Chống tối cổ bằng cách update từ điển genZ đầu năm 2023

Gen Z giờ đang nói chuyện với những teencode nào? Nếu chưa biết thì cùng Coolmate chống tối cổ trong bài viết dưới đây nào!

Ngày đăng: 16.06.2023, lúc 11:44 8.326 lượt xem

Thời đại công nghệ 4.0 cùng sự “trỗi dậy” của thế hệ gen Z đã làm nên làn sóng những cụm từ trends ngày càng mạnh mẽ. Những từ này được update theo ngày, theo tuần, theo tháng. Và để bắt kịp xu hướng nửa đầu năm 2023, cùng Coolmate update ngay cũng từ mới trong từ điển gen Z nhé!

1. Kiwi kiwi: ngon

Kiwi kiwi vốn là một loại trái cây giàu dinh dưỡng với mức giá khá đắt đỏ. Đó là định nghĩa của tất cả chúng ta từ trước đến nay. Nhưng vài ngày trở lại đây, thì Kiwi kiwi không còn chỉ có nghĩa để chỉ 1 loại quả nữa mà lại dùng để nói về độ ngon của đồ ăn. Với gen Z, kiwi kiwi chính là ngon ngon. 

Nguồn gốc của cụm từ ngữ genZ 2023 này bắt nguồn từ 1 video được nhiều người biết đến trên Tiktok. Trong nội dung của đoạn video đó, tiktoker khi uống trà kiwi của Mixue đã liên tục khen ngon nhưng lại bằng cụm từ Kiwi kiwi. Video gắn hastag #kiwikiwi này đã thu hút hơn 3 triệu lượt xem (tính đến thời điểm 17h ngày 8/6). Và sau đó, cụm từ này trở nên phổ biến, thu hút đến 28 nghìn bình luận và hơn 300 nghìn tương tác trên khắp các trang mạng xã hội.

2. Cà nhính: chút xíu

Cà nhính hay cậu Be đều xuất phát từ cặp đôi Miko Lan Trinh và người yêu

Cà nhính hay cậu Be đều xuất phát từ cặp đôi Miko Lan Trinh và người yêu

Vốn dĩ cụm từ cà nhính được người dân khu vực Tây Nam Bộ sử dụng để chỉ cách ăn uống từng chút một. Nhưng bỗng một ngày đẹp trời, thì cụm từ này lại trở thành hot trends với ý nghĩa thể hiện và biểu đạt cảm xúc hào hứng, thích thú.

Trong một video livestream với sự xuất hiện của Miko Lan Trinh cùng bạn trai, nội dung chính là bữa ăn lẩu của cặp đôi. Khi bạn trai Miko Lan Trinh đưa đĩa thịt bò lên thì cô nàng liên tục phát ra cụm từ cà nhính. Lời nói cùng vẻ mặt hài hước của nữ ca sĩ đã khiến cho cụm từ này trở thành teencode được nhiều người sử dụng trên mạng xã hội, mà cụ thể là nền tảng tiktok. Sau đó thì đã có hàng loạt video cover cảnh quay đó cùng hastag #cànhính được chia sẻ rộng rãi góp phần cho cụm từ này được nhiều người biết đến hơn.

3. Mắc cỡ quá 2 ơi: Em ngại giùm chị lun á

Mắc cỡ quá 2 ơi - câu cảm thán để thể hiện sự xấu hổ, ngại ngùng, quê của một ai đó. Khi ai đó nói câu này trên video của mình, nghĩa là họ đang thể hiện sự ngại ngùng về một sự việc, hiện tượng hay chính nội dung video của họ đó. Cách nói cũng biểu cảm khuôn mặt thể hiện sự đáng yêu của nhân vật khi nói câu này.

Chủ nhân câu nói Mắc cỡ quá 2 ơi!

Chủ nhân câu nói Mắc cỡ quá 2 ơi!

Câu teencode này có nguồn gốc từ tiktoker có tên Bé mèo nhỏ mít ướt. Chủ tài khoản này thường xuyên sử dụng câu nói Mắc cỡ quá 2 ơi để thể hiện sự chê bai, phê phán hành động hay việc làm của người đang được nói đến. Cụm từ này nếu không được sử dụng đúng cách còn có thể là lời chê bai, xúc phạm một cách quá đáng với người khác. Sau đó thì nhiều người sử dụng câu nói này cho chính video của mình và giúp nó được lan truyền rộng rãi hơn.

4. Mãi keo: Mãi mãi bên nhau

Mãi keo - teencode thể hiện sự gắn bó, thân thiết hoặc khen ngợi và thể hiện cảm giác ngưỡng mộ với nhân vật hoặc sự việc nào đó. Keo là keo dính, ghép 2 từ này có thể thành một cụm từ để sử dụng giữa những người bạn, giữa nghệ sĩ và fan, giữa những người trong gia đình... 

Ngoài ra, từ ngữ genZ 2023 này còn được để nói về sự xinh đẹp, tài năng... của ai đó. Lúc này, từ keo trong mãi keo lại có ý nghĩa như giỏi giang, xinh đẹp...

Các bạn trẻ thường sử dụng cả cụm "mãi mận mãi keo" cùng nhằm thể hiện ý nghĩa kể trên. Thêm vào đó là cụm mãi đỉnh cũng để chỉ ý nghĩa tương tự như vậy.

5. Địa lí: đạo lí, văn học: văn minh, toán học: thẳng tính, lịch sử: lịch sự

Vốn để chỉ môn học về địa hình, khí hậu, đất nước... nhưng với gen Z, địa lý lại nghĩa là đạo lý. Từ này ban đầu xuất hiện trên một video của nhóm các bạn trẻ với tiêu đề Học tiếng việt. Thay vì học tiếng việt đúng như tiêu đề, thì lại có một loạt tên gọi môn học được 

Không chỉ cụm từ địa lý được biến tấu, mà hàng loạt các tên gọi bộ môn cũng được nói lái đi. Chẳng hạn như toán học để chỉ sự thẳng tính, thể dục lại nghĩa là thể hiện, ngữ văn là văn mình hay lịch sử nghĩa là lịch sự. Đúng là qua con mắt và suy nghĩ của gen Z, có quá nhiều từ ngữ đã được phù phép để trở thành một từ có ý nghĩa hoàn toàn khác.

6. Over hợp

Thái VG - chủ nhân câu nói với từ over hợp

Thái VG - chủ nhân câu nói với từ over hợp

Cụm từ này bắt nguồn từ chương trình Rap Việt mùa 3 - một cuộc thi âm nhạc dành cho những ai yêu thích nhạc rap. Trong chương trình, Thái VG - 1 trong những huấn luyện viên chương trình đã nhận xét bằng ngôn ngữ nửa anh nửa việt. Cụ thể, có những lúc HLV này đã sử dụng 2 câu nói "She over hợp" hay "You don't hợp with me" khi nói về một thí sinh nào đó. Cùng với độ nóng của chương trình thì cụm từ over hợp cũng vì thế mà được lan truyền nhanh chóng hơn. 

Không chỉ xuất hiện trong câu nói của gen Z mà cụm từ này được khá nhiều người lớn hay các trang cộng đồng lớn sử dụng trong video hay các bài viết của mình. Biết đâu đó, sử dụng câu với over hợp khi tỏ tình với crush cũng là một ý kiến hay ho đó.

7. Chả quyên: Mặn

Tưởng chừng đang nói về một món ăn nào đó, nhưng thực tế chả quyên lại có nghĩa là ngọt ngào và mặn mà. Cụm từ này bắt nguồn từ một hiện tượng trên mạng xã hội tên Linda, với tên thật Mai Kim Trí. Đây vốn là cô gái đã chuyển giới thường xuất hiện trên mạng xã hội với thân hình gợi cảm cùng với những tai tiếng trong đời tư. 

Khoảng đầu năm 2014, người ta thường thấy những video cô gái này lăng mạ, chửi bới người khác và nhận về biệt danh Thánh chửi. Cụm từ chả quyên thường xuyên xuất hiện trên những bài đăng và video của Linda và nhanh chóng được gen Z lan truyền rộng khắp trên các trang mạng xã hội.

8. Tái châu: Ngây thơ

Tái châu là từ ngữ genZ 2023 đọc lái của tái chanh với ý nghĩa là ngây thơ. Đây cũng là một trong những cụm từ được xuất phát từ cô gái được mệnh danh là thánh chửi Linda. Bạn có thể sử dụng cụm từ này trong câu nói, ví dụ như: Bộ đồ này khiến bạn nhìn tái châu hơn đó. Chắc hẳn với những người thường xuyên lướt mạng thì sẽ hiểu được ý nghĩa của câu nói này. Nhưng cũng chỉ nên sử dụng với bạn bè đồng trang lứa và với những người nắm bắt tốt các trends trên mạng xã hội thôi nhé!

Linda - người tạo ra 1 loạt cụm từ được genZ sử dụng phổ biến

Linda - người tạo ra 1 loạt cụm từ được genZ sử dụng phổ biến

9. Chả chua: Gợi cảm

Vẫn là một từ teencode được bắt nguồn từ cô nàng chuyển giới, hay nói cách khác là "cùng 1 mẹ" với từ tái châu và chả quyên. Chả chua nghĩ là mặn mà. Cả cụm được dùng để chỉ vẻ đẹp gợi lên cảm xúc và tạo hưng phấn cho người đối diện.

10. Lemỏn: chảnh

Nghe tường chừng vô lý, bởi trong tiếng anh thì lemon nghĩa là quả chanh. Nhưng với gen Z, sự sáng tạo có lẽ là vô đối. Bạn thử xem công thức này nhé: lemỏn = lemon + dấu hỏi = chanh + dấu hỏi = chảnh. Tưởng vô lý nhưng lại có sức thuyết phục đáng nể đấy chứ.

Vốn dĩ người Việt rất hay sử dụng ngôn ngữ nửa Anh nửa Việt, thì từ lemỏn cũng khá là hay ho để chỉ tính cách của một ai đó. Giờ thì bạn có thể dùng từ này để “chê khéo” đối phương rồi.

11. Trầm: mong manh

Nếu bạn đang muốn nói ai đó là người mong manh, yếu đuối, thì giờ có thể sử dụng từ "trầm" thay vì nói những cụm từ kể trên nhé. Thật khó hiểu, nhưng đây lại cũng là từ được bắt nguồn từ Thánh chửi - một cô gái không có hình ảnh đẹp trên mạng xã hội. 

Những teencode khó mà ngờ tới

Những teencode khó mà ngờ tới

12. Kem: tươi tắn, bò viên: tròn, mũm mĩm, dễ thương

Thêm 2 từ teencode được gen Z sử dụng phổ biến, đó chính là kem và bò viên. Có lẽ là vì chính đặc trưng của món ăn đó nên mới được dùng để biểu thị có ý nghĩa tương tự. Bởi bạn thử nghĩ xem, nói đến kem người ta sẽ luôn nhớ đến sự mát lạnh, ngon lành, còn bò viên lại là hình ảnh của những viên thịt tròn trịa, đầy đặn và ngon. Thế nên có lẽ ý nghĩa của từ kem và bò viên cũng được sử dụng dựa trên những điều đó. Giờ thì chẳng cần mất công khi khen ai đó lên cân mà chỉ cần nói bò viên, còn ai xinh xắn tươi tắn thì nói kem là quá đủ rồi.

13. Cậu be: Tinh hoa hội tụ, phụ nữ rất iu

Cậu Be - nhân vật thường hướng dẫn nấu ăn trên tiktok với lượng view cao ngất ngưởng nhưng lượng view này có lẽ đến từ sự tò mò nhiều hơn mà ngưỡng mộ. Bởi nhân vật này thường phi tỏi không cần dầu mà dùng mỡ từ nước lẩu, đổ nước thịt bò rã đông để làm nồi lẩu ngon hơn, bánh tart cá trích, bánh chưng chiên bóng đêm... Chính vì những video này mà khiến cho nhiều người vào xem hơn, khiến cho nhân vật này nổi tiếng dù không có thành tựu gì nổi bật.

Bất cứ trends hay teencode nào cũng đều được bắt nguồn từ những trào lưu trên mạng, thời gian gần đây thì chính là nền tảng tiktok. Thế nhưng, anh em cần lưu ý là các từ này chỉ nên được sử dụng với những ai đồng vai phải lứa, những người thường xuyên xem và biết đến những từ này. Và nhất là không phải lúc nào cũng có thể sử dụng. Tùy thuộc bối cảnh mà hãy sử dụng những từ ngữ phù hợp để câu chuyện của bạn được đón nhận tích cực nhất.

Teencode thì có thể thay đổi theo từng giờ, từng ngày, từng tháng. Anh em muốn cập nhật những thông tin trends trên nền tảng mạng xã hội thì nhớ vào Coolblog để tìm hiểu nhé! 

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn