FPV Drone, thuật ngữ quen thuộc với rất nhiều anh em yêu công nghệ nhiều năm trở lại đây. Vậy bạn đã hiểu biết về FPV Drone và cách chơi bộ môn thú vị này chưa? Cùng Coolmate tìm hiểu ngay nhé!
FPV Drone là gì?
Khái niệm
FPV Drone, First Person View, là một loại mô hình bay không người lái, được tích hợp thiết bị truyền video. Chiếc FPV đầu tiên mang tên Tiny Whoops được chế tạo bởi Jesse Perkins.
Người lái FPV Drone điều khiển mô hình theo góc nhìn thứ nhất, góc nhìn gần như trực tiếp. Những hình ảnh được ghi lại bởi FPV sẽ được truyền đến người lái thông qua các thiết bị màn hình FPV, điện thoại thông minh hoặc kính FPV với độ trễ thấp.
Phân biệt FPV Drone và Flycam
Nhìn chung, FPV Drone và Flycam đều là các thiết bị bay không người lái, có nguyên lý hoạt động tương đối giống nhau. Anh em có thể phân biệt bằng một vài điểm dưới đây.
Flycam
Flycam thường được sử dụng như một thiết bị hỗ trợ để quay video, hình ảnh từ trên cao, mang lại những thước phim, bức ảnh có tính nghệ thuật ấn tượng, phù hợp để quay tư liệu, sự kiện và các mục đích thương mại khác.
Hầu hết các mẫu Flycam đều có cấu tạo, thiết kế giống y hệt nhau, sự khác biệt chính nằm ở phần cấu tạo bên trong của từng dòng, từng thế hệ.
Giá thành để sở hữu hoàn chỉnh một chiếc Flycam là khá cao, dao động từ 15-50 triệu đồng.
FPV Drone
Khác hẳn với Flycam, những chiếc FPV Drone lại đơn giản là một thiết bị bay dành riêng cho các tín đồ công nghệ, thích sáng tạo và đam mê các vòng đua bầu trời.
Để sở hữu một chiếc FPV Drone, các anh em không thể mua “nguyên con” như Flycam mà mua các linh kiện riêng, sau đó thì phát huy tối đa sức chế để tạo ra những chiếc FPV của riêng mình.
Nếu Flycam được sản xuất với các thông số y đúc nhau thì mỗi chiếc FPV được tạo ra, cá nhân mỗi anh em đều có thể tự nâng cấp thiết bị theo sở thích riêng, tăng tốc độ, tầm bay, camera,...
Mức chi phí đầu tư cho một chiếc FPV Drone khá dễ chịu từ 7-15 triệu đồng.
Hướng dẫn chơi FPV cho người mới bắt đầu
Cấu tạo của FPV Drone
Khung quad
Đây là khung để chứa toàn bộ cấu tạo còn lại của con máy, được làm từ sợi cotton. Các anh em nên lựa chọn khung có độ bền cao để tránh hư hỏng khi va đập trong đường bay.
Khung của FPV Racing thường nhẹ hơn để dễ dàng di chuyển, còn Freestyle sẽ nặng hơn, rộng hơn.
Cánh quạt
Thông thường có 4 cánh quạt, dùng để đẩy không khí xuống làm sức bật lên cho FPV. Tùy vào mục đích sử dụng mà cánh quạt có độ dày khác nhau.
Cánh quạt có độ nghiêng thấp hay cao cũng sẽ quyết định độ mượt cũng như tốc độ của FPV. Nghiêng thấp dành cho loại FPV freestyle, nghiêng cao lại rất được các tay đua FPV lựa chọn.
Motor
Brushless DC thường được sử dụng làm động cơ cho FPV Drone
ESC
Còn được gọi là bộ điều khiển tốc độ, ESC điều chỉnh thời gian cấp dòng điện tới cuộn dây của động cơ Brushless hoạt động.
FC
Đây chính là mạch điều khiển chính của FPV. Nó truyền đi và truyền về các thông tin, tín hiệu của FPV các thiết bị điều khiển. FC được gắn thêm cảm biến gyro để mọi điều chỉnh, hoạt động được tối ưu nhất.
TX và RX
Tay điều khiển TX-RX bao gồm các nút bấm, thanh gạt để người chơi dễ dàng điều khiển thiết bị bay.
Camera FPV
Chi tiết quan trọng nhất nhì của cấu tạo FPV hoàn chỉnh. Nếu không có Camera FPV, hình ảnh đường bay không thể truyền tới người lái sẽ không thể bay.
VTX truyền ảnh
Bộ phận này dùng để truyền các hình ảnh, video từ Camera FPV đến kính FPV của người dùng.
Kính FPV
Tại đây, người chơi nhìn thấy các hình ảnh mà thiết bị ghi lại hoặc đường bay gần như trực tiếp của FPV Drone đang bay.
Cần lựa chọn kính FPV hoặc các thiết bị tiếp nhận hình ảnh tương tự, phù hợp với FPV Drone và có độ trễ thấp nhất có thể để trải nghiệm tốt nhất đường bay trực tiếp.
Các loại FPV Drone
Tiny Whoops
Đây là loại quad nhỏ, phù hợp cho những bạn đang tập tành chơi, độ bền cao, khả năng chịu va đập tốt.
Tuy nhiên, chính vì là dòng máy nhỏ chủ yếu để tập bay, giải trí cho người mới nên camera khá tệ, nhưng lại dễ luồn lách trong đường bay hẹp.
3inch
Dòng này to hơn Tiny và có cánh quạt kích thước 3inch, động cơ khỏe hơn nên hiệu suất cao hơn của dòng Tiny, phù hợp là bước tiếp theo trước khi chơi chuyên nghiệp.
Loại này thích hợp cho những người chơi FPV Cinematic, bay nhẹ nhàng, mượt mà để ghi lại những hình ảnh chất lượng.
Không quá khỏe nhưng dòng 3inch có thể bay ở các khung đường hẹp, giảm nguy cơ tai nạn bởi vòng bảo vệ quanh các cánh quạt.
5inch
Loại này có cánh quạt kích thước 5inch, khá khỏe và phù hợp cho những bạn chơi lên chuyên nghiệp và có đầy đủ skill.
Dùng 5inch anh em có thể trình diễn kỹ thuật, bay những đường bay khó, đòi hỏi kinh nghiệm. Đây chính xác là những đường đua cực kỳ tuyệt vời.
Tuy nhiên, dòng này không có vòng bảo vệ, khá khỏe nên hãy thật thận trọng nếu không muốn phải “đổ máu”. Và đặc biệt cấm kỵ với những anh em còn chưa cứng tay, chưa chơi thạo hai dòng ở trên.
Bên cạnh đó cũng có các dòng 2.5inch, 7inch và 12inch nhưng lại không phổ biến ở Việt Nam.
Các kiểu chơi FPV Drone phổ biến
FPV Drone Freestyle
Với những anh em mới bắt đầu chơi bộ môn lái FPV Drone này thì kiểu lái freestyle là rất phù hợp để trải nghiệm.
Freestyle FPV chủ yếu là môi trường để người chơi giải trí nhẹ nhàng, tập tành chơi hay đơn giản là thể hiện skill cá nhân, thử sức với những góc quay và đường lái không được biết trước.
Với những tay lái lụa, giàu kinh nghiệm, người chơi hoàn toàn có thể điều khiển FPV và thể hiện kỹ năng của mình thông qua những thước phim được ghi lại bằng camera đầy ấn tượng.
FPV Racing
Đầy chính xác là một đường đua tốc độ trên không vô cùng gay cấn giữa các táy lai FPV chuyên nghiệp. Người chơi chinh phục đường bay theo bản đồ, vượt chướng ngại vật về tiến về đích.
Là một đường đua đích thực nên FPV Racing giúp các anh em đam mê tốc độ được thỏa mãn một cách rẻ và an toàn hơn nhiều.
FPV được sử dụng cần có cấu tạo phù hợp, hiệu suất cao, người lái cần linh hoạt, điềm tĩnh và kỹ thuật ổn định.
Với những anh em chơi FPV lâu năm mà chưa thử trải nghiệm các đường đua thì nhất định phải thử ngay nhé!
FPV CINEMATIC
Như đã nói ở trên, những tay lái FPV “lão làng” với kỹ thuật tuyệt đỉnh có thể điều khiển chiếc FPV Drone một cách mượt mà để ghi lại những hình ảnh ấn tượng từ trên cao, trở thành các video giải trí tuyệt vời.
Đây cũng chính là một cách nhỏ trong phương pháp bay Freestyle, mang về những video đầy sức hút.
Lưu ý khi chơi FPV Drone cho người mới
-
VTX truyền hình ảnh về liên tục, hoạt động nhiều nên dễ dàng nóng lên. Vì vậy hãy để ý giảm nhiệt cho VTX để kéo dài tuổi thọ của thiết bị
-
Nên tập làm quen với các đường bay giả lập trên máy tính trước
-
Chỉ nên bay ở những nơi ít người để tránh va đập, hư hỏng
-
Khuyến khích tự build quad từ linh kiện
FPV Drone chắc chắn là một trải nghiệm đầy thú vị mà bạn nên thử ngay. Và đừng quên note lại những lưu ý của Coolmate để có chuyến bay vui vẻ, an toàn bạn nhé!