Quần kaki là món đồ không thể thiếu trong tủ đồ của phái mạnh bởi tính năng linh hoạt và phong cách thời thượng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách giặt quần kaki đúng cách. Các chàng hãy cùng Coolmate khám phá 5 cách giặt quần kaki bền màu theo thời gian qua bài viết dưới đây nhé!
Vì sao quần kaki dễ bị phai mài và nhanh cũ?
Trước khi tìm hiểu về cách giặt quần kaki nam, các bạn cần hiểu rõ về đặc điểm của loại vài này. Tuy là chất liệu được sử dụng phổ biến trong thời trang nhờ sự bền bỉ và tính ứng dụng cao nhưng vải kaki vẫn sở hữu một số đặc tính riêng ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền màu cũng như tuổi thọ của sản phẩm sau từng lần giặt:
- Kết cấu chắc chắn, ít co giãn: Sợi vải dày giúp quần kaki giữ form dáng tốt hơn nhưng cũng khiến chúng khó thấm màu so với các loại vải mềm như cotton.
- Dễ nhăn và cứng: Do có kết cấu dày, quần kaki dễ xuất hiện nếp gấp nếu không được bảo quản đúng cách.
- Khả năng giữ màu kém hơn một số loại vải khác: Màu nhuộm trên vải kaki thường không bám chắc như trên vải jean, dễ bị bạc màu nếu giặt và bảo quản không đúng cách.
Khả năng bám màu của vải kaki khá kém do kết cấu chắc chắn
Chính vì vậy, quần kaki sẽ rất dễ bị mất màu nếu không được giặt và bảo quản đúng phương pháp. Để có thể gia tăng tuổi thọ của quần, các bạn cần “khắc cốt ghi tâm” những điều tuyệt đối không được làm khi giặt giũ quần kaki như:
- Dùng nước nóng hoặc hóa chất tẩy mạnh: Nhiệt độ cao và chất tẩy mạnh có thể phá vỡ cấu trúc màu nhuộm, khiến quần kaki mất màu nhanh chóng.
- Ngâm quá lâu trong nước: Việc để quần kaki ngâm nước quá lâu, đặc biệt là trong nước xà phòng, có thể khiến thuốc nhuộm bị loang lổ và làm quần mất đi độ tươi mới.
- Chà xát mạnh hoặc vắt quá kỹ: Khi giặt tay hoặc sử dụng chế độ giặt mạnh, lực ma sát có thể làm bề mặt vải bị bào mòn, khiến màu nhuộm bị phai theo thời gian.
- Phơi trực tiếp dưới ánh nắng gắt: Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể làm màu sắc trên quần kaki bị oxy hóa, dẫn đến hiện tượng bạc màu, đặc biệt là với những gam màu tối như xanh navy, đen hoặc nâu.
Xử lý quần kaki mới mua bền màu
Khi giặt quần kaki mới mua mà không có biện pháp xử lý trước, màu có thể bị phai vào nước giặt, dẫn đến hiện tượng loang màu không mong muốn hoặc làm ảnh hưởng đến quần áo khác trong quá trình giặt chung. Vì vậy, việc xử lý ban đầu rất quan trọng để đảm bảo màu sắc được giữ lâu dài.
Tránh các sản phẩm chứa chất tẩy mạnh hoặc làm mềm vải có thể làm phai màu vải kaki nhanh hơn
- Ngâm nước muối loãng: Trước khi giặt lần đầu tiên, bạn nên ngâm quần kaki trong nước muối loãng. Hòa khoảng 1-2 muỗng canh muối vào chậu nước lạnh và ngâm quần trong khoảng 30 phút. Việc này giúp cố định màu vải, ngăn chặn tình trạng phai màu trong các lần giặt tiếp theo.
- Lộn mặt trái khi giặt: Khi giặt lần đầu và các lần sau đó, lộn mặt trái của quần ra ngoài trước khi giặt. Điều này giúp bảo vệ mặt ngoài của vải khỏi ma sát và tiếp xúc trực tiếp với bột giặt, giữ cho màu sắc không bị bạc.
- Giặt riêng lần đầu tiên: Quần kaki mới thường có thể phai màu. Vì vậy, hãy giặt riêng chúng trong lần đầu tiên để tránh làm màu dính vào các loại quần áo khác.
- Dùng chất giặt nhẹ: Sử dụng bột giặt hoặc nước giặt có tính tẩy nhẹ để tránh làm ảnh hưởng đến sợi vải và màu sắc.
Với những mẹo nhỏ này, chiếc quần kaki mới của bạn sẽ giữ được màu sắc và độ bền trong thời gian dài.
Bí quyết giặt quần kaki không bị phai màu
Hiện nay, quần kaki được sản xuất với rất nhiều màu sắc khác nhau, tuy nhiên việc bị phai màu là điều thường thấy nếu bạn không biết cách giặt và bảo quản chúng. Để giặt quần kaki mới mua không bị phai màu, bạn cần chú ý cách giặt và bảo quản đúng cách. Khi mới mua, nên giặt sơ qua và chọn chế độ giặt nhẹ nhàng, dùng lượng bột giặt vừa đủ để bảo vệ màu vải.
Chỉ cho một lượng bột giặt vừa đủ
Bạn không nên giặt quá lâu để tránh vải ngâm hóa chất gây phai màu và mất dáng. Ngoài ra, với mỗi tông màu quần kaki khác nhau cũng sẽ có lưu ý giặt khác nhau để giữ màu. Cụ thể:
Đối với quần kaki có tông màu đậm
Các tông màu đậm như: xanh đen, đen, nâu đỏ, đỏ… thì sẽ dễ bị phai màu hơn các màu nhạt khác. Cho nên, khi giặt thì bạn nên lưu ý một số điều như sau:
- Giặt quần bằng nước lạnh
- Để ngâm quần trong nước muối một vài giờ rồi giặt nhẹ nhàng để tránh quần bị ra màu
Nên ngâm quần kaki trong nước muối 1 vài giờ trước khi giặt
Sau khi giặt bằng xà phòng, bạn có thể xả lại quần của mình bằng nước nhuộm màu đen tự chế từ cà phê hoặc trà đen. Nước nhuộm này sẽ giúp tăng tông màu, giữ màu sắc tổng thể của quần được lưu giữ tốt hơn. Bạn có thể áp dụng cách này với các màu quần khác nhau đều được.
Đối với quần kaki có tông màu nhạt
Để giặt quần kaki không bị phai màu với tông màu nhạt như trắng, da, hoặc kem,.. bạn cần chú ý một số điều sau:
-
Sử dụng nước lạnh thay vì nước ấm khi giặt để giữ màu và giữ phom dáng quần cứng cáp hơn.
-
Nếu quần bị dính bẩn, hãy xử lý bằng chanh hoặc giấm: vắt 3 quả chanh hoặc dùng 1 cốc giấm, ngâm quần trong 1-2 tiếng rồi giặt sạch với nước để quần luôn sạch mà không bị phai màu.
Chọn nước giặt tốt để giữ màu cho vải
Trong trường hợp bạn giặt bằng máy giặt thì bạn nên chọn loại nước giặt có khả năng giữ màu quần luôn sáng đẹp qua nhiều lần giặt.
Đối với quần kaki có chất liệu phức tạp hơn
Những chiếc quần kaki mang phong cách Ý thường có chất liệu phức tạp hơn nên chỉ cần thiết giặt ướt khi mà quần có vết ổ hoặc đã quá bẩn. Nếu không thì bạn có thể chọn chế độ giặt khô để khử mùi, giúp tăng tuổi thọ của quần.
Và một điều rất quan trọng mà bạn nên nhớ khi giặt quần kaki chính là không giặt chung quần sáng màu với các loại quần áo tối màu. Việc giặt chung như vậy là nguyên nhân lớn dẫn đến làm cho vải kém sắc, thậm chí là bị lem màu.
Tuyệt đối không ngâm chung quần áo sáng màu và tối màu
Nếu như quần bị lem màu thì bạn hãy ngâm quần riêng với nước lạnh, cứ lặp đi lặp lại khoảng 3-4 lần đến khi nào vết lem không còn nữa.
Những lưu ý quan trọng khi giặt quần kaki để không phai mài
Giặt tay hay giặt máy - cách nào tốt hơn?
Việc lựa chọn giặt tay hay giặt máy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền màu của quần kaki. Nếu có thể, các bạn nên sử dụng phương pháp giặt tay để kiểm soát lực tác động lên bề mặt vải kaki, hạn chế ma sát mạnh làm quần nhanh bạc màu.
Tuy nhiên, nếu phải giặt máy, bạn nên chọn chế độ giặt nhẹ, lộn trái quần trước khi giặt và đặt vào túi giặt để bảo vệ sợi vải tốt hơn. Điều này giúp giảm ma sát giữa quần kaki với lồng giặt, tránh làm sờn màu và mất form dáng.
Lựa chọn giặt tay quần kaki giúp kéo dài tuổi thọ của quần
Chọn loại bột giặt phù hợp để bảo vệ màu vải
Quần kaki rất dễ bị phai màu nếu tiếp xúc với các loại bột giặt mạnh hoặc chất tẩy rửa có nồng độ cao. Chính vì vậy, cách giặt quần kaki bền màu mà bạn cần đặc biệt lưu ý là nên sử dụng nước giặt dịu nhẹ hoặc các loại bột giặt chuyên dụng cho quần áo màu.
Ngoài ra, để giữ màu quần kaki lâu hơn, các bạn cũng có thể áp dụng mẹo nhỏ đó chính là thêm một chút giấm hoặc muối vào lần giặt đầu tiên của quần kaki. Những nguyên liệu này giúp cố định màu nhuộm, giảm thiểu tình trạng bạc màu sau nhiều lần giặt.
Giặt quần kaki không nên lựa chọn bột giặt có tính tẩy cao
Nhiệt độ nước giặt phù hợp cho quần kaki
Nhiệt độ nước cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu ý khi giặt quần kaki. Nên giặt quần bằng nước lạnh, dưới 30°C, để tránh làm giãn vải và bay màu nhanh chóng. Việc sử dụng nước nóng có thể làm mất màu vải nhanh hơn do nhiệt độ cao phá vỡ các phân tử thuốc nhuộm trên bề mặt vải. Vì vậy, để giữ quần kaki luôn bền màu và giữ nguyên phom dáng, bạn nên ưu tiên giặt với nước lạnh hoặc nước ấm nhẹ.
Tránh giặt quần kaki với nước nóng khiến bay màu nhanh chóng
Cách phơi và bảo quản quần kaki không bị phai màu
Cách phơi quần kaki đúng để giữ form dáng & màu sắc
Không chỉ cần lưu ý trong cách giặt quần kaki nam mà phương pháp phơi đúng cách cũng sẽ giúp quần kaki có thể giữ màu sắc bền lâu mà còn đảm bảo form dáng ban đầu.
Lưu ý quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý chính là nên phơi quần trong bóng râm, hạn chế tiếp xúc với ánh ắng mặt trời. Bởi ánh nắng gay gắt có thể khiến quần kaki bị phai màu do tia UV phá vỡ cấu trúc thuốc nhuộm. Ngoài ra, bạn nên lộn trái quần khi phơi để giảm bớt tác động từ ánh sáng và hạn chế tình trạng bạc màu không đều.
Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên vắt quần quá mạnh vì có thể làm biến dạng sợi vải, khiến quần bị nhăn nhúm. Nếu cần làm khô nhanh, bạn chỉ nên bóp nhẹ để quần ráo nước trước khi phơi.
Một mẹo nhỏ khác giúp quần kaki giữ form tốt hơn là giũ thẳng quần trước khi phơi, điều này giúp hạn chế nếp nhăn và giúp quần vào nếp tự nhiên hơn sau khi khô.
Hạn chế phơi quần kaki trực tiếp dưới ánh mặt trời gay gắt
Bảo quản quần kaki đúng cách trong tủ quần áo
Cách bảo quản quần kaki cũng sẽ ảnh hưởng đến độ bền màu và tuổi thọ của sản phẩm. Nếu là quần kaki dáng đứng, bạn nên treo chúng lên bằng móc kẹp để giữ phom dáng và tránh bị gấp nếp. Bên cạnh đó, với những chiếc quần kaki mềm, bạn có thể gấp gọn và xếp vào tủ, nhưng cần lưu ý không xếp chồng quá nhiều lớp để tránh làm quần bị nhăn.
Ngoài ra, các bạn cũng nên tránh để quần kaki trong môi trường ẩm ướt vì có thể tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng vải. Để bảo vệ quần tốt hơn, bạn có thể đặt túi chống ẩm trong tủ quần áo. Nếu có điều kiện, hãy phân loại quần kaki riêng biệt và không để chung với quần áo dễ phai màu khác để tránh làm loang màu lên bề mặt vải.
Không bảo quản quần kaki ở những nơi ẩm ướt dễ xuất hiện nấm mốc
Mẹo bảo quản quần kaki trong tủ lạnh không bị phai màu
Một mẹo ít người biết để giặt quần kaki nam không bị phai màu là sử dụng tủ lạnh. Việc đặt quần kaki vào tủ lạnh trước khi giặt giúp bảo vệ màu sắc và sợi vải, đồng thời ngăn ngừa bạc màu hiệu quả cao.
Bảo quản quần kaki trong tủ lạnh: lạ mà hiệu quả
Cách thực hiện cụ thể như sau:
- Đặt quần kaki vào túi nhựa kín: Trước khi giặt lần đầu hoặc khi muốn giữ màu sắc tươi lâu, hãy gấp gọn quần và cho vào túi nhựa kín.
- Để trong ngăn đá tủ lạnh: Đặt túi chứa quần vào ngăn đá tủ lạnh trong khoảng 3-4 tiếng. Nhiệt độ lạnh giúp làm co lại các sợi vải, giữ màu sắc và giảm thiểu tình trạng phai màu.
- Giặt như bình thường: Sau khi lấy ra, bạn có thể giặt quần như thường lệ nhưng vẫn nên chọn chế độ giặt nhẹ và dùng nước lạnh để duy trì độ bền màu.
Những sai lầm cần tránh khi giặt & bảo quản quần kaki
- Dùng thuốc tẩy khi giặt quần kaki màu: Thuốc tẩy tuy có thể loại bỏ những vết bẩn cứng đầu nhưng cũng vô tình làm mất màu và khiến sợi vải yếu đi. Thay vào đó, các bạn có thể tìm đến những phương pháp lành tính hơn như giấm trắng hoặc baking soda vừa hiệu quả, vừa an toàn cho màu vải.
- Giặt quá thường xuyên làm quần nhanh phai màu: Tuy có vẻ vô lý nhưng các bạn hoàn toàn có thể không cần giặt quần kaki sau mỗi lần mặc nếu quần không bị bẩn. Việc giặt thường xuyên khiến thuốc nhuộm phai nhanh, khiến giảm thiểu tuổi thọ của quần. Cách giặt quần kaki nam đúng cách là hãy giặt sau 3-4 lần mặc hoặc lau sạch vết bẩn nhẹ bằng khăn ẩm để giữ màu lâu hơn.
- Không kiểm tra nhãn hướng dẫn giặt: Bỏ qua hướng dẫn giặt có thể khiến quần bị co, bạc màu hoặc mất dáng. Đọc kỹ nhãn để biết nhiệt độ nước phù hợp, cách giặt và phương pháp phơi, giúp kéo dài tuổi thọ của quần kaki là điều mà bạn nhất định không nên bỏ qua.
Không kiểm tra nhãn mác sản phẩm trước khi giặt - Sai lầm nhiều người mắc phải
Kết luận
Với 6 cách giặt quần kaki trên, có lẽ bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm cho mình để giặt và bảo quản quần tốt hơn. Đừng quên sắm ngay cho mình những chiếc quần kaki siêu đẹp để nâng tầm phong cách của bạn tại Coolmate ngay nhé! Theo dõi CoolBlog để cập nhập những thông tin hữu ích và xu hướng thời trang mới nhất thôi nào.
Coolmate – Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới!