Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang, công nghệ dệt may cũng ngày càng trở nên phong phú, tạo nên những chất liệu độc đáo với tính chất đa dạng, đáp ứng mọi yêu cầu của người dùng. Hãy cùng khám phá các kiểu dệt cơ bản được ưa chuộng và phổ biến nhất trong bài viết dưới đây với Coolmate nhé.
Các kiểu dệt cơ bản phổ biến nhất hiện nay là gì? (Nguồn: Coolmate)
Phân loại các kiểu dệt
Ngành công nghiệp dệt hiện đại có rất nhiều kiểu dệt và quy tắc sắp xếp cấu trúc sợi khác nhau. Tùy theo mục đích sử dụng cũng như tính ứng dụng của vải thành phẩm thì các bạn có thể lựa chọn kiểu dệt phù hợp. Về căn bản, kiểu dệt là cách sắp xếp các sợi vải ngang và dọc theo một quy luật nhất định nhằm tạo nên hoa văn, hình dạng và những tấm vải thành phẩm. Hiện nay, phổ biến nhất vẫn là các kiểu dệt cơ bản bao gồm:
-
Dệt kim
-
Dệt vân chéo
-
Dệt vân đoạn
-
Dệt hoa nhỏ
-
Dệt Mini Square
-
Dệt Knit - Melange Mesh
Có sáu kiểu dệt cơ bản trong ngành công nghiệp may mặc (Nguồn: Lamia Scale)
Các kiểu dệt cơ bản và phổ biến nhất hiện nay
Mỗi kiểu dệt đều có quy tắc sắp xếp và tốc độ dệt khác nhau nhằm tạo nên những đặc điểm khác nhau trên bề mặt vải. Hãy cùng tìm hiểu đặc trưng của các kiểu dệt cơ bản cùng Coolmate nhé.
Kiểu dệt kim
Dệt kim, hay còn gọi là Knit fabric, là dạng dệt cơ bản nhất trong ngành công nghiệp may mặc. Các đường vòng courses theo chiều ngang kết hợp vuông góc với các đường vòng wales theo chiều dọc. Đây chính là lựa chọn yêu thích khi lựa chọn chất liệu may thời trang công sở, váy áo và các phụ kiện đẹp mắt.
Ưu điểm vượt trội của vải dệt kim chính là độ đàn hồi cao và khả năng co giãn tốt. Chất liệu này cũng khá thoáng khí, ít bị nhăn nhúm nên mang đến cảm giác thoải mái cho người mặc. Tuy nhiên, mức giá thành của vải dệt kim cũng khá cao so với mặt bằng chung, thêm vào đó còn một số nhược điểm nhỏ như dễ quăn mép vải, có thể bị sút chỉ vì các sợi vải liên kết trực tiếp với nhau,...
Kiểu dệt kim là kiểu dệt cơ bản trong ngành thời trang (Nguồn: Vua nệm)
Kiểu dệt mini Square
Một trong các kiểu dệt cơ bản tiếp theo mà các bạn nên tham khảo chính là Mini Square. Cũng như tên gọi của mình, kiểu dệt này có cấu trúc đường kinh vĩ đan xen nhau tạo nên các ô vuông nhỏ thoáng khí, giúp giảm trọng lượng vải và mang đến cảm giác thoáng mát cho người mặc. Đây chính là chất liệu thích hợp để may áo sơ mi, áo thun và một số phụ kiện nội thất trong gia đình.
Ưu điểm của Mini Square chính là chất vải mềm mại, mỏng nhẹ vừa phải, kết hợp với khả năng thoáng khí và giúp người mặc luôn thoải mái ngay cả khi vận động liên tục trong thời gian dài. Chất liệu polyester cũng giúp bề mặt vải có độ co giãn và đàn hồi vừa phải. Tuy nhiên, chất liệu này không có khả năng giữ nhiệt tốt nên không thích hợp may các sản phẩm thời trang thu đông.
Mini Square tạo nên những ô vuông nhỏ thoáng khí giữa các đường kinh vĩ đan xen (Nguồn: Good Game)
Kiểu dệt Knit-Melange Mesh
Knit-Melange Mesh là kiểu dệt vải lưới với cách dệt tương tự như Mini Square nhưng có độ rộng ô thoáng bề mặt vải lớn hơn, tăng tính thoáng khí và giúp cơ thể thoáng mát, thoải mái khi vận động.
Ưu điểm của kiểu dệt này chính là bề mặt vải sáng mịn, có bộ bóng nhẹ và cực kỳ mềm mại, thích hợp để may quần áo thể thao, balo và trang phục thể thao tập luyện chuyên nghiệp. Chất liệu sợi polyester kết hợp với spandex mang đến độ co giãn và đàn hồi tốt, tăng khả năng hỗ trợ theo từng chuyển động của người mặc. Tuy nhiên, do có nhiều ô thoáng khí bề mặt nên chất liệu này khá dễ thấm nước và không có khả năng giữ ấm. Thêm vào đó, chất liệu này khá nhạy cảm với nhiệt độ cao nên cần chú ý khi giặt ủi và bảo quản.
Vải dệt Knit-Melange Mesh khá mềm mại và có độ thoáng khí cao (Nguồn: Musinsa)
Kiểu dệt vân chéo
Kiểu dệt vân chéo, hay còn gọi là dệt twill, là phương pháp dệt vải với quy tắc đan thành hình chéo. Các sợi dọc và sợi ngang sẽ được sắp xếp theo thứ tự lên xuống đặc biệt, tạo thành các đường chéo đặc trưng trên bề mặt vải. Vải dệt vân chéo thường có bề mặt mềm mịn, không bị nhăn và giữ form tốt. Tuy nhiên, do mật độ sợi dày nên vải vân chéo thường có độ dày cứng nhất định và trọng lượng nặng hơn so với các loại vải dệt cơ bản khác.
Với những ưu nhược điểm kể trên, kiểu dệt vân chéo thường được sử dụng để dệt vải jeans, vải kaki,... Các sản phẩm thời trang thường gặp bao gồm quần jeans, quần kaki, áo khoác denim, váy áo thu đông,...
Kiểu dệt vân chéo thường gặp ở vải jeans và vải kaki (Nguồn: Đệm Xanh)
Kiểu dệt vân đoạn
Phương pháp dệt được rất nhiều người yêu thích tiếp theo chính là dệt vân đoạn satin weave. Với quy tắc một sợi ngang đan xuống một sợi dọc và đan lên từ ít nhất hai sợi dọc, bề mặt phải của vải dệt vân đoạn có các sợi ngang song song nổi bật, tạo nên độ bóng nhất định và có phân chia hai mặt trái phải rõ ràng. Cách dệt này giúp bề mặt vải mềm mại, giữ nhiệt tốt nhưng vẫn đảm bảo trọng lượng nhẹ.
Nhược điểm của vải dệt vân đoạn là độ bền không cao vì khá nhạy cảm với nhiệt độ cao cũng như không có độ co giãn tốt như các chất liệu khác. Ứng dụng thường gặp của kiểu dệt vân đoạn là vải satin để may áo khoác, váy cưới hoặc đồ ngủ, đồ mặc nhà.
Vải dệt vân đoạn có bề mặt mềm mại, phân chia hai mặt trái phải rõ ràng (Nguồn: Lamia Scale)
Kiểu dệt hoa nhỏ
Kiểu dệt cuối cùng trong list các kiểu dệt cơ bản phổ biến nhất hiện nay chính là dệt hoa nhỏ. Kiểu dệt này khá phức tạp vì được biến đổi và liên kết các kiểu dệt ở trên, kết hợp với một số điểm nối đặc biệt, tạo nên hiệu ứng bề mặt vải độc lạ và có hoa văn đẹp mắt. Vải dệt hoa nhỏ có tính thẩm mỹ cao, đồng thời giá thành cũng khá cao nên thường được sử dụng để làm đồ trang trí hoặc trang phục cao cấp.
Vải dệt hoa nhỏ có hoa văn độc đáo và đẹp mắt (Nguồn: Elambo)
So sánh các kiểu dệt cơ bản
Để có thể xem xét các ưu nhược điểm của các kiểu dệt cơ bản phổ biến hiện nay, các bạn hãy cùng tham khảo bảng sau:
Tên kiểu dệt |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Ứng dụng |
Dệt kim |
- Độ đàn hồi cao - Khả năng co giãn tốt - Độ thoáng khí tốt, ít bị nhăn |
- Giá thành cao - Dễ quăn mép vải và sút chỉ khi sử dụng lâu dài |
Thời trang công sở và trang phục cao cấp |
Dệt vân chéo |
- Bề mặt mềm mại, không bị nhăn và giữ form tốt |
- Trọng lượng lớn, có độ dày cứng nhất định |
Trang phục vải jeans, vải kaki |
Dệt vân đoạn |
- Bề mặt vải mềm mại, giữ nhiệt tốt - Trọng lượng nhẹ |
- Độ bền không cao |
May đồ ngủ, váy cưới và áo khoác |
Dệt hoa nhỏ |
- Bề mặt vải đẹp mắt, tính thẩm mỹ cao |
- Giá thành cao - Độ bền không cao |
Làm đồ trang trí trong gia đình hoặc trang phục cao cấp |
Mini Square |
- Chất vải nền mại, thoáng khí và mỏng nhẹ - Độ co giãn và đàn hồi vừa phải |
- Giữ nhiệt kém |
May áo sơ mi, áo thun và đồ nội thất |
Knit-Melange Mesh |
- Tính thoáng khí cao - Bề mặt mềm mại, có độ bóng nhẹ |
- Dễ thấm nước - Giữ nhiệt kém - Nhạy cảm với nhiệt độ cao |
May quần áo thể thao, balo và túi xách |
Tổng kết
Kiểu dệt là yếu tố quyết định trực tiếp đến tính chất và đặc điểm của trang phục. Do đó, việc tìm hiểu về các kiểu dệt cơ bản cũng như các phương pháp dệt đang được ưa chuộng hiện nay sẽ giúp các bạn dễ dàng xác định được ưu nhược điểm và lựa chọn được loại trang phục phù hợp nhất đấy nhé.
Đừng quên theo dõi Cool Blog để cập nhật những xu hướng mới nhất của thời trang nhé! Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo chuyên mục Phối đồ tìm hiểu được nhiều thứ hay ho về thời trang tại blog Coolmate nhé!
Coolmate - Nơi mua sắm tin cậy của nam giới!
>>> Xem thêm: