Giày Derby là dòng sản phẩm giày da được nhiều người yêu thích và quan tâm tìm hiểu. Cùng tìm hiểu ngay về mẫu giày này và phân biệt nó với Oxford nhé.
Giày Derby là giày gì?
Giày Derby là dòng giày da với hệ thống viền mở, còn được gọi là Open Lacing (phần buộc dây giày). Khi tháo dây, bạn sẽ thấy hai phần da đục lỗ buộc dây, có thể mở ra như hai cánh.
Giày Derby, giày có hệ thống viền mở (Open Lacing).
Trong giới thời trang, giày Derby vẫn được xem là giày "có cánh". Có nhiều giai thoại về nguồn gốc của giày Derby. Một số người cho rằng nó được thiết kế để phục vụ binh lính hoàng gia vì tính cơ động, dễ cởi ra cởi vào. Tuy nhiên, cũng có giai thoại kể rằng cựu thủ tướng Anh vì có bàn chân to nên thợ đóng giày đã sáng tạo ra dòng giày này để vừa chân ông.
Các loại giày Derby
Hiện nay, giày Derby được chia thành hai loại chính: Model Derby và Dress Derby Shoe.
Dress Derby Shoe có phần đế tương tự như giày tây thông thường, có thể là đế da, đế cao su… Kiểu giày này phù hợp với quần âu công sở thanh lịch.
Dress Derby Shoe, đế giày tương tự giày tây thông thường.
Model Derby có form giày dày hơn, mũi tròn và dáng giày ngắn hơn. Đế giày dày hơn so với đế cao su, đế Commando tương tự các loại boot. Kiểu giày này mang tính hiện đại hơn và ứng dụng được trong nhiều trường hợp, phù hợp với giới trẻ và có thể kết hợp cùng quần jean và quần kaki.
Model Derby, form giày dày, mũi tròn, dáng giày ngắn.
Đây có lẽ là đôi giày đa dụng và phù hợp nhiều kiểu phối đồ. Nếu phải chọn một đôi giày da lần đầu tiên, Derby có lẽ là sự lựa chọn số 1.
Phân biệt giày Derby và Oxford
Giày Derby thường bị nhầm lẫn với giày Oxford. Hãy cùng phân biệt hai loại giày này nhé:
Về thiết kế và ngoại hình
Giày Oxford là kiểu giày dây buộc với lỗ buộc đặt dưới vamp (phần trước thân giày), luôn được đóng kín nhờ dây buộc, tạo hình chữ V. Ưu điểm là không bị tuột chân ra ngoài ngay cả khi không có dây giày. Tuy nhiên, một số người có mu bàn chân cao sẽ khó đi vào và bị đau nếu di chuyển nhiều.
Phân biệt giày Derby và Oxford.
Giày Derby cũng là giày buộc dây nhưng lỗ xỏ dây được gắn vào phần trên của vamp. Thiết kế mở hình chữ T giúp dễ điều chỉnh dây. Trái ngược với Oxford, kiểu chữ T làm giày không giữ được chân khi không có dây nhưng lại thích hợp với người có mu bàn chân cao, tạo sự thoải mái và năng động, tránh bị đau chân.
Phân biệt về chất liệu và phân loại, họa tiết trang trí
Giày Oxford có nhiều loại: Da trơn, cap toe (da bồi thêm ở mũi giày), Oxford Brogue (đục lỗ nhỏ trên thân), Oxford Wholecut (một miếng da liền trơn).
Giày Derby có kiểu truyền thống, kiểu Moc-toe (đường may nổi hình chữ U trên thân giày), giày Cap-toe Derby (một đường may ngăn giữa mũi và thân), và Wingtips Derby (đục lỗ xỏ dây hình chữ M hoặc W).
Cách phối hợp giày Derby và Oxford với trang phục
Giày Oxford mang đến vẻ đẹp thanh lịch và nhã nhặn, phù hợp với bữa tiệc sang trọng, môi trường công sở. Những bộ đồ khi diện cùng giày này cần tối giản và không quá sặc sỡ. Bạn có thể kết hợp quần tây, vest hoặc suit.
Cách phối đồ với giày Derby và Oxford tạo sự thanh lịch, nhã nhặn.
Giày Derby năng động và dễ phối đồ hơn Oxford. Phù hợp với nhiều sự kiện, đi làm, đi chơi và nhiều phong cách thời trang. Thanh lịch hơn khi kết hợp cùng suit và vest, năng động hơn khi đi cùng quần jean và áo polo hoặc bomber.
Trên đây là chia sẻ của Coolmate về giày Derby và cách kết hợp trang phục. Hy vọng những chia sẻ này đã mang đến cho các bạn kiến thức bổ ích.