Định lượng vải GSM là gì? GSM trong áo thun nói lên điều gì?

Bạn đang thắc mắc định lượng vải GSM là gì hay định lượng vải GSM bao nhiêu thì phù hợp với nhu cầu của bản thân? Hãy cùng Coolmate tìm hiểu định lượng vải GSM là gì trong bài viết dưới đây nhé!

Ngày đăng: 28.11.2023, lúc 08:55 3.310 lượt xem

Nếu bạn là một người từng mua sắm quần áo thì chắc hẳn bạn đã nghe qua về định lượng vải GSM. Vậy định lượng vải GSM là gì? Trong bài viết dưới đây, Coolmate sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những thông tin bạn cần biết về định lượng vải GSM.

dinh-luong-vai-gsm-la-gi-gsm-trong-ao-thun-noi-len-dieu-gi-3284

Định lượng vải GSM là gì?

Định lượng vải GSM là gì?

1. Định nghĩa định lượng vải GSM

Định lượng vải GSM là một phép đo tiêu chuẩn để xác định trọng lượng của vải trên một đơn vị diện tích. Trong đó G viết tắt cho Gram, S viết tắt cho Square và M viết tắt cho Meter. GSM khi viết đầy đủ ra là Gram per Square Meter. Định lượng vải GSM ảnh hưởng đến độ dày, độ bền, độ mềm mại và độ thấm hút của vải. Định lượng vải GSM cũng quyết định giá trị và chất lượng của vải.

Đây là đơn vị tính trọng lượng vải được sử dụng thịnh hành. Bạn sẽ thường xuyên bắt gặp đơn vị GSM khi đi mua đồ may mặc. Ví dụ như áo thun Coolmate có định lượng vải 200GSM,...

dinh-luong-vai-gsm-la-gi-gsm-trong-ao-thun-noi-len-dieu-gi-3284

Định nghĩa định lượng vải GSM

2. Đặc điểm định lượng vải GSM

Sau khi hiểu rõ định nghĩa định lượng vải GSM là gì, chắc hẳn bạn nghĩ rằng những tấm vải hay những sản phẩm quần áo có định lượng vải GSM bằng nhau thì sẽ có chất lượng như nhau? Câu trả lời là chưa chắc:

  • GSM chỉ đo lường trọng lượng của vải trên một mét vuông mà không nói lên về các yếu tố khác như độ bền, độ co giãn, độ mịn, và cả cấu trúc sợi vải. 
  • Chất lượng của tấm vải không chỉ thể hiện qua định lượng vải GSM mà còn phụ thuộc chất liệu làm nên tấm vải đó. Nếu cùng một kích thước, cùng một định lượng vải GSM thì vải nỉ chắc chắn sẽ  dày hơn vải bò vì vải nỉ thường được làm từ sợi len hoặc các sợi có chiều dài dài hơn, tạo ra một bề mặt mịn và dày hơn so với vải bò được làm từ sợi bông thô hoặc các loại sợi có chiều dài ngắn hơn.
  • Định lượng GSM càng cao thì vải sẽ càng dày (điều này chỉ đúng khi bạn so sánh cùng một loại vải). Từ đó bạn có thể dễ dàng hơn trong việc chọn áo quần theo mùa.
  • Có thể sẽ có sai số nhỏ trong quá trình tính định lượng vải bởi các yếu tố khác nhau như độ ẩm,… 

dinh-luong-vai-gsm-la-gi-gsm-trong-ao-thun-noi-len-dieu-gi-3284

Cùng một kích thước, cùng một định lượng vải GSM thì vải nỉ chắc chắn sẽ dày hơn vải bò

3. Các đơn vị đo lường vải thông dụng

  • Gam trên mét vuông - g/m2: Qua định nghĩa về định lượng vải GSM là gì (Gram per Square Meter) có thể dễ dàng xác định được đơn vị của GSM là g/m2. Đơn vị gam trên mét vuông là đơn vị thể hiện trọng lượng vải trên một đơn vị diện tích. Đây là đơn vị được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới để đo lường định lượng vải.
  • Gam trên thước - g/y2: Gam trên thước là đơn vị thể hiện trọng lượng vải trên một đơn vị chiều dài (một thước tương đương khoảng 0.91 mét). Đơn vị đo lường thường được sử dụng để đo định lượng vải trong các nhà máy.
  • Ounce trên thước vuông - oz/yd2: Giống như định lượng vải GSM, Ounce trên thước vuông cũng là đơn vị đo lường thể hiện trọng lượng vải trên một đơn vị diện tích. Đơn vị này được sử dụng phổ biến hơn ở nước Anh. 

dinh-luong-vai-gsm-la-gi-gsm-trong-ao-thun-noi-len-dieu-gi-3284

Một số đơn vị đo lường định lượng vải thông dụng

Tại sao cần tính định lượng vải?

1. Để so sánh và lựa chọn vải phù hợp

Định lượng vải GSM cho biết độ dày, độ nặng, độ mềm mại và độ thấm hút của vải. Các đặc tính này quyết định sự thoải mái, độ bền và độ thẩm mỹ của vải. Do đó, việc tính định lượng vải giúp người sản xuất, người tiêu dùng so sánh và lựa chọn vải phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng của mình. 

  • Vải có định lượng GSM thấp (dưới 150 GSM) thường là vải mỏng, nhẹ, mềm mại và thoáng mát. Vải có định lượng thấp thích hợp để may áo thun, áo sơ mi, váy, quần short và các trang phục mùa hè vì chúng mỏng, nhẹ, mềm mại và thoáng mát, sẽ đem lại sự thoải mái cho người sử dụng.
  • Vải có định lượng GSM trung bình (từ 150 đến 350 GSM) thường là vải có độ dày vừa phải, có độ bền và độ thấm hút tốt. Vải có định lượng GSM trung bình thích hợp để may áo len, áo khoác, quần jeans, quần tây và các trang phục mùa thu và mùa đông.
  • Vải có định lượng GSM cao (trên 350GSM) thường là vải dày, nặng, cứng và ấm. Vải có định lượng cao thích hợp để may áo lông, áo da, chăn, mền và các trang phục mùa đông lạnh.

dinh-luong-vai-gsm-la-gi-gsm-trong-ao-thun-noi-len-dieu-gi-3284

Tính định lượng vải để lựa chọn vải phù hợp

Tham khảo Áo thun định lượng 220GSM từ BST Ready To Wear

Áo Thun Nam Cotton 220GSM

179.000đ
Mua 2 với giá 159K/sản phẩm
Màu sắc:
Kích thước Áo:

2. Để kiểm tra chất lượng và độ bền của vải

Định lượng vải GSM cũng là một chỉ số để kiểm tra chất lượng và độ bền của vải. Vải có định lượng GSM cao không nhất thiết là vải chất lượng cao, vì định lượng vải còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như loại sợi, cách dệt và xử lý vải. Tuy nhiên, vải có định lượng quá thấp hoặc quá cao đều có thể làm giảm chất lượng và độ bền của vải.

Ví dụ, vải có định lượng GSM quá thấp có thể bị rách, xù lông, phai màu và co rút dễ dàng. Vải có định lượng GSM quá cao có thể bị cứng, nặng, khó giặt và khô, gây bất tiện cho người sử dụng. Do đó, việc tính định lượng vải là vô cùng cần thiết, giúp người sản xuất và người tiêu dùng kiểm tra và kiểm soát chất lượng, độ bền của vải.

dinh-luong-vai-gsm-la-gi-gsm-trong-ao-thun-noi-len-dieu-gi-3284

Tính định lượng vải để kiểm tra chất lượng và độ bền của vải

3. Để tính toán chi phí lợi nhuận của vải

Định lượng vải GSM là một yếu tố quan trọng trong việc tính toán chi phí và lợi nhuận của vải. Vải có định lượng GSM cao hơn thường có giá thành cao hơn vải có định lượng GSM thấp, vì chúng tốn nhiều nguyên liệu, công sức và thời gian hơn để sản xuất. Tuy nhiên, điều này không phải luôn đúng vì giá của vải còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như loại sợi vải (bông, len, polyester,...), quá trình sản xuất, nguồn gốc, độ hiếm có và đặc biệt là chất lượng vải.

Một số loại vải có định lượng GSM cao có thể đắt hơn vì chúng có thể được làm từ sợi tốt hơn, kỹ thuật sản xuất tốn kém hơn hoặc có các đặc tính đặc biệt như chống nắng, chống nước hay chống nhăn,...

Có những trường hợp vải có định lượng GSM thấp có thể đắt hơn, chẳng hạn như các loại vải cao cấp như satin, lụa có thể có định lượng GSM thấp nhưng lại có giá cao do chất liệu sợi đặc biệt và quá trình sản xuất phức tạp.

Do đó, việc xác định giá của vải không thể dựa trên định lượng vải một cách tuyệt đối, mà cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau để hiểu rõ hơn về giá cả và chất lượng của sản phẩm vải cụ thể. Song cũng không thể phủ nhận rằng định lượng vải GSM là một tiêu chí đáng tin cậy để đo lường giá trị của một loại vải nào đó.

dinh-luong-vai-gsm-la-gi-gsm-trong-ao-thun-noi-len-dieu-gi-3284

Tính định lượng vải để tính toán chi phí lợi nhuận của vải

4. Để tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về vải

Định lượng vải GSM là một yếu tố cần thiết để tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về vải. Định lượng vải GSM cũng cung cấp thông tin quan trọng cho khách hàng, giúp họ hiểu được độ dày và chất lượng của sản phẩm họ đang mua.

Ngoài ra, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về định lượng vải còn giúp quản lý nguyên liệu và dự đoán chi phí sản xuất. Nó cho phép các nhà sản xuất tính toán lượng vải cần thiết cho sản phẩm cụ thể và ước tính chi phí nguyên liệu. 

dinh-luong-vai-gsm-la-gi-gsm-trong-ao-thun-noi-len-dieu-gi-3284

Tính định lượng vải để tuân thủ các tiêu chuẩn

Công thức tính định lượng vải chuẩn

1. Công thức tính định lượng vải GSM

Từ đơn vị của định lượng vải GSM là gam trên mét vuông - g/m2, có thể suy ra những thông số cần xác định để có thể tính định lượng vải là khổ vải và định lượng. Trong đó:

  • Khổ vải là chiều dài x chiều rộng của tấm vải, đơn vị đo là mét. Ví dụ một tấm vải có chiều dài và chiều rộng lần lượt là 2m và 1m thì tấm vải đó sẽ có khổ vải là 2m.
  • Định lượng là số mét vải trên mỗi kilogram, đơn vị định lượng vải là m/kg (mét trên kilogram). 

Công thức tổng quát để tính định lượng vải GSM: GSM= 1000/ (Khổ vải x Định lượng)

Ví dụ: Một tấm vải có chiều dài và chiều rộng lần lượt là 2m và 1m, định lượng loại vải đó là 2.75m/kg. Tấm vải đó có định lượng vải là 1000/ (2x1x2.75)= 200 gsm

2. Tính định lượng GSM sử dụng các công cụ

Bên cạnh việc áp dụng công thức, bạn còn có thể dùng dụng cụ đo trong tính định lượng vải. Thường thì các xưởng dệt vải hoặc công ty vải thun lớn có các dụng cụ như đục trọng lượng và cân trọng lượng cho công tác đo định lượng vải GSM.

Đục trọng lượng là một khối gồm dao cắt và trục xoay để tạo ra những miếng vải tròn có diện tích 100cm2. Nằm dưới đục trọng lượng còn có đế cao su giúp giữ miếng vải không bị xê dịch và đảm bảo tỷ lệ chính xác.

Khi mà tấm vải đã được cắt qua được trọng lượng sẽ được cho vào bàn cân của cân trọng lượng. Đây là loại cân điện tử sở hữu độ tính xác rất cao, nên sử dụng thường xuyên trong xưởng dệt. 

dinh-luong-vai-gsm-la-gi-gsm-trong-ao-thun-noi-len-dieu-gi-3284

Công thức quy đổi định lượng vải giữa g/m2, g/y, oz/yd2

dinh-luong-vai-gsm-la-gi-gsm-trong-ao-thun-noi-len-dieu-gi-3284

Công thức quy đổi đơn vị đo lường định lượng vải

Định lượng vải GSM có phải là yếu tố đánh giá chất lượng vải?

Câu trả lời là có. Nhưng nếu chỉ dựa vào tiêu chí định lượng vải GSM để đánh giá chất lượng vải là chưa đủ, vì định lượng vải GSM chỉ là một tiêu chí trong rất nhiều tiêu chí khác.

Định lượng vải GSM đo lường trọng lượng của vải trên một mét vuông và thường được sử dụng để đánh giá độ dày, độ mịn hoặc độ bền của vải. Tuy nhiên, chất lượng vải không chỉ phụ thuộc vào định lượng. Các yếu tố khác như loại sợi vải, cách dệt, kỹ thuật sản xuất, độ bền, độ co giãn, khả năng chống thấm, cấu trúc sợi, và cả quá trình xử lý vải (nhuộm màu, chống nhăn,...) đều ảnh hưởng đến chất lượng của vải.

Một loại vải có định lượng vải GSM cao có thể được đánh giá cao về độ dày và có thể dẫn đến cảm giác chất lượng hơn so với loại vải có định lượng GSM thấp. Song vải có định lượng vải GSM cao chưa chắc luôn tốt hơn vải có định lượng vải GSM thấp nếu loại sợi hoặc cấu trúc sợi không tốt, hoặc nếu quá trình sản xuất không đảm bảo chất lượng.

Tóm lại định lượng vải GSM là một trong các tiêu chí quan trọng nhưng không hoàn toàn quyết định chất lượng của vải. Để đánh giá toàn diện chất lượng vải, cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau cùng với định lượng vải GSM.

dinh-luong-vai-gsm-la-gi-gsm-trong-ao-thun-noi-len-dieu-gi-3284

Định lượng vải GSM là một tiêu chí để đánh giá chất lượng vải

Tổng kết

Như vậy, qua bài viết này Coolmate đã giới thiệu với bạn tất tần tật các thông tin về định lượng vải GSM và phần nào giúp bạn giải đáp được câu hỏi định lượng vải GSM là gì? Coolmate tin rằng với những thông tin bài viết mang lại thì bạn hoàn toàn có thể tự tin lựa chọn sản phẩm quần áo phù hợp với bản thân.

Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn, đừng quên follow CoolBlog để đọc thêm nhiều bài viết thú vị hơn nhé!

Xem thêm

Vải lycra là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng trong đời sống

Fabric là gì? Phân biệt vải Fabric và vải Textile chính xác nhất

Vải poplin là vải gì? Ưu nhược điểm, ứng dụng và cách bảo quản

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn