Chạy bộ bị ngứa chân là một trong những hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải. Đây không phải tình trạng đáng ngại và việc phòng ngừa khá đơn giản. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng khá nhiều tới tinh thần và gây nên cảm giác khó chịu. Bài viết này hãy cùng Coolmate tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi chạy bộ bị ngứa chân nhé.
Nguyên nhân tại sao chạy bộ lại bị ngứa chân
Dưới đây là một số các nguyên nhân chính dẫn tới việc chạy bộ bị ngứa chân:
Không vận động thường xuyên
Những người ít vận động hoặc không tập thể dục trong một khoảng thời gian dài thường gặp hiện tượng ngứa chân khi chạy bộ. Do đó, khi họ quay lại tập thể dục, điều này có thể làm cho tình trạng ngứa chân xuất hiện trở lại.
Những người ít vận động thường gặp hiện tượng ngứa chân khi chạy bộ
Đồng thời, khi bạn chạy bộ thì nhịp tim cũng tăng, lưu lượng oxy trong máy sẽ được bơm nhiều. Lúc này các mao mạch, động mạch mở rộng và dẫn tới việc ngứa ngáy.
Mao mạch của bạn bị dãn nở gây nên sự kích thích các dây thần kinh lên não. Nó tạo cảm giác ngứa ngáy. Đặc biệt với những người sức khỏe tốt thì các mao mạch sẽ dễ dàng mở rộng giúp máu được lưu thông một cách tối đa. Ngược lại người có sức khỏe kém hoặc thừa cân thì mao mạch sẽ có xu hướng bị thu hẹp gây cản trở tuần hoàn máu trong quá trình tập thể dục.
Giải phóng Histamin
Theo một nghiên cứu của nguồn đáng tin cậy vào năm 2017, việc tập luyện thể dục được xem là có khả năng kích thích việc giải phóng Histamin, giúp giảm cảm giác mệt mỏi và ngăn chặn các phản ứng dị ứng cho những người tham gia tập luyện.
Trong quá trình tập luyện, cơ thể thường tiết ra Histamin do ma sát với quần áo
Trong quá trình tập luyện, cơ thể thường tiết ra Histamin do ma sát với quần áo. Chính điều này đã dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể và cảm giác rần rứt, ngứa ở hai bắp đùi.
Da bị mẫn cảm và dị ứng với đồ tập
Mẫn cảm và dị ứng da có khá nhiều nguyên nhân như sử dụng bột giặt, chất làm mềm vải hay chất liệu của quần áo. Đối với những người thường xuyên chạy bộ thì việc cơ thể tiết ra mồ hôi nhiều khiến da dễ bị kích ứng bởi các chất tẩy, bột giặt và thậm chí chất liệu vải của quần áo.
Chính vì thế nếu như bạn thấy nguyên nhân là do bộ đồ tập thì hãy chọn chất tẩy dành riêng cho da và thoa một chút kem dưỡng trước khi chạy bộ nhé. Ngoài ra, có thể chọn những bộ đồ tập rộng rãi hơn.
Viêm mạch
Viên mạch hay viêm mạch máu thường xuất hiện ở những người hay chơi golf hoặc chạy bộ. Nó chủ yếu liên quan tới các hoạt động thể chất và do bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên. Các dấu hiệu chính để nhận biết tình trạng viêm mạch là xuất hiện các mảng đỏ, đốm tím và phần đùi, cẳng chân bị sưng. Khi bạn bị phát ban thường châm chích và đau rát vô cùng nhiều. Ngoài ra, yếu tố về sự di truyền cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Nhưng bạn đừng lo, những triệu chứng này có thể hết ngay trong ngày.
Bị nổi mề đay
Cảm giác ngứa ran ở chân khi chạy có thể phát sinh do nổi mề đay trên da. Nguyên nhân của hiện tượng này có liên quan đến hệ thống nội tiết trong cơ thể. Ngoài sự không thoải mái từ ngứa da, nổi mề đay còn có thể đi kèm với một số triệu chứng nghiêm trọng như đau đầu, khó thở, sưng da vùng mặt, và co thắt dạ dày. Những dấu hiệu này thường xuất hiện khi chạy bộ quá mức, chạy xa hoặc tập luyện dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Cảm giác ngứa ran ở chân khi chạy có thể phát sinh do nổi mề đay trên da. Nguồn: Coolmate
Ban xuất huyết do tập thể dục
Ban xuất huyết xảy ra khi chạy đường dài hoặc tăng cường hoạt động chạy với mức độ cao không bình thường. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là xuất hiện những đốm máu trên cẳng chân, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ngứa rát.
Ban xuất huyết do tập thể dục. Nguồn: Coolmate
Các biện pháp khắc phục ngứa chân khi chạy bộ tại nhà
Ngứa chân khi chạy bộ tại nhà có thể là một trở ngại đáng kể đối với những người yêu thích hoạt động thể dục. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp hiệu quả mà bạn có thể thực hiện để giảm bớt ngứa và tăng cường trải nghiệm chạy bộ của mình.
Một trong những biện pháp quan trọng nhất là chọn đúng giày chạy bộ. Một đôi giày phù hợp sẽ giúp giảm áp lực lên chân và giữ cho đôi chân của bạn thoải mái hơn khi chạy. Hãy đến các cửa hàng chuyên nghiệp để được tư vấn và chọn một đôi giày phù hợp với hình dáng và cấu trúc chân của bạn.
Một trong những biện pháp quan trọng nhất để giảm ngứa chân là chọn đúng giày chạy bộ. Nguồn: Coolmate
Ngoài ra, việc sử dụng các loại tất chất liệu thoáng khí có thể giúp hạn chế mồ hôi và giữ đôi chân khô ráo hơn, từ đó giảm nguy cơ ngứa chân. Hãy chọn tất từ chất liệu cotton hoặc các loại vải có khả năng thoát hơi tốt. Tránh sử dụng tất chật quá, vì điều này có thể gây áp lực và tăng nguy cơ ngứa chân.
Một biện pháp khác là chú ý đến việc duy trì sự sạch sẽ cho đôi chân của bạn. Sau khi tập luyện, hãy rửa sạch chân bằng nước ấm và xà phòng nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và mồ hôi. Sau đó, lau chân khô hoàn toàn và sử dụng một loại kem dưỡng ẩm phù hợp để giữ cho da chân mềm mại và không bị khô, giảm thiểu tình trạng ngứa.
Sử dụng một loại kem dưỡng ẩm phù hợp để giữ cho da chân mềm mại. Nguồn: Coolmate
Không chỉ quan trọng với việc chọn giày, việc lên lịch trải nghiệm chạy bộ cũng có ảnh hưởng đến ngứa chân. Tránh chạy vào những thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày, khiến cho đôi chân dễ mồ hôi nhiều hơn. Thay vào đó, hãy lên kế hoạch chạy vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối muộn khi nhiệt độ mát mẻ hơn.
Nếu bạn vẫn gặp phải tình trạng ngứa chân, hãy thử sử dụng kem chống ngứa hoặc bôi một lớp mỏng dầu dừa tự nhiên lên da chân. Những biện pháp này giúp làm dịu nhẹ và làm mát da, giảm ngứa và cảm giác khó chịu.
Các biện pháp khắc phục ngứa chân khi chạy bộ tại nhà. Nguồn: Coolmate
Cách khắc phục tình trạng chạy bộ bị ngứa chân.
Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng chạy bộ bị ngứa chân đơn giản và dễ dàng ngay tại nhà:
Chườm đá cũng là giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tình trạng ngứa tức thì
-
Chườm đá: Để giảm tình trạng ngứa ở vùng chân, bạn có thể sử dụng túi nước đá chườm vào vùng bị ngứa trong khoảng 10 - 20 phút. Lặp lại việc chườm đá như vậy nhiều lần trong ngày để giảm cảm giác ngứa. Phương pháp này có thể mang lại cảm giác sảng khoái cho vùng chân.
-
Tắm nước mát hoặc ấm: Thay vì tắm bằng nước nóng thì hãy tắm bằng nước ấm hoặc nước mát trong vòng 20 phút nhé. Tránh tắm quá lâu dẫn tới việc bị khô da.
-
Tắm với bột yến mạch: Có thể sử dụng bột yến mạch để cải thiện tình trạng viêm và khô da. Hãy tắm với bột yến mạch để giảm thiểu tình trạng ngứa nhé.
-
Nha đam: Thoa một chút nha đam lên trên vùng da bị ngứa để giảm tình trạng viêm khi tập thể dục.
Cách hạn chế ngứa chân khi chạy bộ
Giặt sạch quần áo trước khi mặc
Để tránh tình trạng dị ứng khi mặc đồ thể thao hoặc áo ba lỗ mới mua, bạn nên giặt quần áo trước khi sử dụng bằng bột giặt không gây kích ứng và không nên sử dụng nước làm mềm vải. Điều này giúp loại bỏ hóa chất còn sót lại từ quá trình sản xuất và giảm nguy cơ gây kích ứng da khi tiếp xúc. Ngoài ra, nên chọn quần áo chạy bộ với chất liệu phù hợp và thoải mái. Như vậy sẽ hạn chế được tình trạng ngứa chân khi tập. Có thể chọn chất liệu Polyester để dễ thấm hút mồ hôi, khô thoáng và dễ dàng vận động.
Nên chọn quần áo chạy bộ với chất liệu phù hợp và thoải mái
Tập luyện thường xuyên
Khi bạn đã có được thói quen đều đặn thì lượng máu lưu thông trong cơ thể cũng sẽ duy trì ổn định
Tập luyện chạy bộ thường xuyên cũng là cách để giảm tình trạng này. Khi bạn đã có được thói quen đều đặn thì lượng máu lưu thông trong cơ thể cũng sẽ duy trì ổn định. Điều này giảm sự gia tăng lưu thông máu đột ngột và giảm khả năng gây kích ứng, ngứa ngáy.
Tìm cách hạ nhiệt cơ thể
Khi bạn chạy bộ mà da mẩn đỏ thì hãy hạ nhiệt cơ thể nhé. Có thể ngâm hoặc dùng đá thoa lên chân nhằm cân bằng nhiệt độ và giảm mẩn đỏ nhanh chóng.
Tìm những cách hạ nhiệt cơ thể giúp tình trạng mẩn đỏ và ngứa giảm bớt
Một số cách khác
Nếu như tình trạng ngứa khiến bạn khó chịu và căng thẳng thì bạn có thể áp dụng một số các phương pháp sau để giảm thiểu nhanh chóng:
-
Dùng thuốc kháng Histamin gây buồn ngủ để giảm ngứa.
-
Sử dụng bình xịt gây tê nếu cảm thấy quá ngứa
-
Thoa kem dưỡng ít nhất 2 lần/ngày và nên thoa sau khi tắm để tránh bị khô da.
Trên đây là chia sẻ về việc chạy bộ bị ngứa chân, nguyên nhân và các giải pháp hiệu quả nhất. Hy vọng đã mang tới cho bạn kiến thức hữu ích.
Theo dõi CoolBlog để xem thêm các bài viết thú vị khác!