Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Hôi miệng là một triệu chứng xuất hiện phổ biến ở nam giới, gây mất tự tin khi giao tiếp. Cùng Coolmate đi tìm nguyên nhân và các biện pháp giảm hôi miệng ở nam ngay nhé.

Ngày đăng: 06.11.2021, lúc 21:55 5.483 lượt xem

Hôi miệng là một triệu chứng xuất hiện phổ biến ở nam giới, gây mất tự tin khi giao tiếp. Cùng Coolmate đi tìm nguyên nhân và các biện pháp giảm hôi miệng ở nam ngay nhé.

1. Tìm hiểu chung về bệnh hôi miệng ở nam giới

Hôi miệng là tình trạng hơi thở ra từ miệng có mùi khó chịu, mùi giống như phân, thậm chí là mùi cá ươn,... Người bị hôi miệng sẽ phát ra hơi thở có mùi khó chịu khi nói, khi cười hoặc thậm chí là khi thở bằng miệng. Tình trạng này có thể xuất hiện ở nhiều người từ trẻ nhỏ, người lớn tuổi, cả nam lẫn nữ. 

Bệnh có thể được phân chia thành 2 loại là hôi miệng do bệnh lý và hôi miệng tạm thời. Tình trạng miệng hôi nguyên nhân từ bệnh lý là tình trạng người bệnh đang mắc phải căn bệnh nào đó trong khoang miệng, đường hô hấp, biến chứng từ các bệnh khác hoặc những nguyên nhân khác. 

Còn tình trạng miệng hôi nguyên nhân tạm thời là trường hợp thường gặp do vài tác động từ việc ăn uống, thói quen sinh hoạt, sử dụng thuốc, ăn keto bị hôi miệng,… Và nó hoàn toàn có thể tự hết được. Dù là căn bệnh thường gặp ở con người và không nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe. 

giam-hoi-mieng-o-nam

Tìm hiểu chung về bệnh hôi miệng ở nam giới

Thế nhưng, bệnh hôi miệng lại ảnh hưởng lớn đến đến chất lượng cuộc sống và mọi hoạt động sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày. Hơi thở có mùi là nguyên nhân khiến người bệnh mất đi sự tự tin trong giao tiếp hoặc gây ra sự cản trở tương đối trong giao tiếp.

Bởi chắc chắn sẽ chẳng ai muốn nói chuyện với một người bị hôi miệng, cảm giác cực kỳ khó chịu và không thoải mái. Hôi miệng là một trong các bệnh khó chữa và thuộc phần nhiều do thói quen không tốt của con người. 

Những người chỉ ở mức miệng hôi nguyên nhân tạm thời thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu triệu chứng bệnh cứ kéo dài, không khỏi mà còn thấy nặng hơn, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có hướng điều trị bệnh hôi miệng phù hợp nhất.

2. Nguyên nhân gây hôi miệng ở nam

2.1. Ăn những loại thực phẩm gây hôi miệng

- Tỏi

Tỏi là một loại gia vị phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Mặc dù có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng tỏi cũng chính là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi khó chịu.

Có hai cơ chế khiến tỏi gây hôi miệng. Thứ nhất, trong tỏi có chứa một hợp chất tạo mùi tên là sulfuric. Thứ hai, khi ăn tỏi, thành phần Allyl Methyl Sulphide (AMS) sẽ thải ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi và hơi thở qua đường phổi.

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Tỏi gây hôi miệng ở nam

Vì vậy, hãy hạn chế ăn tỏi và nhớ vệ sinh răng miệng thật sạch để đảm bảo hơi thở không còn mùi nhé.

- Hành tây

Tương tự như tỏi, trong hành tây có chứa sulfuric- một loại chất có mùi hôi. Hãy thử tưởng tượng, hơi thở có mùi hành tây sẽ gây khó chịu cho người đối diện như thế nào. Vì vậy, đừng nên ăn loại thực phẩm này nếu bạn sắp có việc phải đi ra ngoài nhé.

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Hành tây gây hôi miệng ở nam

- Những sản phẩm từ bơ/ sữa

Có thể bạn chưa biết, những thực phẩm có nguồn gốc từ bơ/ sữa lại là nguyên nhân gây hôi miệng. Trong thành phần của chúng có chứa các axit amino, gây ra mùi sulfur rất khó chịu.

Vì vậy, sau sử dụng những loại thực phẩm này, bạn cần súc miệng hoặc đánh răng thật sạch để hơi thở không còn mùi nhé.

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Những thực phẩm từ bơ/ sữa gây hôi miệng ở nam

- Cà phê

Cà phê là thức uống yêu thích của nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng. Có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng cà phê lại là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. 

Chất caffeine trong cà phê sẽ làm chậm quá trình sản xuất nước bọt và khiến bạn bị khô miệng. Nước bọt lại chính là thành phần giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hôi miệng. 

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Cà phê gây hôi miệng ở nam

Nếu “thiếu” nước bọt, các vi khuẩn sẽ phát triển một cách thuận lợi. Kết quả là hơi thở của bạn sẽ có mùi khó chịu và gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Nếu có thể, hãy thay thế thói quen uống cà phê bằng nước trà xanh. Vừa giúp tỉnh táo cơ thể lại không lo hôi miệng.

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Cà phê gây hôi miệng ở nam

- Đồ ngọt

Thực phẩm chứa nhiều đường là “bạn” của các loại vi khuẩn gây hôi miệng. Ăn quá nhiều đồ ngọt đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Đồ ngọt gây hôi miệng ở nam

2.2. Thuốc lá

Dù đã được cảnh báo rất nhiều về tác hại của thuốc lá nhưng nhiều người vẫn không thể từ bỏ thói quen xấu này. Một biểu hiện mà đa phần người hút thuốc lá đều mắc phải đó là hôi miệng.

Hơi thở sẽ càng nặng mùi và khó chịu nếu bạn lạm dụng thuốc lá trong một thời gian dài. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người nghiện thuốc lá sẽ phải “sống chung” với triệu chứng hôi miệng gần như suốt phần đời còn lại.

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Hút thuốc lá gây hôi miệng ở nam

2.3. Lười vệ sinh răng miệng

Những mảng bám thức ăn dính trong miệng sau khi ăn, nếu tích tụ đủ lâu sẽ hình thành vi khuẩn gây hôi miệng, thậm chí sâu răng. Lời khuyên tốt nhất là hãy đánh răng từ 2-3 lần/ ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng (nếu có) để đảm bảo hơi thở được thơm mát cả ngày dài.

Lưu ý, răng giả nếu không được làm sạch cũng có thể khiến hơi thở có mùi.

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Đánh răng từ 2-3 lần/ ngày để giảm các nguy cơ về răng miệng

2.4. Khô miệng

Nước bọt giúp làm sạch miệng và loại bỏ mùi hôi. Một chứng “bệnh” có tên là Xerostomia khiến miệng lúc nào cũng trong tình trạng khô và thiếu nước bọt. Không phải do bệnh lý từ trước, chứng Xerostomia xuất hiện khi bạn không uống đủ nước hoặc ngủ há miệng…

Khô miệng tự nhiên không đáng ngại bằng khô miệng mãn tính. Nếu là khô miệng mãn tính, rất có thể tuyến nước bọt của bạn có vấn đề hoặc là dấu hiệu của bệnh nào đó.

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Khô miệng gây ra hôi miệng ở nam

2.5. Do thuốc

Một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ gây khô miệng dẫn đến hôi miệng như:

- Thuốc chống trầm cảm

- Thuốc chống nghẹt mũi

- Thuốc giảm đau

2.6. Các nguyên nhân khác

Hôi miệng có thể do một số loại bệnh gây ra như:

- Trào ngược dạ dày thực quản

- Một số bệnh ung thư

- Rối loạn chuyển hóa

… 

3. Làm thế nào để xác định mình đã mắc chứng hôi miệng?

Có thể thấy, hơi thở có mùi khó chịu gây ra nhiều vấn đề trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh tự ti và e ngại khi giao tiếp. Bên cạnh đó, miệng hôi còn có thể đến từ nhiều bệnh lý nha khoa cần được kiểm soát sớm. Do đó để kiểm tra mình có bị hôi miệng hay không, các bạn có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:

3.1 Tự kiểm tra

Nếu muốn tự đoán được tình trạng hôi miệng của mình, các bạn có thể thử với những cách đơn giản như sau:

3.1.1 Sử dụng chỉ nha khoa 

Dùng chỉ nha khoa là một trong những cách giúp xác định mùi hôi khoang miệng đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Phương pháp này giúp kiểm tra hơi thở có mùi từ các kẽ răng. Để thực hiện, bạn dùng 1 đoạn chỉ nha và khoa luồn vào các kẽ răng. 

giam-hoi-mieng-o-nam

Sử dụng chỉ nha khoa để tự kiểm tra tình trạng hôi miệng

Sau đó ngửi đoạn chỉ nha khoa sau khi đã dùng, nếu nhận thấy có mùi thì bạn gặp tình trạng hơi thở có mùi hôi. Tình trạng miệng hôi bắt nguồn từ những mảng bám và thức ăn thừa mắc vào kẽ răng không được làm sạch. Mảng bám càng nhiều, chứng tỏ mùi hôi trong khoang miệng càng nặng. 

3.1.2 Ngửi hơi thở trực tiếp

Để kiểm tra mùi hôi ở khoang miệng, các bạn có thể thực hiện bằng cách ngửi hơi thở trực tiếp. Hãy dùng tay che miệng và mũi lại để tạo thành vòng kín, tránh cho khí thoát ra. Sau đó hà hơi ra và hít vào thật mạnh rồi tự cảm nhận hơi thở của mình xem có mùi bất thường không.

Phương pháp này khá đơn giản, tuy nhiên nó có thể không đem lại kết quả cao trong một số trường hợp. Đặc biệt là người đã quen với hơi thở bất thường của bản thân trong thời gian dài. Do đó để xác định chính xác có bị hôi miệng không, các bạn nên thực hiện một số cách kiểm tra khác.

3.1.3 Kiểm tra với cổ tay 

Liếm cổ tay để kiểm tra hôi miệng cũng là cách dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả tốt và được nhiều người áp dụng. Các bạn hãy làm sạch vùng cổ tay và dùng lưỡi liếm nhẹ. Đợi vài giây khi nước bọt khô lại, hãy để cổ tay cách mũi khoảng 1 inch rồi ngửi xem có mùi khó chịu hay không.

giam-hoi-mieng-o-nam

Kiểm tra bằng cách liếm cổ tay và ngửi mùi

Nếu cảm nhận được mùi hôi, bạn đang gặp phải tình trạng hôi miệng. Ngược lại nếu ngửi cổ tay không có mùi khác thường, chứng tỏ bạn không bị hôi miệng. Cách kiểm tra này sẽ phản ánh rõ nhất mùi hôi ở lưỡi, nhất là cuối lưỡi. 

Bởi đây là nơi tập trung nhiều mảng bám và vi khuẩn khó làm sạch hơn so với đầu lưỡi. Việc dùng đầu lưỡi để kiểm tra mùi hôi ở miệng thường không có độ chính xác cao vì vị trí này khá sạch. Vì vậy, khi dùng đầu lưỡi liếm cổ tay nhưng ngửi thấy mùi hôi bất thường, bạn cần chú ý.

3.1.4 Dùng thìa kiểm tra

Việc dùng thìa cũng có thể giúp kiểm tra phần lưỡi sau có mùi hay không. Bởi đây là vị trí khó vệ sinh và khó làm sạch. Theo thời gian dài, mùi từ cuối lưỡi sẽ lan tỏa ra khoang miệng và gây ra tình trạng hôi miệng.

Để thực hiện, bạn dùng 1 thìa nhỏ, lật ngược lại và đặt phía sau lưỡi (tránh đặt quá sâu vì có thể gây nôn trớ) rồi kéo ra ngoài miệng. Sau đó ngửi chiếc thìa đã cạo lưỡi để nhận biết mùi hơi thở của mình. Ngoài ra nếu màu sắc bã được cạo từ lưỡi càng đậm và dày, khả năng cao là bạn đang bị hôi miệng.

3.1.5 Kiểm tra bằng túi khí

Ngoài những phương pháp trên, mọi người cũng có thể dùng túi nilong để nhận biết hơi thở có mùi. Cách này còn được áp dụng trong nhiều nghiên cứu khoa học. Để đảm bảo kết quả chuẩn xác nhất, bạn cần chọn chiếc túi không mùi. Sau đó thở ra túi nhựa rồi ngửi mùi trong đó để xem hơi thở có mùi hay không.

3.2 Nhờ người khác xác định

Đây là phương pháp khá rất phổ biến và cho kết quả thiết thực. Nếu không ngại, bạn có thể nhờ người thân tín xác định giúp hơi thở của mình. Hãy bịt mũi và thở bằng miệng rồi nhờ người đối diện kiểm chứng hơi thở trong 1 phút. Sau đó, bạn hãy đổi ngược lại là bịt miệng và thở ra bằng mũi rồi kiểm chứng lần nữa.

giam-hoi-mieng-o-nam

Hà hơi và nhờ người khác “cảm nhận”

Việc tiếp xúc gần sẽ giúp người đối diện cảm nhận được hơi thở của bạn. Bởi trên thực tế, có một thuật ngữ được gọi là “chứng hôi miệng giả”. Người gặp phải tình trạng này luôn cho rằng bản thân đang mắc phải vấn đề về hơi thở có mùi nhưng thực chất là không hề gặp tình trạng này. 

Vì thế khi nhờ người khác kiểm tra sẽ giúp người bệnh xóa bỏ ấn tượng sai lầm này và trở nên tự tin hơn trong giao tiếp. Tuy nhiên, do vấn đề khá tế nhị nên nhiều người ít tiết lộ sự thật bị hôi miệng trầm trọng cho người bệnh. Do đó, cách tốt nhất là nhờ người thân trong gia đình kiểm tra và cho lời khuyên.

3.3 Sử dụng thiết bị y tế, kiểm tra tại nha khoa

Thực tế, những phương pháp kiểm tra hôi miệng thực hiện tại nhà phía trên dù dễ thực hiện nhưng thường không mang lại kết quả chuẩn xác nhất và mức độ hôi miệng cụ thể. 

giam-hoi-mieng-o-nam

Sử dụng thiết bị y tế và kiểm tra tình trạng hôi miệng tại nha khoa

Bởi việc tự kiểm tra sẽ không chính xác hoàn toàn vì phụ thuộc vào cách cảm mùi của từng người không giống nhau. Vì vậy, các bạn nên đến gặp nha sĩ gần nhất để thăm khám và sử dụng những thiết bị chuyên dụng để kiểm tra mùi hôi trong khoang miệng chính xác nhất. 

Tại đó, các cơ sở chuyên khoa sẽ có máy Halimeter, Halitest,... có thể đo nồng độ hôi miệng. Nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ để xác định chính xác tình trạng và mức độ hôi miệng. Từ đó biết được nguyên nhân và tìm ra biện pháp điều trị bệnh hôi miệng thích hợp, hiệu quả nhất.

4. Cách giảm hôi miệng ở nam

4.1. Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách

Vệ sinh răng miệng từ 2-3 lần/ tuần sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng và sâu răng. Đối với những mảng thức ăn thừa dính ở kẽ răng, bạn có thể dùng chỉ nha khoa để loại bỏ chúng.

Vi khuẩn cũng có thể tích tụ trên lưỡi gây ra hôi miệng. Cách đơn giản nhất là dùng bàn chải cạo lưỡi ít nhất một lần/ ngày hoặc mua dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng.

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp giảm hôi miệng ở nam

4.2. Ăn mùi tây

Mùi tây là một phương thuốc dân gian phổ biến để chữa hôi miệng. Hương thơm tươi mát và hàm lượng chất diệp lục cao chứa trong mùi tây có tác dụng khử mùi hiệu quả.

Để sử dụng mùi tây trị hôi miệng, hãy nhai chúng sau mỗi bữa ăn để thấy công dụng.

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Nhai mùi tây sau bữa ăn giúp giảm hôi miệng ở nam

4.3. Uống nước ép dứa

Uống một ly nước ép dứa hoặc nhai dứa sau bữa ăn là biện pháp giảm hôi miệng ở nam hiệu quả. Tuy nhiên, hãy nhớ súc miệng sau khi uống/ ăn dứa vì xơ dứa rất có thể sẽ mắc lại ở kẽ răng bạn.

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Ăn dứa giảm hôi miệng ở nam

4.4. Uống đủ nước

Nếu không uống đủ nước, miệng của bạn sẽ bị khô và không thể tiết nước bọt. Như đã nói ở trên, nước bọt giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây mùi hôi hiệu quả. Vì vậy, nếu không khát thì cũng đừng quên quên uống nước đầy đủ nhé.

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Uống đủ nước giúp giảm hôi miệng ở nam

4.5. Ăn sữa chua

Trong sữa chua có chứa một loại khuẩn có ích đó là lactobacillus. Loại khuẩn này có thể giúp chống lại những vi khuẩn gây hôi miệng. Một nghiên cứu cho thấy sau 6 tuần ăn sữa chua, 80% người tham gia đã không còn chứng hôi miệng.

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Ăn sữa chua giúp giảm hôi miệng ở nam

4.6. Thì là

Từ xa xưa, thì là đã được sử dụng để làm mát hơi thở. Ở một số vùng của Ấn Độ, người ta rang hạt thì là để khử hôi miệng sau bữa ăn.

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Thì là giúp giảm hôi miệng ở nam

4.7. Cam

Không chỉ là một loại quả tráng miệng, cam còn giúp giảm hôi miệng ở nam hiệu quả. Vitamin C có trong quả cam giúp tăng khả năng tiết nước bọt đồng thời giúp hơi thở thơm mát.

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Cam giúp giảm hôi miệng ở nam

4.8. Trà xanh

Trà xanh là một phương pháp chữa hôi miệng tại nhà hiệu quả. Nghiên cứu khoa học cho thấy trà xanh có đặc tính khử trùng và khử mùi. Vì vậy, để giảm hôi miệng ở nam, bạn có thể uống hoặc súc miệng bằng nước trà xanh.

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Trà xanh giúp giảm hôi miệng ở nam

4.9. Nước súc miệng với baking soda/ giấm

Baking soda và giấm có thể tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng một cách hiệu quả. Cách làm hỗn hợp nước súc miệng này khá đơn giản. Bạn chỉ cần pha loãng baking soda hoặc giấm với nước, súc miệng ít nhất 30 giây sau đó nhổ ra là được.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những loại kem đánh răng có chứa baking soda.

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Súc miệng với baking soda/ giấm pha loãng giúp giảm hôi miệng ở nam

4.10. Gặp bác sĩ

Triệu chứng hôi miệng có thể do một số loại bệnh gây ra. Nếu những cách trên không mang lại kết quả, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Giảm hôi miệng ở nam: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây hôi miệng

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những cách giảm hôi miệng ở nam hiệu quả. Đừng quên theo dõi Coolmate để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích nhé.

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới

 

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn