Áo khoác local brand được nhiều người yêu thích nhờ thiết kế đẹp mắt và độc đáo. Tuy nhiên, việc giặt giũ và bảo quản áo để luôn bền đẹp lại là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Cùng Coolmate tìm hiểu ngay cách giặt áo khoác local brand đúng cách qua bài viết ngay sau đây để giữ áo luôn bền đẹp như mới nhé!
Phân loại áo khoác local brand theo chất liệu
Hướng dẫn cách giặt áo khoác local brand
Kiểm tra nhãn mác
Tại sao nên kiểm tra nhãn mác trên áo khoác?
Trên mác áo có thể hiện hướng dẫn giặt, ủi riêng cho sản phẩm
Nhãn mác trên áo khoác là một hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc sản phẩm của bạn. Mỗi loại vải, mỗi kiểu thiết kế đều có những yêu cầu riêng về nhiệt độ giặt, chất tẩy rửa, cách sấy và ủi. Việc không tuân thủ hướng dẫn này có thể dẫn đến:
- Áo bị co rút, giãn: Đặc biệt với các loại vải như len, cotton, nỉ
- Nhanh phai màu: Nhiệt độ nước quá nóng hoặc chất tẩy mạnh có thể làm phai màu áo
- Hình in bị bong tróc: Với những chiếc áo có hình in, việc giặt không đúng cách sẽ khiến hình in bị hỏng
- Áo bị hư hại: Các chi tiết như khóa kéo, nút bấm có thể bị gỉ sét hoặc hư hỏng nếu không được chăm sóc đúng cách
Trên nhãn mác áo khoác, bạn thường gặp các ký hiệu hình học biểu thị các cách xử lý khác nhau. Dưới đây là một số ký hiệu phổ biến:
Ký hiệu giặt quần áo
Các kí hiệu giặt quần áo phổ biến có trên nhãn mác
- Ký hiệu giặt tay: Khi thấy biểu tượng chậu nước, bạn nên giặt sản phẩm bằng tay. Điều này giúp bảo vệ những chất liệu vải nhạy cảm và tránh làm hỏng các chi tiết trang trí trên áo. Hãy lưu ý đến nhiệt độ nước, loại xà phòng dịu nhẹ và tránh vò mạnh để áo không bị biến dạng.
- Ký hiệu giặt máy: Biểu tượng máy giặt cho phép bạn giặt sản phẩm bằng máy. Tuy nhiên, hãy chọn chế độ giặt phù hợp với loại vải và tham khảo thêm hướng dẫn trên nhãn mác để tránh làm hỏng quần áo.
- Ký hiệu cấm sử dụng chất tẩy: Biểu tượng hình tam giác gạch chéo có nghĩa là bạn không nên sử dụng bất kỳ loại chất tẩy nào cho sản phẩm này. Việc sử dụng chất tẩy có thể làm hỏng màu sắc và chất liệu vải.
- Ký hiệu giặt bằng nước lạnh: Biểu tượng vòi nước lạnh nhắc nhở bạn chỉ nên giặt sản phẩm bằng nước lạnh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm màu sáng hoặc có họa tiết in để tránh bị phai màu.
- Ký hiệu là (ủi) quần áo: Biểu tượng hình bàn ủi cho biết nhiệt độ cần sử dụng cho từng loại chất liệu vải khác nhau.
- Ký hiệu sấy: Biểu tượng hình vuông có hình tròn bên trong cho biết quá trình sấy khô và hướng dẫn chương trình và nhiệt độ sấy phù hợp.
Giặt tay
Khi nào nên giặt tay áo khoác?
Giặt áo khoác bằng tay
Bạn cần giặt tay áo khoác trong các trường hợp sau:
- Áo khoác có chất liệu đặc biệt: Các loại vải như len, lụa, da, vải dệt kim, hoặc những chiếc áo có chi tiết trang trí cầu kỳ thường nên giặt tay để tránh bị hư hỏng.
- Áo khoác có màu sắc sặc sỡ hoặc màu nhạt: Những màu sắc này dễ bị phai màu khi giặt máy. Vì vậy giặt tay sẽ giúp bảo vệ màu sắc tốt hơn.
- Áo khoác có các vết bẩn cứng đầu: Nếu áo khoác bị dính những vết bẩn khó giặt, bạn nên giặt tay để xử lý cẩn thận từng vết bẩn.
- Áo khoác mới mua: Lần giặt đầu tiên, bạn nên giặt tay để loại bỏ bụi bẩn và hóa chất còn sót lại trong quá trình sản xuất.
Cách giặt áo khoác local brand
Các bước giặt áo khoác bằng tay
- Bước 1: Kiểm tra hướng dẫn giặt áo trên nhãn áo khoác
- Bước 2: Chuẩn bị nước ở nhiệt độ thích hợp và chọn loại xà phòng dịu nhẹ, phù hợp với chất liệu vải
- Bước 3: Ngâm áo trong nước ấm pha xà phòng khoảng 15-20 phút để làm mềm các vết bẩn. Nhớ lộn trái áo để bảo vệ màu sắc và các chi tiết trang trí
- Bước 4: Giặt áo bằng tay một cách nhẹ nhàng. Dùng tay vò nhẹ nhàng các vết bẩn, tránh chà xát quá mạnh. Với những vùng vải dày hoặc có nhiều đường may, bạn có thể dùng bàn chải mềm để làm sạch
- Bước 5: Xả sạch lại với nước bằng nước sạch đến khi hết xà phòng. Bạn cũng có thể ngâm qua nước xả vải để áo có mùi thơm hơn
- Bước 6: Phơi khô áo khoác và để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Với các loại áo len, bạn nên phơi trên bề mặt phẳng để tránh bị biến dạng
Lưu ý cách giặt áo khoác local brand bằng tay
Lưu ý về cách giặt áo khoác bằng tay
- Đọc kỹ nhãn mác: Trước khi giặt, hãy luôn đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn mác để biết thông tin chi tiết về cách giặt và bảo quản áo
- Phân loại quần áo: Giặt riêng áo khoác với các loại quần áo khác, đặc biệt là quần áo sáng màu
- Sử dụng nước giặt phù hợp: Chọn loại nước giặt dịu nhẹ, không chứa chất tẩy mạnh để bảo vệ chất liệu vải
- Tránh vắt quá mạnh: Vắt quá mạnh có thể làm hư hại áo khoác, đặc biệt là các loại áo khoác có chất liệu mỏng
- Không phơi áo dưới ánh nắng trực tiếp: Ánh nắng mặt trời có thể làm phai màu và hư hỏng vải. Do đó, chỉ nên phơi áo ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
Giặt máy
Ưu điểm của giặt máy áo khoác local brand
Việc giặt áo khoác bằng máy giúp tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với giặt tay. Khi giặt máy, bạn cũng không mất quá nhiều sức khi phải vò, xả nhiều lần. Đặc biệt, giặt máy cũng giúp làm sạch áo quần hiệu quả hơn, và giúp quần áo nhanh khô hơn.
Hướng dẫn chi tiết các bước giặt máy áo khoác local brand
Các bước giặt áo khoác bằng máy
- Bước 1: Kiểm tra nhãn mác trên áo để chọn chế độ giặt, nhiệt độ và chất tẩy rửa (nếu có) phù hợp
- Bước 2: Phân loại áo quần. Giặt riêng áo khoác với các loại quần áo khác. Đặc biệt phân loại quần áo sáng màu và tối màu để tránh màu bị loang
- Bước 3: Cho áo vào máy giặt với số lượng vừa phải. Tránh nhồi nhét quá nhiều khiến quần áo bị nhàu và giặt không sạch
- Bước 4: Cho nước giặt vào ngăn chứa và nước xả vải (nếu cần) giúp áo khoác thơm hơn và mềm mịn hơn
- Bước 5: Chọn chế độ giặt phù hợp với chất liệu vải. Tránh sử dụng chế độ vắt mạnh
- Bước 6: Đợi máy giặt xong, lấy quần áo ra khỏi máy và phơi áo ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Lưu ý khi giặt máy
- Đọc kỹ nhãn mác: Trước khi giặt, hãy luôn đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn mác để biết thông tin chi tiết về cách giặt và bảo quản áo
- Chọn chế độ giặt phù hợp: Chọn chế độ giặt nhẹ nhàng để bảo vệ chất liệu vải
- Tránh sử dụng nước nóng: Nước nóng có thể làm co rút vải và làm phai màu
- Không sử dụng chất tẩy mạnh: Chất tẩy mạnh có thể làm hỏng chất liệu vải và màu sắc của áo
- Tránh vắt quá mạnh: Vắt quá mạnh có thể làm hư hại áo khoác, đặc biệt là các loại áo khoác có chất liệu mỏng manh
Giặt khô
Giặt khô là gì?
Giặt khô là phương pháp được sử dụng để giặt các loại áo khoác đặc biệt
Giặt khô là phương pháp làm sạch quần áo bằng cách sử dụng dung môi hóa học thay vì nước. Quần áo sẽ được cho vào máy giặt khô, xoay tròn trong một thùng kín chứa dung môi đặc biệt. Dung môi này sẽ hòa tan các vết bẩn mà không làm hư hại chất liệu vải.
Những loại áo khoác local brand cần giặt khô
- Áo khoác len cao cấp: Len cao cấp rất dễ bị co rút và mất dáng khi tiếp xúc với nước. Giặt khô là cách tốt nhất để bảo vệ áo len của bạn.
- Áo khoác dạ: Áo dạ thường có lớp lông tơ bên trong, việc giặt nước có thể làm hư hại lớp lông này.
- Áo khoác có chi tiết trang trí: Áo khoác có đính đá, hạt cườm, hoặc các chi tiết trang trí bằng kim loại nên được giặt khô để tránh làm hư hỏng các chi tiết này.
- Áo khoác có lớp lót bằng chất liệu đặc biệt: Một số loại áo khoác có lớp lót bằng chất liệu như lụa, satin hoặc da, những chất liệu này rất nhạy cảm với nước và cần được giặt khô.
Lưu ý khi lựa chọn dịch vụ giặt khô
Chế độ giặt khô được ghi rõ trên nhãn áo
- Nên chọn những tiệm giặt ủi có uy tín, có kinh nghiệm trong việc giặt khô các loại vải đặc biệt
- Khi mang áo khoác đi giặt, bạn nên thông báo rõ loại vải, màu sắc và các chi tiết đặc biệt của áo để nhân viên có thể lựa chọn phương pháp giặt phù hợp
- Sau khi lấy áo, bạn nên kiểm tra kỹ lại xem có bị hư hỏng, mất màu hoặc mất form dáng hay không
- Việc giặt khô yêu cầu kỹ thuật, hóa chất và thiết bị chuyên dụng, nên không tự ý giặt khô tại nhà nếu không nắm rõ cách giặt.
Xử lý các vết bẩn thường gặp trên áo khoác local brand
Tùy vào từng loại vết bẩn mà sẽ có các cách xử lí khác nhau. Trong đó, các vết bẩn thường gặp nhất phải kể đến như sau:
Vết dầu mỡ
Cách xử lí vết dầu mỡ dính trên áo
Cách xử lý khi gặp vết dầu mỡ dính trên áo khoác như sau:
- Bước 1: Dùng giấy ăn thấm hết phần dầu mỡ thừa
- Bước 2: Rắc bột talc hoặc bột phấn lên vết bẩn để hút dầu
- Bước 3: Dùng chất tẩy rửa chuyên dụng cho vết dầu hoặc xà phòng giặt quần áo
- Bước 4: Giặt lại bằng nước ấm
Lưu ý: Không chà xát mạnh vì có thể làm vết bẩn lan rộng.
Vết mực bút bi, bút dạ
Vết mực bút bi dính trên áo có thể được vệ sinh dễ dàng nhờ cồn hoặc baking soda
Cách xử lý khi bị dính vết bút mực, bút bi trên áo cực đơn giản với các bước như sau:
- Bước 1: Ngâm áo dính vết mực vào dung dịch cồn, baking soda hoặc hỗn hợp giấm và nước
- Bước 2: Để khoảng 15-20 phút rồi giặt lại bằng nước ấm và xà phòng
- Bước 3: Xả sạch bằng nước để tránh bám dính mùi trên áo
Lưu ý: Với vết mực cứng đầu, có thể dùng cồn 90 độ nhưng nên thử trước ở một góc khuất của áo để kiểm tra tình trạng màu áo có bị phai hay loang màu hay không trước khi ngâm cả áo vào cồn.
Vết máu
Xử lí khi dính máu trên áo bằng nước muối pha loãng
Đối với vết máu do bị chấn thương, trầy xước,... bám dính trên áo khoác, bạn có thể xử lí bằng các bước như sau:
- Bước 1: Ngâm ngay vết máu trong nước lạnh có pha muối
- Bước 2: Dùng xà phòng giặt nhẹ nhàng để sạch vết máu
- Bước 3: Giặt lại nhiều lần bằng nước sạch
Lưu ý: Không nên dùng nước nóng vì sẽ làm cho máu đông lại và khó tẩy sạch hơn.
Vết cà phê, trà
Xử lí vết cà phê bằng nước chanh pha loãng
Vết trà, cà phê rất dễ dính vào áo nếu không cẩn thận trong quá trình ăn uống. Nếu có lỡ vô tình dính các vết bẩn này, bạn cũng không cần quá lo lắng mà hãy áp dụng ngay các bước như sau:
- Bước 1: Dùng nước lạnh thấm ngay lên vết bẩn
- Bước 2: Dùng giấm trắng hoặc nước cốt chanh pha loãng
- Bước 3: Ngâm áo trong hỗn hợp vừa pha trong khoảng 15 phút
- Bước 4: Giặt lại bằng nước ấm và xà phòng
Vết mồ hôi
Pha hỗn hợp giấm trắng và nước xà phòng để đánh bay vết mồ hôi trên áo
Vận động nhiều sẽ tiết ra mồ hôi nhanh và nhiều. Khi có nhiều vết mồ hôi dính trên áo khoác, bạn có thể xử lí như sau:
- Bước 1: Dùng giấm trắng pha loãng với nước
- Bước 2: Vỗ nhẹ lên vết mồ hôi
- Bước 3: Giặt lại bằng nước ấm và xà phòng
Lưu ý chung khi xử lý vết bẩn
- Xử lý vết bẩn càng sớm càng tốt
- Trước khi dùng bất kỳ loại chất tẩy nào, hãy thử ở một vị trí nhỏ của áo để đảm bảo không làm hỏng màu vải
- Tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng để tránh gây hại cho vải
- Sau khi xử lý vết bẩn, hãy giặt lại áo bằng nước sạch nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn chất tẩy
Mẹo bảo quản áo khoác local brand sau khi giặt
Cách phơi áo khoác
Phơi áo khoác đúng cách để áo được bền, đẹp và giữ phom dáng tốt nhất
Biết cách phơi áo khoác đúng cách sẽ giúp áo bền đẹp hơn. Hãy áp dụng ngay những mẹo phơi áo khoác như sau:
- Không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì có thể làm phai màu, co rút vải và làm hỏng các chi tiết trang trí trên áo
- Phơi áo ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh những nơi ẩm thấp
- Chọn móc áo có kích thước vừa phải với vai áo để tránh làm biến dạng form áo
- Lộn trái áo trước khi phơi để bảo vệ màu sắc và các họa tiết in
- Giũ nhẹ áo để áo thẳng và phẳng trước khi treo lên móc
- Nếu sử dụng máy sấy, hãy chọn chế độ sấy ở nhiệt độ thấp để bảo vệ vải
- Nếu phơi áo lên thì nên phơi ngang trên bề mặt phẳng để tránh bị biến dạng
- Đối với áo khoác có mũ, nên kéo mũ ra cho phẳng để áo khô đều và nhanh
- Nói không với việc nhét đồ vào túi áo khi phơi, điều này có thể làm biến dạng áo.
Cách là/ủi áo khoác
Hướng dẫn cách ủi áo khoác đúng cách
Là/ủi áo khoác sau khi giặt sẽ giúp áo khoác của bạn luôn phẳng phiu và giữ được form dáng như ban đầu. Hãy áp dụng ngay một số mẹo nhỏ như sau:
- Luôn đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn mác áo khoác để biết nhiệt độ ủi phù hợp cho từng loại vải
- Điều chỉnh nhiệt độ bàn ủi phù hợp với từng loại vải khác nhau
- Sử dụng bàn ủi hơi nước sẽ giúp áo phẳng phiu hơn và loại bỏ các nếp nhăn cứng đầu
- Với những chiếc áo khoác có họa tiết hoặc chất liệu dễ bị bóng, bạn nên là/ủi mặt trong của áo
- Khi là/ủi những phần có chi tiết như cổ áo, túi áo, cúc áo, bạn nên dùng miếng lót để bảo vệ
- Sau khi ủi xong, hãy để áo nguội hẳn trước khi cất để tránh bị nhăn lại
Cách cất giữ áo khoác
Cất giữ áo khoác cẩn thận để bảo quản áo luôn như mới
Sau khi giặt, phơi và ủi áo khoác, bạn cần cất giữ áo khoác cẩn thận để bảo quản và duy trì độ bền cho sản phẩm. Cách cất giữ áo khoác có thể áp dụng như sau:
- Phân loại áo khoác theo mùa và cất giữ cẩn thận. Mùa Đông hãy lấy áo măng tô, áo phao, áo hoodie ra sử dụng và cất vào túi nilon/ túi vải hoặc hút chân không các loại áo dày này vào mùa hè
- Treo áo trên móc theo kích thước phù hợp để giữ form dáng áo
- Cất áo ở thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp, kín gió
- Kiểm tra tủ quần áo định kì để xử lí mốc, mối mọt (nếu có)
- Nên cất áo khoác lông vũ trong túi vải có khóa kéo để tránh bị bẹp và mất độ phồng
- Cất áo khoác da ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
- Tránh treo áo len quá lâu trên móc vì có thể làm giãn vai áo
- Không treo quá nhiều áo trên một móc vì dễ làm nhăn và biến dạng form áo
Lời kết
Vậy là chúng ta đã điểm qua những cách giặt áo khoác local brand với các mẹo cực đơn giản và hữu ích, giúp duy trì độ bền, màu sắc và chất lượng áo như mới. Hi vọng các thông tin trên đã giúp bạn trong cách giặt và bảo quản áo khoác. Ghé ngay Coolmate và tham khảo BST Đồ Thu Đông cực chất lượng với các sản phẩm áo khoác dành cho ngày Đông vô cùng thời trang nhé.
>>> Xem thêm