Người Nhật nổi tiếng với lối sống tiết kiệm. Cùng Coolmate tìm hiểu 19 cách tiết kiệm tiền của người Nhật ngay nhé.
19 cách tiết kiệm tiền của người Nhật
1.1 Tiết kiệm thực phẩm
- 1-2 bữa/tuần chỉ ăn rau: Thịt ở Nhật thường có giá cao hơn so với các loại rau củ. Mỗi tuần, người Nhật sẽ dành ra 1-2 bữa chỉ để ăn rau, vừa giúp thanh lọc cơ thể, vừa có thể tiết kiệm tiền.

- Ăn thịt vừa đủ: Vì giá thịt cao, người Nhật luôn cố gắng sử dụng lượng thịt vừa đủ để tránh gây lãng phí.

- Nấu đủ ăn: Thức ăn được chế biến vừa đủ giúp người Nhật tránh được tình trạng đồ ăn thừa.

1.2 Tiết kiệm khi mua sắm
- Lập danh sách mua sắm: Người Nhật thường lập danh sách những món đồ cần mua trước khi đến cửa hàng và siêu thị. Họ chỉ mua và thanh toán đúng những thứ mình cần.

- Không bị "tác động" bởi những đợt siêu sale: Người Nhật là những người tiêu dùng thông minh. Họ sẽ không vì giá rẻ mà mua sắm những thứ đồ không cần thiết.

- Sử dụng 24h cân nhắc về sản phẩm dự định mua: Quyết định mua sắm của người Nhật dựa trên khả năng chi trả và tính cần thiết của sản phẩm. Họ thường dành ra 24h để cân nhắc.

- Tự nhắc nhở bản thân bằng giấy note: Người Nhật có thói quen dán giấy note ở ví tiền và trên thẻ tín dụng. Tờ giấy này như một lời nhắc nhở bản thân về việc chi tiêu tiết kiệm.
- Giữ gìn đồ đạc trong nhà: Bảo quản và giữ gìn đồ đạc là một cách kéo dài tuổi thọ của chúng.

1.3 Tiết kiệm năng lượng
- Tái sử dụng nước tắm: Tắm bồn là một thói quen sinh hoạt của người Nhật. Nước tắm trong bồn có thể được sử dụng nhiều lần cho các thành viên trong gia đình. Trước khi bước vào bồn tắm, họ đã làm sạch cơ thể với vòi sen bên ngoài rồi. Do vậy, nước trong bồn vẫn sạch và các thành viên trong gia đình có thể thay phiên nhau sử dụng. Ngoài ra, nước tắm ấy còn được dùng để giặt giũ, tưới cây, lau nhà hay xả toilet…


- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện: Các thiết bị tiết kiệm điện cũng là một cách tiết kiệm tiền của người Nhật mà chúng ta cần học hỏi.

- Tắt đèn khi không sử dụng: Việc làm này tránh gây lãng phí điện năng, đồng thời tiết kiệm tiền điện.

- Đóng/mở tủ lạnh trong 3s: Người Nhật luôn biết rõ mình sẽ lấy gì trước khi mở tủ lạnh. Vì vậy, họ chỉ cần 3s để đóng và mở tủ lạnh.

- Chỉ bật điều hòa/máy sưởi trong phòng có người: Điều này tương tự như cách "tắt đèn khi không sử dụng".

1.4 Tiết kiệm chi phí đi lại
- Đi xe đạp: Xe đạp là một phương tiện đi lại mà người Nhật rất yêu thích. Đi xe đạp vừa tốt cho sức khỏe lại tiết kiệm được một khoản chi phí (xăng xe, tiền bảo dưỡng, sửa chữa…).

- Sử dụng phương tiện công cộng: Người Nhật khi muốn di chuyển một quãng đường xa hơn, thay vì sử dụng xe đạp, tàu điện ngầm chính là lựa chọn thay thế tốt nhất. Phương tiện này trở nên phổ biến nhờ tính tiện lợi cũng như tiết kiệm được nhiều khoản phí so với các phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô) khác.

1.5 Tiết kiệm tiền chi tiêu trong gia đình
- Giới hạn chi tiêu: Đặt ra một giới hạn chi tiêu nhất định và tuân thủ giới hạn đó.

- Đặt ra mục tiêu tiết kiệm: Người Nhật thường đặt ra những mục tiêu tiết kiệm cụ thể về thời gian, mục đích sử dụng, và số tiền cần tiết kiệm.

- So sánh các phương án chi tiêu: So sánh giữa các phương án chi tiêu để đưa ra lựa chọn tối ưu và tiết kiệm nhất.

- Phương pháp Kakeibo (xem phần 2)
1.6 Tiết kiệm thời gian
Đối với người Nhật, thời gian chính là tiền bạc. Bỏ lỡ thời gian cũng chính là bỏ lỡ tiền bạc.

2. Phương pháp Kakeibo: Tiết kiệm là cả một nghệ thuật
Thay vì lựa chọn những phần mềm, ứng dụng quản lý tài chính trên điện thoại, laptop, người Nhật sẽ sử dụng phương pháp Kakeibo. Đây là một phương pháp quản lý chi tiêu trên sổ sách với cách thực hiện vô cùng đơn giản:
- Bước 1: Bạn có bao nhiêu tiền?
+ Ghi ra sổ tổng thu nhập mỗi tháng của bạn
+ Xác định các khoản chi tiêu cố định: tiền điện, tiền nước, tiền đi lại, tiền nhà… - Bước 2: Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu?
Ghi ra số tiền bạn muốn tiết kiệm - Bước 3: Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền?
Liệt kê những khoản tiền bạn sẽ sử dụng, bao gồm:
+ Tiền sinh hoạt: tiền điện thoại, tiền cắt tóc, tiền thuốc…
+ Tiền mua sắm: quần áo, mỹ phẩm, đồ dùng cá nhân…
+ Giải trí: xem phim, du lịch, mua sách…
+ Các chi phí khác: tiền cưới hỏi, ma chay, quyên góp… - Bước 4: Mục tiêu tài chính của bạn là gì?
Thiết lập mục tiêu ngắn hạn và dài hạn bằng số tiền cụ thể - Bước 5: Bạn cam kết điều gì?
Ghi vào sổ những cam kết bạn sẽ làm để tiết kiệm tiền - Bước 6: Nhìn lại
Tổng kết lại chi tiêu vào cuối tháng. So sánh sự chênh lệch giữa chi tiêu thực tế và “chi tiêu” trong sổ sách (ở bước 3). - Bước 7: Bạn sẽ làm gì để cải thiện?
Lên kế hoạch điều chỉnh chi tiêu nếu nhận thấy có sự chênh lệch lớn (ở bước 6).

Học hỏi ngay 19 cách tiết kiệm của người Nhật và bạn sẽ sớm đạt được tự do tài chính. Tìm hiểu thêm những bài viết khác về chủ đề tiết kiệm tại đây nhé.