IQ và EQ là gì? Giữa hai chỉ số này cái nào quan trọng hơn? Cùng Coolmate tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Tìm hiểu chỉ số IQ và EQ là gì
1. Chỉ số IQ là gì?
IQ (Intelligence Quotient) là chỉ số đánh giá thông minh não bộ của con người. Nó phản ánh khả năng tư duy, phản xạ và độ nhanh nhạy của một người trong xử lý tình huống.
Những người có chỉ số IQ cao là những người rất thông minh. Họ có trí tuệ tốt hơn và có khả năng đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Người bình thường sẽ có chỉ số IQ nằm trong khoảng 85 - 115.
IQ cao là những người rất thông minh
2. Chỉ số EQ là gì?
EQ (Emotional Quotient) là chỉ số đo lường về trí tuệ cảm xúc con người. Nó phản ánh khả năng kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ cá nhân, cũng như kỹ năng giao tiếp xã hội.
Để đo lường chỉ số EQ, người ta thường sử dụng các bài kiểm tra với nhiều câu hỏi khác nhau. Người có EQ cao có khả năng chịu áp lực, giữ bình tĩnh tốt, từ đó đưa ra những quyết định khôn ngoan, đúng đắn.
Chỉ số EQ phản ánh trí tuệ cảm xúc
3. So sánh chỉ số IQ và EQ
3.1. Người có chỉ số IQ cao
Dựa vào thực tế và các kết quả nghiên cứu, những người có IQ cao thường sẽ có các đặc trưng sau:
-
Suy nghĩ logic, giải quyết vấn đề một cách có hệ thống.
-
Khả năng lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng và hiệu quả để nhanh chóng đạt được mục tiêu.
-
Có nhiều ý tưởng sáng tạo, thú vị mà người khác ít hoặc không nghĩ tới.
-
Khả năng học hỏi và thích nghi trong mọi hoàn cảnh.
-
Phản biện tốt và sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, thông minh để truyền đạt ý kiến và thuyết phục người khác.
Người có IQ cao suy nghĩ logic
3.2. Người có chỉ số EQ cao
Để nhận biết những người có chỉ số EQ cao, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
-
Khả năng điều chỉnh và làm chủ cảm xúc của bản thân dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
-
Khả năng kiểm soát cảm xúc, điều khiển hành vi trong những tình huống bất ngờ hoặc tiêu cực, biết cách cư xử tránh tối đa xung đột.
-
Thấu hiểu, cảm thông với người khác.
-
Giao tiếp xã hội tốt, tương tác một cách tự tin và hiệu quả với những người xung quanh.
-
Khả năng vượt qua cám dỗ, giữ được lập trường tích cực.
Người có EQ cao biết làm chủ cảm xúc
4. IQ và EQ chỉ số nào quan trọng hơn?
Sự kết hợp cân bằng giữa chỉ số thông minh (IQ) và chỉ số cảm xúc (EQ) là chìa khóa thành công của một cá nhân. Người IQ cao có khả năng tư duy, giải quyết vấn đề trong khi người EQ cao biết làm chủ cảm xúc cá nhân và quan hệ xã hội tốt. Không thể kết luận chỉ số nào quan trọng hơn vì mỗi chỉ số lại thể hiện những điểm mạnh khác nhau trong quá trình phát triển bản thân của con người.
Tóm lại, mỗi cá nhân nên biết cách vận dụng tối ưu cả hai khía cạnh trí tuệ và tâm lý để đạt được thành công như mình mong muốn.
IQ và EQ không có cái nào quan trọng hơn
5. Những yếu tố đánh giá chỉ số EQ
5.1. Self-awareness - Tự nhận thức
Một kỹ năng quan trọng của trí tuệ cảm xúc EQ là khả năng nhận thức và làm chủ được cảm xúc của bản thân. Người có khả năng này thường dễ nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của chính họ, từ đó cải thiện và phát huy nó trở nên tốt hơn.
Self-awareness - Tự nhận thức
5.2. Self-regulation - Tự điều chỉnh
Tự điều chỉnh là khả năng kiềm chế cảm xúc một cách thích hợp, làm chủ bản thân. Những người có kỹ năng này có xu hướng linh hoạt, giỏi quản lý xung đột hoặc giải quyết những tình huống khó khăn.
Bên cạnh đó, họ còn biết nghĩ cho cảm xúc của người khác và chịu trách nhiệm về hành động của mình.
5.3. Motivation - Động lực
Động lực bên trong là một kỹ năng quan trọng trong trí tuệ cảm xúc. Những người có EQ cao thường không quá chú tâm đến những phần thưởng bên ngoài như danh tiếng, sự công nhận và ca ngợi.
Thay vào đó, họ có niềm đam mê tìm kiếm phần thưởng bên trong, chính là sự trải nghiệm khi theo đuổi những thử thách và vượt qua nó. Động lực bên trong càng cao càng có xu hướng chủ động, đặt mục tiêu và tìm mọi cách để làm tốt hơn trong mọi việc.
Motivation - Động lực
5.4. Empathy - Sự đồng cảm
Sự đồng cảm là khả năng thấu hiểu với cảm xúc của người khác. Ví dụ khi thấy ai đó có chuyện buồn, bạn sẽ cố gắng vực dậy tinh thần của họ bằng nhiều cách tích cực. Điều này rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển các mối quan hệ xã hội. Bởi đó là kim chỉ nam trong cách giao tiếp, ứng xử khéo léo giữa người với người.
5.5. Social skills - Kỹ năng xã hội
Kỹ năng xã hội tốt giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người. Nó bao gồm các kỹ năng mềm như: lắng nghe, giao tiếp, khả năng lãnh đạo hay thuyết phục người khác.
Social skills - Kỹ năng xã hội
6. Những chỉ số quan trọng khác
Ngoài EQ và IQ thì chúng ta còn có 6 chỉ số quan trọng khác cũng rất cần thiết trong cuộc sống. Đó là:
6.1. AQ - Chỉ số vượt khó
Người có khả năng vượt qua khó khăn và nghịch cảnh trong cuộc sống. Họ có chí tiến thủ, kiên trì nên dễ thăng tiến, dễ thành công trong công việc.
6.2. CQ - Chỉ số sáng tạo
Người có tư duy khác biệt, lối suy nghĩ sáng tạo so với người khác. Họ đi đầu hay bắt kịp xu hướng và không bị tụt hậu ở bất cứ thời nào.
6.3. SQ - Chỉ số xã hội
Chỉ số xã hội SQ tương tự như EQ. Nó đề cập đến khả năng xử lý nhạy bén trước các tình huống, từ đó có cách giải quyết, ứng phó hiệu quả.
6.4. MQ - Chỉ số đạo đức
Chỉ số đánh giá đạo đức của một người thông qua suy nghĩ và hành động thực tế của họ.
6.5. SQ - Chỉ số biểu đạt ngôn ngữ
Chỉ số này càng cao thì bạn càng hoạt ngôn hay có tài ăn nói tốt. Khi biết biểu đạt ngôn ngữ chính xác và nhạy bén thì cơ hội thành công rất cao.
6.6. PQ - Chỉ số đam mê
Người có chỉ số PQ cao tức là khi họ yêu thích một lĩnh vực nào đó thì họ sẽ dốc toàn bộ thời gian và sức lực của mình để theo đuổi.
Kết luận
IQ là chỉ số đánh giá thông minh não bộ còn EQ là chỉ số trí tuệ cảm xúc của con người. Giữa hai chỉ số này, không có cái nào quan trọng hơn mà nó là sự kết hợp cân bằng, là chìa khóa để tạo nên thành công của mỗi con người. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ biết cách vận dụng và phát huy thế mạnh để phát triển bản thân nhé.
Theo dõi CoolBlog để xem thêm các bài viết thú vị khác!
Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới!
>>> Xem thêm:
Chỉ số BMR là gì? Cách tính BMR chính xác dân gymer cần biết
Cách tính chiều cao cân nặng chuẩn của nam - chỉ số BMI
VO2 Max là gì? Chỉ số vO2 Max bao nhiêu tốt cho sức khỏe?