Công nghệ in ấn ngày càng phát triển và trở nên tối ưu hơn, với các hình thức in mới có nhiều ưu điểm nổi trội. Trong số đó, có công nghệ in UV rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi bởi tính tiện lợi mà nó mang lại. Vậy bạn đã biết về công nghệ này chưa? Đặc trưng của công nghệ in UV là gì? Ưu và nhược điểm của nó ra sao?... Hãy cùng Coolmate đi tìm hiểu rõ hơn về công nghệ in UV trong bài viết này nhé!
1. Khái niệm kỹ thuật in UV
In UV là gì? Hiểu đơn giản, in UV là kỹ thuật in sử dụng mực in phun trực tiếp lên bề mặt sản phẩm, sau đó sẽ làm khô mực ngay lập tức bằng cách sấy dưới đèn UV (đèn UV LED hoặc UV thủy ngân). Nghe có vẻ công nghệ in này khá giống với công nghệ in Offset. Nhưng thực chất là 2 công nghệ này khác nhau hoàn toàn.
Công nghệ in UV có hệ thống làm khô bằng đèn UV hiện đại
Không chỉ khác ở loại mực, công nghệ in Offset sử dụng mực in Offset còn công nghệ in UV sử dụng mực UV, kỹ thuật in UV còn có quy trình và công nghệ xử lý phức tạp hơn rất nhiều. So với in Offset, công nghệ in UV sẽ sấy khô sản phẩm bằng hệ thống UV với đèn sấy và các công đoạn xử lý như Corona, Flame, UV Nitro,... giúp cho mực lên màu chuẩn và bám chắc hơn.
2. Loại mực in UV là gì?
Loại mực được sử dụng trong công nghệ in UV sẽ khác với các loại mực khác. Thay vì sẽ tự khô bằng cách bay hơi các dung môi sau đó mực sẽ tự hấp thụ vào chất liệu, mực UV sẽ cần phải trải qua quá trình quang hóa dưới đèn UV chuyên dụng. Do đó, công nghệ in UV có thể dễ dàng áp dụng trên các thể loại chất liệu không thấm nước như đá, nhựa, thuỷ tinh,...
Mực in UV có nhiều sự khác biệt so với mực thông thường
Những loại mực UV hiện nay chủ yếu có gốc dầu. Các thành phần bao gồm sắc tố màu, chất liên kết, chất kết dính, chất quang sáng và các chất phụ gia khác. Màu UV làm rất tốt trong việc tạo độ mờ, bóng và hạt cho bề mặt chất liệu. Vì thế, sản phẩm được in bằng công nghệ in UV sẽ lên màu rất sắc nét, sinh động và ấn tượng.
3. Đặc trưng nổi bật của công nghệ in UV
Để nói về đặc trưng nổi trội nhất công nghệ in UV thì phải kể đến tính tiện lợi mà nó mang lại. Máy in UV được trang bị hệ thống sấy cực nhanh bằng đèn UV hiện đại. Mực in sẽ được khô hoàn toàn trong 1 lần sấy ở chế độ sấy tối đa của máy. Sau khi khô, mực sẽ bám chặt vào bề mặt chất liệu, không bị trầy xước nên không cần phải tráng thêm lớp phủ bảo vệ cho bản in.
Công nghệ in UV là công nghệ in nhanh và chất lượng nhất hiện nay
Hơn nữa, sản phẩm sau khi in sẽ không bị biến đổi, không hấp thụ nhiệt, không gây ra mùi độc hại, có khả năng chống nắng, chống bào mòn giúp sản phẩm có thể bền đẹp dù trải qua 4-5 năm.
4. Ưu và nhược điểm của công nghệ in UV
Bất cứ một công nghệ in ấn nào cũng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nắm rõ được điều đó sẽ giúp bạn lựa chọn được công nghệ phù hợp với nhu cầu và chất liệu sản phẩm của mình.
Ưu điểm của công nghệ in UV là gì?
- Có khả năng in trên nhiều loại vật liệu khác nhau, kể cả vật liệu không thấm nước. Từ vật liệu đơn giản như decal, bạt, vải.. cho đến vật liệu phức tạp như mica, kim loại, kính...công nghệ này đều có thể “cân” được hết.
- Không chỉ có tốc độ in ấn siêu nhanh, công nghệ in UV còn cho ra các sản phẩm in có chất lượng đẹp và đồng đều.
In UV có rất nhiều ưu điểm vượt trội
- Mực in UV sau khi được làm khô sẽ có khả năng chống nước, chống nắng, chống mài mòn, sẽ không bị hấp thụ nhiệt hay biến đổi. Do vậy sản phẩm in UV mới có độ bền cực kì tốt, thoải mái chống chịu trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
- Công nghệ in UV cho phép bạn in nhiều màu và nhiều lớp cùng lúc mà không sợ bị nhoè màu hay ảnh hưởng đến chất lượng màu sắc. Ngược lại, các sản phẩm in UV còn lên màu rất sắc nét, chân thật và sinh động.
- Quá trình in UV sẽ không sản sinh ra bất cứ mùi độc hại nào cho con người. Vì thế công nghệ này được đánh giá cao bởi ưu điểm là thân thiện với môi trường.
Nhược điểm của công nghệ in UV là gì?
Và tất nhiên, không có công nghệ nào là hoàn hảo cả. Công nghệ in UV cũng vậy. Bên cạnh những ưu điểm, thì in UV sẽ có những nhược điểm như:
- In UV sẽ có giá cao hơn so với các phương pháp in khác. Bởi, từ máy móc cho đến mực in đều cao cấp, được nhập khẩu từ nước ngoài. Chi phí đầu tư và nhập nguyên liệu đều tương đối lớn kéo theo giá in ấn cũng sẽ cao hơn.
Chi phí in UV sẽ cao hơn so với các công nghệ in khác
- Công nghệ in UV còn có nhược điểm là mực sẽ không tự khô mà cần phải sấy dưới đèn UV. Một khi đã khô thì mực in bám vô cùng chắc. Vì thế, nếu lỡ vấy bẩn hoặc in nhầm thì không thể sửa chữa hay lau mà chỉ có cách in lại.
>>>Xem thêm: In nổi trên áo thun là gì? Tìm hiểu kỹ thuật in nổi trên vải chi tiết
5. In UV có những loại nào
Trên thị trường hiện nay, có 2 loại in UV là in UV phẳng và in UV cuộn. Cả 2 hình thức in UV này đều được ứng dụng rất rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
In UV phẳng
In UV phẳng là công nghệ phun trực tiếp mực lên bề mặt vật liệu, dùng để in các loại vật liệu như gỗ, gạch men, đá, thủy tinh, ...Do cần in ở mặt phẳng nên phương pháp in này sẽ bị giới hạn kích thước khổ in. Tuy nhiên, in UV phẳng lại có ưu điểm là in được màu trắng và in được nhiều lớp mực để tạo chiều sâu cho sản phẩm.
In UV phẳng cho những loại vật liệu cứng
In UV cuộn
In UV cuộn được áp dụng để in trên các dạng vật liệu mềm và có thể cuộn lại được như vải, decal, canvas,... Ưu điểm của phương pháp in này là có thể in trên khổ có kích thước lớn. Sản phẩm sau khi in có thể cuộn gọn gàng để vận chuyển và tháo dỡ.
In UV cuộn cho các loại vật liệu mềm
Hotline: 1900272735
6. Các dòng máy in UV phổ biến nhất
Máy in UV dạng cuộn
Máy in UV dạng cuộn còn có tên gọi là máy in UV RTR hoặc máy in UV Roll-Roll. Đây là loại máy in chuyên dụng cho loại in UV cuộn. Các loại máy in UV cuộn phổ biến thường có kích thước 3m2, 5m,...
Một số dạng vật liệu thường được in trên máy in UV dạng cuộn như: Băng rôn, banner, biển hiệu quảng cáo, decal cao cấp 3M, Mactac, bạt hiflex 3M,...
Áo Thun Nam Boxy 84RISING Nhoè
Máy in UV dạng bàn
Máy in UV dạng bàn hay gọi là máy in UV dạng phẳng có mặt phẳng hình vuông hoặc hình chữ nhật. Kích thước phổ biến của máy in dạng này là 40x60cm, 100x120cm, 130x250cm,...
Máy in UV dạng bàn được sử dụng chủ yếu trên các dạng vật liệu như: Decal 3M, gỗ, gạch men, kính, PP, Backlit,...
Các dòng máy in UV có trên thị trường
Máy In UV Hybrid
Loại máy in này là dạng kết hợp của máy in UV dạng cuộn và máy in UV dạng phẳng. Máy UV Hybrid sở hữu hệ thống mặt bàn phụ kèm với bánh xe để dùng cho in UV phẳng, và hệ thống băng tải hỗ trợ cho việc in UV cuộn.
Đây là loại máy đa năng, có thể giúp bạn in ấn theo ý muốn của mình một cách dễ dàng. Tuy nhiên, sự tiện lợi và công dụng cao của nó cũng chính là lý do khiến loại máy này có giá thành không hề rẻ.
7. Quy trình in UV diễn ra như thế nào
Quy trình in UV sẽ bao gồm 5 bước:
- Bước 1: Chuẩn bị file thiết kế, sau đó chuyển file từ máy tính sang máy in
- Bước 2: Sau khi nhận được file thiết kế, máy in sẽ chuyển tín hiệu tới các đầu phun
- Bước 3: Các đầu phun thiết lập vị trí phù hợp với bản thiết kế
Quy trình in UV có 5 bước
- Bước 4: Nhờ tác động của xung điện và đầu dò điện áp kèm theo chuyển động của dây và cần trục gắn ở đầu phun mực, mực UV sẽ đảm bảo được phun vào đúng vị trí trên bề mặt vật liệu.
- Bước 5: Đèn chiếu UV sẽ chiếu tia UV làm khô mực ngay sau khi mực được phun xuống bề mặt. Sản phẩm sẽ được làm khô và hoàn thiện nhanh chóng.
8. Ứng dụng của công nghệ in UV trong thực tiễn
Với khả năng in được trên nhiều loại chất liệu khác nhau cùng với rất nhiều ưu điểm vượt trội khác, công nghệ in UV được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn. Một số lĩnh vực ứng dụng công nghệ in UV như:
- Lĩnh vực quảng cáo: Bảng hiệu, logo công ty, card visit, backdrop, standee,...
- Lĩnh vực trang trí nội thất: gạch men ốp tường, tranh mica, tủ gỗ, vách ngăn bằng kính cường lực,..
Ứng dụng phổ biến của in UV trong cuộc sống
- Lĩnh vực gia công quà lưu niệm: Móc khóa, tranh 3D, đế lịch, kỷ niệm chương, khung hình, ốp lưng điện thoại…
- Lĩnh vực thời trang: In áo phông, mũ, nón, balo, túi canvas,...
9. Lưu ý khi in UV
Máy in UV sử dụng rất đơn giản. Tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý một số điều sau đây để tránh xảy ra các lỗi gây hỏng máy hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm in:
- Đầu phun và bề mặt được in luôn có một khoảng cách nhất định. Khoảng cách này đã được tính toán sao cho đầu phun khi phun mực vào sản phẩm sẽ chuẩn từng nét , không gây nhoè mực hay lem màu. Vì thế hãy đảm bảo rằng đầu phun luôn ở đúng vị trí, không thay đổi khoảng cách hay dùng tay di chuyển đầu mực.
Vệ sinh máy in UV thường xuyên
- Để sử dụng được máy in UV một cách bền bỉ, việc vệ sinh nó thường xuyên bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng là rất cần thiết. Nếu máy bị hỏng hóc và cần thay thiết bị, bạn nên chọn các loại thiết bị chịu được tính chất hoá học của mực UV.
- Đảm bảo rằng bề mặt vật liệu in không có các hạt sạn, các loại vụn nhỏ hay bị ướt. Xử lý qua bề mặt cần in giúp cho khi in mực bám chắc vào bề mặt và thời gian sấy khô nhanh hơn. Đồng thời thành phẩm sẽ được đẹp và bền hơn.
- Nếu bạn muốn kiểm tra xem mực in đã được khô hoàn toàn chưa, thì hãy dùng băng keo dính vào bề mặt đã in rồi tách ra. Trường hợp có mực dính trên băng keo, tức là mực vẫn còn ướt. Ngược lại, khi mực không dính vào băng keo thì có nghĩa là thành phẩm in của bạn đã đạt yêu cầu.
10. In UV giá bao nhiêu?
Chi phí in UV sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Giá in UV sẽ tuỳ theo nơi cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, giá in UV còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Loại in UV
- Kích thước vật liệu cần in UV
- Số lượng cần in
- Chất liệu in
- Số lớp in UV
- Thiết kế file in (nếu yêu cầu)
- In test mẫu (nếu yêu cầu)
- In nhanh (nếu yêu cầu)
- Có lót trắng hay không
- Chế độ màu
- ...
Với nhiều điểm nổi bật, có thể khẳng định rằng: công nghệ in UV là một công nghệ in nhanh chóng và có chất lượng tốt nhất trên thị trường hiện nay. Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về công nghệ in UV là gì. Hy vọng nó giải đáp được những thắc mắc của bạn. Hãy theo dõi CoolBlog để tìm hiểu thêm về dịch vụ thiết kế in theo yêu cầu tại Coolmate nhé!
"Coolmate - Nơi mua sắm lý tưởng dành cho nam giới!"
>>> Xem thêm:
- Top 13 địa chỉ may in áo đồng phục công ty tại Bình Dương chất lượng uy tín
- Mất khoảng bao lâu để in hình lên áo? 7 địa chỉ in áo lấy liền HCM
- Bật mí 10 địa chỉ in áo số lượng ít, in áo lẻ theo yêu cầu chất lượng nhất