kase - một bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống ở Nhật Bản đã phát triển loại băng dán cơ này. Thay vì sử dụng băng y tế cứng, ông muốn tạo ta thứ gì đó để mô phỏng độ đàn hồi của da người.
Dù cho băng dán cơ được sử dụng rộng rãi bởi các vận động viên chuyên nghiệp, nhà trị liệu vật lý và huấn luyện viên, nhưng phải đến Thế vận hội mùa hè 2008, nó mới thực sự phổ biến. Khi đó, vận động viên bóng chuyền Kerri Walsh đeo bằng KT trên vai và giành được huy chương vàng. Giờ đây, băng kinesiology trở nên quen thuộc trong thế giới thể thao.
Băng dán cơ mới thực sự được biết đến rộng rãi từ Thế vận hội mùa hè 2008
# Điểm đặc biệt của băng dán cơ
Loại băng thể thao thông thường được sử dụng để tạo lực nâng đỡ xung quanh khớp sẽ làm hạn chế chuyển động. Hơn thế, băng keo thể thao truyền thống chỉ được làm bằng bông nên không có khả năng kéo giãn tốt. Trong khi đó, băng dán cơ thực sự có thể kéo dài tới 40% chiều dài ban đầu mà vẫn giữ được độ đàn hồi. Điều này giúp hỗ trợ mà không cản trở chuyển động của cơ thể.
Băng dán cơ có thể kéo dài tới 40% chiều dài ban đầu mà vẫn giữ được độ đàn hồi
Bên cạnh đó, các thành phần dược tính trong băng Kinesiology cũng được thiết kế chống nước. Vậy nên, chúng có thể duy trì trong 3 đến 5 ngày dù bạn có tập luyện ra mồ hôi hay đi tắm. Khi dán vào cơ thể, băng dán cơ sẽ hơi rút lại và nâng phần da lên một chút. Cơ chế này tạo ra khoảng cách rất nhỏ giữa da người dùng và phần cơ bên dưới.
2. Băng dán cơ có cơ chế hoạt động như thế nào?
Điều này có thể sẽ khiến bạn bất ngờ. Băng dán cơ được sáng tạo dựa vào ý nghĩa rằng cơ thể của chúng ta có thể tự lành nếu được hỗ trợ điều trị thích hợp. Và đó là lý do băng Kinesiology được sử dụng để điều trị đau cả về thể chất lẫn tinh thần.
Băng dán cơ được sử dụng để điều trị đau cả về thể chất lẫn tinh thần
2.1 Tác động của băng dán cơ về mặt thể chất
Khi sử dụng băng dán cơ lên cơ thể, da của bạn có xu hướng được nâng lên. Không gian được tạo ra giữa da và mô mềm bên dưới sẽ làm tăng dòng chảy của bạch huyết và máu. Từ đó, dẫn lưu bạch huyết tăng lên sẽ giúp các hạch bạch huyết tăng cường tiêu diệt vi khuẩn, virus và các vật thể lạ khác. Đồng thời, việc cung cấp máu dồi dào làm cho cơ thể hoạt động tốt hơn.
Băng dán cơ hỗ trợ tăng cường cơ bắp
Băng Kinesiology cũng có thể hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ bắp. Các nghiên cứu cho thấy khi sức mạnh cơ bắp được tăng cường ở phía sau cổ, đùi hay các bộ phận khác trên cơ thể sẽ giúp làm giảm cơn đau và sự bất ổn định, cũng như phòng tránh chấn thương. Băng dán cơ làm giảm viêm và thư giãn cơ bắp nên góp phần làm giảm tình trạng co thắt cơ.
2.2 Hiệu ứng tinh thần của băng dán cơ
Thông thường, những gì bạn nghĩ hoặc tin tưởng cũng ảnh hưởng phần nào đến kết quả trị liệu. Băng kinesiology với nhiều màu sắc làm cho bạn cảm thấy tự tin hơn khi điều trị và suy nghĩ tích cực về những vấn đề bạn gặp phải. Và khi tinh thần thoải mái thì bệnh tình cũng sẻ giảm bớt một phần.
Băng kinesiology làm cho bạn cảm thấy tự tin hơn khi điều trị và suy nghĩ tích cực về những vấn đề đang gặp phải
Tùy theo mục đích và công dụng, băng dán cơ có thể có nhiều hình dáng khác nhau. Cụ thể:
- Băng chữ I: giảm đau, giảm chấn thương và chỉnh hình.
- Băng chữ Y: bao quanh vùng cơ cần cải thiện vận động.
- Băng chứ X: hỗ trợ các cơ thay đổi hình dạng trong quá trình vận động.
- Băng hình quạt: dùng cho những phần cơ bị sưng hoặc phù nề.
- Băng hình vòng: dùng cho những phần cơ bị sưng, phù nề nhưng sẽ tập trung vào phần cơ bên trong vòng.
3. Top 5 tác dụng của băng dán cơ mà các runner nên biết
Đối với các tín đồ runner, có một số vấn đề đau phổ biến mà băng kinesiology có thể điều trị. Nếu bạn đang gặp bất kỳ sự cố nào trong số dưới đây và nghĩ rằng băng dán cơ có thể hữu ích, hãy đến gặp chuyên gia/bác sĩ trước khi sử dụng.
3.1 Nẹp Shin
Vấn đề đau này xảy ra khi bạn làm quá tải các cơ ở phía trước ống chân, gây viêm cơ, gân và xương. Theo chuyên gia, nên băng từ ngay dưới bên ngoài đầu gối đến ngay dưới gốc ngón chân cái, sau đó băng thêm các dải dài bằng chiều rộng toàn bộ ống chân của bạn theo chiều ngang qua các điểm đau.
Vấn đề đau này xảy ra khi bạn làm quá tải các cơ ở phía trước ống chân
3.2 Đau đầu gối
Một trong những loại đau phổ biến nhất với những người chạy bộ là đau đầu gối. Và cơn đau này thường bắt nguồn từ sự mất cân bằng hoặc cơ mông yếu. Và băng dán cơ có tác dụng giảm thiểu tình trạng này.
Các runner thường gặp tình trạng đau ở đầu gối
Trước khi chạy bộ, bạn có thể dán băng kinesiology lên đầu gối. Cố định hai dải trên cơ tứ đầu và sau đó chạy chúng xuống bên phải và bên trái của chỏm đầu gối để tạo thành hình giọt nước. Tiếp theo, đặt một dải chạy ngang qua hai dải còn lại bên dưới nắp đầu gối.
3.3 Đau gân gót
Tập luyện quá căng có thể làm căng và quá sức với gân nối hai cơ bắp chân chính cùng mặt sau của xương gót chân. Vậy nên, hãy băng một dải bắt đầu từ giữa bắp chân xuống dưới lòng bàn chân, sau đó, băng qua một dải khác trên mặt sau của gót chân/mắt cá chân.
Băng dán cơ hỗ trợ giảm đau gân gót chân
3.4 Plantar Fasciitis
Plantar Fasciitis xảy ra khi bạn làm quá tải các mô liên kết chạy từ gót chân đến gốc các ngón chân, dẫn tới đau gót chân. Dán băng dán cơ xuống dưới bàn chân và một dải khác băng qua dải đầu tiên trên vùng vòm dưới bàn chân.
3.5 Đau cơ nói chung
Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề đau nhức nói chung hoặc muốn được hỗ trợ nhiều hơn cho cơ, bạn có thể sử dụng hai dải (hoặc cắt một dải thành hình chữ “Y”) để viền vùng đó.
Sử dụng băng dán cơ đúng cách
4. Hướng dẫn sử dụng băng dán cơ đúng cách
Băng dán cơ giúp giảm đau và có thể hỗ trợ chuyển động của cơ thể bạn. Vậy sử dụng băng kinesiology như thế nào đúng cách?
4.1 Vệ sinh vùng da trước khi dán
Trước khi dán băng Kinesiology, bạn nên làm sạch vùng da với cồn 90 độ hoặc nước rửa tay. Nếu băng bị ướt, hãy lau bằng khăn khô và loại bỏ những dưỡng chất (kem, dầu, …) trên da.
Vệ sinh da sạch sẽ trước khi dán băng kinesiology
Dán miếng băng ít nhất 1 giờ trước khi chạy bộ hoặc sau khi ngừng đổ mồ hôi. Nếu có thể, hãy loại bỏ lông trên vùng da cần dán băng để tránh đau khi tháo, dù một ít lông trên da không ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp. Tuy vậy, quá nhiều lông dễ khiến người dùng cảm thấy khó chịu trong quá trình dán băng lên da.
4.2 Chuẩn bị sẵn sàng miếng dán
Băng dán cơ chỉ sử dụng một lần nên cố gắng đừng chạm đến mặt dính keo của băng nhé. Miếng dán có thể là loại băng cuộn hoặc loại cắt sẵn. Nếu là loại cuộn, hãy cắt bo tròn các góc băng bởi những góc tròn này sẽ hạn chế bong tróc do băng co xát vào quần áo. Còn nếu là loại cắt sẵn, bạn chỉ có thể dán một cách cẩn thận lên da.
Chuẩn bị băng dán cơ sẵn sàng
4.3 Dán băng lên da
Thực tế, có hai cách để dán băng là dán từ điểm gốc và dán căng vùng trung tâm.
# Dán từ điểm gốc là cách thức phổ biến nhất để dán băng kinesiology.
Bước 1: Để tránh chạm vào phần dính của băng, hãy gấp miếng băng khoảng 5cm tính từ phía cuối để tạo ra nếp gấp sau lưng.
Bước 2: Xé phần giấy mặt sau để tạo ra điểm gốc.
Dán từ điểm gốc là cách thức phổ biến nhất để dán băng dán cơ
Bước 3: Đặt điểm gốc lên da mà không kéo căng.
Bước 4: Dần dần tháo phần giấy khi dán phần còn lại của miếng băng. Không nên tháo quá nhiều phần giấy phía sau cùng một lúc bởi vì mặt dính có thể dính với nhau hay dính vào tay hoặc những phần khác của da.
# Dán căng vùng trung tâm thường được sử dụng trên vùng đau nhức hoặc điểm nóng. Bằng cách này, bạn có thể sử dụng miếng dán ngắn hơn.
Bước 1: Kéo căng phần trung tâm của miếng băng trước khi dán vào da.
Bước 2: Dán 2 điểm gốc mà không kéo căng.
Bước 3: Gấp miếng dán làm đôi với hai mặt giấy đối diện nhau.
Dán căng vùng trung tâm thường được sử dụng trên vùng đau nhức hoặc điểm nóng
Bước 4: Xé phần giấy theo nếp gấp.
Bước 5: Kéo nhẹ điểm gốc để làm căng phần trung tâm.
Bước 6: Dán dính vào da rồi loại bỏ lớp giấy.
# Bí quyết giúp miếng băng dính chắc hơn
(+) Nếu dùng băng dán cơ cuộn, các bạn nên cắt chúng thành sợi. Đồng thời, làm tròn các góc là có thể ngăn miếng dán rơi ra.
(+) Không nên chạm vào phần dính trước và trong khi dán băng vào da.
(+) Không nên kéo căng điểm cuối sẽ dễ làm chúng bong ra hơn. Điều này cũng gây khó chịu cho vùng da được dán.
Không nên chạm vào phần dính trước và trong khi dán băng vào da
(+) Nếu miếng dán ướt, bạn có thể hong khô bằng khăn. Hãy chà từ vùng trung tâm để tránh băng rơi ra. Đặc biệt, không sử dụng máy sấy vì hơi nóng có thể khiến miếng dán dính hơn nữa.
(+) Không sử dụng miếng dán nếu ban dị ứng với chất dính.
(+) Tránh dán miếng băng lên vùng da bị tổn thương.
4.4 Tháo băng
Thông thường, miếng dán sẽ bắt đầu bong ra sau 3 đến 5 ngày. Bạn có thể tháo nhẹ nhàng theo chiều lông mọc để tránh cảm giác đau khi lông dính trên miếng băng.
Tháo băng nhẹ nhàng theo chiều lông mọc để tránh cảm giác đau
4 bước tháo băng dán cơ:
Bước 1: Thoa lớp dầu oliu hoặc lotion để làm mỏng miếng băng.
Bước 2: Tách dần miếng băng ra khỏi cơ thể, đặc biệt, không dùng những động tác mạnh có thể gây tổn thương da.
Bước 3: Khi gần tới phần mép, án vào da để tách rời khỏi miếng băng. Lưu ý: kéo miếng băng thuận chiều thay vì lột ra khỏi da.
Bước 4: Nếu da bị đỏ, ngứa hãy ngừng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lời kết,
Băng dán cơ là một cách hoàn toàn tự nhiên và an toàn giúp điều trị chấn thương. Bạn có đang sử dụng loại băng này trong tập luyện thể thao hay chạy bộ không? Tác dụng của băng kinesiology là không thể bàn cãi. Đừng quên theo dõi CoolBlog để cập nhật những thông tin, xu hướng mới nhất của thời đại nhé!
“Coolmate – Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới”