Bị tràn dịch khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ, đạp xe hay không?

Đi bộ là một trong những hình thức vận động khá đơn giản và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân bị đau khớp gối, đặc biệt là tràn dịch khớp gối lại khá ngần ngại với bộ môn thể dục này vì sợ hãi cơn đau thêm trầm trọng hơn. Hãy cùng tìm hiểu người bị tràn dịch khớp gối có nên đi bộ không cùng với Coolmate nhé.

Ngày đăng: 28.07.2024, lúc 23:11 330 lượt xem

Đối với hầu hết các bệnh về cơ xương khớp, các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, chạy bộ,... đều là những lựa chọn hoàn hảo để giúp rèn luyện cơ thể cũng như tăng cường sức đề kháng, độ dẻo dai cho hệ cơ xương. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân tràn dịch khớp gối thì việc vận động và di chuyển sẽ gây ra đau đớn, dẫn đến vấn đề ngần ngại và hạn chế tập luyện.

bi-tran-dich-khop-goi-co-nen-di-bo-khong-4231

Người bị tràn dịch khớp gối có nên đi bộ không? (Nguồn: IHS Việt Nam)

Vậy những bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối có nên đi bộ không? Việc vận động khớp như thế nào là đúng cách để đảm bảo không khiến bệnh trở nặng hơn? Có những lưu ý gì về vận động đối với các bệnh nhân mắc bệnh về khớp? Tất cả các thông tin này sẽ được chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng Coolmate khám phá nhé. 

Bị tràn dịch khớp gối có nên đi bộ không?

Tràn dịch khớp gối, hay còn gọi là bệnh viêm nước khớp gối, là một bệnh lý về khớp xảy ra khi chất lỏng tích tụ quanh khu vực khớp gối, gây sưng đau và cản trở quá trình di chuyển của người bệnh. Theo nguyên tắc y khoa, những người bị tràn dịch khớp gối nên hạn chế vận động mạnh, chỉ nên vận động nhẹ nhàng để giữ sự linh hoạt cho cơ khớp và cải thiện tình trạng bệnh lý của bản thân. 

bi-tran-dich-khop-goi-co-nen-di-bo-khong-4231

Tràn dịch khớp gối gây sưng viêm và đau đớn nghiêm trọng khi vận động (Nguồn: Phòng khám Winmedic)

Câu trả lời cho thắc mắc người bị tràn dịch khớp gối có nên đi bộ không chính là phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Thông thường, chỉ những người bị tràn dịch thể nhẹ mới nên đi bộ, chạy bộ và đạp xe với cường độ vừa phải, trung bình khoảng 6000 bước chân trong vòng một ngày. Còn đối với thể nặng, các bác sĩ đều khuyến cáo hạn chế vận động vì quá trình vận động theo bất cứ hình thức nào đều gây áp lực đau đớn lên vùng đầu gối. 

bi-tran-dich-khop-goi-co-nen-di-bo-khong-4231

Những bệnh nhân bị tràn dịch khớp thể nhẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng với cường độ thấp (Nguồn: Vietmec Group)

Nếu vận động đúng cách, đúng cường độ và đúng lực thì đi bộ có thể mang đến rất nhiều lợi ích như:

  • Giảm sưng đau: Quá trình đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp tăng quá trình lưu thông máu, hạn chế quá trình tích tụ dịch và máu ở các ổ viêm, hạn chế tình trạng đau nhức và sưng tấy của bệnh.

  • Hạn chế nguy cơ cứng khớp: Việc đi bộ sẽ mang đến khả năng vận động linh hoạt cho vùng khớp gối, giúp giảm nguy cơ bị bó cứng khớp

  • Tăng sức khỏe cơ xương: Phần cơ bắp xung quanh đầu gối nếu được vận động thường xuyên sẽ tăng độ đàn hồi, giúp giảm áp lực lên khớp xương, cải thiện chức năng khớp hiệu quả.

  • Tăng tiết dịch nhầy vùng khớp: Ổn định chức năng màng bao hoạt dịch, giúp giảm tổn thương và cải thiện tình trạng sưng đỏ khớp gối.

  • Thư giãn cơ khớp xương: Việc đi bộ nhẹ nhàng từ 15-30 phút mỗi ngày có thể giúp thả lỏng phần cơ, dây chằng, dây thần kinh quanh phần khớp đầu gối, hạn chế tình trạng căng cơ và giảm đau nhức.

  • Kiểm soát lo âu: Theo các nghiên cứu mới nhất, căng thẳng và stress sẽ tăng khả năng gây viêm, tăng tần suất xuất hiện của các cơn đau. Do đó, việc duy trì đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp giải tỏa tâm lý và giảm căng thẳng, lo lắng do bệnh tật, từ đó giảm khả năng viêm khớp.

  • Ngăn ngừa thoái hóa khớp: Đi bộ mỗi ngày còn có khả năng tăng tuần hoàn dinh dưỡng nuôi dưỡng phần sụn khớp, giúp chữa lành tổn thương khớp gối, phòng ngừa thoái hóa khớp.

bi-tran-dich-khop-goi-co-nen-di-bo-khong-4231

Đi bộ đúng cách mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe cho người tràn dịch khớp (Nguồn: Bệnh viện xương khớp 102)

Bị tràn dịch khớp gối có nên chạy bộ không?

Bên cạnh thắc mắc bị tràn dịch khớp gối có nên đi bộ không thì mọi người cũng quan tâm đến vấn đề người bị tràn dịch khớp gối có nên chạy bộ không. Cũng như đã nói ở trên, chạy bộ nhẹ nhàng hoàn toàn phù hợp với những bệnh nhân thể nhẹ, còn đối với trường hợp nặng, đau nhức và viêm tổn thương nhiều thì không nên chạy bộ tại nhà mà cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

Chạy bộ nhẹ nhàng có thể mang đến nhiều lợi ích hữu hiệu như sau:

  • Tăng cường sức khỏe tổng hợp, giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch tự nhiên

  • Ổn định huyết áp, nâng cao sức khỏe tim mạch

  • Hạn chế các nguy cơ chèn ép dây chằng và dây thần kinh quanh khu vực sưng viêm khớp gối

  • Tăng cường trí nhớ và thị lực, phòng ngừa bệnh lão hóa mắt và alzheimer ở người cao tuổi

  • Tăng khả năng đào thải độc tố trong cơ thể

  • Tăng cường sức khỏe hệ hô hấp, giảm nguy cơ ung thư và các bệnh mãn tính khác

bi-tran-dich-khop-goi-co-nen-di-bo-khong-4231

Chạy bộ đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh tràn dịch khớp gối (Nguồn: Thuốc dân tộc)

Bị tràn dịch khớp gối có nên đạp xe không?

Thắc mắc cuối cùng mà nhiều bệnh nhân bị tràn dịch khớp đang trăn trở chính là bị tràn dịch khớp gối có nên đạp xe không. Câu trả lời cho câu hỏi này chính là tương tự như đi bộ và chạy bộ, chỉ những bệnh nhân thể nhẹ mới có thể đạp xe với tốc độ nhẹ nhàng, không quá nhanh và không quá lâu. Còn đối với những bệnh nhân thuộc tình trạng nặng thì không nên vận động theo phương pháp này.

Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tràn dịch khớp gối, đạp xe có thể mang đến những ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe như sau:

  • Tăng sức bền, độ dẻo dai và sức bền của cơ thể

  • Kiểm soát khả năng tăng tiết dịch khớp

  • Tăng sự linh hoạt trong cấu trúc cơ xương, giảm đau nhức khớp

  • Hỗ trợ giảm viêm sưng và đau đớn

  • Tăng cường sức khỏe hệ cơ bắp, giúp cơ săn chắc, hạn chế tình trạng thừa cân gây áp lực lên khu vực tổn thương

  • Tăng sức khỏe não bộ, tăng cường trí nhớ và nhãn lực, tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi

  • Chống mệt mỏi, thư giãn tinh thần, giảm stress và căng thẳng, cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

bi-tran-dich-khop-goi-co-nen-di-bo-khong-4231

Đạp xe có thể hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối và nhiều lợi ích sức khỏe khác (Nguồn: Y học cổ truyền dân tộc)

Hướng dẫn đi bộ, đạp xe đúng cách cho người tràn dịch khớp gối

Qua những chia sẻ kể trên của Coolmate, các bạn đã có thể trả lời cho thắc mắc bị tràn dịch khớp gối có nên đi bộ không hay có nên chạy bộ và đạp xe hay không. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả nhất thì mọi người nên lưu ý để tập luyện đúng cách nhất nhé. 

1. Cách đi bộ cho người tràn dịch khớp gối

Việc duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày giúp cơ thể trở nên linh hoạt và khỏe mạnh hơn, đồng thời giảm thiểu tình trạng bệnh, góp phần hỗ trợ điều trị bệnh tràn dịch khớp cực kỳ hiệu quả. Trong quá trình đi bộ tại nhà, mọi người nên lưu ý một số điểm quan trọng sau đây để có thể đạt được hiệu quả y khoa tốt nhất và tránh các biến chứng nhé.

  • Chuẩn bị giày dép, quần áo và phụ kiện tập luyện phù hợp, có khả năng thấm hút mồ hôi và co giãn tốt, không sử dụng dép lê hoặc đi chân đất trong quá trình đi bộ

  • Chỉ nên đi bộ khoảng 15 đến 20 phút mỗi ngày, không nên ham tập quá lâu hoặc đi quá xa vì có thể gây đau đớn và tình trạng viêm thêm tồi tệ hơn

  • Nên đi bộ ở nơi thoáng đãng, rộng rãi và không khí trong lành, ưu tiên đi bộ trên mặt phẳng, tránh nơi có địa hình gồ ghề hoặc độ dốc lớn

  • Phải khởi động kỹ càng trước khi đi bộ để bôi trơn cơ khớp, đảm bảo khớp hoạt động linh hoạt trước khi bắt đầu tập, tránh tình trạng bị cứng khớp, cứng cơ gây tổn thương nghiêm trọng hơn

  • Đi chậm và nên đi từng bước ngắn, đồng thời giữ đều tốc độ kết hợp với hít thở đều đặn, cố gắng điều hòa nhịp thở để giúp cơ thể thích nghi với tốc độ và cường độ di chuyển, tuyệt đối không chuyển đổi đột ngột sang chạy nhanh

  • Nên đi bộ vào thời điểm sáng sớm từ 5 giờ đến 6 giờ 30 phút hoặc buổi chiều từ 4 giờ 30 đến 5 giờ 30 phút

  • Kết hợp nghỉ ngơi khi cần thiết, nếu cảm thấy mệt mỏi trong quá trình tập luyện thì có thể nghỉ tại chỗ trong vòng từ 2 đến 5 phút

  • Duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày, tạo thành thói quen tốt cho cơ thể, giúp tăng khả năng phục hồi sau tổn thương và kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát

  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về tình trạng bệnh cũng như các lưu ý trong quá trình đi bộ, tránh tình trạng tự ý vận động khiến bệnh trở nặng hơn

bi-tran-dich-khop-goi-co-nen-di-bo-khong-4231

Mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có lịch trình đi bộ phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân (Nguồn: Bệnh viện đa khoa Tâm Anh)

2. Cách đạp xe cho người tràn dịch khớp gối

Để có thể đạp xe an toàn và hiệu quả nhất, những bệnh nhân mắc bệnh tràn dịch khớp gối cần lưu ý một số điểm quan trọng như sau:

  • Chọn phương tiện và trang phục thích hợp với bản thân: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng xe đạp với thiết kế khác nhau, do đó các bạn cần chọn loại xe phù hợp với bản thân, khối lượng nhẹ, có trang bị giảm xóc và độ cao phù hợp. Nên ưu tiên loại xe tay lái ngang để có thể giữ thẳng lưng, vai và tay trong quá trình tập luyện. Đồng thời, mọi người nên chọn quần áo co giãn tốt, thấm hút mồ hôi kết hợp với giày đạp xe chuyên dụng nhé. 

  • Sử dụng tư thế đạp xe chuẩn: Nên thả lỏng cơ thể trong quá trình đạp xe, cố gắng giữ thẳng cột sống, giữ ngang hai vai, không gồng cứng cơ thể, thả lỏng cổ và phân phối lực ở tay, ngực và cổ.

  • Thời gian tập luyện vừa phải kết hợp nghỉ ngơi khi cần thiết: Bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối chỉ nên tập đạp xe từ 10 đến 20 phút mỗi ngày, không nên đạp quá 30 phút mỗi ngày để tránh gây áp lực lên vùng khớp gối và gây sưng đau viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Nếu cảm thấy mệt mỏi thì có thể nghỉ ngơi tại chỗ từ 2 đến 5 phút và tiếp tục hoàn thành quá trình tập luyện. 

  • Lựa chọn địa hình đạp xe bằng phẳng: Mọi người nên lưu ý đạp xe ở khu vực bằng phẳng, không gồ ghề, hạn chế dốc cao và nơi có nhiều xe cộ để đảm bảo an toàn cũng như tránh gây tác động lực mạnh lên phần đầu gối.

  • Kết hợp đạp xe và hít thở đúng cách: Trong quá trình đạp xe, mọi người nên hít thở đều để điều hòa nhịp thở nhẹ nhàng, giúp cơ thể nhanh chóng thích nghi. Mọi người tuyệt đối không được chuyển sang đạp xe nhanh hoặc đạp quá sức vì có thể gây tổn thương khớp nghiêm trọng. 

bi-tran-dich-khop-goi-co-nen-di-bo-khong-4231

Đạp xe nhẹ nhàng, chậm rãi trên địa hình bằng phẳng, rộng thoáng và ít xe cộ sẽ giúp hệ cơ xương khớp khỏe mạnh hơn (Nguồn: IHS Việt Nam)

Lời kết

Tràn dịch khớp gối là một bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động của mỗi người. Do đó, qua bài viết trên, các bạn đã có thể trả lời cho thắc mắc bị tràn dịch khớp gối có nên đi bộ không và có những bài tập thể thao nhẹ nhàng thích hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

Nếu các bạn thấy bài viết này hữu ích thì đừng quên chia sẻ ngay cho bạn bè và người thân cùng tham khảo. Đừng quên theo dõi Cool Blog để cập nhật những tin tức thời trang mới nhất. 

“Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới.”

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn