Không chỉ đơn giản là một trong những loại vải chất lượng nhất hiện nay, cotton tái sinh còn được đánh giá là hướng đi mới cho ngành công nghiệp may mặc, một giải pháp thân thiện, “tái sinh” cho môi trường. Vậy cotton tái sinh là gì, regenerative cotton là gì? Cùng Coolmate khám phá và tìm hiểu rõ hơn về loại vải cotton thế hệ mới này, bạn nhé!
Nền nông nghiệp tái sinh hình thành - hướng đến sản xuất cotton bền vững hơn
Trước khi tìm hiểu cotton tái sinh là gì, trước tiên chúng ta phải hiểu về nông nghiệp tái sinh (regenerative agriculture).
Nông nghiệp tái sinh mô tả các hoạt động canh tác và chăn thả giúp đảo ngược biến đổi khí hậu bằng cách xây dựng lại chất hữu cơ trong đất và khôi phục đa dạng sinh học cho đất bị suy thoái và cải thiện chu trình nước.
Nền nông nghiệp tái sinh phục hồi môi trường (Nguồn: ecotextile.com)
Về cơ bản, quan điểm của việc tái sinh là thay vì tập trung vào việc làm ít xấu hơn hoặc ít tác động hơn, nó tập trung vào việc làm tốt hơn và tạo ra tác động tích cực bằng cách cải tạo đất, phục hồi đất, phục hồi chất dinh dưỡng và thu giữ cacbon từ khí quyển và vào đất (có thể bạn chưa biết bầu khí quyển của chúng ta có quá nhiều cacbon, nhưng đất lại có quá ít cacbon, thực tế đất đã mất khoảng 50-70% hàm lượng cacbon ban đầu. Thực hành canh tác tái sinh có thể giúp khôi phục sự cân bằng bằng cách cô lập cacbon từ khí quyển vào đất).
Vậy cotton tái sinh là gì?
Vải cotton được sử dụng trong ngành công nghiệp thời trang, cho dù chúng có nguồn gốc từ đâu thì đều được trồng tại các trang trại. Và vải cotton được tạo ra từ những sợi bông tự nhiên, từ những cây bông được trồng tại các trang trại tái sinh, thì vải cotton đó được gọi là cotton tái sinh (regenerative cotton).
Cotton tái sinh (Nguồn: abiteks.com)
Ví dụ, nếu một nông dân trồng bông đang sử dụng các biện pháp quản lý toàn diện, tái sinh (chẳng hạn như cây che phủ, luân canh cây trồng, không cày xới, ủ phân và thu hoạch đồng cỏ) để trồng bông của họ, thì bông đó là bông tái sinh, giống như khi nông dân trồng bông sử dụng thực hành hữu cơ, họ có thể gọi bông của họ là bông hữu cơ.
Những tác động của cotton bền vững mang lại cho môi trường
Được ngành công nghiệp gọi là “loại vải trong cuộc sống của chúng ta”, bông là loại vải được sử dụng phổ biến nhất để may quần áo trên thế giới và nó phát triển ở hơn 100 quốc gia và chiếm 2,5% diện tích đất canh tác trên toàn cầu. Con người đã trồng bông trong hơn 7.000 năm và đặc tính mềm, dẻo của nó đã khiến nó trở thành loại vải phổ biến để làm quần áo. Tuy nhiên, các hoạt động không bền vững như sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón gốc nitơ và hạt giống biến đổi gen đã góp phần gây ra khủng hoảng khí hậu.
Một số nhà sản xuất bông lớn nhất thế giới đang trong tình trạng khủng hoảng. Ấn Độ - nhà sản xuất bông lớn thứ hai thế giới, đang gặp phải tình trạng khan hiếm nước trầm trọng. Và Trung Quốc - nhà sản xuất bông hàng đầu thế giới, đang phải vật lộn để quản lý số lượng ngày càng tăng của bọ xít, một loài dịch hại chính đang phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ ấm lên của trái đất và gây hại bông.
Sử dụng cotton tái sinh góp phần giảm thiểu khủng hoảng khí hậu (Nguồn: cottongrower.com)
Việc ứng dụng canh tác tái sinh trong trồng bông có thể đảo ngược tác hại môi trường và dập tắt các mối đe dọa liên quan đến cộng đồng. Bằng cách loại bỏ cơ giới hóa, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học cho các phương pháp không cày xới, kết hợp vật nuôi và ủ phân trên quy mô toàn ngành, có thể giúp tăng năng suất cây trồng và giảm ô nhiễm hóa chất.
Những phương pháp này thậm chí có thể làm dịu “cơn khát” của bông, vì việc nuôi dưỡng sức khỏe của đất được chứng minh là có thể cải thiện khả năng giữ nước của cây trồng.
Bằng việc sử dụng nguồn nguyên liệu thô được lấy từ các hệ thống canh tác tái tạo và phục hồi, việc sử dụng cotton tái sinh có thể góp phần giảm thiểu khủng hoảng khí hậu và mang lại lợi ích cho thiên nhiên và con người.
Những lợi ích nổi bật của việc sử dụng cotton tái sinh đối với môi trường bao gồm:
- Tăng cường, phục hồi độ phì nhiêu của đất.
- Cải thiện chu trình nước, tăng khả năng giữ và trữ nước của đất, làm giảm nhu cầu tưới nhân tạo và cải thiện khả năng chống chịu với hạn hán của hệ sinh thái.
- Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, cải thiện quá trình hấp thụ carbon của đất, giảm lượng khí thải carbon trong khí quyển.
- Giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học có thể ảnh hưởng đến chất lượng đất và môi trường sống.
3 thương hiệu thời trang đi đầu ứng dụng cotton tái sinh trong lĩnh vực may mặc
1. Gucci
Là một trong những thương hiệu đi đầu trong việc ứng dụng cotton tái sinh trong lĩnh vực may mặc, Gucci đã tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, tập trung hơn nữa vào nguồn cung ứng bền vững và khuyến khích các mô hình tiêu dùng mới.
BST Gucci Off The Grid sử dụng cotton tái sinh của Gucci (Nguồn: Internet)
Gucci đã tăng cường sử dụng nguồn cung ứng bền vững và kết hợp sợi hữu cơ trong các bộ sưu tập của mình. Thương hiệu cũng đã tăng cường sử dụng các vật liệu tái chế và tái sinh như nylon, cotton, cashmere, polyester, kim loại quý, nhựa và bao bì để hỗ trợ một nền kinh tế tuần hoàn.
Hãng vừa cho ra mắt bộ sưu tập Gucci Off The Grid, thuộc dòng Gucci Circular Lines mới, được làm hoàn toàn bằng các vật liệu thân thiện với môi trường như tái chế, tái sinh, sinh học và thu được từ nguồn cung ứng bền vững. Ngoài ra, họ đã tạo ra các mô hình kinh doanh vòng tròn mới như cửa hàng kỹ thuật số Gucci được yêu thích khi hợp tác với nền tảng thương mại điện tử RealReal.
2. The North Face
The North Face là thương hiệu thời trang ngoài trời nổi tiếng của Mỹ đồng thời cũng là một trong những thương hiệu thời trang đi đầu ứng dụng cotton tái sinh trong lĩnh vực may mặc.
Với tính bền vững là trọng tâm chính của thương hiệu, nỗ lực gần đây nhất của hãng là đặt trọng tâm lớn hơn vào hệ sinh thái canh tác bằng cách tìm nguồn cung cấp bông bền vững hơn từ những người nông dân triển khai các phương pháp canh tác tái sinh nhằm cải thiện hoặc phục hồi đất bằng cách thêm cây che phủ, giảm làm đất và các phương pháp khác như xây dựng lại chất hữu cơ trong đất.
Cánh đồng bông tái sinh của The North Face (Nguồn: nssmag.com)
The North Face cũng là thương hiệu đầu tiên hợp tác với với công ty khởi nghiệp công nghệ nông nghiệp Indigo, Indigo Ag để cung cấp sợi bông từ mạng lưới các trang trại của họ bằng kỹ thuật tái sinh.
Thương hiệu sẽ bắt đầu sử dụng cotton tái sinh trong Bộ sưu tập Thu - Đông 2022.
3. Patagonia
Patagonia là thương hiệu thời trang nổi bật trong lĩnh vực quần áo tái chế, biến phế phẩm là quần áo rác thải trở thành sản phẩm thương mại. Được thành lập bởi Yvon Chouinard vào năm 1973, tại Ventura, California, đến năm 1996, Patagonia đã quyết định sử dụng cotton tái sinh độc quyền trong dây chuyền của mình. Thương hiệu cũng hỗ trợ nông dân trồng bông bằng các phương pháp hữu cơ tái sinh.
Cánh đồng bông cotton tái sinh của Patagonia (Nguồn: patagonia.com)
Vào năm 2017, Patagonia đã thiết lập Chứng nhận hữu cơ tái sinh của hãng. Đó là một chứng nhận nông nghiệp toàn diện bao gồm phúc lợi động vật, công bằng cho nông dân và các yêu cầu mạnh mẽ về sức khỏe của đất và quản lý đất đai.
Coolmate hợp tác cùng Saitex ra mắt chiếc quần jeans làm từ cotton tái sinh
Có thể thấy, cotton tái sinh đang là xu hướng được nhiều thương hiệu thời trang đình đám thế giới lựa chọn để tạo nên những bộ sưu tập thời trang bền vững, chất lượng cho người sử dụng, thân thiện với môi trường.
Với mong muốn đem đến những sản phẩm quần jeans nam vừa đảm bảo yếu tố chất lượng, thoải mái cho người dùng vừa đảm bảo tính bền vững, thân thiện với môi trường, Coolmate đã hợp tác cùng Saitex cho ra mắt Dòng sản phẩm Jeans Clean Denim với những chiếc quần Jeans sử dụng chất liệu cotton tái sinh (regenerative cotton).
Dòng sản phẩm Jeans Clean Denim sử dụng cotton tái sinh của Coolmate
Chiếc quần với vải Denim được dệt toàn bộ tại nhà máy Nhơn Trạch, Đồng Nai của Saitex - nhà máy với nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại với quy trình sản xuất khép kín, giảm thiểu CO2 và nước thải ra môi trường.
Những ưu điểm nổi bật của quần Jeans Clean Denim:
- Sử dụng chất liệu cotton tái sinh kết hợp Spandex mang đến độ co giãn thoải mái.
- Công nghệ nhuộm không sử dụng sulfur (lưu huỳnh) và không nước thải.
- Công nghệ nhuộm Rope Dyeing mang lại độ bền màu cao hơn cho vải.
Lời kết
Trên đây là một thông tin về cotton tái sinh mà Coolmate đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ từ Coolmate, các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi cotton tái sinh là gì (regenerative cotton là gì) đồng thời hiểu rõ hơn về những lợi ích tích cực của việc sử dụng cotton tái sinh đối với môi trường sống. Và đừng ngần ngại truy cập vào Coolmate để tìm kiếm, lựa chọn những sản phẩm quần áo được làm từ chất liệu cotton tái sinh, thân thiện, bảo vệ môi trường và sức khỏe của bản thân, bạn nhé!
Coolmate - nơi mua sắm đáng tin cậy cho nam giới
Cotton hữu cơ là gì? Điều cần biết về Organic Cotton thân thiện môi trường
Sự khác biệt giữa vải cotton organic và vải cotton: Bạn đã biết?