Với sự phát triển bùng nổ của nền công nghệ kỹ thuật số như hiện tại thì lượng nội dung tiêu thụ trên các nền tảng mạng xã hội là vô cùng lớn. Đáp lại sự gia tăng về nhu cầu tiêu thụ nội dung, cần có sự xuất hiện đông đảo của bộ phận Content Creator. Vậy, content creator là gì? Cùng Coolmate tìm hiểu rõ hơn về công việc này nhé.
Tìm hiểu về nghề content creator
1. Content creator là gì?
Content creator (danh từ): người sáng tạo nội dung
Tìm hiểu định nghĩa content creator
Content creator hay người sáng tạo nội dung, được biết đến với vai trò nghiên cứu, xây dựng nội dung trên các nền tảng truyền thông khác nhau như: mạng xã hội (Facebook, Youtube, Tiktok…) hay báo đài nhằm mang tới thông tin cho khán giả.
Nội dung mà họ sáng tạo không chỉ dừng lại ở những con chữ (văn bản) mà còn ở nhiều hình thức khác như: hình ảnh, video, podcast, âm thanh…
Một số ví dụ về Content creator:
- Người chia sẻ các video về xu hướng, kiến thức hay mẹo làm đẹp trên Youtube.
Beauty blogger Call Me Duy (Nguồn: Youtube Call Me Duy)
- Người lên ý tưởng và viết kịch bản cho MV ca nhạc, video Tiktok.
- Người vận hành blog (nhật ký) cá nhân, chia sẻ những kiến thức, góc nhìn hay câu chuyện của mình trên website riêng.
…
2. Các bước trong quy trình sáng tạo nội dung
Để nắm qua các bước cơ bản trong quy trình sáng tạo nội dung, bạn có thể tham khảo gợi ý của Hubspot:
-
Nghiên cứu từ khoá (SEO research)
-
Lên ý tưởng (Ideation)
-
Sản xuất nội dung (Writing/Creating)
-
Chỉnh sửa nội dung (Editing)
-
Xuất bản nội dung (Publishing)
-
Tiếp thị (Promoting)
Còn đây là các bước trong một chiến lược sáng tạo nội dung cụ thể:
-
Tìm hiểu các ví dụ về sáng tạo nội dung
-
Lên kế hoạch và chiến lược nội dung
-
Thực hiện quá trình sáng tạo nội dung
-
Lựa chọn công cụ
-
Xây dựng kế hoạch nội dung hoàn chỉnh
-
Phân tích, đo lường hiệu quả
3. Công việc của content creator là gì?
Content creator có thể làm việc trên nhiều nền tảng khác nhau như: mạng xã hội, podcast, blog, livestream, thông cáo báo chí…
Tùy thuộc vào vị trí công việc, lĩnh vực và đối tượng khán giả, bạn có thể tham khảo một số công việc cụ thể dưới đây:
3.1. Phân tích thương hiệu
Content creator có thể tham gia vào quá trình phân tích thương hiệu trong một chiến dịch marketing, cụ thể là đánh giá ưu nhược điểm, chiến lược đối thủ và đề xuất ý tưởng cho bộ nhận diện và quảng bá thương hiệu…
Phân tích thương hiệu (Ảnh minh họa)
3.2. Tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO)
Tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO) là công việc chính của SEO-er. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, content creator vẫn có thể đảm nhận phần việc này. Họ cần phải nắm được kiến thức và kỹ thuật SEO cơ bản để áp dụng vào việc sáng tạo nội dung.
Tối ưu công cụ tìm kiếm
3.3. Lên ý tưởng nội dung
Là một content creator, chắc chắn bạn sẽ phải tham gia vào bước lên ý tưởng cho nội dung. Dù làm việc cá nhân hay theo nhóm thì bạn cần xác định rõ mục tiêu và đối tượng của nội dung hướng tới.
3.4. Content Writing/Copywriting
Content Writing hay Copywriting là công việc liên quan tới viết nội dung cho website, sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo với mục đích cuối cùng là bán hàng. Nội dung viết rất đa dạng tùy vào nền tảng đăng tải, đối tượng người đọc và mục đích của nhà bán hàng. Ví dụ: các bài đăng trên mạng xã hội, case study hay blog…
Ảnh minh họa
3.5. Thiết kế
Tưởng chừng không liên quan nhưng đây lại là công việc mà content creator thường xuyên tiếp xúc. Họ cần đảm bảo hình ảnh thiết kế phù hợp với ý tưởng nội dung đã đưa ra, phù hợp với thương hiệu và đảm bảo thu hút. Designer sẽ là người giúp họ hiện thực hóa ý tưởng.
Ảnh minh họa
3.6. Sản xuất video
Video là một dạng nội dung được ưa chuộng, thu hút người xem hiệu quả. Content creator chuyên về mảng này có thể tham gia vào việc lên ý tưởng, viết kịch bản, tham gia quay dựng, edit video… điển hình là các Youtuber và Tiktoker.
3.7. Đánh giá nội dung
Sáng tạo nội dung không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Nội dung còn cần được đánh giá, chỉnh sửa và tối ưu sau khi xuất bản để nâng cao chất lượng cho những lần tiếp theo.
3.8. Tiếp thị nội dung
Nội dung sẽ đến gần hơn với khán giả thông qua tiếp thị. Việc của content creator là lựa chọn các hình thức, kênh tiếp thị phù hợp với nội dung đã sản xuất (SEO off-page, social, email marketing…)
Tiếp thị nội dung trên các kênh phù hợp
4. Content creator làm việc ở đâu?
Content creator là nghề nghiệp rất được săn đón, chính vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm được công việc này ở bất kỳ công ty nào có nhu cầu. Môi trường phổ biến cho các content creator là các agency, công ty có bộ phận marketing như mỹ phẩm, ngành hàng điện tử, gia dụng, thương mại điện tử, thời trang, ẩm thực…
Content creator làm việc ở rất nhiều công ty với đa dạng lĩnh vực, ngành nghề mà họ yêu thích
Không chỉ có thể làm việc tại công ty mà bạn cũng có thể trở thành một freelancer content creator hay một digital nomad. Công việc sáng tạo không giới hạn bạn phải làm 8 tiếng/ngày trên công ty mà có thể cho phép bạn thỏa sức sáng tạo dù ở bất cứ nơi đâu.
Hơn nữa, những content creators làm việc tự do bằng cách sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, youtube, Instagram, tiktok cũng rất phổ biến.
5. Content creator cần những kỹ năng và thói quen cần thiết nào?
5.1. Kỹ năng viết
Viết luôn là một kỹ năng cần thiết đối với những người làm nghề content creator. Cho dù bạn sản xuất bất kỳ loại nội dung gì ngoài văn bản thì vẫn cần ít nhiều đến kỹ năng này.
Làm nghề content creator cần đến kỹ năng viết
5.2. Kỹ năng nghiên cứu khách hàng
Content creator cũng cần đến kỹ năng nghiên cứu khách hàng, hiểu khách hàng, từ đó mới có thể sản xuất ra những nội dung “đánh trúng mục tiêu”, làm hài lòng họ.
Đặt tư duy khách hàng làm trung tâm sẽ giúp bạn viết bài mà họ muốn học, kể câu chuyện họ muốn nghe hay tạo ra video họ muốn xem.
Kỹ năng nghiên cứu khách hàng (Ảnh minh họa)
Một số đặc điểm cơ bản về chân dung khách hàng cần nghiên cứu như sau:
-
Tuổi tác
-
Giới tính
-
Vị trí địa lý
-
Công việc
-
Quan điểm sống
-
Sở thích cá nhân
-
Xu hướng nội dung yêu thích
5.3. Kỹ năng sáng tạo/ tìm kiếm ý tưởng
Đối với một content creator, bạn cần phải “đẻ” ra ý tưởng liên tục. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự sáng tạo cũng đến một cách dễ dàng. Vì thế, bạn cần phải trau dồi kiến thức, đọc nhiều, xem nhiều và luôn cập nhật xu hướng mới để thêm nhiều sáng tạo cho nội dung của mình.
5.5. Kỹ năng tổ chức công việc
Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc sẽ giúp content creator làm việc một cách hiệu quả và phối hợp ăn ý với đồng đội khi cùng tham gia một dự án nhóm.
6. Học ngành gì để trở thành content creator?
Muốn theo đuổi nghề content creator, hãy xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc về marketing và truyền thông. Bạn có thể tham khảo các khóa học về content marketing.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đi sâu về một mảng cụ thể trong sáng tạo nội dung. Nếu thích viết lách, hãy học các khóa học liên quan đến content writing, copywriting… Nếu thích sản xuất video, hãy tìm đến các khóa học kịch bản, quay dựng và chỉnh sửa video…
Thực tế, từ định nghĩa content creator, bạn cũng thấy được sự đa dạng trong chuyên môn công việc của họ. Nếu thực sự đam mê nghề content creator, hãy trang bị cho mình một nền tảng kiến thức và công cụ đa dạng nhé.
Kết luận
Trong bối cảnh bùng nổ thông tin mạng xã hội như hiện nay, content creator đã, đang và vẫn sẽ trở thành từ khóa “nóng” trong thị trường lao động. Hy vọng bài viết trên đã cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về nghề. Đón đọc thêm về các xu hướng thời trang, xã hội mới tại Coolblog nhé.
Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới!