Cruelty free là gì? Top 11 thương hiệu mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật

Hãy cùng Coolmate tìm hiểu Cruelty-free là gì và câu chuyện đằng sau xu hướng sử dụng mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật nhé.

Ngày đăng: 21.02.2023, lúc 22:49 3.978 lượt xem

Cruelty-free là một xu hướng mới xuất hiện trong ngành mỹ phẩm và ngày càng được quan tâm đặc biệt. Vậy Cruelty-free là gì? Cruelty-free có ý nghĩa như thế nào trong ngành công nghiệp làm đẹp dành cho nam giới? Hãy cùng Coolmate tìm hiểu câu chuyện đằng sau xu hướng Cruelty-free và top các thương hiệu mỹ phẩm Cruelty-free ngay trong bài viết dưới đây. 

1. Cruelty-free là gì?

Thông thường, các khách hàng mua mỹ phẩm thường quan tâm tới giá cả và giá trị (công dụng) mà loại mỹ phẩm đó mang lại. Tuy vậy, khi chủ nghĩa sống sạch, sống xanh, sống thuần chay lên ngôi, con người cũng có xu hướng theo đuổi những giá trị nhân văn, nhân đạo hơn. Đó chính là lý do vì sao xu hướng Cruelty-free ra đời.

Cruelty-free ra đời nhờ sự lên ngôi của xu hướng sống sạch, sống xanh

Cruelty-free ra đời nhờ sự lên ngôi của xu hướng sống sạch, sống xanh

Vậy Cruelty-free là gì? Cruelty (độc ác, tàn bạo) + free (không) là tiêu chuẩn, cam kết của một thương hiệu nào đó về việc không tiến hành không thử nghiệm sản phẩm trên động vật.

Trước đây, rất nhiều loại thuộc, mỹ phẩm, phụ gia thực phẩm,... đều được thử nghiệm trước trên động vật để đảm bảo an toàn trước khi được bán rộng rãi trên thị trường. Tuy vậy, do thiếu tính nhân đạo, phương pháp này đã bị lên án nặng nề và được xem xét bãi bỏ hoặc thay thế bằng các phương pháp thử nghiệm khác.

>>> Tham khảo ngay CM24 By Coolmate - Thương hiệu chăm sóc cá nhân dành cho nam giới

1.1. Sản phẩm Cruelty-free cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

Để được chứng nhận là Cruelty-free, một sản phẩm cần đáp ứng được 4 yêu cầu sau:

  • Không thử nghiệm các nguyên liệu điều chế sản phẩm lên động vật.
  • Không thử nghiệm thành phẩm cuối cùng trên động vật.
  • Không có bên thứ 3 tiến hành thử nghiệm sản phẩm trên động vật dưới danh nghĩa đại diện diện cho công ty.
  • Không thử nghiệm trên động vật ngay cả khi được pháp luật yêu cầu.

Mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vậtMỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật

1.3. Làm thế nào để biết một sản phẩm có Cruelty-free hay không?

Các sản phẩm đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn cruelty-free thường có các kiểu logo được lưu hành chính thức sau:

  • Logo “Caring Consumer” của PETA: Đây là loại logo được PETA - tổ chức nổi tiếng nhất về quyền động vật cấp cho các sản phẩm nội địa Mỹ. Để có logo này trên sản phẩm, các thương hiệu cần ký cam kết không thử nghiệm bất kỳ nguyên liệu, công thức hay sản phẩm nào lên động vật.
  • Logo “Leaping Bunny” của CCIV và BuAv (Cruelty-free Internation) có hiệu lực trên toàn thế giới. Để có được logo này, công ty cần tự nguyện cam kết không thử nghiệm trên động vật ở bất kỳ giai đoạn sản xuất nào của sản phẩm, bao gồm cả việc cao kết cùng nhà cung cấp nguyên liệu. Đặc biệt, các công ty cần trải qua kiểm tra độc lập để đạt được chứng nhận này.
  • Logo “CCF Rabbit” của Choose, Cruelty-Free dành cho các sản phẩm nội địa Úc. Tương tự như với PETA, để đạt được chứng nhận này, thương hiệu cần phải ký cam kết không thử nghiệm bất kỳ nguyên liệu hoặc thành phẩm nào trên động vật.

Nhận biết logo Cruelty-freeNhận biết logo Cruelty-free

1.4. Cruelty-free và Vegan khác gì nhau?

Khái niệm Cruelty-free thường bị nhầm lẫn với khái niệm Vegan. Thực chất, Cruelty-free là cam kết không thử nghiệm trên động vật. Còn Vegan được dùng để chỉ các sản phẩm không sử dụng nguồn nguyên liệu từ động vật, hay nói một cách khác là “thuần chay”.

Nếu tiến hành thử nghiệm nguyên liệu hoặc thành phẩm lên động vật, một sản phẩm Vegan vẫn có thể không được chứng nhận Cruelty-free.

2. Xu hướng mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật

Thử nghiệm trên động vật là một vấn đề có tính toàn cầu. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều quốc gia còn áp dụng phương pháp này, bất chấp việc có nhiều cách thử nghiệm khác. Bạn có biết, theo một thống kê tại Mỹ, có tới 100 triệu động vật bị tra tấn và giết hại mỗi năm để phục vụ cho các thí nghiệm của con người. Phần lớn trong số đó (khoảng ⅕) là đến từ ngành công nghiệp mỹ phẩm.

Mỗi năm có hàng triệu động vật bị sử dụng làm thí nghiệmMỗi năm có hàng triệu động vật bị sử dụng làm thí nghiệm

Thực tế này chính là cơ sở phát triển của xu hướng làm đẹp cruelty-free với những sản phẩm không hề thử nghiệm trên động vật trước khi tung ra thị trường. Xu hướng này đã bắt đầu manh nha vào năm 1959, khi Lady Dowling khuyến khích các nhà sản xuất dùng nhãn “Beauty without cruelty".

Tuy vậy, phong trào này chỉ thực sự thành công khi Thượng nghị sĩ Cathleen Galgiani đề xuất đạo luật SB 1249 - cấm thử nghiệm mỹ phẩm và đồ trang điểm lên động vật. Để ủng hộ cho đạo luật ấy, nhiều tổ chức như PETA hay Coalition for Consumer Information on Cosmetics cũng đã đề ra danh sách các sản phẩm làm đẹp thân thiện với động vật, đồng thời đề nghị tẩy chay các sản phẩm không có tính chất nhân đạo.

Đến nay, có không ít thương hiệu đã tung ra thị trường những sản phẩm cruelty-free có tính nhân đạo cao và nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của cả khách hàng nữ giới và nam giới. Sở dĩ xu hướng này có thể phát triển mạnh mẽ đến thế là bởi nó thể hiện tính nhân đạo sâu sắc, tình yêu đối với động vật, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

cruelty-free-la-gi-1151Nói không với thí nghiệm trên động vật còn góp phần bảo vệ môi trường

Bên cạnh đó, mỹ phẩm đạt chứng nhận Cruelty-free cũng đồng nghĩa với việc cam kết với người tiêu dùng về tính an toàn, lành tính của nguyên liệu và sản phẩm. Vì thế, có thể nói mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật có tính đảm bảo sức khoẻ ngay từ ban đầu.

3. Top 11 hãng mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật

Từ chỗ chỉ có một vài thương hiệu mỹ phẩm đạt chứng nhận Cruelty-free, đến nay mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật đã trở thành một xu hướng tất yếu được nhiều người đón nhận. Vì vậy, không khó hiểu vì sao có cơ số các thương hiệu đã cố gắng đạt chứng nhận này bằng cách cam kết không làm hại đến động vật trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Nếu phái mạnh cũng đang quan tâm tới những sản phẩm làm đẹp có tính nhân đạo cao và muốn bắt đầu sử dụng mỹ phẩm Cruelty-free, dưới đây là một số thương hiệu do Coolmate tổng hợp mà nam giới không nên bỏ qua.

Không ít các hãng mỹ phẩm lớn cũng ủng hộ phong trào nàyKhông ít các hãng mỹ phẩm lớn cũng ủng hộ phong trào này

3.1. CM24 by Coolmate

Không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm lành tính, an toàn cho da có chiết xuất từ thiên nhiên. CM24 by Coolmate còn là một trong số ít các thương hiệu mỹ phẩm của Việt Nam đạt chứng nhận Cruelty-free.

Nói không với việc sử dụng động vật làm thí nghiệm không chỉ không khiến các sản phẩm của CM24 by Coolmate giảm chất lượng, mà ngược lại còn thúc đẩy nhà sản xuất xây dựng quy trình khắt khe hơn để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Chính vì thế, những sản phẩm chất lượng, thân thiện với người dùng và thân thiện với môi trường của CM24 by Coolmate luôn nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của các khách hàng nam giới.

Mỹ phẩm nam giới CM24 by Coolmate cũng đạt chứng nhận cruelty-freeMỹ phẩm nam giới CM24 by Coolmate cũng đạt chứng nhận cruelty-free

Bên cạnh việc sử dụng thành phần thiên nhiên và đạt tiêu chuẩn Cruelty-free, các sản phẩm làm đẹp của Coolmate còn cam kết không chứa paraben và đạt chứng nhận sử dụng hương liệu an toàn của IFRA. Vì vậy, nam giới có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các sản phẩm của thương hiệu này.

3.2. Mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật của Cocoon Việt Nam

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm làm đẹp của Cocoon luôn được săn đón nồng nhiệt. Các dòng sản phẩm làm đẹp của thương hiệu Việt Nam này không chỉ cam kết sử dụng 100% nguyên liệu thuần chay mà còn nói không với việc thử nghiệm trên động vật.

Thay vào đó, để tạo những sản phẩm làm đẹp chất lượng, Cocoon đã nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm bằng các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm (in-Vitro test), hoặc thử nghiệm trên các tình nguyện viên (in-Vivo test). Vì thế, các sản phẩm được bán ra thị trường của Cocoon luôn đảm bảo độ an toàn với người dùng.

Cocoon an toàn, lành tính cho người sử dụngCocoon an toàn, lành tính cho người sử dụng

3.3. Thương hiệu Paula’s Choice

Paula's Choice - một tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp mỹ phẩm đã hưởng ứng rất nhiệt liệt xu hướng cruelty-free. Thay vì làm hại các con vật vô tội, hãng đã tiến hành nhiều quy trình kiểm tra kỹ lưỡi, khắt khe khác để tạo ra các sản phẩm trị mụn, tẩy da chết thân hiện với người sử dụng, đồng thời đạt các tiêu chuẩn của FDA.

Đặc biệt, Paula’s Choice còn là thành viên của tổ chức The Leaping Rabbit. Hãng cũng thường xuyên bày tỏ tình cảm đối với thiên nhiên, động vật và khuyến khích các nhân viên mang theo thú cưng đến chỗ làm.

Paula's Choice hưởng ứng nhiệt liệt Cruelty-freePaula's Choice hưởng ứng nhiệt liệt Cruelty-free

3.4. Mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật của Murad

Không chỉ có Paula's Choice, thương hiệu mỹ phẩm đình đám của Mỹ Murad cũng cam kết nói không với các sản phẩm thí nghiệm trên động vật. Mặc dù vậy, các sản phẩm làm đẹp của thương hiệu này vẫn luôn được đánh giá là cực kỳ chất lượng và hiệu quả nhờ được giám sát theo một quy trình nghiêm ngặt từ nguyên liệu với công thức.

Động thái không thí nghiệm trên động vật nhưng vẫn làm ra các sản phẩm chất lượng của Murad chính là minh chứng rõ ràng nhất cho việc ngành mỹ phẩm làm đẹp còn nhiều lựa chọn khác tốt hơn việc gây hại cho động vật vô tội.

Murad thay thế việc thử nghiệm trên động vật bằng quy trình sản xuất nghiêm ngặt hơnMurad thay thế việc thử nghiệm trên động vật bằng quy trình sản xuất nghiêm ngặt hơn

3.5. The Body Shop

Thương hiệu mỹ phẩm Anh Quốc The Body Shop đã bắt đầu tham gia phong trào chống thử nghiệm trên động vật từ năm 1989. Ngay từ khi ra đời vào năm 1976, thương hiệu này đã xây dựng tôn chỉ “chỉ tạo ra những điều tốt đẹp". Vì thế không khó hiểu vì sao The Body Shop lại tham gia phong trào này sớm đến thế cùng rất nhiều chiến dịch ủng hộ cho ngành mỹ phẩm nhân đạo.

Trong chiến dịch đầu tiên nhằm ủng hộ mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật, The Body Shop đã kết hợp cùng tổ chức GreenPeace để kêu gọi chấm dứt nạn săn bắt cá voi. Đồng thời trong chiến dịch này, hãng cũng thúc đẩy việc sử dụng dầu jojoba làm thành phần cho các mỹ phẩm làm đẹp thay thế cho dầu cá voi.

Cứ mỗi 2 năm, The Body Shop luôn tiến hành các đợt tự thanh tra để đảm bảo không có bất kỳ thành phần sản phẩm nào của hãng được thí nghiệm trên động vật. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, năm 2009, thương hiệu này đã được Hội bảo vệ động vật Hoàng gia Anh (RSPCA) trao giải thưởng trọn đời.

The Body Shop đã tham gia phong trào này từ năm 1989The Body Shop đã tham gia phong trào này từ năm 1989

Kem Cạo Râu Có Dưỡng Ẩm CM24

-59% 119.000đ 49.000đ
Không áp dụng chính sách đổi trả và các khuyến mãi khác

3.6. Lush

Lush là một thương hiệu mỹ phẩm thuần chay 100% chỉ sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên như hoa quả, trái cây tươi, chất hữu cơ, tinh dầu thực vật và các chất tổng hợp an toàn. Đặc biệt, Lush còn là thương hiệu cực kỳ có tâm với việc bảo vệ môi trường luôn hạn chế tối đa việc dùng hộp đựng để hạn chế rác thải.

Vì thế, không khó hiểu vì sao thương hiệu này tiếp tục thêm “nói không với thử nghiệm trên động vật” vào một trong các tín ngưỡng kinh doanh của mình. Nhằm thể hiện quyết tâm ủng hộ Cruelty-free, Lush còn từ chối phân phối các sản phẩm của hãng đến các quốc gia yêu cầu phải thí nghiệm trên động vật. 

Mặt khác, thương hiệu mỹ phẩm này còn trao giải thường Lush Prize cho các cá nhân, tổ chức tiêu biểu ủng hộ Cruelty-free.

Thương hiệu Lush cực kỳ thân thiện với môi trường và bảo vệ động vậtThương hiệu Lush cực kỳ thân thiện với môi trường và bảo vệ động vật

3.7. Caudalie

Kể từ khi thành lập vào năm 995 đến nay, thương hiệu mỹ phẩm cao cấp Caudalie của Pháp vẫn luôn trung thành với sứ mệnh mang đến những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Để thể hiện thiện chí với các hành động nhân đạo trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, mỗi năm, Caudalie luôn quyên góp 1% doanh thu cho các chiến dịch bảo vệ môi trường và các chiến dịch chống việc thử nghiệm trên động vật.

Caudalie quyên góp 1% doanh thu hàng năm cho các chiến dịch cruelty-freeCaudalie quyên góp 1% doanh thu hàng năm cho các chiến dịch cruelty-free

3.8. Klairs

Kể từ khi thành lập đến nay, Klairs - thương hiệu mỹ phẩm đến từ Hàn Quốc chưa bao giờ thử nghiệm trên động vật. Thay vào đó, hãng luôn tập trung vào sự đơn giản bằng việc chỉ sử dụng các nguyên vật liệu cần thiết nhất để tạo ra những sản phẩm làm đẹp chất lượng, an toàn, thân thiện với làn da và thân thiện với môi trường.

Hiện nay, Klairs vẫn còn một số sản phẩm có thành phần là dịch ốc sên, sáp ong, mật ong. Tuy nhiên, thương hiệu Hàn này vẫn đang nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu, đổi mới công thức để chuyển hoá thành các sản phẩm làm đẹp thuần chạy.

Với tinh thần quyết tâm phản đối việc đối xử vô nhân đạo với động vật, Klairs cũng đã nhận được chứng nhận của PETA về các sản phẩm đạt Cruelty-Free.

Klairs chưa bao giờ thử nghiệm trên động vật kể từ khi ra đời tới nayKlairs chưa bao giờ thử nghiệm trên động vật kể từ khi ra đời tới nay

3.9. Cosrx

Ngoài việc gây ấn tượng với các sản phẩm có thành phần từ nhiên nhiên vô cùng lành tính, thương hiệu Corx Hàn Quốc còn chiếm được thiện cảm nhờ cam kết không thí nghiệm trên động vật.

Để được chứng nhận là thương hiệu cruelty-free, Corx (gồm cả bên thứ 3 và các nhà cung ứng khác của hãng) đều nói không với việc thí nghiệm nguyên liệu, thành phẩm lên động vật. Đồng thời, hãng cũng từ chối bán sản phẩm cho các quốc gia, khu vực có đạo luật yêu cầu phải thí nghiệm trên động vật.

Cosrx đã nhận chứng nhận Cruelty-freeCosrx đã nhận chứng nhận Cruelty-free

3.10. Beyond

Beyond là công ty sản xuất hàng gia dụng, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng đầu ngành tại Hàn Quốc thuộc LG HouseHold & Health. Định hướng thương hiệu là “eco-beauty" (vẻ đẹp “xanh), các sản phẩm của Beyond không chỉ thân thiện với môi trường mà còn kiên quyết không thí nghiệm trên động vật. Đặc biệt, sản phẩm của hãng đều được chiết xuất từ thành phần hữu cơ nên cực kỳ an toàn cho da.

Beyond có chiết xuất từ thành phần hữu cơBeyond có chiết xuất từ thành phần hữu cơ

3.11. Thương hiệu Cruelty-free Sukin

Sukin - thương hiệu mỹ phẩm Úc luôn cam kết mang đến những sản phẩm với giá cả phải chăng, có nguồn gốc thiên nhiên và cực kỳ an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt, ngay từ những ngày đầu ra đời, thương hiệu này đã tuân thủ 100% nguyên tắc không thử nghiệm trên động vật. Bên cạnh đó, hãng cũng chỉ nhập nguyên liệu từ các nhà cung cấp cấp có chung cam kết này.

Sukin luôn tuân thủ nghiêm tắc 100% không thử nghiệm trên động vậtSukin luôn tuân thủ nghiêm tắc 100% không thử nghiệm trên động vật

Lời kết

Xu hướng sử dụng các sản phẩm làm đẹp thuần chay, nhân đạo đang ngày càng phát triển. Tuy vậy, sự phát triển này lại tỷ lệ nghịch sự độ ổn định của thị trường. Điều này dẫn đến việc có không ít đối tượng đang trục lợi bằng cách cung cấp các sản phẩm chất lượng kém gắn mác mỹ phẩm thuần chay, mỹ phẩm Cuelty-free. Vì thế, nam giới nên tỉnh táo, tìm hiểu kỹ càng trước khi mua bất kỳ sản phẩm Cruelty-free nào.

Tốt nhất, bạn chỉ nên mua mỹ phẩm làm đẹp từ các thương hiệu danh tiếng đã được chứng nhận Cruelty-free mà chúng tôi đã liệt kê trên đây để được đảm bảo về sức khoẻ và chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, phái mạnh cũng nên lưu ý rằng không phải mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật nào cũng an toàn cho da. Vì thế, thay vì mua một cách không có chọn lọc, hãy chú ý đến bảng thành phần sản phẩm trước khi mua để đảm bảo sản phẩm không chứa các hoạt chất gây kích ứng da nhé.

Hãy lựa chọn các sản phẩm cruelty-free không gây kích ứng daHãy lựa chọn các sản phẩm cruelty-free không gây kích ứng da

Hy vọng sau bài viết này, nam giới đã hiểu rõ hơn Cruelty-free là gì và những ý nghĩa sâu sắc mà xu hướng này đang làm đối với ngành công nghiệp làm đẹp. Đừng quên tiếp tục theo dõi Coolblog để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến chăm sóc nam giới nhé.

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn