Fabric là gì? Phân biệt vải Fabric và vải Textile chính xác nhất

Vải Fabric là gì? Vải Fabric và Textile khác nhau như thế nào? Cùng Coolmate tìm hiểu chi tiết về vải fabric và những cách phân biệt vải Fabric và vải Textile một cách chính xác nhất bạn nhé!

Ngày đăng: 18.10.2024, lúc 14:53 2.740 lượt xem

Vải là yếu tố cốt lõi trong ngành công nghiệp thời trang. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa các thuật ngữ như "Fabric" và "Textile". Vậy vải Fabric là gì? Sự khác biệt giữa Fabric và Textile là như thế nào? Hãy cùng Coolmate tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé! 

Vải fabric là gì?

Vải Fabric là một loại vật liệu được tạo ra từ sợi dệt hoặc đan kết với nhau thành các lớp vải. Fabric thường được sử dụng trong ngành may mặc, thời trang, đồ nội thất, và nhiều lĩnh vực khác. Fabric có thể được tạo nên từ nhiều loại sợi khác nhau như sợi tự nhiên (cotton, lụa, len) và sợi tổng hợp (polyester, nylon).

Vải Fabric có thể được tạo ra theo nhiều phương pháp khác nhau

Vải Fabric có thể được tạo ra theo nhiều phương pháp khác nhau nhưng phổ biến và hiện đại nhất hiện nay thì phải kể đến dệt máy, đan chéo và đan ngang các sợi vải lại với nhau

Đặc điểm của vải Fabric:

  • Độ mềm mại, thoáng khí, và khả năng co giãn tùy thuộc vào loại sợi.
  • Có tính linh hoạt, dễ dàng tạo hình và may mặc.
  • Đa dạng về mẫu mã và màu sắc, đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.

Màu sắc:
Kích thước:

Nguồn gốc của vải Fabric là gì?

Các loại sợi Fabric có nguồn gốc rất đa dạng từ: thực vật, lông của động vật, kén tằm hay dầu thô. Sợi tơ từ thực vật được coi là chất liệu phổ biến nhất trong lĩnh vực may mặc như chất liệu vải cotton, vải lanh, vải rayon… và hầu hết những chất liệu này được sản xuất từ thân tre, thông hay cây vân sam...

Còn sợi động vật có thể điểm qua như: vải len lông cừu, alpaca… hay một số loại sợi vải khác được tạo ra bằng cách cắt hoặc chải từ lông động vật.

Các loại sợi Fabric có nguồn gốc rất đa dạng từ: thực vật, lông của động vật, kén tằm hay dầu thô

Các loại sợi Fabric có nguồn gốc rất đa dạng từ: thực vật, lông của động vật, kén tằm hay dầu thô

Cách phân biệt chất liệu vải fabric và vải textile chính xác nhất

Mặc dù chất liệu vải Fabric và Textile đều là hai chất liệu vải thường xuyên được dùng trong ngành hàng may mặc nhưng chúng lại thuộc về hai lĩnh vực khác nhau. 

Phân biệt vải fabric và textile theo 3 tiêu chí

Phân biệt vải fabric và textile theo 3 tiêu chí

Phân biệt về mặt thuật ngữ

Fabric: Thường được hiểu là một sản phẩm cuối cùng, đã được dệt hoặc đan từ sợi. Đây là loại vải đã có thể sử dụng trực tiếp trong may mặc hoặc sản xuất đồ nội thất.

Vải Fabric là một loại vật liệu được dệt từ các loại sợi tự nhiên hoặc sợi nhân tạo

Vải Fabric là một loại vật liệu được dệt từ các loại sợi tự nhiên hoặc sợi nhân tạo

Textile: Là thuật ngữ rộng hơn, bao gồm tất cả các loại vật liệu từ sợi dệt, đan cho đến sản phẩm hoàn chỉnh. Textile có thể là Fabric, nhưng không phải Fabric nào cũng là Textile.

Công dụng của chất liệu vải Fabric và vải Textile

Mặc dù "Fabric" và "Textile" thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng có sự khác biệt về ý nghĩa và phạm vi sử dụng:

Công dụng của chất liệu vải Fabric

Vải Fabric là thành phẩm đã được dệt hoặc đan từ sợi và sẵn sàng để sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Công dụng của Fabric bao gồm:

  • Thời trang may mặc: Fabric là loại vải được dùng phổ biến nhất trong ngành may mặc, sản xuất quần áo, phụ kiện như áo phông, quần jeans, váy, đầm, áo sơ mi. 
  • Đồ nội thất: Vải Fabric được dùng để may rèm cửa, bọc ghế sofa, vỏ gối, ga trải giường. Loại vải này thường có độ bền cao, dễ vệ sinh và có nhiều hoa văn, màu sắc phong phú.
  • Phụ kiện thời trang: Fabric còn được sử dụng để làm túi xách, giày dép, mũ, khăn quàng cổ nhờ vào đặc tính mềm mại và dễ tạo hình.
  • Sản phẩm y tế: Một số loại Fabric đặc biệt được thiết kế để làm khẩu trang, băng gạc y tế, áo bảo hộ nhờ vào tính năng kháng khuẩn, thoáng khí và an toàn cho da.

Được xử lý và thực hiện các công đoạn sản xuất như dệt, đan, móc... giúp tạo nên một chất liệu vải hoàn chỉnh

Được xử lý và thực hiện các công đoạn sản xuất như dệt, đan, móc... giúp tạo nên một chất liệu vải hoàn chỉnh

Công dụng của chất liệu vải Textile 

  • May mặc và thời trang: Tương tự Fabric, Textile cũng được dùng trong may mặc, nhưng phạm vi rộng hơn, bao gồm cả nguyên liệu sợi thô, sợi bán thành phẩm, và vải hoàn thiện. 
  • Công nghiệp và kỹ thuật: Textile được dùng trong các sản phẩm công nghiệp như vải composite (dùng làm cánh quạt máy bay, xe hơi), vải chống cháy (dùng trong thiết bị bảo hộ), và vải lọc (dùng trong hệ thống lọc nước, lọc khí).
  • Y tế và chăm sóc sức khỏe: Textile đóng vai trò quan trọng trong sản xuất các sản phẩm y tế như băng gạc, tã giấy, khăn ướt, và vải không dệt dùng trong phẫu thuật. Những loại Textile này thường có tính năng kháng khuẩn, chống thấm hoặc hút ẩm.
  • Ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng: Textile được dùng trong các công trình xây dựng như mái che vải, màn che năng lượng mặt trời, và vật liệu cách nhiệt.
  • Sản phẩm gia dụng: Textile cũng hiện diện trong cuộc sống hàng ngày qua các sản phẩm như khăn tắm, thảm trải sàn, và vải bọc ghế.

Chất liệu Textile là một sản phẩm có thể đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành vậy nên công dụng của Textile cũng không cụ thể

Chất liệu Textile là một sản phẩm có thể đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành vậy nên công dụng của Textile cũng không cụ thể

Nguyên liệu của hai loại vải Fabric và vải Textile

  • Vải fabric: Được làm từ những loại sợi không dệt hoặc sợi dệt, đan, móc. Nguyên liệu chủ yếu là từ thực vật, động vật và dầu thô.
  • Vải Textile: Có thể là sợi hoặc vải hoặc sự kết hợp giữa hai chất liệu này cùng với nhau để tạo ra một chất liệu mới.

Vải fabric được làm từ những loại sợi không dệt hoặc sợi dệt, đan, móc. Nguyên liệu chủ yếu là từ thực vật, động vật và dầu thô

Vải fabric được làm từ những loại sợi không dệt hoặc sợi dệt, đan, móc. Nguyên liệu chủ yếu là từ thực vật, động vật và dầu thô

Quần Dài Nam UT Pants

-42% 690.000đ 399.000đ
Không áp dụng chính sách đổi trả
Màu sắc:
Kích thước Quần:

Một số loại sợi vải Fabric phổ biến hiện nay

Hiện nay trong ngành công nghiệp dệt may có rất nhiều loại chất liệu vải được sử dụng với những mục đích riêng tuy nhiên vải Fabric là phổ biến hơn cả, cùng Coolmate tìm hiểu xem loại vải Fabric được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nha:

Hiện nay trong ngành công nghiệp dệt may có rất nhiều loại chất liệu vải được sử dụng với những mục đích riêng tuy nhiên vải Fabric là phổ biến hơn cả 

Hiện nay trong ngành công nghiệp dệt may có rất nhiều loại chất liệu vải được sử dụng với những mục đích riêng tuy nhiên vải Fabric là phổ biến hơn cả 

Sợi vải cotton

  • Sợi vải cotton được lấy từ cây thông tự nhiên.
  • Sợi cotton có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, thậm chí loại sợi này có khả năng thấm hút mồ hôi lên đến 65% so với trọng lượng của nó.
  • Sợi vải cotton rất thoáng mát và lành tính với làn da, nên hầu hết các loại áo phông và đồ cho trẻ nhỏ thường sẽ lựa chọn loại sợi này để sản xuất.
  • Vải cotton dễ bị nhăn, khá khó giữ nếp và rất dễ bị bám bụi, dầu mỡ.
  • Độ bền của sợi vải cotton cũng không quá cao và những món đồ là từ vải cotton thường dễ bị giãn sau một khoảng thời gian sử dụng.

Sợi cotton có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, thậm chí loại sợi này có khả năng thấm hút mồ hôi lên đến 65% so với trọng lượng của nó

Sợi cotton có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, thậm chí loại sợi này có khả năng thấm hút mồ hôi lên đến 65% so với trọng lượng của nó

Sợi vải lụa

  • Nguồn gốc của sợi tơ lụa là từ kén tằm, đây là loại vải rất mịn, mỏng và mềm, được nhiều người yêu thích.
  • Sợi vải lụa cực kỳ mềm mịn, có được độ bóng mượt và nhẹ, ngoài ra vải lụa có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên những món đồ được may từ chất liệu vải này mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc.
  • Vải lụa khi tiếp xúc với nhiệt độ cao thường sẽ bị co rút lại hoặc dễ bị nhăn.
  • Nếu bạn phơi vải lụa trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vải lụa sẽ dễ bị bay màu hoặc bạc màu.

Nguồn gốc của sợi tơ lụa là từ kén tằm, đây là loại vải rất mịn, mỏng và mềm, được nhiều người yêu thích

Nguồn gốc của sợi tơ lụa là từ kén tằm, đây là loại vải rất mịn, mỏng và mềm, được nhiều người yêu thích

Sợi len

  • Sợi len có nguồn gốc từ lông cừu, lông dê hoặc lông của các loại động vật khác. 
  • Sợi len có khả năng hút nước cao, nhẹ, xốp và không dễ bị nhăn sau khi giặt.
  • Sợi len thường được dùng để may những món đồ dành cho mùa đông bởi khả năng giữ nhiệt tốt.
  • Sợi len nếu không được bảo quản kỹ thường dễ bị nấm mốc.

Sợi len có nguồn gốc từ lông cừu, lông dê hoặc lông của các loại động vật khác

Sợi len có nguồn gốc từ lông cừu, lông dê hoặc lông của các loại động vật khác

Vải sợi tổng hợp

  • Vải sợi tổng hợp thường được sản xuất bằng việc tổng hợp Polymer.
  • Vải sợi tổng hợp thường được sử dụng để làm vải dệt may, dệt tất,…, sợi PVA được dùng để may những bộ quần áo lao động, lưới đánh cá, sợi vải PU dùng để dệt vải Lycra hoặc kết hợp với các loại vải khác để may những bộ trang phục ôm sát cơ thể dành cho vận động viên, quần áo lót,…

Vải sợi tổng hợp thường được sản xuất bằng việc tổng hợp Polymer

Vải sợi tổng hợp thường được sản xuất bằng việc tổng hợp Polymer

Vải sợi nhân tạo

Vải sợi nhân tạo được làm từ những nguyên liệu như thân tre, gỗ, nứa… Những nguyên liệu này sẽ được trộn thêm với một số chất hóa học để tạo ra sợi và dệt thành vải.

Vải sợi nhân tạo được làm từ những nguyên liệu như thân tre, gỗ, nứa…  

Vải sợi nhân tạo được làm từ những nguyên liệu như thân tre, gỗ, nứa…  

Quần Short Nam French Terry Logo Marvel

-50% 299.000đ 149.000đ
Không áp dụng chính sách đổi trả
Màu sắc:
Kích thước Quần:

Ứng dụng của vải Fabric phổ biến trong cuộc sống

Vải Fabric được sử dụng rộng rãi và linh hoạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ vào đặc tính đa dạng của nó. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của vải Fabric mà bạn có thể bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Ngành thời trang và may mặc

Ngành thời trang là nơi sử dụng vải Fabric nhiều nhất. Với đặc tính linh hoạt, Fabric có thể được tạo ra từ nhiều loại sợi khác nhau, phù hợp với các mục đích khác nhau như:

  • Quần áo hàng ngày: Các loại vải cotton, linen, và denim được sử dụng để may quần áo thông thường như áo phông, quần jeans, áo sơ mi, váy. Vải Fabric mềm mại, thoáng khí giúp người mặc cảm thấy thoải mái.
  • Trang phục thể thao: Vải polyester, spandex được dùng cho quần áo thể thao nhờ tính co giãn, thấm hút mồ hôi và khô nhanh, giúp tối ưu hiệu suất khi vận động.
  • Trang phục cao cấp: Lụa, len và satin là những loại vải Fabric cao cấp, mang lại vẻ đẹp sang trọng cho các trang phục dạ hội, vest, áo dài.

Ngành thời trang là nơi sử dụng vải Fabric nhiều nhất

Ngành thời trang là nơi sử dụng vải Fabric nhiều nhất

Đồ nội thất và trang trí nhà cửa

Vải Fabric không chỉ giới hạn ở may mặc mà còn rất phổ biến trong lĩnh vực trang trí nội thất:

  • Rèm cửa và bọc ghế sofa: Fabric được dùng làm rèm cửa nhờ khả năng chống nắng, cách nhiệt và tạo không gian riêng tư. Bọc ghế sofa thường được làm từ vải cotton, polyester hoặc vải nhung, mang lại cảm giác thoải mái và dễ vệ sinh.
  • Chăn ga gối đệm: Vải cotton, microfiber được sử dụng nhiều trong sản xuất chăn ga gối nhờ tính mềm mại, thấm hút tốt và độ bền cao.
  • Thảm trải sàn: Vải len và sợi tổng hợp như nylon thường được dùng làm thảm trải sàn nhờ độ bền cao, dễ làm sạch và có khả năng giữ ấm.

Sản phẩm y tế và bảo hộ

Vải Fabric đóng vai trò quan trọng trong các sản phẩm y tế nhờ tính an toàn và khả năng kháng khuẩn:

  • Khẩu trang vải: Fabric từ cotton hoặc sợi tổng hợp có khả năng thoáng khí, ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn, được sử dụng phổ biến để sản xuất khẩu trang.
  • Băng gạc y tế: Vải cotton có độ mềm mại và an toàn cho da, được dùng làm băng gạc để băng bó vết thương.

Vải chống cháy, chống thấm nước được sử dụng để sản xuất quần áo bảo hộ, đảm bảo an toàn cho người lao động trong các ngành công nghiệp nặng

Vải chống cháy, chống thấm nước được sử dụng để sản xuất quần áo bảo hộ, đảm bảo an toàn cho người lao động trong các ngành công nghiệp nặng

Ứng dụng trong công nghiệp và xây dựng

Vải Fabric cũng có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp:

  • Mái che và lều trại: Fabric chống nước và chịu lực tốt được dùng làm mái che, lều trại, giúp bảo vệ khỏi mưa và nắng.
  • Vải lọc: Một số loại Fabric được thiết kế đặc biệt để làm vải lọc trong công nghiệp xử lý nước, lọc không khí, hoặc làm màng lọc trong hệ thống máy móc.
  • Vải composite: Vải sợi thủy tinh hoặc sợi carbon là các loại Fabric đặc biệt, được sử dụng làm vật liệu gia cố trong xây dựng và sản xuất cánh quạt, khung máy bay.

Tìm hiểu các thông tin về vải không dệt là gì? 

Vải không dệt là gì? 

Vải không dệt hay còn gọi là Non – woven fabric. Đây là chất liệu vải được đặt tên theo quy trình sản xuất. Sợi vải không dệt được làm từ các hạt nhựa Polypropylene, chúng được kéo thành sợi và được đan lại với nhau bằng phương pháp dệt kim hoặc dệt thoi.

Trong quá trình sản xuất, người ta sẽ cho thêm một số chất phụ gia để tạo ra được chất liệu sản phẩm tốt nhất. Những sợi vải tổng hợp này sau đó sẽ được đem đi đục màng và sử dụng các loại dung môi hóa chất để tạo nên những tấm vải mềm, xốp và nhẹ.

Sợi vải không dệt được làm từ các hạt nhựa Polypropylene, chúng được kéo thành sợi và được đan lại với nhau bằng phương pháp dệt kim hoặc dệt thoi

Sợi vải không dệt được làm từ các hạt nhựa Polypropylene, chúng được kéo thành sợi và được đan lại với nhau bằng phương pháp dệt kim hoặc dệt thoi

Tính ứng dụng của vải không dệt 

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, vải không dệt được sử dụng cực kỳ phổ biến trong mọi lĩnh vực hiện nay, có thể kể đến như: 

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, vải không dệt được sử dụng cực kỳ phổ biến trong mọi lĩnh vực hiện nay

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, vải không dệt được sử dụng cực kỳ phổ biến trong mọi lĩnh vực hiện nay

Ứng dụng trong nông nghiệp

Dùng để bọc lót để ngăn côn trùng tấn công cây, nông sản, ngăn việc sâu bệnh cắn phá những cây trồng. Vải không dệt có trọng lượng siêu nhẹ nên cũng không mất nhiều thời gian, sức lực.

Dùng để bọc lót để ngăn côn trùng tấn công cây, nông sản, ngăn việc sâu bệnh cắn phá những cây trồng

Dùng để bọc lót để ngăn côn trùng tấn công cây, nông sản, ngăn việc sâu bệnh cắn phá những cây trồng

Ứng dụng trong y tế

Vải không dệt là lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực y tế. Ví dụ: được sử dụng để làm áo phẫu thuật, áo cách ly, khẩu trang y tế,… Ngoài ra vải không dệt còn được ứng dụng trong những phòng khám, bệnh viện và có vai trò rất quan trọng.

Vải không dệt là lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực y tế

Vải không dệt là lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực y tế. Ví dụ: được sử dụng để làm áo phẫu thuật, áo cách ly, khẩu trang y tế,…

Ứng dụng trong lĩnh vực may mặc

Một trong những sản phẩm từ vải không dệt được nhiều người ưa chuộng nhất chính là túi vải. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu túi vải không dệt như túi quảng cáo,  túi vải quà tặng, túi cho công ty, sự kiện… Tùy vào mục đích sử dụng mà mọi người sẽ lựa chọn mẫu túi và mẫu in ấn thiết kế sao cho phù hợp nhất.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu túi vải không dệt như túi quảng cáo,  túi vải quà tặng,

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu túi vải không dệt như túi quảng cáo,  túi vải quà tặng, túi cho công ty, sự kiện…

Ứng dụng trong lĩnh vực bảo hộ lao động

Trong lĩnh vực bảo hộ lao động thì các sản phẩm sử dụng đòi hỏi tính an toàn cao, do vậy vải không dệt là chất liệu được sử dụng để làm găng tay, quần áo chống khói bụi, mặt nạ vô cùng an toàn và hữu dụng.

Trong lĩnh vực bảo hộ lao động thì các sản phẩm sử dụng đòi hỏi tính an toàn cao,

Trong lĩnh vực bảo hộ lao động thì các sản phẩm sử dụng đòi hỏi tính an toàn cao, do vậy vải không dệt là chất liệu được sử dụng để làm găng tay, quần áo chống khói bụi

Ứng dụng trong lĩnh vực hàng không

Đối với ngành hàng không, vải không dệt được ứng dụng để làm những sản phẩm dùng một lần cho hành khách hoặc đồ nội thất máy bay…

Vải không dệt là chất liệu rất tốt và trong cuộc sống được sử dụng vô cùng rộng rãi hiện nay. Ngày nay chất liệu vải này có vai trò quan trọng hơn và không thể thiếu trong một số ngành nghề.

Đối với ngành hàng không, vải không dệt được ứng dụng để làm những sản phẩm dùng một lần cho hành khách hoặc đồ nội thất máy bay…

Đối với ngành hàng không, vải không dệt được ứng dụng để làm những sản phẩm dùng một lần cho hành khách hoặc đồ nội thất máy bay

Trên đây là thông tin Coolmate tổng hợp được về vải Fabric là gì, cũng như cách phân biệt giữa vải Fabric và vải Textile. Mỗi loại vải đều có những đặc điểm, ưu nhược điểm khác nhau nhưng tất cả đều có những vai trò quan trọng trong cuộc sống. Đừng quên theo dõi CoolBlog để cập nhật thêm nhiều xu hướng thời trang nam giới cũng như những thông tin thú vị khác nữa nha. 

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn