Da Calfskin là da gì? là câu hỏi của không ít người không chuyên về thời trang hay những chất liệu sử dụng trong thời trang. Thế nhưng, Coolmate tin chắc rằng bạn sẽ bất ngờ khi biết da Calfskin là gì và ứng dụng của loại da này. Bởi đây là một trong những chất liệu da được giới “có gu” săn lùng vì có sở hữu những đặc điểm hoàn hảo mà các loại da khác không có được.
Vậy da Calfskin sở hữu đặc điểm nào khiến thương hiệu thời trang xa xỉ như Chanel cũng ứng dụng để làm nên những mẫu túi nghìn đô? Trong bài viết này hãy cùng Coolmate tìm hiểu rõ hơn về dòng da cao cấp này nhé!
Da Calfskin sở hữu đặc điểm nào khiến thương hiệu thời trang xa xỉ như Chanel cũng ứng dụng để làm nên những mẫu túi nghìn đô?
1. Da Calfskin là da gì?
Da Calfskin là da gì? Da Calfskin hay còn được gọi là Calf. Đây là dòng da bê (con bò con) rất cao cấp sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật. Những người chuyên chế tác da hay những thợ nghiên cứu về da gọi loại da này là vật liệu có được sự trung hòa hoàn hảo giữa da dê, da bò và cả da cừu. Vậy nên da Calfskin có thể khắc phục được hầu hết những nhược điểm của những loại da khác.
Da Calfskin là da gì? Nhờ đâu da Calfskin có thể khắc phục được hầu hết những nhược điểm của những loại da khác?
Da Calfskin thành phẩm có cấu tạo 2 lớp gồm có lớp thật bên trong, tự nhiên và lớp da chống nước nhẹ ở bên ngoài. Với cấu tạo trên khiến cho dòng da này dễ dàng trở thành lựa một trong những chọn hàng đầu của nhiều mẫu thiết kế ví cao cấp.
2. Nguồn gốc của dòng da Calfskin
Da Calf Leather hay da Calfskin là dòng da được làm từ da của những loại gia súc nhỏ, chưa trưởng thành, có thể là da bê, da dê hay lợn. Tuy nhiên dòng da bê được sử dụng phổ biến hơn bởi mang lại giá trị đặc biệt khi sở hữu độ mềm mịn và bền đẹp khi được chế tác lên sản phẩm.
Da Calf Leather hay da Calfskin là dòng da được làm từ da của những loại gia súc nhỏ, chưa trưởng thành, có thể là da bê, da dê hay lợn
Ở Tây Ban Nha, Calfskin dùng để chỉ những gia súc dưới 3 tuổi, bất kể chúng thuộc dòng động vật nào, có cả những tấm da Calfskin được lấy từ những chú bê non, loại chưa được sinh ra với giá thành vô cùng cao.
3. Quy trình tạo ra dòng Da Calfskin
Để tạo ra được sản phẩm da cao cấp như da CalfSkin thường cần phải trải qua nhiều bước cơ bản. Cùng Coolmate tìm hiểu rõ hơn quy trình để tạo ra dòng da Calfskin cao cấp này nhé.
Bước 1: Làm sạch và dưỡng da chuyên sâu
Làm sạch da thô
- Ngâm da bê non trong nước để phục hồi độ ẩm bị mất đi sau khi tách khỏi cơ thể động vật.
- Loại bỏ bụi bẩn, máu, và mỡ thừa còn sót lại trên bề mặt da.
Loại bỏ tạp chất
- Nếu da vẫn chưa đủ sạch, thợ thủ công tiếp tục:
- Lọc bỏ phần thịt thừa, chất béo và cơ bám trên da bằng dao hoặc máy cán chuyên dụng.
- Loại bỏ lông trên da bằng cách sử dụng hóa chất hoặc dao cạo.
Xử lý bảo quản để tránh phân hủy
- Ngâm da trong dung dịch axit hoặc muối để giúp bảo quản và chuẩn bị cho quá trình thuộc da.
- Một số xưởng thuộc da sẽ:
- Ngâm da trong chất tẩy trắng trong nhiều giờ để giúp bảo quản lâu dài, tránh hư hại do vi khuẩn.
Da tươi của động vật sau khi lấy cần được xử lý sơ bằng cách ngâm trong nước một khoảng thời gian
Khử mùi hôi tự nhiên của da
- Ngâm da trong axit Sunfuric để giảm độ pH, giúp da bớt mùi hôi đặc trưng.
Làm mềm da
- Ngâm da trong dung dịch Natri Sunfua và vôi pha loãng giúp da giãn nở, hỗ trợ quá trình thẩm thấu hóa chất thuộc da ở bước sau.
- Xử lý bằng Enzyme phân giải Protein tự nhiên để loại bỏ Protein dư thừa, giúp da mềm mịn hơn.
Tẩy trắng và loại bỏ mỡ thừa
- Kiểm tra lại bề mặt da, tiến hành tẩy trắng để loại bỏ mỡ còn sót lại.
- Đảm bảo da sạch và có khả năng hấp thụ tốt các dưỡng chất trong quá trình thuộc da.
Bước làm này giúp cho các bước thuộc da sau này tiến hành thuận lợi hơn, phần da dễ dàng thẩm thấu các chất thuộc da một cách tốt nhất.
Bước 2: Phục hồi màu da chuyên sâu
Lựa chọn phương pháp thuộc da
Tùy vào nhu cầu sử dụng, da Calfskin có thể được thuộc bằng nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp sẽ tạo ra những đặc điểm riêng biệt.
1. Thuộc da bằng phương pháp thực vật
- Sử dụng các chất thuộc có nguồn gốc thực vật như vỏ cây, lá cây giàu tannin.
- Đặc điểm của da thuộc thực vật:
- Màu sắc tự nhiên (nâu đậm, đỏ, be, vàng).
- Ít bị thấm nước, khó bị vi khuẩn xâm nhập.
- Độ bền cao nhưng quá trình thuộc lâu và yêu cầu kỹ thuật cao.
Người thợ thuộc da có thể ứng dụng nhiều phương pháp thuộc da khác nhau để có thể tạo được những đặc điểm riêng biệt của mỗi loại da
2. Thuộc da bằng Crom hoặc khoáng chất
- Sử dụng muối Crom hoặc các khoáng chất giúp da thẩm thấu nhanh hơn.
- Đặc điểm của da thuộc bằng Crom:
- Màu sắc sau khi thuộc thường có màu xanh lam nhạt.
- Da mềm, mỏng và có độ co giãn tốt hơn.
- Phù hợp để sản xuất túi da, ví da, quần áo da cao cấp.
Phương pháp thuộc da bằng Crom hoặc khoáng chất thì da thuộc sẽ mỏng và mềm hơn, da thường có màu xanh lam và có độ co dãn tốt, đặc biệt phù hợp để sản xuất túi da, ví da
Tái thuộc da và xử lý bề mặt
Sau khi thuộc da, các bước tiếp theo bao gồm:
- Sấy khô da để loại bỏ độ ẩm dư thừa.
- Bào mỏng da để đạt được độ dày mong muốn.
- Chia tách da thành các lớp để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
- Nhuộm màu da bằng các loại phẩm màu chuyên dụng để tạo sắc thái phù hợp.
- Ngâm chất béo giúp da mềm mại hơn và có độ bóng tự nhiên.
Bước 3: Tạo độ sáng bóng, chống trầy và chống thấm nước nhẹ
Đánh bóng da
- Sử dụng máy đánh bóng hoặc phương pháp thủ công để giúp bề mặt da sáng hơn, mịn hơn.
- Đảm bảo độ đồng đều về màu sắc trên toàn bộ bề mặt da.
Tạo vân da – Dập nổi họa tiết
- Dùng máy cán gia nhiệt hoặc máy ép thủy lực để tạo vân da tự nhiên.
- Sử dụng công nghệ in 3D để dập nổi các hoa văn, giúp da có vẻ ngoài sang trọng hơn.
Phủ bảo vệ bề mặt
- Phun hoặc quét một lớp chất bảo vệ lên bề mặt da giúp:
- Tăng độ bền màu, tạo sự đa dạng về sắc thái cho sản phẩm.
- Chống trầy xước nhẹ, giúp da bền hơn khi sử dụng lâu dài.
- Chống thấm nước nhẹ, giữ cho da không bị hư hại bởi độ ẩm.
Ở bước 3 là bước hoàn thiện, các công đoạn thực hiện bao gồm: đánh bóng da, dập nổi họa tiết, tạo lớp phủ bảo vệ bề mặt
>>> Xem thêm:
Da nappa và 6 câu hỏi thường gặp khi sử dụng da nappa
Da cá đuối dùng làm gì? Phân biệt da cá đuối thật và giả
Full grain, top grain và genuine grain – Đâu là loại da tốt nhất?
4. Ưu điểm và nhược điểm của Da Calfskin
Không phải ngẫu nhiên mà da Calfskin lại trở thành một trong những chất liệu da cao cấp được Chanel ứng dụng để chế tác ra những mẫu túi ví da cao cấp. Da Calfskin sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nhưng bên cạnh đó dòng da này cũng vẫn có những điểm hạn chế nhất định. Cùng Coolmate tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Da Calfskin sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nhưng bên cạnh đó dòng da này cũng vẫn có những điểm hạn chế nhất định
Ưu điểm của da Calfskin
Da Calfskin nổi tiếng với sự mềm mại, bền bỉ và vẻ ngoài sang trọng. Đây là lựa chọn hàng đầu cho các sản phẩm cao cấp như giày da, túi xách, ví và áo khoác.
-
Bề mặt da Calfskin rất mềm, mịn, nhẹ và xốp.
-
Da Calfskin có kết cấu rất chắc chắn, khó xé rách, độ bền bỉ cao và không dễ bị dão do những tác động của lực. Đây là những ưu điểm khá nổi bật đều có thể tìm thấy ở cả dòng da bò và da dê.
-
Giữ được form dáng sản phẩm rất tốt, ví hay túi da được làm từ da Calfskin thường sẽ không bị đổ dáng sau một thời gian dài sử dụng.
-
Bề mặt da Calfskin đẹp và bền bỉ nếu được bảo dưỡng thường xuyên
Nhược điểm của da Calfskin
Mặc dù có nhiều ưu điểm, da Calfskin cũng tồn tại một số nhược điểm cần lưu ý trước khi lựa chọn sử dụng.
-
Giá thành cao: Vì thuộc dòng da chất lượng cao, được thuộc qua một quá trình phức tạp, đòi hỏi người thợ thực hiện phải có tay nghề cao và kinh nghiệm lâu năm nên giá thành của những sản phẩm được làm bằng da Calfskin khá đắt đỏ. Vì vậy thường những người có điều kiện kinh tế khá giả mới có thể sở hữu được những dòng sản phẩm làm từ loại da này.
-
Dễ bị nấm mốc nếu không bảo quản đúng cách: Dù da Calfskin là da thuộc nhưng vẫn có nguồn gốc từ tự nhiên nên trong quá trình sử dụng, loại da Calfskin này vẫn sẽ tiếp tục hút ẩm thế nên khá dễ bị nấm, mốc nếu không bảo quản kỹ hoặc thậm chí có thể trực tiếp bị phá hủy các liên kết nếu như để các sản phẩm da Calfskin tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
-
Da Calfskin rất dễ bị nứt, gãy nếu như không sử dụng các sản phẩm bảo dưỡng chuyên dụng. Do vậy, khi mua các sản phẩm được làm bằng loại da này chúng ta cần phải biết cách bảo quản chúng đúng cách. Nếu không những sản phẩm này sẽ nhanh chóng bị hư hỏng, làm mất đi giá trị sử dụng cũng như tính thẩm mỹ theo thời gian.
-
Da CalfSkin dễ bị thấm nước và khả năng thấm nước cũng rất cao.
Dù da Calfskin là da thuộc nhưng vẫn có nguồn gốc từ tự nhiên nên trong quá trình sử dụng, loại da Calfskin này vẫn sẽ tiếp tục hút ẩm thế nên khá dễ bị nấm, mốc
5. Ứng dụng của dòng da Calfskin
Với nhiều đặc điểm nổi bật kể trên cùng tính ứng dụng cao, loại da Calfskin này được dùng nhiều để làm nên các sản phảm da cao cấp cho phái mạnh. Có thể nói chính vì những vân da đơ đã tạo nên các phụ kiện thời trang có tính thẩm mỹ cao và bền đẹp trong quá trình sử dụng.
Loại da Calfskin cao cấp này được dùng để làm nên những mẫu túi
Loại da Calfskin cao cấp này được dùng để làm nên những mẫu túi, ví nam là chủ yếu. Đặc biệt nhất vẫn là sử dụng để tạo ra những mẫu ví nam hàng hiệu vô cùng đẳng cấp. Ngày nay, không chỉ có những ông lớn trong ngành thời trang cao cấp mới có thể sử dụng dòng da Calfskin này trong các sản phẩm của mình mà các thương hiệu thuộc phân khúc tầm trung cũng đã và đang ứng dụng và cải tiến dòng da Calfskin để khai thác khách hàng mới.
Lời kết
Sau những chia sẻ ở trên của Coolmate bạn đã hiểu da Calfskin là da gì chưa và chắc hẳn bạn cũng đã hiểu về ưu nhược điểm cũng như tính ứng dụng của dòng da cao cấp này. Đồng thời bài viết trên cũng đa cung cấp thông tin để bạn biết cách chọn được những tấm da tốt, chất lượng hay những sản phẩm túi ví làm từ da Calfskin đẹp, có độ bền bao rồi phải không? Đừng quên theo dõi CoolBlog để biết thêm nhiều thông tin thú vị về nam giới nữa nha!
Sợi sorona là gì? Tất tần tật kiến thức vải sorona bạn nên biết Vải Tencel là gì? Ưu, nhược điểm và những điều cần biết về vải Tencel