Cách chơi và luật chơi bóng rổ cơ bản cho người mới bắt đầu

Bạn là một người mới bắt đầu và muốn tìm hiểu những luật chơi bóng rổ cơ bản? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ về quy định trong môn thể thao hấp dẫn này nhé.

Ngày đăng: 08.08.2023, lúc 11:15 2.341 lượt xem

Giống với đại đa số các môn thể thao ngày nay, trong môn bóng rổ cũng có những cách chơi và luật chơi bóng rổ riêng biệt. Để tránh việc vi phạm không cần thiết hoặc thua cuộc vì những lỗi không mong muốn, việc nắm rõ các quy định cơ bản của bóng rổ trong quá trình thi đấu là điều rất cần thiết. Hãy cùng Coolmate khám phá điều này thông qua bài viết dưới đây nhé. 

Luật chơi bóng rổ cơ bản mà bạn cần nắm

Để bắt đầu chơi môn thể thao này, bạn cần nắm được cách chơi bóng rổ cho người mới bắt đầu

1. Luật bóng rổ về nhảy tranh bóng

Việc tranh bóng xảy ra khi quả bóng được trọng tài tung lên cao theo phương thẳng đứng giữa hai đội thi đấu. Bóng có thể được chạm bởi 1 hoặc 2 cầu thủ khi lên cao nhất.

Các trường hợp được thực hiện nhảy tranh bóng?

  • Khi trọng tài thổi còi bắt đầu hiệp thi đấu mới
  • Khi bóng bị nằm kẹt tại bảng rổ
  • Khi hai đội cùng bị phạm luật
  • Khi trọng tài có quyết định không đồng nhất
  • Khi cả 2 đội cùng cướp được bóng: Có tới 1 hoặc nhiều hơn 1 cầu thủ của cả 2 đội cùng giữ chặt bóng nhưng không bên nào lấy được

Các tình huống tranh bóng được tính là phạm luật

  • Bóng chạm qua tới 2 lần
  • Giẫm chạm vạch khi nhảy tranh bóng
  • 1 hoặc cả 2 đội có hành động thô bạo khi thực hiện tranh bóng
  • Cầu thủ chạm bóng khi chưa đạt điểm tung ở độ cao nhất.

Luật bóng rổ về nhảy tranh bóng. Nguồn: Internet

Xem ngay BST Basketball Collection vừa mới ra mắt của 84RISING 

{{{productpreview_list}}} 652ca8047e30e743ee0e2aaf,652c9ba5db79e753294163fc {{{/productpreview_list}}}

2. Luật bóng rổ về can thiệp bóng

Luật của môn bóng rổ có quy định rằng người chơi chỉ được phép sử dụng tay trần để thao tác với trái bóng, gồm các thao tác như dẫn bóng, ném bóng, cầm bóng, hay chuyền bóng. Người chơi sẽ bị coi là phạm lỗi nếu chủ ý sử dụng các bộ phận khác trên cơ thể như đầu, chân, ngực, vai, để tiếp xúc với bóng. Trường hợp ngẫu nhiên cơ thể va chạm với quả bóng thì không bị xem là vi phạm.

Dù tác động bóng theo hướng nào, việc tiếp xúc với bóng từ phía dưới lên (giống với cách thực hiện pha phát bóng trong bóng chuyền) sẽ được coi là vi phạm luật.

Khi trái bóng đang trong quá trình bay vào rổ, các cầu thủ bị cấm tác động vào quỹ đạo của quả bóng. Sau khi quả bóng đã vào rổ, người phòng thủ không được phép đụng vào vùng vành rổ cũng như quả bóng.

Nếu trong pha ném bóng, quả bóng đồng thời tiếp xúc với bảng rổ và vùng vành rổ, thì cả hai đội đều có thể bị hạn chế khả năng tác động. Khi cầu thủ vi phạm, trọng tài có thể xử phạt bằng cách thực hiện ném biên, ghi điểm cho đội đối thủ hoặc đội được hưởng lợi thế từ tình huống đó.

cach-choi-va-luat-choi-bong-ro-co-ban-cho-nguoi-moi-bat-dau-2364

Quy luật chơi bóng rổ chỉ sử dụng tay trần để thao tác với trái bóng. Nguồn: Internet

3. Luật bóng rổ về xử thua 

Một đội bóng sẽ bị xử thua nếu như đội đó phạm phải vào những lỗi như sau:

  • Trước khi trận đấu diễn ra đội nào chưa đầy đủ 5 thành viên trên sân đội đó sẽ bị tính thua cuộc.
  • Có những hành vi cản trở trận đấu diễn ra.
  • Lỗi phản ứng với những quyết định của trọng tài bằng việc không thi đấu
  • Đội bị xử thua sẽ bị phạt với số điểm là 20-0 và được liệt vào trong biên bản thi đấu.
  • Nếu một đội có số cầu thủ ít hơn đối phương từ 2 người trở lên
  • Đối với thể thức thi đấu lượt đi lượt về thì đội bị xử thua sẽ bị mất toàn bộ số điểm tại lượt đấu mà họ đã vi phạm luật.

4. Luật bóng rổ về tình trạng bóng

Bóng sống
Tiêu chuẩn về bóng sống trong luật bóng rổ như sau:

  • Khi các cầu thủ trên sân chạm bóng và tranh chấp bóng đúng luật
  • Thực hiện các cú ném phạt
  • Thực hiện ném bóng từ biên

Bóng chết
Tiêu chuẩn về bóng chết trong luật bóng rổ gồm:

  • Bóng được ném vào rổ đã được tính điểm hoặc sau khi thực hiện các pha ném phạt
  • Khi nghe thấy tiếng còi báo dừng của trọng tài khi bóng sống
  • Thời gian thi đấu của mỗi hiệp hết
  • Đồng hồ 24s phát thông báo tín hiệu có đội đang kiểm soát bóng
  • Pha ném phạt được thực hiện không trúng rổ mà được tiếp tục bằng quả phát bóng hay một quả ném phạt khác

5. Luật bóng rổ về cách tính điểm

Một pha ném bóng vào rổ chỉ được tính điểm khi trái bóng lọt từ bên trên lọt vào rổ.

Cách tính điểm với những pha ném bóng vào rổ thành công như sau:

  • Ném phạt thành công sẽ ghi được một điểm.
  • 2 điểm được ghi khi cầu thủ đứng ở khu vực 2 và ném bóng thành công vào rổ đối phương.
  • 3 điểm cho đội bạn khi bóng được ném đúng rổ tại khu vực 3.
  • Trong một tình huống ném phạt hay ném bóng vào rổ, bóng chạm vào thành rổ(chưa vào rổ) ngay sau đó có một cầu thủ tiếp xúc vào bóng và ghi điểm thì tính huống đó đội ghi điểm sẽ ghi được 2 điểm.
  • Một tình huống lỡ tay ném bóng vào rổ của đội nhà thì 2 điểm sẽ được dành cho đội của đối phương.
  • Cầu thủ cố tình đưa bóng vào lưới của đội nhà sẽ không tính điểm.
  • Ném bóng từ phía dưới vào trong rổ sẽ bị coi là phạm luật.

cach-choi-va-luat-choi-bong-ro-co-ban-cho-nguoi-moi-bat-dau-2364

Pha ném bóng vào rổ chỉ được tính điểm khi trái bóng lọt từ bên trên lọt vào rổ. Nguồn: Internet

6. Luật bóng rổ về ném phạt 

Trong các luật chơi bóng rổ về việc thực hiện quả ném phạt, những cầu thủ bị phạm lỗi sẽ nhận được một cơ hội thực hiện pha ném phạt. Ngoài tình huống mà cầu thủ bị thương, không có khả năng thay người để ném phạt, nếu không sẽ bị yêu cầu rời sân.

Các quả ném phạt theo luật bóng rổ được quy định bao gồm:

  • Cầu thủ bắt buộc đứng ở vị trí trong vòng tròn ném phạt từ phía sau vạch ném phạt.
  • Người thực hiện pha ném phạt có thể tận dụng mọi kỹ thuật ném bóng để thực hiện tại vị trí ném phạt.
  • Cú ném phạt phải được hành động trong vòng 5 giây tính từ lúc trọng tài thổi còi.

7. Luật bóng rổ về bắt lỗi trong thi đấu

Cầu thủ ở ngoài biên và bóng ở ngoài biên

  • Bất cứ phần cơ thể nào của cầu thủ tiếp xúc với phần hành lang ngoài sân đều bị coi phạm luật.
  • Bóng chạm tay cầu thủ đội nào đó và ra ngoài biên thì quyền kiểm soát bóng thuộc về đội đối phương.

Luật 3 giây trong bóng rổ

  • Khi một bên kiểm soát bóng ở phần sân của đối thủ, thì một cầu thủ của đội tấn công sẽ không được phép di chuyển tại khu vực phần sân của đối phương liên tục quá 3 giây
  • Cầu thủ có mặt ở tại khu vực giới hạn của đối phương chưa đến 3 giây, được cho phép dẫn bóng để ném rổ

Luật 5 giây trong bóng rổ
Trong luật bóng rổ đã quy định rằng một cầu thủ bị đối phương kèm sát quá 5 giây( khoảng cách giữa 2 người khoảng 1m) thì phải chuyền bóng hoặc ném rổ.

Luật bóng rổ về bắt lỗi trong thi đấu. Nguồn: Internet

Luật 8 giây trong bóng rổ

Trong luật thi đấu bóng rổ quy định rõ, khi một cầu thủ đoạt kiểm soát bóng ở phần sân sau của đội, cần phải khẩn trương chuyền bóng tới phần sân phía trước của đội nhà trong quãng thời gian là 8 giây. Và thời gian cũng được tính tương tự khi đội kiểm soát bóng có quyền phát bóng thuộc khu vực sân sau với những lý do:

  • Bóng từ tay đối phương lăn ra ngoài biên.
  • Có một cầu thủ nào đó dính chấn thương và trọng tài ra hiệu tạm dừng.
  • Tình huống nhảy lên cao tranh chấp của hai đội.
  • Xảy ra lỗi kép

Luật 24 giây trong bóng rổ

Luật 24 giây trong bóng rổ được quy định cụ thể như sau:

  • Bóng cần phải rời tay cầu thủ ném rổ trước khi đồng hồ 24 giây thông báo tín hiệu âm thanh.
  • Khi thao tác ném rổ hoàn thành, bóng phải chạm vào vòng rổ hay chui vào bên trong rổ mới được tính là kết thúc khoảng thời gian 24 giây.
  • Trong trường hợp hiếm khác, bóng rời khỏi tay người ném, trên không trung và âm báo kết thúc 24 giây vang lên:
    • Nếu như bóng vào rổ sẽ không bị coi là phạm luật 24 giây
    • Nếu bóng chạm vào thành rổ cũng sẽ không bị tính là vi phạm luật.
    • Sẽ coi là phạm luật, nếu bóng chạm vào bảng rổ và không vào rổ hay vào cả vành rổ, không bị phạm luật nếu đối phương giành quyền kiểm soát bóng, khi đó 24 giây sẽ bị hủy bỏ.

cach-choi-va-luat-choi-bong-ro-co-ban-cho-nguoi-moi-bat-dau-2364

Bóng cần phải rời tay cầu thủ ném rổ trước khi đồng hồ 24 giây. Nguồn: Internet

8. Luật bóng rổ về va chạm trong khi thi đấu

  • Đây còn có tên gọi khác là nguyên tắc hình trụ nghĩa là một cầu thủ được phép di chuyển trong khoảng không gian bao quanh họ: Phía đằng trước của bàn tay người kiểm soát bóng, phía sau mông, mép ngoài cánh tay + chân.
  • Đơn giản là trong không gian của người kiểm soát trái bóng, họ có quyền bật nhảy ném bóng mà cầu thủ đối phương không được phép gây cản trở không đúng luật.
  • Với cầu thủ phòng ngự, một cầu thủ phòng ngự đoạt được vị trí của mình trong hai trường hợp đối mặt với đối phương và hai là 2 chân chạm đất.
  • Cầu thủ phòng ngự có thể đứng tại chỗ, bật nhảy tại chỗ hoặc di chuyển sang cạnh hoặc về phía sau để duy trì vị trí phòng ngự hợp luật ban đầu.

9. Luật bóng rổ về ý thức thi đấu 

  • Bất kỳ vận động viên hay huấn luyện viên nào vi phạm luật bóng rổ về ý thức thi đấu đều bị tính là vi phạm luật.
  • Cầu thủ hoặc huấn luyện viên có những lời lẽ và hành động không đẹp trên sân đều bị coi là phạm vào ý thức thi đấu của cầu thủ.
  • Vận động viên dùng các hành động tiểu xảo với mục đích ngăn cản đối phương không đúng luật, hoặc cố ý gây thương tích cho đối phương đều sẽ bị phạt.
  • Đặc biệt phạt rất nặng với tình huống cầu thủ hay ban huấn luyện của cả hai đội xảy ra xô xát với nhau trên sân đấu.

Các quy định khi chơi bóng rổ

1. Quy định về sân đấu bóng rổ

Sân đấu bóng rổ là nơi các trận đấu thú vị và kịch tính của môn thể thao này được diễn ra. Do vậy, quy định về sân đấu bóng rổ là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính chất lượng của trận đấu. Dưới đây là những quy định cơ bản về sân đấu bóng rổ mà bạn nên biết:

  • Kích thước sân: Kích thước của sân bóng rổ hiện đại ngày nay là 28.65 x 15.24m, trong đó 3 vòng tròn có đường kính 3.6m, vạch 3 điểm cách hình chiếu tâm rổ khoảng cách là 6.75m. Trong khi đó, sân ngoài trời có kích thước to hơn, thường là 30m x 15m. Kích thước này duy trì sự cân đối và không gian đủ cho các hoạt động chơi bóng rổ.
  • Đường viền sân: Đường viền này giúp các cầu thủ và trọng tài dễ dàng nhận biết khu vực thi đấu và khu vực bên ngoài sân.
  • Vùng cấm: Sân đấu bóng rổ có các vùng cấm được quy định để hạn chế các tình huống va chạm và ảnh hưởng đến trận đấu. Trong vùng cấm, các cầu thủ không được phép tác động vào các đối thủ đang thực hiện các pha ném bóng vào rổ.
  • Vùng bóng rổ: Vùng bóng rổ là nơi quan trọng nhất trên sân, gồm cột và mặt lưới để ném bóng vào. Mặt lưới được đặt ở độ cao rơi vào khoảng 2.74m để đảm bảo tính hợp lệ của các pha ghi điểm.

 

cach-choi-va-luat-choi-bong-ro-co-ban-cho-nguoi-moi-bat-dau-2364

Kích thước của sân bóng rổ mặc định hiện nay là 28.65 x 15.24m. Nguồn: Internet

2. Quy định về thành phần của một đội bóng rổ

Một đội bóng rổ thành công không chỉ yêu cầu sự kỹ thuật và tài năng cá nhân mà sự hòa hợp và cùng nhau làm việc trong một môi trường đội nhóm cũng rất cần thiết. Thành phần của một đội bóng rổ bao gồm những nhân tố quan trọng sau:

  • Cầu thủ: Cầu thủ là tâm điểm của đội bóng rổ. Mỗi người chơi đều góp phần vào sự đa dạng kỹ thuật, sức mạnh và khả năng phối hợp. Những vị trí như tiền đạo, hậu vệ và trung vệ cần phải làm việc ăn ý cùng nhau để đảm bảo hiệu suất tốt nhất trong trận đấu. Số vận động viên tối đa mỗi đội bóng là 12 người bao gồm cả đội trưởng của đội bóng
  • Huấn luyện viên và ban huấn luyện: Huấn luyện viên và ban huấn luyện có trách nhiệm xây dựng chiến thuật, rèn luyện kỹ thuật và tạo nên một môi trường đoàn kết. Họ cũng định rõ vị trí của mỗi cầu thủ và cách họ hoạt động tốt nhất trong hệ thống. Mỗi một đội bóng chỉ có 1 huấn luyện viên hoặc có thêm một trợ lý huấn luyện viên
  • Ngoài ra khu vực ghế ngồi của mỗi đội sẽ có tối đa 5 thành viên được ngồi tại khu vực này gồm có bác sĩ, nhân viên xoa bóp…

3. Quy định về vận động viên thi đấu trên sân

Mỗi đội sẽ gồm có 5 vận động viên tham gia thi đấu chính thức trên sân và sẽ trở thành cầu thủ dự bị khi được huấn luyện viên thay ra.Khi được sự cho phép của trọng tài điều khiển trận đấu. Nếu như muốn thay cầu thủ mới vào sân thì ban huấn luyện đội bóng đó cần phải gửi yêu cầu lên trọng tài lên trọng tài.

cach-choi-va-luat-choi-bong-ro-co-ban-cho-nguoi-moi-bat-dau-2364

Mỗi đội sẽ có 5 vận động viên tham gia thi đấu trên sân. Nguồn: Internet

4. Quy định về đồng phục thi đấu trong bóng rổ

Trong môn thể thao bóng rổ, quy định về đồng phục thi đấu đóng một vai trò không thể thiếu trong việc duy trì tính thống nhất trong các trận đấu. Đồng phục không chỉ đại diện cho đội tuyển mà còn giúp phân biệt rõ ràng giữa các đội trên sân.

Theo quy định chung, mỗi đội thi đấu cần có ít nhất hai bộ đồng phục khác nhau: một bộ màu sáng và một bộ màu tối. Điều này giúp tránh trùng màu sắc với đối thủ và trọng tài. Áo của các vận động viên tham gia thi đấu của một đội phải đồng màu cả mặt trước và mặt sau và áo phải cho vào trong quần khi thi đấu. Quần của vận động viên trong thi đấu bóng rổ cũng cần có sự đồng nhất về màu sắc cả trước và sau nhưng không nhất thiết phải đồng màu với áo.

Số áo theo quy định của luật bóng rổ cần được ghi rõ ràng: 20 cm là chiều cao tối thiểu của số áo sau lưng mỗi vận động viên tham gia thi đấu. 10cm là chiều cao tối thiểu của số áo trước ngực. 2cm là chiều rộng tối thiểu của số áo trong thi đấu bóng rổ. Thông thường số áo đấu của các vận động viên bóng rổ từ 4-15 và đảm bảo không trùng nhau, ở một số giải đấu nhất định có thể sử dụng số đấu có 2 chữ số.

Đồng phục thi đấu cũng cần đáp ứng các yêu cầu của tổ chức quản lý giải đấu bao gồm việc không chứa hình ảnh hoặc thông điệp có tính chất phân biệt chủng tộc, tôn giáo hoặc chính trị. Đồng thời, quảng cáo trên đồng phục cần tuân thủ các quy định cụ thể của giải đấu.

5. Quy định về vật dụng vận động viên mang theo

Trong môn thể thao bóng rổ, quy định về vật dụng mà các vận động viên mang theo đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tính công bằng, an toàn và chất lượng của trận đấu. Các quy định này nhằm đảm bảo rằng mọi người chơi có cơ hội cạnh tranh tốt nhất và đảm bảo tính thể thao cao trong mỗi trận đấu.

Bất kỳ vận động viên tham gia thi đấu mang những vật dụng với mục đích làm tăng chiều cao, tăng sức bật hay bất cứ dụng cụ nào nhằm có được lợi thế hơn cho mình so với đối thủ đều bị coi là vi phạm luật bóng rổ. Ngoài ra, những vật dụng có thể gây ra nguy hiểm ảnh hưởng tới vận động viên khác đều không được phép mang vào trong quá trình tham gia thi đấu.

Những vật dụng mà vận động viên có thể mang theo khi thi đấu bóng rổ:

  • Những vật dụng như: Đồ bảo vệ vai, cánh tay, đùi, cẳng chân đều có thể được mang theo khi thi đấu
  • Buộc tóc, băng đô ngăn mồ hôi cũng có thể được mang theo với cả nam và nữ

cach-choi-va-luat-choi-bong-ro-co-ban-cho-nguoi-moi-bat-dau-2364

Áo của các vận động viên tham gia thi đấu của một đội phải đồng màu. Nguồn: Internet

6. Quy định về trường hợp có cầu thủ chấn thương

  • Tạm dừng trận đấu khi có một cầu thủ trên sân thi đấu bị chấn thương:
    • Khi bóng chết, thì trọng tài sẽ cho tạm dừng trận thi đấu.
    • Còn nếu bóng sống, thì chờ kết thúc đường bóng trọng tài sẽ thổi còi tạm dừng. Trong trường hợp cảm thấy vận động viên có thể bị chấn thương nghiêm trọng thì trọng tài có quyền dừng trận đấu ngay lập tức để bảo vệ sức khoẻ cầu thủ.
  • Thay người khi có một cầu thủ bị dính chấn thương và không hồi phục khi quá 15 giây. Cần phải thay thế người mới hoặc đội đó sẽ phải thi đấu mà không trọn vẹn 5 người.
  • Vị bác sĩ có thẩm quyền can thiệp mà không cần sự cho phép của trọng tài khi nhận ra một cầu thủ trên sân cần can thiệp gấp.
  • Theo đúng quy định của luật bóng rổ thì một cầu thủ khi dính chấn thương và vết thương vẫn chảy máu chưa cầm được thì sẽ không được cho phép tham gia thi đấu.
  • Một cầu thủ được ban huấn luyện đăng ký thi đấu không may bị chấn thương thì cũng có thể thay thế một cầu thủ dự bị khác.

7. Quy định về quyền hạn của huấn luyện viên và ban huấn luyện

  • Trước thời điểm trận đấu diễn ra khoảng 20 phút, huấn luyện viên cần phải gửi danh sách các cầu thủ tham gia vào thi đấu. Tất cả các cầu thủ có tên trong danh sách thi đấu đều phải có đủ thể lực để tham gia thi đấu trận đó và điều đặc biệt là họ có thể đến muộn tức là sau khi trận đấu đã diễn ra.
  • Trước thời điểm trận đấu kết thúc 10 phút huấn luyện viên cần điểm danh lại danh sách thi đấu, số áo đấu của các cầu thủ và danh sách tên của 5 vận động viên tham gia thi đấu đầu tiên.
  • Trong suốt quãng thời gian mà trận đấu diễn ra huấn luyện viên và trợ lý huấn luyện viên được phép ngồi tại khu vực hàng ghế của đội.
  • Huấn luyện viên hay trợ lý chỉ được nhận kết quả khi trận đấu dừng lại và đồng hồ tính thời gian đã ngừng.
  • Trợ lý huấn luyện viên sẽ thay thế vị trí của huấn luyện viên trong tình huống vị huấn luyện viên vì một lý do nào đó bất khả kháng không thể tiếp tục chỉ đạo.
  • Nếu như trong trường hợp xấu hơn nữa trợ lý huấn luyện viên không thể tiếp tục chỉ đạo, thì người có quyền hạn có thể thay thế trong trường hợp này của toàn đội chỉ có thể là đội trưởng của đội đó.

 

cach-choi-va-luat-choi-bong-ro-co-ban-cho-nguoi-moi-bat-dau-2364

Huấn luyện viên cần gửi danh sách cầu thủ tham gia thi đấu trước 20 phút. Nguồn: Internet

8. Quy định về thời gian thi đấu

Thời gian diễn ra

Trong môn bóng rổ, quy định về thời gian thi đấu là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của trận đấu. Thời gian thi đấu được chia nhỏ thành các hiệp, và quy định này giúp thúc đẩy sự cân bằng giữa các đội và giúp cho cả hai đội thi đấu đầy năng lượng.

  • Thời gian của một hiệp đấu bóng rổ  theo luật bóng rổ hiện nay sẽ được diễn ra trong vòng 10 phút.
  • Thời gian nghỉ giữa các hiệp đấu là 2 phút kể cả hiệp phụ, duy nhất chỉ có thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và hiệp 3 rơi vào khoảng 15 phút.
  • Thời gian chuẩn bị trước khi trận đấu tranh tài là 20 phút.
  • Nếu như trong 4 hiệp đấu mà tỉ số của trận đấu vẫn giữ nguyên và không nghiêng về đội nào thì trận đấu sẽ được giải quyết ở những hiệp phụ. Thời gian của mỗi hiệp phụ sẽ chỉ là 5 phút. Hai đội sẽ thi đấu cho tới khi có kết quả cách biệt.
  • Nếu trọng tài cho rằng có lỗi vi phạm xảy ra vừa lúc tín hiệu thông báo kết thúc thời gian thi đấu vang lên thì các quả ném phạt sẽ được thực hiện ngay khi kết thúc thời gian thi đấu.

Bắt đầu và kết thúc của một hiệp

Một hiệp đấu bắt đầu khi có một cầu thủ chạm bóng theo đúng chuẩn luật thi đấu bóng rổ.

  • Trọng tài sẽ không cho trận đấu diễn ra nếu trong tình huống một đội thiếu người(không đủ 5 người).
  • Trước khi diễn ra hiệp một và hiệp thi đấu thứ 3 của trận đấu thì 2 đội có thể khởi động tại khu vực của đội mình.
  • Trong hiệp thi đấu thứ 3 thì hai đội phải đổi sân cho nhau khi hiệp đấu đi hết một nửa thời gian.
  • Ở tất cả các hiệp phụ thì mỗi đội sẽ thi đấu theo như đúng vị trí của hiệp thi đấu thứ 4.
  • Thời gian chính thức của hiệp đấu chính hay hiệp phụ sẽ hết khi có tín hiệu âm thanh báo kết thúc trận đấu cất lên.

9. Quy định về hội ý

Hội ý là khoảng thời gian mà huấn luyện viên hay trợ lý huấn luyện viên yêu cầu được dừng việc thi đấu để có những chỉ đạo chiến thuật phù hợp cho đội bóng của mình.

  • Thời gian tối đa cho một lần hội ý là 1 phút.
  • Chỉ được phép dừng hội ý khi bóng chết, đồng thời đồng hồ thi đấu dừng lại và cả sự đồng ý của trọng tài chính điều khiển trận đấu.
  • Khi ném thành công một quả trái bóng vào rổ, thì đội ghi điểm là đội có cơ hội để xin hội ý.
  • Trong quãng thời gian thi đấu chính thức của hiệp 1 và hiệp 2, mỗi đội chỉ được cho phép hội ý 2 lần. Trong thời gian thi đấu chính thức của hiệp ba và hiệp bốn mỗi đội có thể xin hội ý 3 lần và ở hiệp phụ thì số lần hội ý của mỗi đội là 1 lần.
  • Số lần hội ý không dùng hết trong một hiệp đấu sẽ không được bù cho những hiệp đấu còn lại hay cộng dồn vào hiệp phụ.

cach-choi-va-luat-choi-bong-ro-co-ban-cho-nguoi-moi-bat-dau-2364

Thời gian tối đa cho một lần hội ý là 1 phút. Nguồn: Internet

10. Quy định về thay người trong bóng rổ

  • Trong một lần thay người một đội có thể thay một hay nhiều cầu thủ cùng một lúc.
  • Mỗi đội chỉ được phép thay người khi bóng chết và đồng đội thi đấu dừng chạy.
  • Chỉ được thay đổi người khi được nhận được sự đồng ý của ban trọng tài.
  • Cầu thủ thay người sẽ phải đứng ngoài đường biên cho tới khi trọng tài cho phép vào sân thay người thì cầu thủ mới được thi đấu.
  • Khi thay người thì cầu thủ được thay ra sẽ đi thẳng tới hàng ghế thuộc khu vực của đội nhà.
  • Khi thay người phải thực hiện một cách nhanh chóng nhất, cũng như khi cầu thủ bị truất quyền thi đấu thời gian tối đa cho việc thay người chỉ là 30 giây.
  • Với cầu thủ ném phạt, chỉ được thay ra trong những trường hợp sau.
  • Cầu thủ ném phạt dính chấn thương và không thể tiếp tục quay lại thi đấu ngay.
  • Cầu thủ ném phạt bị phạt hoặc bị truất quyền thi đấu.
  • Không được phép thay người trong khi một quả ném phạt chuẩn bị diễn ra hay khi quả ném phạt đã hoàn thành xong.

11. Quy định về nhảy tranh bóng

Quy định này có hiệu lực khi:

  • Cả hai đội cùng giữ chặt vào trái bóng.
  • Trái bóng bật ra ngoài mà trọng tài không xác định được ai là người chạm vào bóng cuối cùng, trước khi bóng bật ra ngoài biên.
  • Vận động viên phạm lỗi khi ném quả bóng phạt.
  • Khi thi đấu mà trái bóng bị dừng ở trên giá không rơi xuống mà cũng không lọt lưới (ngoại trừ trường hợp ném bóng phạt).
  • Không đội nào giành được quyền kiểm soát bóng và bóng chết. Khi bắt đầu hiệp đấu đầu tiên diễn ra.

Những câu hỏi thường gặp về cách chơi và luật bóng rổ

1. Bóng rổ có bao nhiêu hiệp ?

Bóng rổ có bao nhiêu hiệp là câu hỏi của khá nhiều bạn mới tập chơi môn thể thao này. Trong môn bóng rổ, mỗi trận đấu thường được phân thành 4 hiệp. Mỗi hiệp kéo dài trong khoảng thời gian từ 10 đến 12 phút, tùy vào quy định của giải đấu cụ thể. Tổng thời gian trận đấu sẽ rơi vào trong khoảng từ 40 đến 48 phút. Trong trường hợp trận đấu kết thúc với tỷ số hòa sau 4 hiệp, hiệp phụ sẽ được thêm vào để tìm ra người chiến thắng.

2. Mặc đồ gì chơi bóng rổ đúng quy định ?

Một bộ đồ thi đấu bóng rổ đúng quy định thường thường gồm các bộ phận sau:

  • Áo thi đấu: Người chơi cần mặc áo đấu có số và tên của mình. Màu sắc và thiết kế thống nhất của áo sẽ tuân theo sự thống nhất của toàn đội. Áo thường là loại áo thun thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt và thoáng khí để người chơi có thể dễ dàng thực hiện các động tác với bóng rổ.
  • Quần thi đấu: Quần đấu thông thường là sẽ ưu tiên quần thể thao thoải mái và linh hoạt, giúp người chơi dễ dàng thực hiện các động tác như nhảy, chạy và ném bóng.
  • Giày thể thao: Giày đấu thể thao là một phụ kiện bóng rổ quan trọng để cung cấp sự đệm và hỗ trợ cho chân khi thực hiện các động tác chạy, nhảy và di chuyển nhanh, tránh chấn thương.
  • Tất đấu: Tất thể thao thường được đeo để bảo vệ chân và giúp giày thể thao vừa vặn hơn.
  • Bảo hộ: Trong một số trường hợp, cầu thủ có thể mặc bảo hộ như đệm đầu gối hoặc bảo vệ cổ tay để bảo vệ các bộ phận thường xuyên va chạm khi thi đấu khỏi bị chấn thương.
  • Phụ kiện: Cầu thủ nên tránh đeo các phụ kiện không an toàn như vòng cổ, đồ trang sức lớn hoặc các vật dễ gây nguy hiểm sẽ bị cấm mang vào trong sân trong suốt quá trình thi đấu.

 

cach-choi-va-luat-choi-bong-ro-co-ban-cho-nguoi-moi-bat-dau-2364

Giày đấu bóng rổ là một phần phụ kiện quan trọng trong thi đấu. Nguồn: Internet



Lựa chọn áo tank top thể thao luyện tập bóng rổ. Tham khảo ngay mẫu Áo sát nách thể thao nam Dri-Breathe thoáng mát

Màu sắc:
Kích thước Áo:

3. Các lỗi thường gặp khi chơi bóng rổ

Trong quá trình chơi bóng rổ, người chơi thường gặp phải một số lỗi cơ bản. Dưới đây là một số lỗi thường gặp như sau:

  • Lỗi tiền đạo (Traveling): Khi một người chơi di chuyển (tiến bóng) mà không ném bóng ra trong thời gian quy định, hoặc di chuyển cùng bóng ở một khoảng cách lớn mà không ném bóng, sẽ bị coi là lỗi tiền đạo.
  • Lỗi chạm bóng hai tay (Double Dribble): Khi một người chơi đang tiến bóng và sau đó tác động bóng bằng cả hai tay hoặc tiến bóng rồi lại dừng và sau đó lại tiến bóng một lần nữa mà không ném bóng, sẽ đều bị coi là lỗi chạm bóng hai tay.
  • Lỗi vi phạm không gian cá nhân (Personal Foul): Khi một cầu thủ xâm phạm không gian cá nhân của đối thủ bằng hành vi đẩy, kéo hoặc gây cản trở đường bóng, đối thủ sẽ được phép thực hiện ném điểm tự do hoặc đội đối thủ được phép tiến lên vị trí ném điểm tự do.
  • Lỗi vi phạm không gian đội (Team Foul): Khi đội bóng có quá nhiều lỗi trong một hiệp, đối thủ sẽ nhận được thực hiện ném điểm tự do cho mỗi lỗi tiếp theo của đối phương.
  • Lỗi ném bóng ra ngoài (Out of Bounds): Khi bóng bật ra khỏi sân đấu hoặc chạm vào biên trong, người chơi sẽ bị coi là gây ra lỗi ném bóng ra ngoài.
  • Lỗi đứng chân (Traveling or Pivot Violation): Khi người chơi dừng lại sau khi tiến bóng và sau đó di chuyển thêm một chân để đứng chân mà không ném bóng, hoặc không thực hiện đúng kỹ thuật pivot, người chơi sẽ bị coi là dính lỗi đứng chân.
  • Lỗi cướp bóng (Stepping Out of Bounds): Khi một người chơi cướp bóng từ đối thủ và đồng thời chân của họ chạm vào biên sân, cầu thủ sẽ gây ra lỗi cướp bóng.
  • Lỗi vi phạm thời gian (Shot Clock Violation): Khi đội bóng không thực hiện cú ném vào rổ trong khoảng thời gian giới hạn được gọi là "shot clock," đội đó sẽ tạo ra lỗi vi phạm thời gian.

cach-choi-va-luat-choi-bong-ro-co-ban-cho-nguoi-moi-bat-dau-2364

Các lỗi thường gặp khi chơi bóng rổ. Nguồn: Internet

Hy vọng rằng bài viết trên có thể giúp các bạn hiểu sâu hơn về môn bóng rổ. Để đạt được thành công trong các trận đấu bóng rổ, điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải hiểu rõ cách chơi và luật chơi bóng rổ cơ bản. Chúc các bạn có được những khoảnh khắc thú vị cùng bạn bè và người thân khi tham gia vào môn bóng rổ. Đừng quên theo dõi ngay Coolblog để không bỏ lỡ bất kì thông tin hữu ích và những xu hướng giới trẻ được cập nhật mỗi ngày bạn nhé. 

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy cho nam giới

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn