9 cách tiết kiệm tiền và quản lý chi tiêu hiệu quả nhất

Chi tiêu sao cho hợp lý chính là điều khiến cho các bạn trẻ không khỏi cảm thấy băn khoăn, lo lắng. Cùng tìm hiểu ngay về cách tiết kiệm và quản lý chi tiêu hiệu quả nhé.

Ngày đăng: 08.12.2021, lúc 17:36 3.077 lượt xem

Tiết kiệm tiền là một bài toán tài chính khiến nhiều bạn trẻ không khỏi băn khoăn. Khi không biết cách tiết kiệm dễ dẫn đến tình trạng tài chính bị động và cản trở việc thực hiện những mục tiêu lớn hơn trong cuộc sống. Dưới đây là 9 cách tiết kiệm tiền và quản lý chi tiêu hiệu quả nhất mà Coolmate muốn bạn nên biết ngay khi còn trẻ.

Vì sao nhiều người trẻ không thể tiết kiệm tiền?

     1. Không chú trọng tiết kiệm tiền

Tiết kiệm tiền dường như vẫn còn là điều xa vời với một số bộ phận giới trẻ. Thay vì tiết kiệm họ gần như dành toàn bộ số tiền kiếm được để thỏa mãn đam mê và sở thích như đi du lịch, làm đẹp, mua sắm…Trong khi đó sổ tiết kiệm của họ gần như bằng con số 0 và thậm chí là âm. 

Có nhiều bạn trẻ thường không chú trọng việc tiết kiệm tiền

Có nhiều bạn trẻ thường không chú trọng việc tiết kiệm tiền

Theo các chuyên gia tài chính, con người nên học cách tiết kiệm ngay từ khi con trẻ. Điều này nhằm đảm bảo chi phí sinh hoạt hàng ngày và trong trường hợp khẩn cấp bạn luôn có sẵn một khoản tiền dự phòng và chuẩn bị cho những rủi ro. Đặc biệt là bạn có thể tự chủ tài chính cá nhân mà không cần phụ thuộc vào bất cứ ai.

     2. Không đặt mục tiêu rõ ràng

Mặc dù biết tiết kiệm tiền là thói quen tốt tuy nhiên nhiều người lại không đặt mục tiêu cụ thể. Vì vậy cách tiết kiệm tiền thường không theo đúng hướng và dễ thất bại.

Việc đặt mục tiêu tiết kiệm tiền là điều quan trọng và cần được xác định ngay từ khi bắt đầu. Những kế hoạch dài hạn như mua nhà, tậu xe, du lịch…sẽ là mục tiêu để bạn biết cách tiết kiệm tiền sao cho hiệu quả nhất. Mỗi tháng chi tiêu bao nhiêu và tiết kiệm bao nhiêu bạn cần phải nắm rõ và nắm được con số cụ thể.

     3. Tiêu trước, tiết kiệm sau

Dành tiền kiếm được để trả cho các khoản chi tiêu trước, số dư còn lại để tiết kiệm là thói quen chi tiêu của không ít người. Đối với những người có thu nhập không cao nếu giữ thói quen này thì dường như là bạn không tiết kiệm được gì.

Nhiều người thường nghĩ đến việc tiêu trước và tiết kiệm tiền sau

Nhiều người thường nghĩ đến việc tiêu trước và tiết kiệm tiền sau

Thay vì chi tiêu trước, bạn nên trích một khoản cố định từ nguồn thu nhập để tiết kiệm trước. Khoản còn lại sẽ dành để chi tiêu cho những hoạt động thiết yếu hàng ngày. Duy trì được thói quen này sẽ giúp bạn học được cách tiết kiệm và tránh lãng phí vào những thứ không cần thiết.

     4. Bỏ tiền tiết kiệm vào một giỏ

Nếu bạn bỏ tất cả tiền tiết kiệm vào một giỏ, bạn sẽ có suy nghĩ rằng mình luôn chủ động tài chính vì có một khoản cố định. Tuy nhiên, nếu bỏ trứng vào cùng một giỏ có thể là điều rủi ro.

Thay vào đó, bạn hãy áp dụng phương pháp bỏ trứng vào nhiều giỏ để linh hoạt số tiền tiết kiệm đồng thời thiết lập được nhiều mục tiêu khác nhau. Trong trường hợp, ngày đáo hạn chưa đến mà bạn đang cần gấp một khoản để chi tiêu trước, nếu tất toán 1 sổ tiết kiệm thì các số còn lại vẫn được duy trì và nhận lãi. 

     5. Chỉ tiết kiệm khoản tiền may mắn

Rất nhiều người có thói quen dùng số tiền may mắn nhận được như trúng thưởng, được biếu…để tiết kiệm. Mặc dù là tiết kiệm nhưng không được thực hiện linh hoạt nên việc tiết kiệm sẽ không được hiệu quả.

Cách tốt nhất là bạn nên bắt đầu với việc chi tiêu cụ thể mỗi ngày. Ngay cả những đồng tiền lẻ cũng có thể giúp ích cho bạn trong kế hoạch tiết kiệm tiền dài hạn. 

Tầm quan trọng của cách tiết kiệm tiền trong cuộc sống

Tiết kiệm tiền là để bạn chuẩn bị trước cho những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra trong cuộc sống mà không hề biết trước. Vì vậy, nếu có trong tay một khoản tiền dự phòng sẽ khiến bạn yên tâm và không bao giờ phải quá lo lắng khi gặp bất trắc. Chủ động về tài chính không bao giờ là thừa và điều đó chứng tỏ tầm quan trọng việc tiết kiệm tiền trong cuộc sống.

     1. Đề phòng tình huống khẩn cấp

Hãy tiết kiệm tiền để đề phòng các tình huống thật khẩn cấp

Hãy tiết kiệm tiền để đề phòng các tình huống thật khẩn cấp

Qũy dự phòng là dành cho các tình huống bất ngờ xảy ra mà bạn không thể lường trước. Khoản tiết kiệm này sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề như ốm đau, thất nghiệp, hỏng xe…Ngoài ra, bạn nên thiết lập cho mình một kế hoạch chi tiết và dự phòng gói bảo hiểm để đảm bảo nguồn tài chính cá nhân mà không cần phụ thuộc vào người khác. 

     2. Cải thiện chất lượng cuộc sống

Nếu như bạn dự định mua nhà, mua xe hoặc nâng cấp ngôi nhà, bạn cần phải tiết kiệm càng sớm càng tốt. Sau này, bạn sẽ không phải quá vất vả và lo lắng trong việc kiếm tiền vì tương lai không thể biết trước, giá nhà có thể giảm và đó là lúc bạn nên nắm bắt cơ hội. Khi đó bạn phải tự cảm ơn chính mình vì đã tiết kiệm ngay từ khi còn trẻ. 

     3. Tiết kiệm để nghỉ hưu

Nghỉ hưu là khoảng thời gian an dưỡng khi về già. Nếu bạn có thể tiết kiệm từ lúc trẻ và có một số tiền nhất định, bạn có thể cho phép mình nghỉ hưu sớm để tận hưởng cuộc sống cùng người thân và bạn bè. 

     4. Tiết kiệm để giải trí

Giây phút thư giãn sau những ngày bận rộn kiếm tiền sẽ giúp bạn thư giãn và nạp năng lượng tích cực hơn.  Khi có tiền tiết kiệm, bạn có thể đáp ứng nhu cầu bản thân bằng cách mua sắm đồ hoặc di du lịch mà không cần quá đắn đo. 

     5. Tránh vay nợ

Một lý do quan trọng của việc tiết kiệm là tránh các khoản nợ không cần thiết. Đừng để bản thân luôn trong tình trạng kẹt tiền và trở thành con nợ. Tiết kiệm tiền là điều quan trọng trong cuộc sống. Bạn không nên quá áp lực trong cách tiêu xài mà nên quản lý tài chính cá nhân hợp lý để cuộc sống dễ dàng hơn.

9 cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất

     1. Ghi chép các khoản thu chi

Con số chi tiêu hàng tháng sẽ phản ánh chính xác cách bạn quản lý tài chính của mình. Bạn có biết mỗi tháng bạn tiết kiệm được bao nhiêu không? Hẳn sẽ có người nói tiêu còn không đủ nói gì đến dư. Hoặc có thể là họ biết con số còn dư trong thu nhập nhưng không biết mình đã chi tiêu vào những khoản nào. Họ không thể kiểm soát kế hoạch chi tiêu vì không có con số cụ thể được ghi chép lại.

Cần ghi chép cụ thể các khoản thu chi rõ ràng

Cần ghi chép cụ thể các khoản thu chi rõ ràng

Ngay từ khi bắt đầu tiết kiệm tiền, bạn nên ghi chép các khoản thu chi cụ thể để quản lý dòng tiền dễ dàng hơn. Đừng để bản thân rơi vào tình trạng bối rối và không biết làm cách nào để giải quyết vấn đề khi không có tiền. Duy trì việc ghi chép các khoản chi tiêu nhỏ nhặt nhất không chỉ giúp bạn kiểm soát tài chính mà còn hình thành thói quen tốt trong việc tiết kiệm tiền. 

     2. Đặt mục tiêu cụ thể

Thiết lập mục tiêu là điều cần thiết trong cuộc sống. Có mục tiêu nghĩa là bạn có định hướng trong tương lai và tìm được động lực để tiến về phía trước. 

Tiết kiệm tiền cũng là một mục tiêu quan trọng mà bạn cần thiết lập rõ ràng. Tuy nhiên bạn không nên đặt mục tiêu quá cao, xa vời thực tế. Những con số cụ thể về tiền bạc và thời gian là thước đo để bạn hoạch định tài chính trong tương lai. 

     3. Áp dụng quy tắc 50/30/20

Quản lý tài chính không chỉ là thanh toán hoá đơn đúng hạn mà còn là xác định các khoản chi tiêu sao cho hợp lý nhất. Quy tắc 50/30/20 là một phương pháp bạn có thể áp dụng trong việc quản lý chi tiêu hàng ngày. 

Theo quy tắc này nghĩa là bạn hãy dành một nửa thu nhập để đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như tiền thuê nhà, hoá đơn điện nước, xăng xe, internet... Với 20% lương bạn dành để tiết kiệm và trả nợ các khoản vay như mua nhà, mua xe, đầu tư tài chính...Danh mục này được bổ sung sau khi danh mục chi phí thiết yếu được xét đến trước đó.

Quy tắc 50/30/20 là một phương pháp bạn có thể áp dụng trong việc quản lý chi tiêu hàng ngày

Quy tắc 50/30/20 là một phương pháp bạn có thể áp dụng trong việc quản lý chi tiêu hàng ngày

Danh mục cuối cùng là 30% lương có thể tạo ra sự khác biệt trong cách quản lý tài chính của bạn. Danh mục này rất linh hoạt và cho phép bạn dành ra 30% thu nhập để chi tiêu cho nhu cầu cá nhân. Số tiền ở danh mục này bỏ ra càng ít thì tài chính của bạn càng được đảm bảo khi về hưu. 

    4. Lập danh sách mua sắm

Bất cứ một khoản chi tiêu nào dù lớn dù nhỏ trong mua sắm cũng cần ghi chép lại đầy đủ

Bất cứ một khoản chi tiêu nào dù lớn dù nhỏ trong mua sắm cũng cần ghi chép lại đầy đủ

Bất cứ một khoản chi tiêu nào dù lớn dù nhỏ trong mua sắm cũng cần ghi chép lại đầy đủ. Cách tốt nhất là bạn nên lập danh sách các loại hàng hoá thiết yếu để tránh tình trạng vung tay quá trán. 

Khi có danh sách bạn sẽ kiểm soát được những thứ mình cần mua và hạn chế sắm những thứ mình muốn. Điều quan trọng là cần cắt giảm tối đa các khoản chi tiêu không cần thiết để tiết kiệm tiền hiệu quả hơn.

     5. So sánh lãi suất đầu tư sinh lợi và lãi suất gửi tiết kiệm 

Nếu bạn có kế hoạch cho khoản tiết kiệm sinh lời hãy khoan gửi tiền vào ngân hàng mà xem xét đến việc đầu tư. Có rất nhiều lý do để giải thích cho điều này. Điển hình là lạm phát, tiền mất giá cà khủng hoảng tài chính và mục tiêu tự do tài chính. Thay vì gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất thấp bạn nên tìm hiểu các kênh đầu tư khác cho lãi suất cao hơn. 

Nếu bạn có kế hoạch cho khoản tiết kiệm sinh lời hãy khoan gửi tiền vào ngân hàng mà xem xét đến việc đầu tư

Nếu bạn có kế hoạch cho khoản tiết kiệm sinh lời hãy khoan gửi tiền vào ngân hàng mà xem xét đến việc đầu tư

Bên cạnh đó, ngoài khoản đầu tư sinh lời mỗi tháng bạn còn được hưởng lãi suất kép.  Điều này sẽ giúp bạn gia tăng tiền tiết kiệm nhanh chóng và mong muốn nghỉ hưu sớm có thể nằm trong tầm tay của bạn.

     6. Tự động hoá

Tự động hoá là một cách kiếm tiền hiệu quả được rất nhiều người áp dụng. Nhiệm vụ của bạn là đặt mục tiêu rõ ràng và phân bổ các khoản chi tiêu hợp lý mỗi tháng. 

Hãy dành một khoản tiền để tiết kiệm, đầu tư hoặc mua bảo hiểm nhân thọ. Đây là những cách giúp bạn kiếm thêm thu nhập thụ động từ các khoản tiền tiết kiệm. 

     7. Hãy tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất

Bạn không thể thực hiện được tiết kiệm khoa học nếu như không bắt đầu tiết kiệm từ những hành động nhỏ nhất. Cụ thể như tắt đèn khi không sử dụng, mua hàng khi có chương trình khuyến mãi, dùng thẻ thanh viên để hưởng nhiều ưu đãi hơn. 

Có thể sử dụng app để ghi các khoản tiết kiệm

Có thể sử dụng app để ghi các khoản tiết kiệm

Không nên dành quá nhiều tiền để giải trí như xem phim ở rạp, shopping, cà phê...Ngoài ra, tự nấu ăn sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và đảm bảo sức vệ sinh. Hãy hành động ngay và tuân thủ theo những nguyên tắc nhỏ nhất để hình thành thói quen tiết kiệm tiền hiệu quả. 

     8. Kiểm soát cảm xúc mua hàng 

Hiện nay có rất nhiều chiến lược quảng cáo được các doanh nghiệp đưa ra nhằm thu hút khách hàng. Các chương trình khuyến mãi thường kích thích nhu cầu mua hàng của bạn.

Theo các chuyên gia tài chính, bạn bên thực hiện kiểm tra 72 giờ, ngay khi bạn mua hàng vì sự ham muốn và không thể kiểm soát việc mình nên mua những thứ gì. Sau 3 ngày, khi xem lại danh sách mua hàng có khoảng 70% quyết định không mua hàng và 30% mua một số món hàng cần thiết. Cảm xúc mua hàng ảnh hưởng rất lớn đến việc chi tiêu vì vậy nếu biết kiểm soát đúng lúc bạn sẽ không lãng phí tiền vào những thứ không cần thiết.

     9. Tiết kiệm đúng chỗ

Nói đến tiết kiệm nhiều người sẽ nghĩ ngay đến cách bỏ tiền vào heo. Dẫu biết để tiền vào đâu cũng có rủi ro nhất định tuy nhiên bạn vẫn nên cân nhắc gửi tiền vào đúng chỗ, linh hoạt và dễ quản lý nhất. 

Thay vì để tiền nuôi heo bạn có thể gửi tiền trong ngân hàng hoặc mang tiền đi đầu tư. Dù tiết kiệm tiền bằng cách nào cũng phải đảm bảo hai yếu tố an toàn và sinh lời.

 

Tiết kiệm tiền là một cách quản lý tài chính đòi hỏi kế hoạch rõ ràng, chi tiết. Làm sao để tiết kiệm tiền hiệu quả và đầu tư thông minh bạn cần phải trang bị cho mình các kiến thức cần thiết. Hãy cố gắng tạo ra nhiều nguồn thu nhập thụ động và linh hoạt các cách tiết kiệm tiền. Có như vậy bạn mới luôn chủ động về tài chính và đơn giản hóa cuộc sống hơn.

{{{infobox}}}

>>> Xem thêm:

{{{infobox}}}

 

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn