Deadstock tưởng xa lạ nhưng lại khá quen thuộc đấy. Bạn đã biết đến khái niệm vải deadstock và những ứng dụng của nó chưa?
1. Khái niệm Deadstock
Quần áo tái chế, quần áo second hand, 2hand… là những khái niệm được rất nhiều người biết đến. Gần đây, chúng ta còn được nghe thêm một khái niệm khác: deadstock. Vậy deadstock là gì? Tại sao Deadstock lại trở thành xu hướng? Coolmate sẽ giải đáp giúp bạn những câu hỏi về xu hướng thời trang này ngay sau đây!
Khái niệm Deadstock là một phần trong xu hướng thời trang bền vững. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm và nguồn gốc phát triển của xu hướng này nhé!
1.1. Deadstock là gì?

Đơn giản, deadstock là những mét vải ở đầu hoặc cuối cuộn/cây vải lớn, hoặc là những cuộn vải hạng B của các nhà máy sản xuất quần áo. Ngoài ra, deadstock còn là hàng hóa tồn kho của các cửa hàng bán lẻ, được xả kho theo cân hoặc bị bỏ đi.
1.2. Nguồn gốc phát triển của Deadstock
Sự phát triển của deadstock bắt nguồn từ các nhà thiết kế thời trang mới khởi nghiệp. Để thử nghiệm các thiết kế đầu tay mà không tốn quá nhiều chi phí, vải deadstock trở thành "vị cứu tinh".
Từ đó, vải cũ và quần áo không tiêu thụ được tái chế, gọi là recycling hoặc upcycling. Recycle là giảm giá trị sản phẩm, còn upcycling là tăng giá trị sản phẩm.

Martin Margiela, người sáng lập Maison Margiela, là một ví dụ điển hình. Ông đã tái sử dụng nguyên liệu cũ để tạo ra những sản phẩm độc đáo, như áo da từ vải găng tay cũ.
Năm 2014, John Galliano đã tiếp nối tinh thần này, kết hợp da thuần chay với vải da thừa, tạo ra những sản phẩm được yêu thích.
2. Lý do Deadstock trở thành xu hướng
Vậy tại sao deadstock ngày càng phổ biến?
2.1. Tận dụng nguồn nguyên liệu tái chế
Nếu không được tận dụng, deadstock sẽ trở thành rác thải gây ô nhiễm môi trường. Tái chế deadstock giúp giảm lượng hóa chất sử dụng trong quá trình tiêu hủy.
2.2. Tiết kiệm chi phí
Tận dụng vải deadstock giúp các nhà thiết kế tiết kiệm chi phí sản xuất.

2.3. Bảo vệ môi trường
Tái chế deadstock giảm lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất vải mới, góp phần bảo vệ môi trường.
2.4. Tạo nên những sản phẩm độc đáo
Do hạn chế về diện tích, việc chắp vá trong các sản phẩm sử dụng vải deadstock tạo ra họa tiết độc đáo, khác biệt.
Áo Thun Nam Boxy 84RISING Nhoè
299.000đ
239.000đ
3. 4 thương hiệu đi đầu trong việc sử dụng vải deadstock
3.1. Christy Dawn
Christy Dawn nổi tiếng với việc sử dụng vải cotton và vải deadstock để tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường.
3.2. Tonlé
Với tiêu chí Zero Waste, Tonlé sử dụng vải deadstock nhập từ Cambodia, tận dụng triệt để mọi đoạn vải thừa.

3.3. Mandu Trap
Thương hiệu thời trang bền vững của Đức, sử dụng vải hữu cơ, vải deadstock và vải tencel.
3.4. Lois Hazel
Thương hiệu thời trang nữ sử dụng nhựa tái chế, vải cotton hữu cơ và vải deadstock có chứng nhận GOTS.
4. Một vài câu hỏi thường gặp về Deadstock
4.1. Dùng vải thừa liệu có thực sự xanh?
Tái sử dụng vải thừa giúp bảo vệ môi trường, nhưng nguồn gốc của vải deadstock không rõ ràng, khó xác định chất lượng và đặc tính.

Do đó, sử dụng vải deadstock chỉ tối ưu khoảng 40-50% trong việc bảo vệ môi trường.
Quần Jeans Nam Copper Denim Straight
599.000đ
539.000đ
4.2. Có chất liệu nào thân thiện với môi trường hơn deadstock?
Ngoài deadstock, lyocell/tencel, vải hữu cơ, vải tái chế từ bã thực phẩm, và vải bamboo cũng rất thân thiện với môi trường.
5. Bất cập từ vải deadstock
Mặc dù có nhiều ưu điểm, vải deadstock cũng có những hạn chế:
- Nhiều nhà sản xuất lợi dụng xu hướng này để trục lợi, gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Vải không có nhãn mác, khó chứng minh tính minh bạch.
- Sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Lời kết
Bài viết đã cung cấp thông tin về vải deadstock. Hãy ghé Chuyên mục Chất liệu may mặc để tìm hiểu thêm về các loại vải, xu hướng thời trang và sản phẩm của Coolmate!