Ngày này, người dùng yêu cầu rất cao ở các chất liệu vải giữ ấm mùa đông. Không chỉ phải giữ ấm tốt bảo vệ cơ thể, chúng còn phải đạt đẹp về phần nhìn. Vì nhu cầu đó mà thị trường cũng cung cấp ngày càng nhiều loại vải mùa đông mới ưu việt hơn về chất lượng. Mùa đông này, hãy cùng Coolmate đi tìm đâu là chất liệu giữ ấm tốt và đang tạo ra xu hướng đáng để đầu tư nhất nhé!
1. Len (Wool)
Những chiếc áo len từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng của mùa đông. Thấy vải len là thấy mùa đông đã về. Len là loại vải có nguồn gốc từ lông động vật như cừu, dê, lạc đà... Để sản xuất len, người ta quay sợi lông động vật với nhau và bện chúng thành một sợi. Đường kính của sợi len tính là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng và giá cả.
Áo len là dấu hiệu nhận biết mùa đông đã về. (Nguồn: Internet)
1.1. Đặc tính của vải Len
Vải len có khả năng cách nhiệt và giữ ấm tốt trong khí hậu lạnh, đồng thời khá nhẹ, mềm mại và ít bị nhăn. Ngoài ra, len còn có độ co giãn và đàn hồi tốt, giúp sản phẩm dùng rất bền và có thể tái sử dụng, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, vải len cũng dễ bị xù lông và ám mùi, có thể gây ẩm mốc cho quần áo.
Vải len thường được làm từ lông cừu. (Nguồn: Internet)
1.2. Phân loại
Thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải len với chất lượng và giá thành khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất là 5 loại len sau
-
Len lông cừu thường: Loại vải này được làm từ lông cừu đã tay lông một lần. Loại len này khá mềm mại và đàn hồi
-
Len Angora: Đây là loại len làm từ lông thỏ Angora cực kỳ mềm và mịn. Tuy vậy, độ bền của chúng không cao nên thường phải pha thêm các loại sợi khác
Vải len tăm có thành phần chính là sợi tổng hợp. (Nguồn: Internet)
-
Len lông cừu Merino: Đây là loại len mềm nhất được làm từ lông cừu. Len Angora được thị trường vô cùng yêu thích bởi sự mềm mại, cách nhiệt tốt và không gây khó chịu cho da.
-
Len Cashmere: Len Cashmere: Loại vải len có giá thành đắt đỏ nhưng giữ ấm tốt gấp 3 lần len thông thường. Đây là sản phẩm thủ công làm từ lớp lông tơ của dê Kashmir trong đợt thay lông mùa đông. Vì thế, áo vải len Cashmere siêu nhẹ nhưng giữ ấm cực tốt và rất bền
-
Len Alpaca: Loại len được tạo ra từ một loài động vật thuộc họ lạc đà Nam Mỹ. Len Alpaca mềm như Cashmere, giữ nhiệt tốt, bền và nhẹ hơn lông cừu thông thường
Vải len có độ bền và đàn hồi tốt. (Nguồn: Internet)
2. Vải nhung (Velvet Fabric)
Gắn với những biểu tượng sang trọng và quyền lực, vải nhung luôn mang đến cảm giác tỏa sáng nhưng không phô trương và có phần cổ điển. Vải nhung ngoài đẹp và sang thì còn được biết đến như một chất liệu vải giữ ấm mùa đông cao cấp. Đây là loại vải dệt bằng thoi bằng tay, cực kỳ mềm và mượt.
Vải nhung giữ ấm tốt, mang đến phong cách cổ điển và sang trọng cho người mặc. (Nguồn: Internet)
2.1. Đặc tính
Vải nhung trơn có bề mặt mềm mịn, khả năng bắt sáng tốt, mang lại vẻ đẹp hoài cổ và sang trọng. Chất liệu này có khả năng giữ nhiệt, giữ ấm cho cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên, do vải hơi nặng nên trang phục có thể trở nên cồng kềnh, và dễ bám bụi, khó làm sạch, khiến việc bảo quản trở nên phức tạp.
Vải nhung có đa dạng nhiều màu sắc khác nhau. (Nguồn: Internet)
2.2. Phân loại
Vải nhung có rất nhiều cách phân loại tùy theo màu sắc, thiết kế hoặc chất liệu. Ở đây, Coolmate xin giới thiệu một số chất liệu vải nhung được dùng làm áo mặc ấm mùa đông.
Vải nhung tăm Corduroy. (Nguồn: Internet)
-
Vải nhung tăm Corduroy: Một chất liệu vải cổ điển được phát triển từ kiểu dệt bông của Ai Cập cổ đại. Loại vải này được tạo thành từ các sợi xoắn như sợi dây. Áo ẩm làm từ vải Corduroy có độ bền cao, giữ ấm tốt và thoát mồ hôi tốt.
-
Nhung len: Loại vải nhung mềm nhưng hơi nặng, thường rất dày dùng để mặc ấm
-
Nhung lanh: Vai nhung lanh không mịn, bề mặt nhìn khá cứng nhưng khá bền và ấm nên cũng được dùng để làm áo mặc ấm mùa đông.
Vải nhung len là một trong số loại vải nhung phổ biến trên thị trường. (Nguồn: Internet)
- Nhung lụa: Áo may bằng nhung lụa thì cực kỳ đẹp vì mềm và bắt sáng. Khả năng giữ ấm cũng tốt nhưng thường ít được dùng để may áo ấm vì khá mắc.
3. Vải dệt kim (Knitted Fabric)
Vải dệt kim cũng là một chất liệu làm áo mặc mùa đông được yêu thích chẳng kém gì len. Loại vải này được tạo thành từ những sợi vòng liên kết với nhau theo một quy luật nhất định. Cấu trúc vòng giúp vải dệt kim có tính đàn hồi, xốp mềm nhưng có thể giữ nhiệt tốt.
Vải dệt kim (Knitted Fabric). (Nguồn: Internet)
3.1. Đặc tính
Vải dệt kim có bề mặt mềm mại, mang lại cảm giác dễ chịu cho người mặc, cùng với khả năng co giãn và tính đàn hồi cao. Chất vải này thông thoáng nhưng giữ nhiệt tốt, thường được sử dụng để may áo, mũ, và khăn cho mùa đông. Vải có form dáng đẹp và ít bị nhăn ngay cả khi gấp lại. Tuy nhiên, với kết cấu vòng đàn tròn đẹp, vải dệt kim lại dễ bị tụt và tạo ra những khoảng trống sau một thời gian sử dụng.
Dệt kim là một trong những chất liệu vải giữ ấm mùa đông được yêu thích nhất vì lên form đẹp. (Nguồn: Internet)
3.2. Phân loại
Vải dệt kim được chia làm hai loại phổ biến là vải thớ ngang và vải thớ dọc. Hai loại này lại chia làm 6 loại nhỏ nữa
-
Vải dệt kim thớ dọc gồm có 3 loại: tricot (thường dùng may đồ lót), vải milan (may đồ lót và đồ mặc trong), vải raschel (thường dùng may áo khoác, túi xách, balo...)
-
Vải dệt kim thớ ngang được chia làm 3 loại: dệt kim thun Jersey (dùng may áo thun, đầm váy, đồ lót), vải Interlock (thường dùng may đồ thể thao, đầm váy), vải Rib (may áo khoác, cổ áo lạnh, khăn quàng cổ)
Vải dệt kim được chia làm hai loại phổ biến là vải thớ ngang và vải thớ dọc. (Nguồn: Internet)
4. Vải lông (Down & Feather Fabric)
Nói về khả năng giữ ấm thì vải lông chắc chắn phải nằm trong top đầu. Những chiếc áo khoác lông tạo ra một vẻ đẹp sang trọng và quý phái mà rất nhiều phụ nữ mơ ước. Vải lông hiện nay trên thị trường có hai loại phổ biến là vải lông thú và vải lông vũ chia theo chất liệu tạo thành
4.1. Vải lông thú
Vải lông thú có hai loại là loại làm từ 100% lông thú tự nhiên và loại vải nhân tạo được dệt từ những nguyên liệu nhân tạo trông giống lông thú. Vì vấn đề nhân đạo và bảo vệ động vật quý hiếm, ngày nay, vải lông thú phổ biến hơn là loại nhân tạo
Vải lông có đặc tính giữ ấm cơ thể rất hiệu quả. (Nguồn: Internet)
Vải lông thú nhân tạo có bề mặt mềm mịn, thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng. Loại vải này có độ bền cao và khả năng giữ ấm tốt cho cơ thể. Ngoài ra, vải lông thú nhân tạo dễ dàng giặt bằng tay mà không cần phải chăm sóc tỉ mỉ như vải lông thú tự nhiên. Sản phẩm còn đa dạng về màu sắc và có giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều túi tiền.
4.2. Vải lông vũ - chất liệu vải giữ ấm mùa đông
Vải lông vũ được làm từ lớp lông mềm của các loại thủy cầm, chủ yếu là vịt và ngỗng, và thường có hai màu chính là trắng và xám bạc. Loại vải này được sản xuất qua một quá trình xử lý phức tạp để tạo nên chất liệu có khả năng giữ nhiệt cao gấp 10 lần so với những chất liệu thông thường, đồng thời thông thoáng, nhẹ nhàng và mang đến cảm giác dễ chịu cho người mặc. Vải lông vũ còn an toàn và thân thiện với làn da.
Tuy nhiên, vì nguồn nguyên liệu khan hiếm nên giá áo ấm làm từ lông vũ khá cao. Chất lượng của vải lông vũ cũng có thể bị suy giảm khi tiếp xúc với nước, do đó, cần bảo quản và chăm sóc cẩn thận để duy trì độ bền và hiệu quả sử dụng.
Vải lông vũ tạo ra những chiếc áo khoác cực bắt mắt nhưng giá thành khá cao. (Nguồn: Internet)
5. Vải Da (Leather Fabric)
Với các chàng trai, màu đông thì không thể thiếu những chiếc áo khoác siêu ngầu và cực kỳ ấm áp. Đây là chất liệu vải giữ ấm mùa đông quen thuộc, bền, đẹp và rất đa dạng. Hiện nay, vải da có thể được chia là 4 loại phổ biến là da thật, vải da cá, vải da lộn và giả da.
5.1. Vải da thật
Vải da thật là chất liệu cao cấp được làm từ da của nhiều loài động vật như cá sấu, ngựa, cừu, bò,... Với nguồn gốc tự nhiên và quá trình sản xuất công phu, vải da thật được đánh giá cao trong ngành thời trang và nội thất nhờ vào vẻ đẹp tự nhiên, sang trọng và độc đáo.
Chất liệu này có đặc tính bền bỉ, giữ ấm tốt, bề mặt bóng mịn, mang đến sự đẳng cấp cho người sử dụng. Tuy nhiên, vải da thật có màu sắc hạn chế và yêu cầu phải chăm sóc, bảo quản cẩn thận để tránh nứt nẻ hoặc phai màu. Do quá trình sản xuất phức tạp và nguồn nguyên liệu khan hiếm, giá thành của vải da thật rất cao, phù hợp với những người yêu thích sản phẩm chất lượng cao và đẳng cấp.
Vải da là một chất liệu bền và đẹp. (Nguồn: Internet)
5.2. Vải da cá
Vải da cá là loại vải có bề mặt đặc trưng giống như da cá nhờ các sợi dệt được đan chéo lên nhau. Nhờ cấu trúc này, vải da cá không chỉ mềm mịn và trơn mà còn mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc.
Vải da cá có khả năng rút mồ hôi tốt, giúp giữ cơ thể khô thoáng và thoải mái trong suốt quá trình sử dụng. Tuy chỉ giữ ấm ở mức độ vừa phải, nhưng loại vải này lại rất thân thiện với môi trường do được dệt từ sợi đậu nành tự nhiên, mang đến lựa chọn bền vững và an toàn cho sức khỏe người dùng.
5.3. Vải da lộn
Vải da lộn là loại vải cực kỳ phổ biến trong thời trang, được làm từ mặt trái của da động vật. Chất liệu này nổi bật với bề mặt đều màu, mềm mịn và có độ bền cao, mang lại cảm giác sang trọng và thoải mái cho người mặc.
Vải da lộn có khả năng giữ ấm khá tốt, tạo form áo trẻ trung và cá tính. Tuy nhiên, loại vải này dễ bám bụi, khó vệ sinh và có tính đàn hồi kém. Bên cạnh đó, do quá trình sản xuất phức tạp và nguồn nguyên liệu tự nhiên, giá thành của vải da lộn cũng khá cao.
Da lộn có ưu điểm là mềm mại và có màu sắc khá đẹp. (Nguồn: Internet)
5.4. Vải giả da
Vải giả da là loại vải thường được dệt từ sợi polyester, mang lại giá thành phải chăng hơn so với da thật. Chất liệu này dễ dàng vệ sinh và có khả năng chống thấm nước tốt, phù hợp với nhiều điều kiện sử dụng khác nhau.
Vải giả da còn dễ dàng được nhuộm thành nhiều màu sắc và kiểu dáng đa dạng, mang đến sự lựa chọn phong phú cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, khả năng giữ ấm của vải chỉ ở mức vừa phải và độ bền không cao như da thật, khiến tuổi thọ sản phẩm ngắn hơn.
Vải giả da cũng thường được dùng để may quần áo giá rẻ nhưng không bền lắm. (Nguồn: Internet)
6. Vải dạ (Flannel) - Chất liệu vải giữ ấm mùa đông
Một trong những chất liệu cao cấp nhất dùng để may áo khoác mùa đông đó là vải dạ. Loại vải này là hàng dệt từ các loại sợi như len, bông hay polyester. Đặc tính nổi bật của vải dạ là giữ nhiệt tốt. Những sợi lông được ép chặt vào nhau khi dệt nên giữ ấm, bảo vệ cơ thể rất tốt mùa lạnh.
Áo khoác dạ được phái mạnh vô cùng yêu thích bởi vẻ ngoài thanh lịch và cực ấm áp.
(Nguồn: Internet)
Chất vải này lại khá mềm và đa dạng về màu sắc nên rất được ưa chuộng. Ngoài ra, điểm cộng của vải dạ là ít thấm nước, có độ bền cao và ít bám bụi. Dù vậy, loại vải này cũng gặp một số vấn đề như dễ bị co khi gặp nhiệt độ cao và rất nặng khi nhúng nước. Chất vải dạ khi máy áo khoác thường rất dày nên khá hạn chế về thiết kế.
7. Vải nỉ (Felt)
Vải nỉ mỏng hơn vải dạ một chút cũng được làm từ sợi vải và len nhưng không phải dệt mà ép từng sợi. Vải nỉ đi giữa ranh giới giữa len và vải nên cực kỳ mềm mại và ấm áp với những chiếc lông tơ mềm mại.
Vải nỉ may áo khoác mùa đông rất ấm mà lại đẹp. (Nguồn: Internet)
Áo Khoác Knit Đa Năng Chống UV
499.000đ
449.000đ
7.1. Đặc tính
-
Vải nỉ mềm mại và ấm áp nhưng ít bị xù lông hơn so với vải len
-
Bạn có thể sử dụng cả hai mặt của vải nỉ
-
Vải nỉ khá đa dạng về màu sắc và giá thành dễ chịu hơn so với những chất liệu vải giữ ấm mùa đông khác
-
Dù vậy, vải nỉ cũng khá dễ bám bẩn, dễ thấm nước do đặc tính hút nước tốt
Vải nỉ có ưu điểm thấm hút mồ hôi tốt, giữ nhiệt và có độ co giãn cao. (Nguồn: Internet)
7.2. Phân loại
-
Vải nỉ cotton thường: Chủ yếu dùng trong áo thun, may gối, đồ handmade vì khá mỏng, độ co giãn tốt, hơi đổ lông nhưng giá thành rẻ
-
Vải nỉ da cá: Loại vải làm từ 65% sợi polyester tổng hợp và 35% sợi bông tự nhiên. Vải nỉ da cá hút mồ hôi tốt, giữ nhiệt và có độ co giãn cao. Đây chính là loại vải nỉ thường dùng để may áo khoác mùa đông nhất.
-
Vải nỉ Hàn Quốc: Loại vải nỉ đến từ Hàn Quốc này thường dùng làm đồ trang trí, gối ôm, gấu bông vì giá thành rẻ, màu sắc phong phú và khá mềm mại.
Áo khoác bằng vải nỉ cotton giữ ấm và có độ co giãn tốt. (Nguồn: Internet)
8. Vải tuýt (Tweed)
Vải tuýt hay vải tweed là chất liệu giữ ấm được tín đồ thời trang vô cùng yêu thích. Loại vải này được dệt nguyên sợi bằng kỹ thuật độc đáo để những màu sắc đan xen nhau tạo bên bảng màu tự nhiên cực tinh tế.
Nhờ được dệt từ hai loại sợi là len và lụa nên vải tweed cực ấm lại bắt sáng cực kỳ lung linh. Trang phục làm từ vải tweed từng tạo nên trào lưu cực hot trong làng thời trang. Những bộ cánh này giúp người mặc trông vô cùng quý phái và sang trọng.
Vải tuýt hay còn được gọi là vải tweed là chất liệu vải giữ ấm mùa đông. (Nguồn: Internet)
8.1. Phân loại chất liệu vải giữ ấm mùa đông
Vải tweed ngày này cực kỳ đa dạng, đặc biệt là khi kết hợp với những chất liệu khác. Một số sản phẩm phổ biến có thể kể đến như
-
Vải tweed Cheviot: Sản phẩm dệt từ len lông cừu Cheviot tạo nên chất vải mềm với form dáng hơi rũ
-
Vải tweed Gamekeeper: Đây là loại vải tweed dùng làm trang phục mùa đông vì trọng lượng nặng, giữ ấm tốt
-
Vải tweed Thorn Proof: Loại vải dệt từ sợi lông xoắn có khả năng chống nước. Loại vải này có tính năng nổi bật là tự sắp xếp vị trí để che lấp nếu lỡ có lỗ thủng
Vải tweed Gamekeeper là chất liệu nỉ làm áo khoác giữ ấm mùa đông phổ biến nhất.
(Nguồn: Internet)
9. Jeans
Jeans là chất liệu phổ biến có khả năng giữ ấm tốt nên vẫn thường được dùng để làm trang phục mùa lạnh. Vải jean được sản xuất từ chất liệu cotton duck nên thường có màu xanh đặc trưng.
Chất vải này có một đặc điểm là thoáng khí nhưng lại giữ nhiệt. Nghe có vẻ hơi mâu thuẫn nhưng đó là đặc tính của vải jeans nên nó được sử dụng rộng rãi bất kể đông hay hè. Vải jeans ngoài ra còn có độ bền cao, không bị co nhăn và khá bền.
Dù vậy, khi dùng hàng jeans nên nhớ loại vải này có độ co giãn khá kém nên không hợp mặt khi hoạt động nhiều.
Vải jeans ngoài ra còn có độ bền cao, không bị co nhăn. (Nguồn: Internet)
10. Vải Gabardine
Nếu những mùa đông trước chỉ dùng những chất liệu quen thuộc như len, dạ hay nhung thì lần này bạn nên thử một chất vải mới có tên Gabardine. Chất liệu này thực tế không mới nhưng rất được ưa chuộng nhiều năm gần đây.
Gabardine là một loại vải cotton dệt chặt vào nhau nên có độ bền rất cao. Loại vải này từng được dùng làm trang phục trong quân đội do cực bền, nhẹ lại chịu nhiệt, giữ ấm tốt.
Gabardine là một loại vải cotton dệt chặt vào nhau nên có độ bền rất cao. (Nguồn: Internet)
Vải Gabardine do nhà sáng lập Burberry danh tiếng sáng tạo ra. Một chất liệu cực kỳ lý tưởng với khả năng chống thấm, giữ ấm, ít bị nhăn và không kén chọn khi giặt. Những chiếc áo khoác đông bằng vải có form dáng đẹp. Đây sẽ là nét mới mẻ cho thời trang đông mùa này
11. Vải kaki
Vải kaki cũng được biết đến là một trong những loại chất liệu vải giữ ấm mùa đông bền đẹp và có tính ứng dụng cao. Chất vải dày dặn và có thể giữ ấm tốt kể cả khi thời tiết lạnh đến 10 độ. Bên cạnh đó, đây còn là loại vải được nhiều người lựa chọn vì sở hữu màu sắc tương đối đa dạng.
Vải kaki cũng được biết đến là một trong những loại chất liệu vải giữ ấm mùa đông bền đẹp.
(Nguồn: Internet)
11.1 Đặc tính của vải kaki
Vải kaki có ưu điểm là rất bền chắc và ít bị nhăn, đặc tính này dễ dàng nhận biết được khi vải kaki là một trong số những chất liệu có độ bền nhất trên thị trường hiện nay. Nhờ vào cấu trúc vải vô cùng chắc chắn, vì thế bạn sẽ không còn băn khoăn khi vải bị nhăn hay xù lông.
Do được làm từ nguyên liệu thiên nhiên nên vải có khả năng phân hủy tốt và cực kỳ thân thiện với môi trường. Tuy vải không có quá nhiều nhược điểm nhưng các bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau để sử dụng và bảo quản vải kaki một cách hiệu quả nhé. Điều đầu tiên chính là độ co giãn, thực chất vải kaki khá cứng và có độ co giãn kém, chính vì điều này nên vải sẽ chỉ phù hợp với những thiết kế đơn giản.
Đặc tính của vải kaki. (Nguồn: Internet)
Điều cần lưu ý thứ hai chính là về giá thành. Do có nguồn gốc từ cotton tự nhiên nên vải kaki có giá thành khá cao, tuy nhiên hiện nay đa số nhiều nhà sản xuất sẽ thêm vào một số loại nguyên liệu khác vào quá trình sản xuất để tối ưu hóa chi phí làm giảm mức giá thành để phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.
11.2 Một số loại vải kaki phổ biến trên thị trường
Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao nên việc đa dạng hoá sản phẩm không ngừng được cải tiến. Trong lĩnh vực thời trang và may mặc cũng đã bổ sung và nâng cấp thêm nhiều loại vải kaki để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Dưới đây là một số loại vải kaki mà bạn có thể bắt gặp phổ biến trên thị trường.
Vải kaki thun
Vải kaki thun hay còn được gọi là vải kaki mềm hay vải kaki co giãn (Nguồn: Internet)
Vải kaki thun hay còn được gọi là vải kaki mềm hay vải kaki co giãn là một chất liệu giữ ấm tốt. Trong quá trình sản xuất để tăng độ co giãn, người ta đã cho thêm sợi Spandex vào nhằm mang lại sự thoải mái hơn cho người sử dụng. Chất vải phù hợp may các sản phẩm như chân váy, áo vest nữ, quần tây dành cho nữ…
Vải kaki polyester
Là một loại vải được dệt từ sợi tổng hợp với chất liệu chủ yếu là ethylene, thế nên vải kaki này có độ co giãn thấp và khả năng thấm hút mồ hôi không cao. Nhưng bù lại khả năng giữ nhiệt của vải kaki polyester chính là ưu điểm giúp nó nhận được nhiều sự yêu thích từ người dùng. Kaki polyester được ứng dụng phổ biến để may áo khoác, túi xách, nón, tạp dề,…
Vải kaki polyester dệt từ sợi tổng hợp với chất liệu chủ yếu là ethylene (Nguồn: Internet)
Vải kaki không thun
Vải kaki không thun hay vải kaki thô có độ cứng cao, và ít nhăn khi giặt ủi. Vải kaki không thun thường được sử dụng để may các loại trang phục yêu cầu cao về đường nếp gấp và form chuẩn điển hình như quần kaki, quần tây ống đứng để giúp người mặc trông chỉnh chu và lịch lãm hơn.
Vải kaki cotton
Vải kaki cotton còn được biết đến là vải kaki thun họa tiết. Đây là loại vải có độ co giãn và mềm mại hơn trong số hầu hết các loại vải cùng loại kaki. Do được dệt chủ yếu từ sợi bông tự nhiên nên vải có giá thành cao hơn các loại kaki khác. Kaki cotton chủ yếu được ứng dụng để may áo măng tô, quần ôm hoặc các loại váy ôm body.
Vải kaki cotton là loại vải có độ co giãn và mềm mại hơn trong số hầu hết các loại vải cùng loại kaki. (Nguồn: Internet)
12. Vải satin
Vải satin được dệt với kỹ thuật vân đoạn kết hợp ba loại sợi là sợi tơ tằm, sợi polyester và sợi viscose tạo nên cấu trúc vải chặt chẽ và có hệ thống. Bề mặt vải có độ bóng và láng mịn, bạn chỉ cần chạm nhẹ vào bề mặt vải là đã cảm nhận được độ mịn vốn có của chất vải.
Vải Satin hay còn gọi là satanh từ lâu đã được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao và coi nó như một loại chất liệu may cao cấp có tính ứng dụng cao trong đời sống.
Vải satin được dệt với kỹ thuật vân đoạn kết hợp ba loại sợi (Nguồn: Internet)
12.1 Đặc tính vải satin
Vải satin có độ mỏng, nhẹ vừa phải, vải không chỉ mang đến tính thẩm mỹ cao mà còn mang lại cảm giác dễ chịu, thân thiện với làn da. Kỹ thuật dệt vân đoạn kết hợp ba loại sợi trong quá trình sản xuất đã mang đến chất vải có khả năng thấm hút cao, thoáng mát khi dùng vào mùa hạ và giữ ấm khi dùng vào mùa đông.
Do tính chất mỏng nhẹ của vải nên khi sử dụng vải sẽ dễ bị xước do có tác động từ bên ngoài. Đây là một trong số những đặc tính không đáng mong muốn của vải satin mà người tiêu dùng thường mắc phải.
12.2 Một số loại vải satin phổ biến trên thị trường
Vải satin ngày này đa dạng, loại vải satin phổ biến trên thị trường có thể kể đến như Vải Lụa Satin, Vải Satin Baronet, Vải Satin Charmeuse,...
Một số loại vải satin phổ biến trên thị trường (Nguồn: Internet)
Vải Lụa Satin
Chất liệu lụa satin là được nhiều người ưa chuộng và phổ biến nhất trên thị trường hiện nay nhờ tính thẩm mỹ cao. Thành phần chính của vải lụa satin là lụa dệt nên có đặc tính mềm mại và không bị tích điện khi sử dụng vào mùa đông.
Vải cotton Satin
Cotton satin là loại chất liệu được áp dụng công nghệ dệt sợi cotton và satin truyền thống mang đến mật độ vải có sợi satin nhiều hơn nhằm giúp giữ được đặc tính của satin một cách cao nhất.
Do quá trình dệt ấy mà vải cotton satin có đặc tính sáng bóng,mềm mịn và luôn giữ được form dáng tốt nhất. Một số ứng dụng bạn có thể thường thấy trong đời sống của vải cotton satin chính là sản xuất đồ ngủ, áo khoác, trang phục cho cả mùa đông lẫn mùa hè,…
Cotton satin là loại chất liệu được áp dụng công nghệ dệt sợi cotton và satin truyền thống (Nguồn: Internet)
Vải Chiffon Satin
Chất liệu thứ 3 được đề cập đến chính là Chiffon satin. Thành phần chính của vải là sợi polyester, sợi nylon và không thể thiếu đó chính là sợi satin. Đây là loại vải được kết hợp nhiều sợi nhằm tối ưu hoá tính năng của thành phẩm, mang đến nhiều ưu điểm hơn cho người dùng.
Vải Satin Antique
Ngoài 3 loại phổ biến nói trên, thì chất liệu satin vẫn còn nhiều dòng vải khác nữa, trong đó phải kể đến satin antique. Có thành phần chính là sợi satin kết hợp cùng sợi sa và các chất phụ gia khác. Tạo nên chất vải có trọng lượng nặng, độ bóng cao và bề mặt vải có cấu trúc không đều.
Vải Satin Baronet
Dòng vải này có độ bóng cao cùng màu sắc đa dạng, đáp ứng yêu cầu của nhiều người tiêu dùng hiện nay. (Nguồn: Internet)
Vải satin baronet chủ yếu được ứng dụng vào công nghiệp dệt may các loại vải trang trí nội thất, rèm cửa do thành phần chính chủ yếu làm từ sợi bông và rayon nên có mặt trước bóng còn mặt sau của vải hầu như thô và trơn.
Vải Satin Duchess
Satin Duchess là loại vải ít được biết đến. Do đó ít ai biết được rằng loại chất liệu này có đặc trưng về độ mềm, với khả năng giữ form dáng cực kỳ tốt. Thành phần chính của satin duchess được dệt từ sợi cứng nên việc giữ form dáng của trang phục là thế mạnh tuyệt đối của nó so với những loại vải cùng dòng.
13. Vải viscose
Vải viscose là loại tơ bán tổng hợp được lấy từ chất xơ của cellulose trong tre hoặc mía. Vải viscose có cấu trúc giống như vải cotton, nhưng chúng có độ mềm và thoáng hơn nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có các sản phẩm được dùng trong may mặc vào mùa đông.
Vải viscose có thể ứng dụng được cả thời trang mùa đông lẫn mùa hè. (Nguồn: Internet)
13.1 Đặc tính vải viscose
Được làm từ sợi bán tổng hợp nên chúng chẳng thua kém gì so với các loại sợi tơ tằm hiện có nhưng có giá thành thấp hơn. Chất viscose có khả năng thoáng khí và thấm hút tốt nên hạn chế được sự sinh sôi của nấm mốc và vi khuẩn trong quá trình sử dụng.
Tuy vậy nhưng do được làm từ bột gỗ nên khi sản xuất vải viscose sẽ gây nên tình trạng phá rừng, mất cân bằng hệ sinh thái trong nhiều năm
13.2. Phân loại các loại vải viscose phổ biến trên thị trường
Tại đây, Coolmate xin giới thiệu một số chất liệu vải viscose được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay
Phân loại các loại vải viscose phổ biến trên thị trường (Nguồn: Internet)
Vải viscose nguyên chất
Vải viscose nguyên chất chiếm thị phần lớn nhất trong số các dòng viscose trên thị trường. Viscose nguyên chất có đặc tính dễ bị co lại khi gặp nước nên các sản phẩm từ vải này chủ yếu là đồ nội thất. Khi sử dụng cần lưu ý phải giặt khô hoặc có thể mang đến một số dịch vụ giặt ủi chuyên nghiệp để đảm bảo giữ được chất lượng sản phẩm tốt nhất:
Vải viscose có độ bền cao
Với tên gọi của nó, vải viscose có độ bền cao có thể chống chịu được lực lớn nên chỉ được ứng dụng trong dệt may hàng công nghiệp.
HWM Rayon (HWM viscose)
HWM Rayon có khả năng thấm hút cao và giữ hơi ấm cực kỳ tốt. (Nguồn: Internet)
HWM Rayon có khả năng thấm hút cao và giữ hơi ấm cực kỳ tốt, nên nó được xem là một trong số những chất liệu vải mùa đông. Quá trình vệ sinh vải cũng dễ dàng hơn, khi sử dụng HWM viscose bạn có thể lựa chọn giặt tay hoặc giặt máy mà không cần lo ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
14. Vải Linen
Vải Linen xuất hiện khá lâu đời trong lĩnh vực thời trang. Line được sản xuất hoàn toàn từ những nguyên liệu thiên nhiên không chất phụ gia. Line còn có tên gọi khác là vải lanh, do chất liệu chủ yếu tạo ra vải chính là thân và gốc cây lanh, vải mềm và bóng mượt nên được ứng dụng khá nhiều trong đời sống
14.1 Đặc tính của vải Linen
Vải Linen xuất hiện khá lâu đời trong lĩnh vực thời trang. (Nguồn: Internet)
Đặc tính của vải Linen là có độ bền cao hơn nhiều loại vải khác đến khoảng 5,5 đến 6,5gm/den. Vải lanh có khả năng thấm hút tốt và chịu nhiệt mang đến cảm giác thoải mái cho người mặc.
Bên cạnh những ưu điểm thì còn có một số nhược điểm như vải rất dễ bị nhăn, và khả năng co giãn cũng không tốt, vì thế khi sử dụng bạn nên chú ý đến cách vệ sinh và giặt ủi phù hợp để không bị ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
14.2 Một số loại vải linen phổ biến trên thị trường
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải linen với chất lượng và giá thành khác nhau. Trong đó phải kể đến Vải Linen bột,Vải Linen ướt, Vải Linen tưng,...
Một số loại vải linen phổ biến (Nguồn: Internet)
Vải Linen bột
Vải Linen bột có tính chất mềm và dễ bị nhũn nhưng khi mặc vào sẽ rất thoải mái và dễ chịu. Bạn có thể hoàn toàn kết hợp chúng để may những loại trang phục cho cả mùa đông lẫn mùa hè, vì chúng rất dễ sử dụng trong đời sống hằng ngày.
Vải Linen ướt
Do nằm trong số những loại Linen nên Linen ướt cũng có đặc tính tương tự như một số loại Linen khác là mềm mịn và thoải mái. Tuy nhiên một điểm trừ lớn là chúng rất dễ bị nhão sau khi sử dụng nhiều lần.
Đặc tính của vải Linen là có độ bền cao hơn nhiều loại vải khác đến khoảng 5,5 đến 6,5gm/den. (Nguồn: Internet)
Vải Linen tưng
Vải Linen tưng cũng có độ bền cao cùng kết cấu mềm mượt. Bên cạnh đó, chúng còn có một ưu điểm là giữ được màu vải rất lâu và không bị co rút sau nhiều lần giặt nên được nhiều người lựa chọn hơn.
Vải Linen lụa
Linen lụa dòng vải cao cấp được dệt từ 2 chất liệu chính là lanh và lụa nên rất phù hợp để ứng dụng vào việc may khăn choàng giữ ấm vào mùa đông. Từ kết cấu đến màu sắc của Linen lụa đều đáp ứng hầu hết yêu cầu đa dạng của người tiêu dùng hiện nay.
15. Vải sợi tre
Một loại chất liệu cuối cùng ít được nhắc đến chính là vải sợi tre hay vải bamboo. Vải sợi tre được sản xuất từ cây tre kết hợp với phương pháp hiện đại tạo nên chất vải vô cùng bền chắc mà lại còn mang đến cảm giác thoải mái cho người mặc.
Vải sợi tre được sản xuất từ cây tre kết hợp với phương pháp hiện đại. (Nguồn: Internet)
15.1 Đặc tính của vải sợi tre
Vải sợi tre được tái tạo từ cellulose nên có đặc tính phân huỷ sinh học rất cao và kháng khuẩn tốt. Nhờ vào quy trình và phương pháp sản xuất hiện đại nên sợi tre được làm ra rất mềm mại mà không bị xù lông như nhiều loại vải khác.
Tuy nhiên, do đặc tính của sợi tre là chịu nhiệt kém nên chất vải làm ra sẽ không chịu được nhiệt độ cao và dễ bị chảy
Đặc tính của vải sợi tre (Nguồn: Internet)
Thị trường chất liệu vải giữ ấm mùa đông hiện nay vô cùng phong phú. Mỗi chất liệu có một ưu điểm và hạn chế riêng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm được chất liệu mình muốn trải nghiệm mùa lạnh năm nay. Đừng quên theo dõi CoolBlog để cập nhật những tin tức và xu hướng thời trang mới nhất mỗi ngày.
Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới!