Hatha Flow yoga là gì? Cách thực hiện các tư thế Hatha yoga

Hatha Flow yoga đã trở thành một xu hướng phổ biến trong cộng đồng yêu thích yoga, nhưng bạn đã biết Hatha Flow yoga là gì chưa? Đây là phong cách tập luyện giúp cải thiện sức khỏe thể chất và mang lại sự bình yên cho tâm hồn. Cùng Coolmate tìm hiểu sâu nhé!

Ngày đăng: 23.10.2024, lúc 21:53 362 lượt xem

Nếu bạn đã từng tham khảo bài viết về Hatha Flow yoga là gì cho người mới bắt đầu và các lợi ích của nó, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ giá trị mà Hatha yoga mang lại cho cả cơ thể lẫn tinh thần.

Theo một nghiên cứu tại Mỹ, 86% người tập Hatha yoga đã chia sẻ rằng bộ môn này không chỉ giúp họ cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch và xương khớp. Vậy nên, đừng chần chừ mà hãy cùng Coolmate khám phá ngay các tư thế Hatha yoga để trải nghiệm những lợi ích tuyệt vời này.

Hatha Flow Yoga là gì?

Định nghĩa Hatha Flow Yoga

Hatha Flow Yoga là một phong cách yoga kết hợp giữa truyền thống Hatha Yoga và các yếu tố của Vinyasa Flow. Hatha Yoga vốn chú trọng vào việc duy trì các tư thế (asana) trong thời gian dài, giúp cơ thể phát triển sự dẻo dai, linh hoạt và cân bằng. Trong khi đó, Vinyasa Flow nổi bật với các chuỗi động tác liên tục, phối hợp nhịp nhàng cùng hơi thở. Sự kết hợp này tạo nên Hatha Flow Yoga – một phương pháp vừa nhẹ nhàng, vừa năng động, phù hợp với mọi cấp độ người tập.

Giúp kết nối giữa cơ thể và tâm trí

Hatha Flow Yoga giúp kết nối giữa cơ thể và tâm trí. Nguồn: Internet

Nguồn gốc và lịch sử của Hatha Flow Yoga

Hatha Yoga, bắt nguồn từ Ấn Độ hàng ngàn năm trước, là nền tảng của hầu hết các loại yoga ngày nay. Hatha Flow Yoga ra đời khi phong cách Hatha truyền thống kết hợp với sự uyển chuyển của Vinyasa Yoga, một phương pháp phổ biến tại phương Tây. Sự phát triển của Hatha Flow Yoga là kết quả của việc hòa quyện giữa sự truyền thống và những yêu cầu hiện đại, tạo nên một phong cách linh hoạt hơn, phù hợp với lối sống hiện đại và nhu cầu thư giãn của con người. Trên thế giới, Hatha Flow Yoga đã trở nên phổ biến nhờ vào tính chất dễ tiếp cận và lợi ích toàn diện cho người tập.

Hatha Flow Yoga có nguồn gốc từ Ấn Độ. Nguồn: Internet

Nguồn tham khảo: https://okachi.vn/hatha-yoga-la-gi.html

So sánh Hatha Flow Yoga với các hình thức Yoga khác

So với Vinyasa Yoga, Hatha Flow có nhịp độ chậm hơn, tập trung nhiều vào việc duy trì hơi thở đều đặn và chuyển động nhẹ nhàng, trong khi Vinyasa đòi hỏi sự liên tục và nhanh chóng. 

So với Ashtanga Yoga, Hatha Flow ít cường độ hơn, không đòi hỏi sự nghiêm ngặt và kiên trì trong việc thực hiện chuỗi động tác cố định. Ashtanga thường có các chuỗi động tác mạnh mẽ và yêu cầu cao về thể lực, còn Hatha Flow cho phép bạn thoải mái thay đổi tốc độ tùy vào sức khỏe và cảm nhận của bản thân, tạo ra một không gian tập luyện thư giãn, không quá áp lực.

Phù hợp cho những ai mới bắt đầu

Hatha Flow Yoga phù hợp cho những ai mới bắt đầu. Nguồn: Internet

Khám phá ngay BST quần áo Yoga & Pilates của Coolmate:

Quần Legging 7/8 Yoga CoolFlex Light Support

-11% 459.000đ 409.000đ
Mua 3 được giảm thêm 10%

Quần Legging Yoga Ribbed

-10% 399.000đ 359.000đ
Mua 3 được giảm thêm 10%

Quần Legging Full Length Yoga Light Support

-15% 549.000đ 469.000đ
Mua 3 được giảm thêm 10%

Lợi ích của Hatha Flow Yoga

Lợi ích về thể chất

Tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt:
Hatha Flow Yoga giúp người tập cải thiện khả năng kéo giãn và tăng cường độ linh hoạt của cơ thể nhờ vào các chuỗi động tác nhẹ nhàng và duy trì trong thời gian dài. Việc thực hiện các tư thế khác nhau không chỉ giúp cơ bắp bạn trở nên mềm dẻo hơn mà còn tăng cường sức bền, hỗ trợ sự thăng bằng tốt hơn cho cơ thể.

Cải thiện sức mạnh cơ bắp:
Mặc dù nhịp độ của Hatha Flow Yoga khá chậm, việc duy trì các tư thế trong một khoảng thời gian dài đòi hỏi cơ bắp phải hoạt động liên tục, giúp tăng cường sức mạnh. Điều này không chỉ giúp phát triển cơ bắp mà còn hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, giảm nguy cơ chấn thương.

Giúp nâng cao khả năng vận động hàng ngày

Hatha Flow Yoga giúp nâng cao khả năng vận động hàng ngày. Nguồn: Internet

Cải thiện sự thăng bằng và tư thế:
Hatha Flow Yoga tập trung vào sự cân bằng giữa cơ thể và hơi thở, giúp người tập cải thiện khả năng kiểm soát tư thế, đồng thời phát triển sự thăng bằng và ổn định của cơ thể. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là đối với những người cần duy trì tư thế tốt trong cuộc sống hàng ngày.

Lợi ích về tinh thần

Giảm căng thẳng và lo âu:
Việc tập trung vào hơi thở và chuyển động trong Hatha Flow Yoga giúp bạn giảm căng thẳng, mang lại cảm giác thư giãn và bình yên. Quá trình này giúp hệ thần kinh trở nên thư thái, giải phóng những căng thẳng tích tụ, và tạo ra một không gian tinh thần trong lành, làm giảm bớt cảm giác lo âu cho cơ thể.

Giúp bạn thư giãn tâm trí và giảm căng thẳng hiệu quả

Giúp bạn thư giãn tâm trí và giảm căng thẳng hiệu quả. Nguồn: Internet

Tăng cường khả năng tập trung và nhận thức cơ thể
Trong Hatha Flow Yoga, mỗi chuyển động đòi hỏi bạn phải tập trung sâu vào sự liên kết giữa hơi thở và cơ thể. Việc này giúp bạn rèn luyện khả năng chú ý vào hiện tại, giảm thiểu sự xao lãng và tạo ra sự nhận thức rõ ràng về cơ thể lẫn tâm trí. Khi bạn tập trung vào từng động tác, bạn sẽ cảm nhận được sự gắn kết với bản thân, từ đó nâng cao trí nhớ và khả năng tập trung trong các hoạt động hàng ngày.

Mang lại sự an yên và cân bằng nội tâm
Hatha Flow Yoga khuyến khích bạn duy trì sự lặng im trong tâm trí, đồng thời hướng tới sự hài hòa giữa cơ thể và tâm hồn. Chính sự kết nối tinh tế này giúp bạn nuôi dưỡng cảm giác bình an, tìm thấy sự cân bằng nội tại. Khi cơ thể và tâm trí đồng điệu, bạn sẽ đối mặt với những thách thức trong cuộc sống với sự bình tĩnh và vững vàng hơn.

Đối tượng nào nên và không nên tập Hatha Flow Yoga?

Nên tập

  • Người muốn giảm cân: Nếu bạn đang tìm cách giảm cân, Hatha Flow Yoga có thể giúp bạn đạt được mục tiêu nhờ sự kết hợp của các chuỗi động tác và nhịp thở, hỗ trợ đốt cháy calo, giảm mỡ và duy trì vóc dáng cân đối.
  • Người muốn cải thiện sức khỏe và sự dẻo dai: Các tư thế đa dạng và chuyển động liên tục trong Hatha Flow giúp cơ bắp trở nên khỏe mạnh hơn, cải thiện độ linh hoạt, đồng thời hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
  • Người cần giải tỏa căng thẳng: Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng, nhịp thở chậm và những tư thế thư giãn của Hatha Flow sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực, tạo ra sự thư thái cho cả tinh thần lẫn cơ thể.
  • Người mới bắt đầu tập yoga: Với những ai mới bắt đầu, Hatha Flow là một lựa chọn tuyệt vời, vì nhịp độ của nó đủ chậm để bạn dễ dàng làm quen và cải thiện sức khỏe cũng như sự linh hoạt mà không gặp quá nhiều khó khăn.

Thích hợp cho những ai tìm kiếm sự cân bằng

Thích hợp cho những ai tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống. Nguồn: Internet

Không nên tập/hạn chế tập

  • Phụ nữ mang thai: Nếu bạn đang trong thai kỳ, một số tư thế của Hatha Flow Yoga có thể tạo áp lực không cần thiết lên vùng bụng và lưng, có khả năng gây hại cho thai nhi.
  • Người đang bị chấn thương: Trong trường hợp bạn bị chấn thương, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tập Hatha Flow. Đặc biệt, nếu chấn thương ở xương khớp hoặc cột sống, việc tập luyện có thể khiến tình trạng nặng thêm.
  • Người vừa khỏi bệnh: Khi vừa hồi phục sau cơn bệnh, cơ thể bạn có thể chưa đủ khỏe để tham gia tập yoga. Hãy chờ cho đến khi bạn cảm thấy sẵn sàng hơn để đảm bảo việc tập luyện an toàn.
  • Người mắc bệnh lý tim mạch hoặc huyết áp: Nếu bạn có vấn đề về tim mạch hay huyết áp, hãy cẩn thận trước khi tập Hatha Flow Yoga. Một số tư thế có thể gây tăng nhịp tim hoặc huyết áp, điều này không phù hợp với những ai mắc bệnh lý này.

Hạn chế tập Yoga nếu sức khỏe không cho phép. Nguồn: Internet

Các tư thế Hatha Flow Yoga cơ bản

1. Headstand (Sirsasana)

Tư thế Headstand (Sirsasana) cơ bản

Tư thế Headstand (Sirsasana) cơ bản. Nguồn: Internet

  • Vị trí bắt đầu: Quỳ xuống trên sàn, đan mười ngón tay vào nhau, đặt cẳng tay xuống sàn, tạo một cái vương miệng cho đầu.

  • Các bước thực hiện:

    • Nâng chân lên một cách chậm rãi và có kiểm soát, thẳng lên trời.

    • Phân bổ trọng lượng đều trên vai và khuỷu tay.

    • Hít vào và thở ra đều đặn.

  • Lưu ý: Không thực hiện tư thế này khi bạn đã từng bị chấn thương cổ, bệnh tăng nhãn áp và học viên thời kỳ mang thai

2. Shoulderstand (Sarvangasana)

Tư thế Shoulderstand (Sarvangasana) cơ bản

Tư thế Shoulderstand (Sarvangasana) cơ bản. Nguồn: Internet

  • Vị trí bắt đầu: Nằm ngửa, dang hai tay thoải mái sang hai bên.

  • Các bước thực hiện:

    • Nâng chân lên vuông góc với sàn.

    • Dùng tay nâng hông lên, tạo thành góc 90 độ với sàn.

    • Giữ nguyên tư thế trong khi hít vào và thở ra sâu.

  • Lưu ý: Tránh di chuyển đầu quá nhiều sẽ gây áp lực lớn lên cơ, gân với đĩa đệm.

3. Halasana

Tư thế Halasana cơ bản

Tư thế Halasana cơ bản. Nguồn: Internet

  • Vị trí bắt đầu: Nằm ngửa, hai chân song song, hai tay đặt thẳng xuống sàn bên hông.

  • Các bước thực hiện:

    • Nâng chân lên, uốn cong đầu gối và đùi.

    • Tiếp tục nâng chân, duỗi thẳng đầu gối và đùi.

    • Đặt ngón chân lên sàn phía sau đầu.

  • Lưu ý: Không nên cố gắng chạm chân xuống sàn nếu lưng hoặc cổ chưa linh hoạt. Hãy dừng lại ở mức độ mà cơ thể cảm thấy thoải mái, để tránh chấn thương lưng hoặc cổ.

4. Matsyasana

Tư thế Matsyasana cơ bản

Tư thế Matsyasana cơ bản. Nguồn: Internet

  • Vị trí bắt đầu: Nằm ngửa, hai chân song song.

  • Các bước thực hiện:

    • Đặt hai tay dưới mông, lòng bàn tay chống xuống sàn.

    • Nâng ngực và đầu lên, uốn cong lưng.

  • Lưu ý: Khi kết thúc tư thế, hãy từ từ hạ thân người xuống, tránh thay đổi đột ngột để không gây tổn thương cho cột sống và cơ bắp.

5. Cúi người về phía trước khi ngồi (Paschimothanasana)

Tư thế Paschimothanasana cơ bản

Tư thế Paschimothanasana cơ bản. Nguồn: Internet

  • Vị trí bắt đầu: Ngồi trên sàn, hai chân duỗi thẳng trước mặt.

  • Các bước thực hiện:

    • Hít vào và kéo dài cột sống.

    • Thở ra và cúi người về phía trước, chạm ngón tay vào ngón chân.

  • Lưu ý: Không ép mình vượt quá sức, hãy dừng lại khi bạn cảm thấy căng.

6. Rắn hổ mang (Bhujangasana)

Tư thế Bhujangasana cơ bản

Tư thế Bhujangasana cơ bản. Nguồn: Internet

  • Vị trí bắt đầu: Nằm sấp, chân duỗi thẳng.

  • Các bước thực hiện:

    • Nằm úp mặt xuống sàn và đặt lòng bàn tay xuống sàn thẳng hàng với vai.

    • Nâng đầu, ngực và vai lên khỏi sàn, giữ hông và bụng chạm sàn. 

    • Ngửa cổ, nhìn lên phía trần nhà.

    • Giữ, sau đó từ từ uốn cong cánh tay của bạn để hạ thấp trở lại vị trí bắt đầu.

  • Lưu ý: Nếu bạn đang mang thai, hoặc gặp phải các vấn đề về ống cổ tay, chấn thương ở lưng, cánh tay, hoặc vai, hãy tránh thực hiện tư thế rắn hổ mang để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ chấn thương thêm.

Những lưu ý quan trọng khi bạn luyện tập Hatha Flow Yoga

  • Khởi động kỹ lưỡng: Đặc biệt quan trọng với bạn nếu mới bắt đầu. Hãy dành ít nhất 5-7 phút để khởi động và giãn cơ, giúp cơ thể chuẩn bị tốt hơn, tránh những chấn thương không đáng có.
  • Chọn trang phục phù hợp: Bạn nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, để các chuyển động của cơ thể diễn ra tự nhiên. Tránh mặc đồ quá chật, vì nó có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và làm giảm hiệu quả tập luyện.
  • Ăn nhẹ trước khi tập: Để có đủ năng lượng, bạn nên ăn một bữa nhẹ khoảng 30-45 phút trước khi bắt đầu buổi tập. Điều này giúp bạn duy trì sức lực suốt buổi tập mà không cảm thấy mệt mỏi.

Tận hưởng trọn vẹn hơn với những lưu ý

Thực hiện những lưu ý sẽ giúp bạn tận hưởng trọn vẹn lợi ích của Hatha Flow Yoga. Nguồn: Internet

  • Hơi thở đều đặn: Khi luyện tập Hatha Flow, bạn cần chú trọng đến hơi thở. Hãy thở đều và sâu, điều này giúp bạn duy trì sự kết nối giữa cơ thể và động tác, giúp bài tập đạt hiệu quả tối ưu hơn.
  • Tập trung cao độ: Bạn nên giữ tinh thần tập trung vào bản thân và bài tập. Hãy chú ý vào từng chuyển động của mình và tránh bị phân tâm bởi những yếu tố xung quanh để hiệu quả luyện tập được nâng cao nhé!

Lời kết

Hatha Flow Yoga là gì? Đó là hành trình tuyệt vời mà bạn có thể trải nghiệm, kết hợp hoàn hảo giữa rèn luyện thể chất và tinh thần. Mỗi động tác trong dòng chảy nhịp nhàng không chỉ giúp bạn nâng cao sức mạnh và sự linh hoạt mà còn mang đến cảm giác bình yên và hài hòa cho tâm hồn. Hãy bắt đầu hành trình khám phá Hatha Flow Yoga ngay hôm nay! Để mỗi buổi tập không chỉ là cơ hội rèn luyện mà còn là thời gian cho chính mình. Đừng quên theo dõi CoolBlog của chúng tôi để nhận thêm nhiều kiến thức bổ ích và những mẹo hay về yoga nhé!

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn