Giờ đây, freelancer đang trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt trong đó có Việt Nam. Vậy freelancer là gì và tại sao lại hot như thế? Cùng Coolmate tìm hiểu tất tần tật về người làm việc tự do và những công việc có thu nhập cao nhé!
1. Freelancer là gì? Những sự thật thú vị về nghề freelancer
1.1 Freelancer là gì?
Đúng như tính chất “free” của nghề, người làm việc tự do được phép làm việc cho nhiều khách hàng cùng một lúc và thực hiện các nhiệm vụ theo cách riêng của họ, miễn là hoàn thành công việc theo đúng tiến độ.
Bên cạnh đó, cũng có những freelancer làm việc cho một khách hàng trong thời gian dài. Họ có thể được nhận những quyền lợi đặc biệt từ những người thuê mình. Vậy freelancer là gì, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời rồi phải không?
1.2 Lợi ích và hạn chế của hình thức làm việc tự do
1.2.1 Lợi ích
Vậy ưu điểm của công việc freelancer là gì?
# Tự do
Ưu điểm lớn nhất mà nghề freelancer mang tới đó là sự tự do ở nhiều khía cạnh. Đầu tiên là tự do giờ giấc. Không giống những nhân viên thông thường, phải làm việc 8 tiếng/ngày hoặc hơn. Với người làm việc tự do, chỉ cần bạn hoàn thiện đúng tiến độ thì việc bạn làm lúc nào và làm bao lâu không phải là điều quá quan trọng với khách hàng.
Tiếp theo là sự tự do về không gian. Đa số khách hàng đều không yêu cầu bạn phải đến văn phòng làm việc hoặc lựa chọn trao đổi online nhiều hơn. Vậy nên, bạn có thể làm việc tại nhà để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại hoặc làm việc tại bất cứ không gian nào đem lại cho bạn nguồn cảm hứng như: quán cà phê, thư viện, coworking space, …
Quan trọng là khi làm việc freelancer, bạn còn có thể tự do trong việc đàm phán mức thù lao của mình, chứ không cần phải đợi đến các đợt xét tăng lương hay yêu cầu về thâm niên.
# Cải thiện kỹ năng
Freelancer sẽ tiếp nhận nhiều yêu cầu khác nhau từ các chủ dự án, khách hàng. Vì vậy, chúng ta sẽ được thực hành ngày càng nhiều và có nhiều phương thức làm việc tối ưu và hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có cơ hội nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và nhận được nhiều cơ hội hợp tác hấp dẫn.
# Đa dạng trải nghiệm
Tính chất của công việc freelancer là gì? Đó là thay đổi liên tục, bạn sẽ làm việc cho những dự án ngắn. Do vậy, người làm việc tự do có cơ hội làm việc với nhiều doanh nghiệp, đồng thời, có thể thử sức ở những vị trí và lĩnh vực khác nhau. Từ đó đa dạng hóa trải nghiệm của bản thân.
# Mở rộng mối quan hệ
Phần lớn công việc freelancer được tuyển dụng trực tuyến và yêu cầu phải làm việc với nhiều dự án (có thể đến từ nước ngoài). Chính điều này sẽ giúp các freelancer có cơ hội được làm việc với nhiều người và mở rộng mối quan hệ.
Việc được hợp tác với nhiều đối tác sẽ là “cánh cửa” mở ra vô vàn cơ hội. Họ có thể là những khách hàng lâu dài hoặc là cầu nối giúp bạn tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng mới. Cơ hội để phát triển bản thân là đây chứ đâu?
1.2.2 Hạn chế
Cùng tìm hiểu một số nhược điểm của freelancer là gì nhé!
# Yêu cầu kỷ luật và tự giác cao
Sự tự do như một “con dao hai lưỡi” với bất kỳ ai, đặc biệt là freelancer. Nó có thể khiến bạn rơi vào trạng thái lười biếng hay trì hoãn. Vì vậy, bạn cần sự tự giác cao trong công việc, chủ động sắp xếp thời gian và chịu trách nhiệm về các dự án cũng như tiến độ trước khách hàng.
# Tính cạnh tranh cao
Với công việc freelancer, bạn sẽ luôn phải đối mạnh với sự cạnh tranh bất kỳ lúc nào. Để dành được dự án, freelancer cần chủ động nghiên cứu công việc, chào giá với khách hàng và không ngừng nỗ lực đưa tới những dịch vụ tối nhất.
# Thu nhập không ổn định
Mặc dù tự do và linh hoạt về thời gian, mức thu nhập hấp dẫn nhưng freelancer lại không có mức thu nhập ổn định hàng tháng. Sẽ có những tháng bạn có nhiều dự án nhưng có tháng lại không có việc để làm. Bấp bênh về thu nhập dễ khiến nhiều người chán nản.
1.3 Những kỹ năng cần thiết của một Freelancer
Sau khi tìm hiểu freelancer là gì và một số ưu nhược điểm của nghề này, chúng ta cùng khám phá các kỹ năng cần có của một freelancer nhé.
1.3.1 Kỹ năng cốt lõi
Kỹ năng cốt lõi là một tập hợp các kỹ năng bổ trợ cho các dịch vụ mà bạn cung cấp. Một nhà thiết kế tự do sẽ cần biết cách xử lý chi tiết hình ảnh, kỹ năng minh họa hay kỹ năng sử dụng các phần mềm Photoshop, Illustrator, Canva, … Hoặc một nhà phát triển phần mềm web sẽ cần biết ngôn ngữ lập trình, HTML và cách xây dựng phần mềm.
Bởi bạn sẽ được thuê như một chuyên gia hoặc ít nhất là một người có kinh nghiệm với kỹ năng cốt lõi của bản thân. Thế nên, freelancer cần thành thạo những kỹ năng đó hoặc đang trên con đường làm chủ những kỹ năng cơ bản này.
1.3.2 Kỹ năng vệ tinh
Kỹ năng vệ tinh là những điều xoay quanh kỹ năng cốt lõi của một freelancer. Ví dụ như nhà phát triển phần mềm web, các kỹ năng vệ tinh của họ có thể là thiết kế web (CSS), thiết kế đồ họa (Photoshop, lý thuyết màu sắc, …), JavaScript, tự động hóa (shell script, công cụ xây dựng), …
Freelancer không cần phải thành thạo hết tất cả những kỹ năng vệ tinh đó. Những kỹ năng trên cần được biết để bổ sung cho kỹ năng cốt lõi của họ và giúp freelancer làm việc dễ dàng và hiệu quả hơn với các chuyên gia khác trong lĩnh vực mà bạn đang hướng tới.
1.3.3 Kỹ năng quản lý
Một kỹ năng cũng quan trọng không kém đó là quản lý. Vì nó sẽ giúp freelancer giữ công việc hoạt động một cách trơn tru, bao gồm giao tiếp, teamwork, …
1.3.4 Kỹ năng kinh doanh
Ngoài ra, bạn hãy trang bị cho mình kỹ năng kinh doanh như kế toán (làm sổ sách kế toán cơ bản), tiếp thị (thu hút khách hàng tiềm năng), tài chính (hiểu mối quan hệ giữa thu nhập, chi phí), …
1.4 Những điều cần chuẩn bị khi bắt đầu làm nghề Freelancer?
Bên cạnh những kỹ năng trên, bạn cần một số hành trang để có thể bắt đầu làm một freelancer:
+ Một bản kế hoạch kinh doanh: Dù bạn có thể không vận hành và quản lý một doanh nghiệp chính thức thì vẫn cần một kế hoạch phác thảo dịch vụ nào bạn sẽ cung cấp, thị trường bạn phục vụ và chiến lược tiếp thị cần thiết.
+ Một trang web cá nhân và các dịch vụ của bạn: Bao gồm một danh mục đầu tư và những lời chứng thực, đánh giá từ những khách hàng đã hợp tác cùng bạn.
+ Một hồ sơ LinkedIn: Các phương tiện truyền thông xã hội là một nguồn tài nguyên tuyệt vời để kết nối các công việc freelancer. LinkedIn là một sơ yếu lý lịch trực tuyến được các chuyên gia tin tưởng hàng đầu. Do đó, chẳng có lý do gì để bạn bỏ qua công cụ hữu ích này!
+ Một menu các dịch vụ và giá cho mỗi dịch vụ.
2. Khám phá 7 công việc freelancer phổ biến và có thu nhập cao
2.1 Blogger Freelancer – Nghề viết bài
Viết lách có lẽ là lựa chọn hàng đầu với những ai bắt đầu “dấn thân” vào con đường freelancer. Tuy nhiên, bạn đã hình dung ra những gì mình cần làm và bao nhiêu loại bài viết chưa?
Công việc thường là copywriting, viết blog cho các kênh truyền thông xã hội (Facebook, Instagram, TikTok, …), viết bài PR sản phẩm. Mỗi công việc có đặc thù và đòi hỏi kinh nghiệm viết lách khác nhau.
2.2 Editor Freelancer – Chỉnh sửa nội dung và biên soạn lỗi
Với công việc này, freelancer sẽ chỉnh sửa tập trung vào nội dung tài liệu một cách tổng thể và kiểm tra câu từ cho trôi chảy, rõ ràng với cấu trúc câu phù hợp. Một biên tập viên giỏi sẽ có thể đưa ra định hướng để cải thiện tính dễ đọc trên tổng thể của một tài liệu (đồng thời cũng kiểm tra lỗi ngữ pháp và chính tả).
Biên soạn lỗi là bước cuối cùng của việc xem xét, kiểm tra một tài liệu. Biên tập viên phải đọc đi đọc lại để đảm bảo rằng không có lỗi chính tả hay ngữ pháp không đúng nào tồn tại trong nội dung bài viết. Một người biên soạn tốt phải rất có đôi mắt tinh tường để có thể xem xét hết tất cả các chi tiết và có thể phát hiện ra lỗi chính tả hay bất kỳ lỗi ngữ pháp nào một cách kịp thời.
2.3 Freelancer dịch thuật
Các công việc dịch thuật bao gồm nhiều loại: pháp lý, y tế, nghiên cứu thị trường, … Công việc này yêu cầu hiểu biết về kiến thức cũng như cần phải thực hành nhiều với ngôn ngữ kỹ thuật chuyên ngành của lĩnh vực đó. Đa phần việc dịch thuật thường được thực hiện bởi cơ quan, đòi hỏi từ bạn là phải kiểm tra, đánh máy và sau đó sắp xếp lại nội dung khi cần.
Nhìn chung, các nhà dịch giả cần có một ngôn ngữ và ngữ pháp tuyệt vời, mức độ chú ý cao đến từng chi tiết và máy tính có kết nối internet tốc độ cao. Các nhà dịch giả thường là các nhà thầu độc lập, những freelancer chỉ việc sao chép và chỉnh sửa các báo cáo được ghi lại từ các nhà thầu.
Hầu hết các công việc đều làm việc tại nhà và nhiều công ty cho phép bạn làm việc nhiều hay ít nếu như bạn muốn, miễn là thời gian hoàn thành công việc đáp ứng yêu cầu của họ. Và bạn không phải đến văn phòng hay sống ở một khu vực nhất định và bạn có thể nghỉ ngơi khi cần cho những kế hoạch cá nhân miễn là có một cái máy tính kết nối internet ổn định.
2.4 Digital Marketing Freelancer
Freelancer hiện nay đang là sự lựa chọn của nhiều thương hiệu, doanh nghiệp hơn so với các đơn vị Agency bởi mức chi phí phù hợp. Bên cạnh đó, xét theo một khía cạnh nào đó, các freelancer vì tính chất công việc được tự do nên họ cũng sẽ có nhiều ý tưởng thú vị, mới mẻ và khác biệt cho các chiến dịch marketing của thương hiệu.
Digital Marketing Freelancer là một mảng có khá nhiều công việc và nhiệm vụ nhỏ như Content Marketing, chạy quảng cáo, SEO, quản trị các nền tảng Social Media, ... Với từng công việc, bạn sẽ nhận được mức thù lao khác nhau dựa vào kinh nghiệm và sự sáng tạo của bạn.
2.5 Tutoring Jobs Online – Gia sư freelancer
Tutoring jobs online là công việc dạy học cho các học sinh tiểu học, trung học, … theo nhiều môn học, thông qua internet. Các công ty sẽ cần kinh nghiệm giảng dạy trong chủ đề bạn muốn dạy kèm theo bằng cấp. Nhiều vị trí dạy kèm trực tuyến yêu cầu chứng nhận giảng dạy và kinh nghiệm đứng lớp, nhưng một số vị trí chỉ yêu cầu một mức độ vài năm về kiến thức môn học.
Một số nơi sẽ trả tiền dạy học trực tuyến theo giờ. Nhưng một vài công ty chỉ cung cấp một nền tảng để kết nối sinh viên với một gia sư và sau đó thu thập được chia thành tỷ lệ phần trăm của lệ phí kiếm được bởi các freelancer.
2.6 Freelancer thiết kế
Công việc freelancer phổ biến hiện nay đó là thiết kế. Nếu bạn giỏi về lập trình web hay thiết kế website nhưng không muốn gò bó về thời gian thì có thể làm việc tại nhà. Bạn hãy đăng dịch vụ thiết kế website của mình lên các trang freelancer trong nước và quốc tế.
Nhu cầu thiết kế là rất đa dạng, có thể kể đến như thiết kế website tuyển dụng, thiết kế website khách sạn, thiết kế website học trực tuyến, thiết kế trang web bất động sản, … Tùy theo nhu cầu mà bạn đưa ra các mức giá cả khác nhau.
Đa phần khách hàng thuê freelancer là những chủ shop, cửa hàng, công ty nhỏ nên yêu cầu cũng không quá cao. Vì vậy, trong một tháng bạn có thể nhận nhiều job cùng lúc để có thu nhập cao hơn.
2.7 Freelancer IT
Freelancer IT là những người làm lập trình viên tự do. Với sự thoải mái trong công việc, Freelancer IT ngày càng được nhiều người lựa chọn và theo đuổi. Nhưng một freelancer lập trình cũng cần chủ động trong mọi thứ để tìm tòi, sáng tạo và thách thức bản thân nhiều hơn.
Đối với những freelancer, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại hình ngôn ngữ lập trình dựa trên các hệ giá trị riêng như sở thích, lĩnh vực chuyên sâu trong ngành IT như Business Analyst, Data Scientist, Mobile App Developer, … Hoặc tương ứng với nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như Java, HTML, PHP, CSS, …
3. Cơ hội việc làm cho những freelancer Việt Nam
Vậy freelancer là gì? Họ là những người làm việc tự do. Ở Việt Nam, cơ hội việc làm cho các freelancer là vô cùng lớn. Các freelancer nào càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ đang làm thì lại càng được các khách hàng chi trả với mức chi phí cao.
Nếu như việc thuê nhân viên làm việc cố định sẽ khiến cho các chủ doanh nghiệp phải mất đi các chi phí như: thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, … Thì đối với freelancer, họ sẽ không phải chi trả bất kì khoản chi phí nào ngoài mức giá làm dự án đã được thoả thuận.
Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng thích thuê freelancer để thực hiện công việc, bởi họ sẽ tiết kiệm được một khoán chi phí mà vẫn đảm bảo cho các cam kết dự án lâu dài. Còn đối với freelancer, họ sẽ có thể duy trì được nguồn thu nhập của mình từ nhiều dự án khác nhau mà không bị gò bò.
Coolmate sẽ giới thiệu cho bạn những trang web tìm dự án, công việc cho các freelancer. Bao gồm Upwork, Fiverr, Freelancer, People Per Hour, Vlance, …
Lời kết,
Như vậy, chúng mình chia sẻ về freelancer là gì, và cách để bạn trở thành một người làm việc tự do. Nếu bạn yêu thích sự tự do, linh hoạt và kiếm được tiềm năng, thu nhập hấp dẫn từ công việc độc lập này thì freelancer chính là công việc lý tưởng. Bạn nghĩ thế nào về công việc này?