Ecommerce là gì? Những điều bạn cần biết về Ecommerce

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và sự ra đời của cuộc cách mạng 4.0, thương mại điện tử trở thành xu hướng phát triển chưa từng có. Vậy Ecommerce là gì?

Ngày đăng: 21.09.2021, lúc 13:24 10.830 lượt xem

Trong những năm gần đây, thuật ngữ Ecommerce là gì được rất nhiều diễn đàn nhắc đến. Hình thức này trở thành xu hướng mới đầy tiềm năng trên thị trường hiện nay. Hãy cùng Coolmate tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

1. Ecommerce là gì? 

Ecommerce (Electronic Commerce) còn được biết đến với tên gọi thương mại điện tử. Đây là quá trình phân phối hàng hóa, mua hoặc bán các sản phẩm trực tuyến. 

Vậy Ecommerce là gì?

Mô hình Ecommerce cho phép người sử dụng trao đổi đa dạng các loại sản phẩm trên thị trường. Bao gồm phạm vi một khu vực nhỏ hay toàn thế giới ở bất kì thời gian nào. Đây chính là điểm khác biệt nổi bật so với các cửa hàng truyền thống.

Một số ngành nghề ứng dụng phổ biến Ecommerce là: 

  • Thương mại di động.

  • Kiều hối điện tử.

  • Quản lý chuỗi cung ứng.

  • Tiếp thị qua Internet.

  • Giao dịch trực tuyến.

  • Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

  • Hệ thống quản lý hàng tồn kho,...

2. Ecommerce Website là gì?

Ecommerce Website là thuật ngữ thường gặp khi nhắc tới khái niệm Ecommerce là gì? Đây là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ hoạt động kinh doanh, mua bán hay cung ứng hàng hóa, dịch vụ.   

Đây là trang thông tin điện tử để phục vụ hoạt động kinh doanh, mua bán hay cung ứng hàng hóa và dịch vụ

Từ những năm 1960, thế giới đã ghi nhận sự xuất hiện của thương mại điện tử thông qua những giao dịch trao đổi dữ liệu trên các trang mạng giá trị gia tăng. Cho tới ngày nay, cùng với sự bùng nổ của những phương tiện truyền thông xã hội như Website, Facebook, Youtube, Pinterest,…thì Ecommerce mới thực sự trở nên phổ biến.

Coolmate ứng dụng công nghệ vào thời trang cung cấp giải pháp mua sắm cho nam giới

Coolmate ra đời trong thời đại 4.0, là nhãn hàng ứng dụng sức mạnh của công nghệ vào thời trang và cung cấp các giải pháp mua sắm cơ bản dành cho nam giới. Ngoài mẫu mã tiện lợi và tiết kiệm hơn - khách hàng có thể mua nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá ưu đãi, giao hàng nhanh và dịch vụ chăm sóc chu đáo.

Xem ngay các sản phẩm chất lượng của Coolmate TẠI ĐÂY.

3. 5+ loại hình hoạt động của E-Commerce 

Bạn đã biết thêm những thông tin khái quát về Ecommerce. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các loại hình hoạt động chính của thương mại điện tử hiện nay.

3.1 Thư điện tử

Đây là hình thức sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hoặc cơ quan chính phủ. Thư điện tử đóng vai trò như một hình thức giao tiếp trực tuyến qua Internet, còn được gọi là email (electronic mail)

B%99ng-6.jpg Các doanh nghiệp sử dụng thư điện tử như một hình thức giao tiếp trực tuyến qua Internet

3.2 Thanh toán điện tử

Đây là hình thức thanh toán các khoản tiền cho một dịch vụ nào đó thông qua mô hình trực tuyến. Ví dụ, bạn sẽ chi trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản ngân hàng, hay trả tiền các hóa đơn bằng thẻ mua hàng và thẻ tín dụng,… 

Sự phát triển của công nghệ đã giúp thanh toán điện tử mở rộng sang các lĩnh vực mới

Ngày nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng của thời kỳ công nghệ số, thanh toán điện tử đã có thể mở rộng sang các lĩnh vực mới như:

  • Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange)

  • Thanh toán tiền điện tử (Internet Cash), 

  • Ví điện tử (Electronic Purse),

  • Thực hiện giao dịch điện tử của ngân hàng (Digital Banking), 

  • Dịch vụ vận chuyển thương mại điện tử (Cash Of Delivery)

3.3 Trao đổi dữ liệu điện tử

Electronic data interchange là hình thức trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc”. Thông tin sẽ chuyển từ máy tính điện tử này sang thiết bị khác, giữa các đơn vị công ty đã thỏa thuận hoặc kinh doanh với nhau. 

Các thông tin sẽ được chuyển từ máy tính doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác

3.4 Truyền dung liệu

Dung liệu hay còn gọi là content. Hiểu đơn giản đây là nội dung của hàng hóa số. Giá trị thực của cửa hàng số được thể hiện rõ ràng và chi tiết. Tất cả sản phẩm đến tay người mua một cách dễ dàng thông qua hình thức giao hàng qua mạng.

Giá trị thực của những cửa hàng số thể hiện rõ trong bản thân nội dung của nó

3.5 Mua bán hàng hóa hữu hình

Trong tình hình  dịch bệnh hiện nay, việc mua hàng hóa bán lẻ trên các trang thương mại điện tử ngày một phát triển và càng trở nên phổ biến. Từ những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như: hoa quả, đồ gia dụng, quần áo,…đến những tài sản giá trị lớn (điện thoại, ôtô,…)

 Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy mặt hàng thông dụng được bày bán online

Hiện nay, trào lưu “mua hàng điện tử” (electronic shopping), hay “mua hàng trên mạng” (shopping online) bắt đầu xuất hiện. Vì lẽ đó, Internet được sử dụng tối đa và bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu hình (Retail of tangible goods).

>>>Xem thêm: Top 13 việc làm online tại nhà đơn giản, dễ kiếm tiền giữa mùa dịch

4. Tầm quan trọng của Ecommerce trong thời đại công nghệ 4.0

Trước sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0, công nghệ thông tin phát triển nhanh như vũ bão. Điều này đã thúc đẩy Ecommerce trở thành xu hướng phát triển của thời đại. 

Thương mại điện tử giúp việc kinh doanh mua bán vượt qua những rào cản địa lý và thời gian. Cho phép khách hàng mua sản phẩm mọi lúc mọi nơi. Dù đang ngồi tại nhà, bạn vẫn có thể tìm kiếm và lựa chọn các sản phẩm mình quan tâm. 

Trong lúc ngồi ở nhà bạn vẫn có thể xem và tìm kiếm tất cả những mặt hàng mình quan tâm

Sau khi thông qua giao dịch, hàng hóa sẽ được đưa đến tận nhà bởi đơn vị vận chuyển. Hình thức bán hàng này giúp kết nối người mua - bán nhanh chóng và không giới hạn. 

Đặc biệt, Ecommerce còn hỗ trợ tiết kiệm nhiều  khoản chi phí khác. Các khâu bán hàng không cần thiết sẽ được cắt giảm, từ  đó mang đến mức giá tốt hơn cho người mua.

5. 3 hình thức dịch vụ của doanh nghiệp Ecommerce

Trên đây là khái niệm và tầm quan trọng của thương mại điện tử. Vậy hiện nay Ecommerce bao gồm những loại hình dịch vụ gì? 

5.1 Mua sắm trực tuyến

Các doanh nghiệp, cửa hàng sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến để bán lẻ hàng hóa. Người tiêu dùng thông qua các trang web, ứng dụng di động, trò chuyện trực tiếp hay chatbot,... tìm kiếm và mua sắm mặt hàng mình yêu thích.

Ecommerce cung cấp và tham gia vào thị trường trực tuyến, xử lý doanh số doanh nghiệp

5.2 Cung cấp các thị trường trực tuyến

Ecommerce cung cấp hoặc tham gia vào các thị trường trực tuyến. Qua đó hỗ trợ xử lý doanh số từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng hoặc người tiêu dùng của bên thứ ba, hoặc từ doanh nghiệp này đến đơn vị khác.

Ecommerce cung cấp và tham gia vào thị trường trực tuyến, xử lý doanh số doanh nghiệp

5.3 Tiếp thị khách hàng bằng hình thức trực tuyến

Dịch vụ tư vấn khách hàng không chỉ hoạt động trên các mạng xã hội hay trang chính thức của công ty. Nhiều doanh nghiệp còn mở rộng tiếp thị sản phẩm thông qua hình thức gửi email hoặc fax. Điều này giúp khách hàng tiếp cận đa dạng mặt hàng, loại hình sản rõ hẩm với mức giá khác nhau.

Hầu hết mọi sản phẩm hoặc dịch vụ đều có thể chào bán thông qua thương mại điện tử

Hầu hết sản phẩm hoặc dịch vụ đều có thể chào bán thông qua thương mại điện tử. Từ sách vở, đồ dùng, thời trang,... cho tới các dịch vụ tài chính hoặc vé máy bay.

6. Những ưu điểm nổi bật của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

Khi bạn mua hàng hóa hay dịch vụ trực tuyến, bạn đã góp phần tham gia vào Ecommerce. Vậy những lợi ích của Ecommerce là gì mà được cách doanh nghiệp ưa thích đến vậy? Dưới đây là một vài ưu điểm của thương mại điện tử có thể kể đến :

6.1 Không giới hạn khoảng cách

Với cửa hàng truyền thống, bạn sẽ phải mở thêm một chi nhánh, thuê mặt bằng,… khi muốn phát triển quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, đối với mô hình Ecommerce điều này hoàn toàn không cần thiết. Mọi giới hạn khoảng cách giữa người bán và khách hàng sẽ được xoá bỏ. 

Bạn có thể bán hàng cho bất kỳ khách hàng nào và ở bất cứ đâu thông qua Internet

Bạn có thể cung cấp sản phẩm cho bất kỳ khách hàng nào ở mọi nơi trên thế giới thông qua hình thức trực tuyến đơn giản và nhanh chóng.

6.2 Không giới hạn vị trí cửa hàng

Thay vì tốn nhiều tiền để mua hoặc thuê mặt bằng, chủ doanh nghiệp sử dụng hình thức Ecommerce. Việc quản lý công việc kinh doanh có thể tiến hành thông qua máy tính hoặc điện thoại kết nối với Internet. Thông tin được cập nhật trực tuyến và giải quyết trên website của doanh nghiệp.

Bạn có thể mua hàng ở bất cứ đâu trên thế giới thông qua hình thức trực tuyến

6.3 Không giới hạn thời gian

Trong khi các cửa hàng truyền thống đều giới hạn thời gian mở và đóng cửa thì Ecommerce lại không như vậy. Bạn có thể bán hàng online 24/24 kể cả vào các ngày nghỉ hay dịp lễ, tết,... 

Khách hàng xem và lựa chọn hàng hóa ở mọi thời điểm họ muốn và cảm thấy thuận tiện

Khách hàng xem và lựa chọn sản phẩm ở bất kì mọi thời điểm mà họ mong muốn và cảm thấy thuận tiện. Thương mại điện tử mở cửa 24h/ngày, 7 ngày/tuần và 365 ngày/năm. Điều này vừa đem lại sự tiện lợi cho khách hàng, vừa tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn.

6.4 Tiết kiệm chi phí

Bán hàng qua mô hình Ecommerce giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Các khoản tiền thuê mặt bằng, nhân viên hay các phí vận hành khác sẽ được giảm đi đáng kể. 

Đây là lợi thế cạnh tranh lớn hơn về giá cả cũng như cơ hội gia tăng thị phần doanh nghiệp

Điều này đã thu hút các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng thương mại điện tử như một lợi thế cạnh tranh lớn hơn về giá cả cũng như cơ hội để gia tăng thị phần.

6.5 Quản lý hàng tồn kho tự động

Các công cụ trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho nhà kinh doanh kiểm soát nguồn hàng tồn kho của mình. Từ đó, các chi phí vận hành và tồn kho cũng giảm đáng kể. Đây xem như một lợi thế lớn của thương mại điện tử so với việc kinh doanh truyền thống.

Quản lý hàng tồn kho tự động là lợi thế của thương mại điện tử so với kinh doanh truyền thống

7. 3+ khuyết điểm của hình thức Ecommerce

Ecommerce là thị trường mua bán đầy tiềm năng và phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó, thương mại điện tử còn tồn tại một số nhược điểm sau.

Những điểm còn hạn chế của hình thức Ecommerce

7.1 Dịch vụ khách hàng

Khi mua đồ trực tuyến khách hàng thường gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin sản phẩm. Vì họ không thể trực tiếp thử và trải nghiệm.. 

Hiện nay đa số các website thương mại điện tử có tích hợp tính năng hỗ trợ, chat trực tuyến Nhưng nhìn chung, hệ thống này vẫn chưa được đầu tư và mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

7.2 Tính tức thời

Khi mua sắm trực tuyến, bạn cần một khoảng thời gian chờ. Món hàng có thể được giao đến ngay trong vài ngày, hoặc lâu hơn khoảng vài tuần. 

Vấn đề này đang được cải thiện hiệu quả bởi sự hoạt động của các đơn vị giao hàng nhanh. Ví dụ như dịch vụ vận chuyển trong ngày Tiki đang áp dụng (có tính thêm phí).

7.3 Sự trung thực

Việc hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa đang khá phổ biến hiện nay. Các hình ảnh trực tuyến không thể mô tả đầy đủ kiểu dáng, màu sắc, chất lượng hoặc tính năng của sản phẩm. 

Thông thường, hình ảnh được chỉnh sửa để sản phẩm nhìn bắt mắt và thu hút thị hiếu hơn. Các giao dịch thương mại điện tử đã nhiều lần gây thất vọng cho người tiêu dùng khi món hàng nhận được không như mong đợi.

8. Thách thức đối với Ecommerce tại Việt Nam hiện nay

Các quốc gia trên thế giới ddang chạy đua ứng dụng và phát triển dịch vụ Ecommerce. Vậy đâu là thách thức đối với hình thức Ecommerce tại Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Ở Việt Nam thách thức đối với mô hình Ecommerce là gì?

8.1 Tính an toàn và bảo mật

Khi sử dụng Ecommerce khả năng gặp phải những sự cố kỹ thuật là điều không thể tránh khỏi. Tính bảo mật không cao dẫn đến tình trạng virus xâm nhập hay hacker có khả năng sẽ tấn công website của bạn.

8.2 Đối thủ cạnh tranh

Thương mại điện tử đang dần trở thành miếng bánh ngọt cho nhiều “nhà đầu tư”. Do đó, so với các đối thủ cùng ngành, chi phí bạn bỏ ra có thể còn quá nhỏ. Để vượt qua thử thách này, bạn phải xây dựng chiến lược và hướng đi cụ thể để đạt được những bước đột phá và thu hút khách hàng ghé thăm website của mình.

8.3 Hình thức thanh toán

Đứng trên phương diện là khách hàng, việc thanh toán đối với hệ thống Ecommerce được xem là điểm thu hút lớn. Tuy nhiên, khi là người kinh doanh, bạn cần phải lường trước những rủi ro phát sinh, đặc biệt là với hình thức nhận hàng thanh toán – COD.

8.4 Xây dựng lòng tin đối với khách hàng

Đối với mua bán trực tuyến, việc thu hút sự quan tâm và niềm tin của khách hàng rất quan trọng. Vì hiện nay công tồn tại không nhỏ sản phẩm online kém chất lượng hay thậm chí lừa đảo. 

Khi đặt hàng trên mạng, khách hàng không thể kiểm tra sản phẩm trực tiếp. Do đó, họ thường lo lắng về uy tín của cửa hàng, chất lượng cũng như giá cả. 

Các doanh nghiệp cần phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm để có được niềm tin của người mua. Điều này giúp mang về một khối lượng khách hàng “trung thành” lớn và độ phủ sóng cao. Qua đó tạo nên thương hiệu và uy tín đáng tin cậy.

Trên đây là khái niệm và tầm quan trọng của Ecommerce là gì? Cùng với đó là 5 hình thức cơ bản trong lĩnh vực thương mại điện tử. Hy vọng bạn đã tìm thấy thông tin hữu ích qua những chia sẻ của Coolmate.

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới

 

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn