sticky-campaign
00 : 00 : 00

Cầu Lông Là Gì? Luật Thi Đấu Cầu Lông Cho Người Mới Bắt Đầu

Tìm hiểu tất tần tật về cầu lông: Khái niệm, lợi ích, luật chơi đơn, đôi, cách tính điểm 2025 và các lỗi cần tránh. Bắt đầu ngay!

Ngày đăng: 21.03.2025, lúc 17:27 3.900 lượt xem

Chơi thể thao là một thói quen tốt giúp rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất. Vậy cầu lông và lợi ích của cầu lông là gì? Luật chơi cầu lông như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Coolmate tìm hiểu bộ môn thể thao này ngay nhé!

Thi đấu cầu lông

1. Cầu lông là gì?

1.1. Khái niệm

Khái niệm cầu lông khá dễ hiểu. Cầu lông là bộ môn thể thao thi đấu trên một khu vực sân hình chữ nhật, được chia ra bằng các vạch kẻ và tấm lưới ngăn ở giữa. Người tham gia chơi sẽ dùng vợt để thi đấu, ghi điểm bằng cách đưa quả cầu qua lưới và chạm đất trong phần sân của đối thủ.

Thi đấu cầu lông trong nhà

1.2. Lịch sử và sự phát triển của cầu lông

Bộ môn cầu lông được sáng tạo vào thế kỉ 18 tại British India - một vùng thuộc địa của Anh. Đến năm 1992, cầu lông chính thức trở thành một bộ môn thi đấu trong Thế vận hội Olympic.

Cầu lông chính thức trở thành một môn thi đấu trong Thế vận hội Olympic mỗi năm

1.3. Các hình thức thi đấu cầu lông

Đơn (nam/nữ).

Trong thi đấu đơn, hai vận động viên sẽ đối đầu trực tiếp với nhau trên sân. Ở nội dung đơn nam, hai tay vợt nam sẽ tranh tài, phô diễn sức mạnh, tốc độ và kỹ thuật cá nhân. Còn ở nội dung đơn nữ, hai tay vợt nữ sẽ thi đấu, thường là những pha cầu bền bỉ, khéo léo và đòi hỏi chiến thuật điều cầu tinh tế.

Hình thức thi đấu cầu lông đơn nữ

Đôi (nam/nữ/nam nữ).

Thi đấu đôi là sự kết hợp của hai vận động viên trong cùng một đội, cùng phối hợp để đối đầu với đội bạn. Trong nội dung đôi nam, hai tay vợt nam sẽ cùng nhau thi đấu, tạo nên những pha cầu tốc độ, uy lực và tấn công nhanh. Đôi nữ là cuộc tranh tài của hai tay vợt nữ, tập trung vào sự khéo léo, kỹ thuật và khả năng phòng thủ, phản công. Còn đôi nam nữ là sự kết hợp giữa một nam và một nữ, tạo nên những pha cầu đa dạng, kết hợp giữa sức mạnh và linh hoạt.

Hình thức thi đấu cầu lông đôi

1.4. Đặc điểm của quả cầu lông

Điểm đặc biệt của cầu lông nằm ở quả cầu. Được làm từ lông vũ với cấu tạo đặc biệt, quả cầu lông có trọng lượng rất nhẹ. Chính vì thế, nó dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh như gió, đòi hỏi người chơi phải có kỹ thuật và sự khéo léo cao.

Quả cầu lông nhẹ, dễ bị ảnh hưởng bởi gió

1.5. Địa điểm thi đấu

Thông thường, các trận đấu cầu lông chuyên nghiệp sẽ diễn ra trong nhà để đảm bảo điều kiện thi đấu tốt nhất, tránh bị ảnh hưởng bởi gió và các yếu tố thời tiết khác. Tuy nhiên, cầu lông vẫn có thể được chơi ngoài trời như một hoạt động thể thao, vận động, rèn luyện sức khỏe.

Sân cầu lông trong nhà với lưới và vạch kẻ rõ ràng

Với những thông tin vừa rồi, chắc hẳn bạn đã hiểu được khái niệm cầu lông là gì? Tất nhiên rồi, để tham gia thi đấu cầu lông thì bạn cần nằm lòng luật chơi của bộ môn thể thao này. Tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

2. Luật chơi cầu lông cơ bản

Cầu lông có những hình thức thi đấu khác nhau. Tuy nhiên, dù ở hình thức nào thì bộ môn này vẫn có những quy tắc áp dụng cho tất cả các trận đấu.

2.1 Quy định về Sân, Cột Lưới và Lưới

Để hiểu rõ ràng khái niệm cầu lông là gì chắc chắn bạn phải hiểu được kích thước quy chuẩn của sân cầu lông. Đây là một trong những yếu tố chuyên nghiệp trong mỗi trận đấu. Bên cạnh đó, yếu tố này còn giúp đảm bảo tính an toàn khi bạn chơi cầu lông thường xuyên như một cách nâng cao sức khỏe.

Kích thước tiêu chuẩn của sân cầu lông

Liên đoàn Cầu lông Thế giới (Badminton World Federation - BWF) quy định kích thước chuẩn của sân cầu lông là 13,4m x 5,18m. Độ dài đường chéo tiêu chuẩn là 14,3m. 

Quy định cột lưới trong sân cầu lông

Ngoài ra, sân cầu lông cần đạt được những điều kiện sau:

  • Các đường biên, vạch kẻ của sân cần được sơn bằng màu dễ nhìn (thường là trắng hoặc vàng). Độ dày tiêu chuẩn là 40mm.

  • Cột lưới chuẩn quy định có chiều cao là 1,55m tính từ mặt sàn. Độ cao cột lưới này không thay đổi và luôn được đặt trên đường biên dọc ngoài cùng sân đánh.

  • Độ rộng tiêu chuẩn của lưới là 760 mm, dài tối thiểu 6,1m. Viền lưới trên dày 75 mm. Lưới cần được treo ở biên dọc của sân với độ cao tiêu chuẩn là 1,55m.

2.2 Quy định về quả cầu lông

  • Chất liệu: Quả cầu được làm từ đế bằng lie (gỗ) bọc da, và phần tán cầu gồm 16 chiếc lông vũ (thường là lông ngỗng hoặc vịt) có độ dài đồng đều, gắn vào đế.
  • Tốc độ: Tốc độ cầu được kiểm tra bằng cách đánh thử và được ghi trên ống cầu bằng các con số (ví dụ: 77, 78). Tốc độ này phụ thuộc vào nhiệt độ, độ cao, độ ẩm và trình độ người chơi.
  • Các loại: Có hai loại chính, cầu lông vũ (từ lông tự nhiên, dùng trong thi đấu chuyên nghiệp) và cầu nhựa (bền hơn, rẻ hơn, dùng trong tập luyện và chơi phong trào).

2.3 Quy định về chọn sân và giao cầu

Để xác định bên nào sẽ có quyền giao cầu trước khi bắt đầu trận đấu, một phương pháp truyền thống và công bằng được sử dụng: tung đồng xu.

Trọng tài sẽ là người thực hiện việc tung đồng xu. Hai bên (hoặc đại diện hai đội, trong trường hợp đánh đôi) sẽ chọn mặt đồng xu, thường là mặt sấp hoặc mặt ngửa. Sau khi đồng xu được tung lên và rơi xuống, mặt đồng xu ngửa lên trên sẽ quyết định bên thắng.

Bên thắng trong màn tung đồng xu này sẽ có hai lựa chọn:

  1. Quyền giao cầu: Bên thắng có thể chọn giao cầu trước, bắt đầu trận đấu.

  2. Quyền chọn sân: Bên thắng có thể chọn phần sân mà mình muốn bắt đầu thi đấu. Phần sân còn lại sẽ thuộc về bên kia.

Việc lựa chọn này có thể ảnh hưởng đến chiến thuật của mỗi bên, tùy thuộc vào điều kiện sân, hướng gió (nếu có), hoặc thậm chí là sở thích cá nhân của vận động viên.

2.4 Luật tính điểm của cầu lông là gì?

Trận đấu bắt đầu khi cầu được phát đi từ vị trí người giao cầu. Hai người chơi sẽ luân phiên đánh quả cầu cho đến khi cầu bị rơi, hoặc bay ra khỏi phần sân thi đấu quy định.

1 điểm sẽ được ghi cho người có thể đánh quả cầu rơi trong phần sân của đối thủ. Lúc này, hai người chơi sẽ trở lại phần sân theo quy định để bắt đầu lượt giao cầu tiếp theo. Nếu người nhận cầu ghi được điểm thì họ sẽ trở thành người giao cầu trong lượt đấu tiếp theo.

Luật tính điểm của cầu lông

Ở cả hai hình thức thi đấu đơn và đôi, mỗi trận đấu đều sẽ gồm 3 hiệp (3 set). Đội nào thắng 2 hiệp sẽ trở thành đội chiến thắng. Số điểm của mỗi ván sẽ được quy định tùy hình thức thi đấu. 

Thông thường là set 21, có nghĩa là đội nào ghi được 21 điểm trước đội đó sẽ thắng. Trong trường hợp tỷ số là 20 đều, đội nào ghi được 2 điểm liên tiếp sẽ chiến thắng. Nếu tỷ số lên đến 29 đều thì bên nào ghi được điểm 30 trước sẽ trở thành bên chiến thắng. Bên cạnh đó, điểm cũng sẽ được ghi cho một đội khi đội khác phạm lỗi, phạm luật.

Thi đấu cầu lông

2.5 Quy định về đổi sân

Sau mỗi hiệp đấu: Hai bên sẽ đổi sân sau khi mỗi hiệp đấu kết thúc, nếu trận đấu vẫn chưa ngã ngũ (chưa bên nào thắng đủ số hiệp quy định).

Trong hiệp đấu thứ ba (hiệp quyết định): Nếu trận đấu phải phân định thắng thua ở hiệp thứ ba, việc đổi sân sẽ được thực hiện khi một trong hai bên ghi được 11 điểm.

Những quy định này giúp tạo ra một môi trường thi đấu công bằng, nơi không bên nào có lợi thế quá lớn do yếu tố sân bãi.

Quy định đổi sân khi thi đấu

2.6 Quy định về lỗi, phạm luật trong thi đấu cầu lông là gì? 

Trận thi đấu cầu lông sẽ diễn ra bình thường từ hiệp 1 đến hiệp 3. Thời gian nghỉ giữa các hiệp sẽ do trọng tài quy định và không quá 5 phút. Trong trường hợp xảy ra những tình huống bất khả kháng, trọng tài có quyền quyết định có dừng trận đấu hay không và ngừng trong thời gian bao lâu. Nếu phải dừng lại, điểm số sẽ được bảo toàn cho tới khi trận đấu được tiếp tục và bắt đầu từ điểm số cũ.

Xử lý vi phạm trong luật thi đấu cầu lông

Người tham gia thi đấu cầu lông không được phép có những hành động dưới đây trong quá trình tham gia thi đấu:

  • Cố tình khiến trận đấu bị dừng lại.

  • Cố tình khiến tốc độ trận đấu bị chậm lại.

  • Thái độ thi đấu thô bạo.

  • Vi phạm những lỗi chơi xấu theo quy định, những luật không được cho phép.

3. Luật chơi cầu lông đơn

Cầu lông đơn là hình thức thi đấu giữa hai người. 

3.1 Quy định về vị trí đứng giao, nhận cầu

Vị trí đứng trong thi đấu cầu lông

Người giao cầu đứng ở một phần sân, người còn lại đứng chéo so với người giao cầu (đứng ở phần sân còn lại ở phía đối diện). Vị trí của người giao cầu sẽ được quy định như sau. 

Vị trí cơ bản:

Người nhận cầu luôn phải đứng ở ô sân đối diện chéo so với người giao cầu. Điều này có nghĩa là nếu người giao cầu đứng ở ô sân bên phải, thì người nhận cầu phải đứng ở ô sân bên trái của phần sân đối diện, và ngược lại.

Thay đổi vị trí theo điểm số:

Vị trí đứng của người giao cầu (và do đó, cả người nhận cầu) sẽ thay đổi dựa trên điểm số mà người giao cầu đang có:

Nếu người giao cầu có số điểm lẻ, vị trí của họ lúc này ở phần sân trái. Tương ứng với đó thì người còn lại sẽ đứng ở phần sân phải của bên đối diện.

3.2 Quy định về khu vực tính điểm trong cầu lông là gì khi đánh đơn?

Trong thi đấu cầu lông đơn, khu vực tính điểm sẽ tính từ đường biên dọc phía trong và đường biên ngang ở ngoài. (Xem hình đỏ)

4. Luật chơi cầu lông đôi

Thi đấu cầu lông đôi có thể bao đôi: Đôi nữ, đôi nam và đôi nam nữ.

4.1 Quy định về vị trí đứng, giao nhận trong cầu lông là gì khi thi đấu đôi?

Trong thi đấu cầu lông đôi sẽ có một người trong đội được phép phát cầu. Người này cũng sẽ đứng ở vị trí theo quy định của luật thi đấu cầu lông cơ bản. Người giao cầu cũng phải phát cầu cho người đứng chéo phần sân của mình như luật thi đấu cầu lông đơn

Nếu như ở phần sân đối diện mà người đứng thẳng với người giao cầu nhận cầu và đánh trả thì đội đó sẽ tính là phạm luật và mất điểm. Khi giao cầu, vợt phải ngang thắt lưng.

4.2 Quy định về khu vực tính điểm

Khu vực tính điểm và giao cầu của luật thi đấu cầu lông đôi rộng hơn so với cầu lông đơn. Phạm vi được tính từ đường biên dọc phía ngoài và giới hạn bởi đường biên ngoài.

Vị trí đứng và khu vực tính điểm trong luật thi đấu cầu lông

5. Luật Giao Cầu Lại

Có một số trường hợp cụ thể mà trọng tài sẽ cho phép giao cầu lại:

  • Người nhận cầu chưa sẵn sàng: Nếu người nhận cầu chưa sẵn sàng (ví dụ: chưa đứng đúng vị trí, chưa chuẩn bị tư thế) mà người giao cầu đã thực hiện giao cầu, thì quả giao cầu đó sẽ không được tính và phải giao lại.
  • Lỗi từ cả hai bên: Nếu cả người giao cầu và người nhận cầu đều phạm lỗi trong cùng một thời điểm (ví dụ: người giao cầu giao cầu không đúng luật, đồng thời người nhận cầu di chuyển trước khi cầu được đánh), thì sẽ giao cầu lại.
  • Cầu bị hỏng: Nếu quả cầu bị hỏng trong quá trình đánh (ví dụ: lông vũ bị bung ra, đế cầu bị vỡ), thì sẽ giao cầu lại.
  • Cầu mắc vào lưới: Nếu quả cầu chạm lưới và mắc lại trên lưới (không rơi xuống phần sân nào), hoặc quả cầu sau khi qua lưới lại mắc trên lưới.
  • Vật cản ngoài sân: Nếu có vật cản từ bên ngoài sân (ví dụ: một quả cầu khác bay vào sân, có người hoặc vật lạ xuất hiện trong sân) làm gián đoạn pha cầu, thì sẽ giao cầu lại.
  • Trọng tài không quan sát được: Trong trường hợp trọng tài chính và trọng tài biên không thể xác định được quả cầu rơi trong hay ngoài sân (do bị khuất tầm nhìn hoặc tình huống quá nhanh), thì trọng tài có thể cho giao cầu lại.
  • Sự cố bất khả kháng: Bất kỳ tình huống bất khả kháng nào xảy ra (ví dụ: mất điện, sân bị ướt do rò rỉ nước) làm gián đoạn trận đấu, thì khi trận đấu tiếp tục, sẽ bắt đầu bằng việc giao cầu lại.

Quan trọng: Quyết định cuối cùng về việc có cho giao cầu lại hay không thuộc về trọng tài chính.

6. Những lỗi phổ biến thường gặp trong thi đấu cầu lông là gì?

6.1 Lỗi giao cầu

 Dưới đây là một số lỗi giao cầu thường gặp:

  • Chân chạm vạch: Khi thực hiện giao cầu, chân của người giao cầu không được chạm vào bất kỳ đường vạch nào (vạch giới hạn khu vực giao cầu, vạch giữa sân).
  • Không đúng vị trí: Người giao cầu phải đứng trong phạm vi ô giao cầu của mình (bên phải nếu điểm chẵn, bên trái nếu điểm lẻ), và không được di chuyển ra ngoài ô này khi giao cầu.
  • Đế cầu không hướng xuống dưới: Khi tiếp xúc với vợt, đế cầu phải hướng xuống dưới.
  • Vượt quá thắt lưng: Điểm tiếp xúc giữa vợt và cầu phải ở dưới thắt lưng của người giao cầu.
  • Mặt vợt không hướng xuống: Khi chạm cầu, mặt vợt phải hướng xuống dưới.
  • Không liên tục: Động tác giao cầu phải là 1 chuỗi liên tục từ lúc bắt đầu vung vợt đến lúc chạm cầu.

6.2 Lỗi đánh cầu ngoài

Trong cầu lông, một pha cầu được xem là "ngoài" và bị tính lỗi khi:

  • Cầu chạm lưới/cột lưới và rơi vào sân người phát: Nếu quả cầu chạm vào lưới hoặc cột lưới, sau đó rơi xuống phần sân của chính người (hoặc đội) vừa đánh cầu, thì đó là một lỗi.
  • Cầu chạm mặt sân: Bất kỳ khi nào quả cầu chạm mặt sân bên ngoài các đường biên (biên dọc, biên ngang), thì đều bị tính là cầu ngoài.
  • Cầu chạm cơ thể người chơi: Nếu quả cầu chạm vào bất kỳ phần nào của cơ thể người chơi (quần áo, vợt, ...), thì đó là một lỗi.
  • Cầu không qua lưới: Người chơi đánh cầu nhưng cầu không qua được phần sân đối phương.

Trong trường hợp này, lỗi sẽ tính vào của bên phát cầu và ghi điểm cho đội còn lại.

Ví dụ về cầu ngoài cuộc

6.3 Lỗi thời gian nghỉ

Luật cầu lông quy định rất rõ về thời gian nghỉ để đảm bảo tính liên tục và công bằng của trận đấu:

  • Chỉ được phép nghỉ giữa các hiệp đấu (trừ một số trường hợp đặc biệt do trọng tài quyết định, ví dụ như chấn thương).
  • Vận động viên không được phép cố tình trì hoãn trận đấu dưới bất kỳ hình thức nào (ví dụ: câu giờ, giả vờ chấn thương...) để hồi phục thể lực hoặc làm gián đoạn nhịp độ trận đấu. Mọi sự gián đoạn chỉ có trọng tài mới được quyền quyết định.

6.4 Lỗi thái độ và hành vi của Vận động viên

Vận động viên khi tham gia thi đấu cần giữ những thái độ chuẩn mực, không được phép:

  • Cố ý làm dừng trận đấu (ví dụ: không chịu giao cầu, không chịu đánh tiếp khi không có lý do chính đáng).
  • Cố ý làm chậm trận đấu (ví dụ: câu giờ bằng cách nhặt cầu chậm, chuẩn bị giao cầu quá lâu).
  • Có thái độ thô bạo (ví dụ: văng tục, chửi bới, có hành vi bạo lực với đối thủ, trọng tài hoặc khán giả).
  • Vi phạm các luật chơi khác của cầu lông (ví dụ: cố tình thay đổi hình dạng quả cầu, giao cầu không đúng luật...).

6.5 Các lỗi kỹ thuật 

  • Chạm vợt hai lần (double hit): Đánh cầu hai lần liên tiếp bằng vợt trong cùng một pha đánh.
  • Vợt chạm người: Để vợt chạm vào bất kỳ phần nào của cơ thể mình hoặc đồng đội (trong đánh đôi).
  • "Ôm" cầu (carry): Giữ cầu trên vợt quá lâu, hoặc "ném" cầu thay vì đánh.
  • Vượt lưới (net fault): Vợt hoặc bất kỳ phần nào của cơ thể vượt qua phía trên lưới sang phần sân đối phương trong khi cầu vẫn đang trong cuộc.
  • Cản trở đối phương: Cản trở đối phương thực hiện một cú đánh hợp lệ

7. Trọng tài trong luật thi đấu cầu lông

Trong cầu lông, trọng tài là người có vai trò và trách nhiệm cao nhất để điều phối trận đấu và giải quyết những tình huống phát sinh. Có hai vị trí trọng tài trong thi đấu cầu lông: Trọng tài chính và trọng tài biên.

Trọng tài chính trong luật thi đấu cầu lông

  • Trọng tài chính là người có quyền quyết định cao nhất trong trận đấu và ra quyết định trong mọi tình huống.
  • Trọng tài biên là người có nhiệm vụ quan sát vị trí cầu trong sân hay ngoài sân và báo cáo lên trọng tài chính.

Trong một trận đấu, trọng tài có vai trò:

  • Thi hành luật: Đảm bảo các vận động viên tuân thủ luật cầu lông hiện hành.
  • Ra quyết định: Quyết định về các lỗi (chạm lưới, cầu ngoài,...), đổi sân, phát cầu lại, và các tình huống khác trong trận đấu.
  • Giải quyết tranh chấp, khiếu nại: Xử lý các tranh chấp giữa các vận động viên và giải quyết khiếu nại (nếu có).
  • Đảm bảo vận động viên nắm thông tin: Cung cấp thông tin về điểm số, thứ tự giao cầu, và các thông tin khác liên quan đến trận đấu.
  • Theo dõi và báo cáo tổng trọng tài: Ghi nhận diễn biến trận đấu, các lỗi vi phạm, và báo cáo cho tổng trọng tài (nếu cần).

7.1 Quy trình xử lý vi phạm

  • Cảnh cáo: Nhắc nhở vận động viên về lỗi vi phạm  (có thể bằng lời nói hoặc ký hiệu).
  • Phạt: Nếu vận động viên tiếp tục vi phạm sau khi đã bị cảnh cáo, trọng tài sẽ phạt bằng cách cho điểm đối phương. (Hai lần cảnh cáo tương đương một lần phạt).
  • Truất quyền thi đấu: Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần, trọng tài có thể báo cáo với tổng trọng tài để truất quyền thi đấu của vận động viên.

Trọng tài xử lý vi phạm trong trận đấu cầu lông

8. Lợi ích của việc chơi cầu lông

  • Rèn luyện sức khỏe: Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện hệ hô hấp, và đốt cháy calo hiệu quả.
  • Phát triển chiều cao: Giúp trẻ em phát triển chiều cao hiệu quả.
  • Xả stress: Giúp người chơi xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng
  • Nâng cao thể chất: Tăng cường sức mạnh cơ bắp, sự dẻo dai, linh hoạt, và phản xạ.

Chơi cầu lông giúp rèn luyện sức khỏe tim mạch và thể chất

9. Kết luận

Nắm vững luật cầu lông là bước đầu tiên để bạn có thể chơi tốt bộ môn thể thao này. Bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản về luật thi đấu cầu lông, từ quy định về sân, lưới, cách giao cầu, tính điểm, đến các lỗi thường gặp và vai trò của trọng tài.

Việc hiểu và tuân thủ luật chơi không chỉ giúp bạn tránh được những lỗi không đáng có, mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với đối thủ và tinh thần thể thao cao thượng. Hãy luyện tập thường xuyên, trau dồi kỹ năng, và tận hưởng những giây phút thú vị cùng bộ môn cầu lông!

Vừa rồi là những thông tin giải thích khái niệm cầu lông là gì, cùng luật thi đấu cầu lông hiện hành. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu hơn về bộ môn thể thao này. Đừng quên ghé Coolmate thường xuyên để có thêm thật nhiều thông tin hữu ích nhé!

“Coolmate – Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới”

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn