Cancel Culture là gì? Liệu chúng ta có đang vô thức bị cuốn vào vòng xoáy đầy độc hại ấy trên mạng xã hội? Cùng tìm hiểu về thuật ngữ này để có những nhận thức đúng đắn hơn.
Cancel Culture là gì? Nỗi sợ tẩy chay phổ biến ra sao?
Cancel Culture, hay văn hóa tẩy chay, là "công cụ" được một bộ phận người dùng mạng sử dụng để "xóa sổ" người nổi tiếng. Ảnh hưởng của nó lan rộng và không giới hạn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này.
Cancel Culture - Văn hóa tẩy chay nhắm vào người nổi tiếng
Trong thời đại phát triển hiện nay, văn hóa tẩy chay nhắm vào người nổi tiếng ngày càng gay gắt. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin dưới đây.
Cancel Culture là gì?
Cancel Culture /ˈkænsəl ˌkʌltʃər/ là một hình thức tẩy chay hiện đại. Theo Dictionary, đây là làn sóng bài trừ và rút lại sự ủng hộ đối với một nhân vật nổi tiếng vì lời nói hoặc hành động bị coi là phản cảm, xúc phạm công chúng.
Nói cách khác, Cancel Culture xảy ra khi một người bị bài trừ khỏi các mối quan hệ nghề nghiệp, xã hội trực tuyến hoặc đời thực, hoặc cả hai. Tóm lại, đây là làn sóng bài trừ một người hoặc thương hiệu nổi tiếng khi họ gây khó chịu cho công chúng.
Ngay cả những chuyện đã xảy ra từ lâu trong quá khứ cũng có thể bị "đào" lên. Cancel Culture chủ yếu diễn ra trên mạng xã hội, dưới hình thức bắt nạt và bạo lực mạng tập thể.
Khác với "boycott" (tẩy chay) chỉ là hành động chống đối bằng cách không mua hàng, không dùng dịch vụ, Cancel Culture là chấm dứt hoàn toàn mối liên hệ với người đó, ví dụ như hủy theo dõi trên mạng xã hội, unsubscribe, bình luận chỉ trích, công kích… Nó được xem là phiên bản mở rộng của Call-out Culture và có thể hiểu là "văn hóa xóa sổ".
Nguồn gốc của Cancel Culture có từ đâu?
Từ "cancel" bắt nguồn từ việc hủy đăng ký, theo dõi hoặc sử dụng dịch vụ. Việc "cancel" một người nghĩa là từ mặt họ.
Cách dùng từ "cancel" để chỉ việc từ mặt ai đó xuất hiện trong phim "New Jack City" (1991). Tuy nhiên, nó chỉ phổ biến sau chương trình thực tế "Love and Hip-Hop: New York", khi một thành viên nói "You're canceled" trong lúc tranh cãi.
Hashtag #canceled xuất hiện trên Twitter khoảng năm 2015 trong cộng đồng người dùng da đen, sau đó được mở rộng hơn, không chỉ dùng giữa bạn bè mà còn để bày tỏ sự phản đối nghệ sĩ.
Cancel Culture càng phổ biến từ phong trào #MeToo, khi công chúng đồng loạt tẩy chay những người nổi tiếng bị tố quấy rối tình dục.
Cancel Culture diễn ra trong đời thực như thế nào?
Cancel Culture ảnh hưởng lớn đến cách suy luận và nhìn nhận thế giới, đặc biệt gay gắt với người nổi tiếng. Nhiều người trở thành nạn nhân của sự "hùa theo" thái quá.
Ví dụ, năm 2016, Taylor Swift bị tẩy chay sau khi Kim Kardashian tung đoạn ghi âm giữa cô và Kanye West. Hashtag #TaylorSwiftIsOverParty trend trên Twitter, người dùng tràn vào trang cá nhân của cô để thả emoji rắn, ám chỉ cô thâm hiểm.
Đây chỉ là một trong số ít ví dụ điển hình. Những lỗi lầm trong quá khứ dễ dàng bị "đào" lên, dẫn đến việc bị cộng đồng mạng "nhân danh" công lý và Cancel Culture để bài trừ. Hiện tượng này cũng phổ biến ở Việt Nam với các hội nhóm antifan.
Cộng đồng antifan đưa ra nhiều bình luận tiêu cực, thậm chí là những đồn thổi không đúng. Tốc độ lan truyền khủng khiếp của mạng xã hội đã "trợ sức" cho Cancel Culture, biến nó thành một thứ gần như "giáo phái" với chân lý thuộc về số đông.
Bài trừ văn hóa tẩy chay Cancel Culture trong thời hiện đại
Nhiều người cho rằng bài trừ những hành động xấu là đúng đắn, nhưng một số khác lại thấy đó chỉ là việc làm để thỏa mãn tâm lý đám đông. Vậy văn hóa tẩy chay có thể hoàn toàn xóa sổ những người có quyền lực?
Lên án những lời nói và hành động xấu là tốt, nhưng nhiều người đang đi quá xa với những ngôn từ độc hại, tin nhắn chửi bậy, bình luận công kích. Họ tự cho mình là sứ giả công lý, sử dụng cả bodyshaming và slut shaming, chỉ để thỏa mãn nhu cầu đánh giá và phê phán người khác.
Những việc được cho là đúng đắn hóa ra chỉ thể hiện sự lố bịch và thiếu văn minh. Người xấu vẫn xấu, những người muốn tạo ra thay đổi lại chẳng nhận được gì. Sự độc hại trong cách bài trừ ai đó khiến nhiều người không ủng hộ Cancel Culture.
Chúng ta nên bày tỏ sự tức giận với mong muốn mọi thứ tốt đẹp hơn, chứ không phải chỉ để thỏa mãn cơn giận cá nhân. "Cancel Cancel Culture": Bài trừ văn hóa bài trừ! Hãy dừng lại những hành vi theo đám đông. Muốn thay đổi, hãy hành động thực tế và có văn hóa, đừng chỉ núp sau màn hình điện thoại và công kích người khác.
Tổng kết
Cancel Culture có những ảnh hưởng không hề nhỏ. Việc tẩy chay để bài trừ hành động xấu cần đòi hỏi chúng ta làm nhiều hơn thế.
Hy vọng bài viết của Coolmate giúp bạn hiểu hơn về Cancel Culture. Hãy có những nhận thức đúng đắn để không bị cuốn vào vòng xoáy này. Đừng quên ghé qua CoolBlog để khám phá thêm nhiều xu hướng mới mẻ khác nữa nhé!
Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới!
>>> Xem thêm:
Ikigai là gì? Xác định Ikigai của bạn để cuộc sống có ý nghĩa
People pleaser là gì? Bạn có đang bị ám ảnh với việc làm hài lòng người khác?