Healing là gì? Tìm hiểu và cách ứng dụng nó đúng cách

Healing là gì? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Coolmate tìm hiểu về healing và cách để thực hành healing một cách hiệu quả nhất.

Ngày đăng: 02.11.2023, lúc 22:17 1.778 lượt xem

Vài năm trở lại đây, “healing” nổi lên như một xu hướng được các bạn trẻ cực kỳ ưa chuộng. Không chỉ giúp làm lành những tổn thương tâm hồn, healing còn được xem là liều thuốc tinh thần để trở nên mạnh mẽ hơn sau biến cố. Vậy healing là gì? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Coolmate tìm hiểu về healing và cách để thực hành healing một cách hiệu quả nhất.

1. Healing là gì?

Healing - dịch từ tiếng Anh có nghĩa là “hồi phục” hay “chữa lành” như cách các bạn trẻ Việt đang định nghĩa khái niệm này. Mỗi người đều sẽ có câu trả lời khác nhau cho câu hỏi healing nghĩa là gì. Tuy vậy, trong cuốn “7 bí mật của Chữa lành nhờ Âm thanh” (7 Secrets of Sound Healing) đã định nghĩa “healing” là:

  • Tái tạo lại sự lành mạnh của thể chất và tinh thần, chữa bệnh tật.
  • Điều chỉnh, sắp xếp lại.
  • Khôi phục lại trạng thái tinh thần lành mạnh.

Healing nghĩa là gì?Healing nghĩa là gì?

Trong bối cảnh xã hội bon chen, đầy rẫy áp lực, “healing” không còn đơn thuần là một thuật ngữ, mà đã trở thành một xu thế, một quan niệm sống, hướng tới sự hàn gắn về mặt cảm xúc, tâm hồn và thể chất của con người. Thực hành healing nghĩa là chăm sóc bản thân, làm dịu đi những vết thương tinh thần và giúp mỗi người mạnh mẽ hơn để đối diện với mọi khó khăn.

1.1. Healing từ góc nhìn tôn giáo và triết học Đông, Tây

Vậy dưới góc nhìn tôn giáo và triết học thì healing là gì? “Healing” không xuất phát từ một nền văn hóa cụ thể nào mà tồn tại ở cả phương Đông và phương Tây. Dù ở bất kỳ nền văn hóa hay tôn giáo nào, “healing” luôn gắn liền với sự cân bằng về thể chất, tâm hồn, tâm linh. Nhiều nhà tư tưởng và triết học gia lớn cũng từng đề cập tới “healing” trong chính tác phẩm của mình.

1.2. Healing trong mối quan hệ với tâm linh cá nhân

Không chỉ là một khái niệm xuất phát từ triết lý và tôn giáo, quá trình healing còn gắn liền với tâm linh cá nhân. “Healing” không chỉ là làm lành những vết thương thể chất mà còn là quá trình tạo môi trường tích cực để chữa lành cảm xúc. Thể chất, tâm trí và tâm hồn con người luôn có sự liên quan mật thiết với nhau. Vì thế, chữa lành những vết thương tâm hồn sẽ giúp chúng ta trở nên tự do về tâm trí và mạnh mẽ về thể chất.

Healing giúp tâm hồn, thể chất đạt đến sự cân bằngHealing giúp tâm hồn, thể chất đạt đến sự cân bằng

Mối liên hệ giữa healing với tâm linh cá nhân là nguồn gốc ra đời của khái niệm self-healing - tự chữa lành. Self-healing là quá trình bài trừ các xúc cảm tiêu cực, đối mặt với nỗi sợ hãi và tổn thương để trở về với chính mình, trở về với lối sống lành mạnh và khoa học.

2. Tác dụng của healing đến đời sống

Đến đây, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được healing là gì. Không phải tự nhiên mà healing trở thành một xu hướng mạnh mẽ trong cộng đồng giới trẻ vài năm trở lại đây. Không chỉ gián tiếp tác động tới sức khỏe thể chất, “chữa lành” còn được xem là liều thuốc tinh thần để xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của healing.

2.1. Healing giúp bạn yêu thương bản thân hơn

“Chữa lành” là quá trình đối mặt với các vết thương tinh thần của chính bản thân mình. Sau khi được healing, tinh thần của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ và nhẹ nhõm hơn. Bạn không còn dằn vặt bản thân hay chìm trong những suy nghĩ tiêu cực do các tổn thương tinh thần. Thay vào đó, bạn sẽ ngày càng tự tin, biết trân trọng và yêu thương bản thân hơn.

Quá trình chữa lành là quá trình học cách yêu bản thânQuá trình chữa lành là quá trình học cách yêu bản thân

2.2. Biết cách tư duy tích cực

Khoa học đã chứng minh rằng não bộ luôn có khuynh hướng tiêu cực, xuất phát từ cơ chế tự vệ. Bên cạnh đó, những vấn đề về tinh thần cũng sẽ khiến bạn dễ chìm vào trong các suy nghĩ không lành mạnh hơn. Sau khi trải qua healing, bạn sẽ học được cách luôn tư duy theo hướng tích cực, thậm chí dễ dàng “bẻ lái” các suy nghĩ tiêu cực. Nhờ đó, tinh thần bạn lúc nào cũng tươi sáng, bớt căng thẳng để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.

2.3. Nâng cao chất lượng các mối quan hệ

Quá trình healing một mặt giúp bạn cải thiện mối quan hệ với chính bản thân, đồng thời cũng giúp bạn tự tin và mạnh mẽ hơn trong giao tiếp xã hội. Nếu trước đây bạn vốn là người thu mình, việc “chữa lành” sẽ giúp bạn hiểu rõ giá trị của bản thân để chủ động trong giao tiếp, đồng thời biết cách đồng cảm với người khác để xây dựng những mối quan hệ gắn bó dựa trên sự tin tưởng, sẻ chia.

2.4. Giúp bạn mạnh mẽ đối diện với khó khăn

Không chỉ có tác dụng chữa lành tổn thương tinh thần, healing còn củng cố sức mạnh bên trong để bạn luôn tự tin đối diện với mọi khó khăn, thử thách. Trong những nghịch cảnh ấy, bạn cũng sẽ có sức mạnh để tận dụng và khai phá mọi cơ hội mới để cuộc sống trở nên phong phú hơn và giúp bạn đạt được nhiều thành tựu hơn.

Thực hành healing giúp bạn mạnh mẽ hơn khi đứng trước khó khănThực hành healing giúp bạn mạnh mẽ hơn khi đứng trước khó khăn

3. Tìm hiểu về các phương thức healing

“Healing” có thể là sự chữa lành về mặt thể chất, tâm hồn hay cảm xúc. Mỗi phương thức đều phù hợp với một đối tượng khác nhau với mục đích healing khác nhau.

3.1. Chữa lành tâm hồn (Soul healing)

Quá trình chữa lành tâm hồn là quá trình xác định những tổn thương, khó khăn về tinh thần mà bạn trải qua để phục hồi thương tổn. Thực hành chữa lành tâm hồn sẽ giúp bạn được giải thoải khỏi những gánh nặng về tinh thần, đạt được sự cân bằng trong tâm trí để tìm được bình yên và hạnh phúc trong cuộc sống. Chữa lành tâm hồn có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, đòi hỏi bạn cần đầu tư nhiều thời gian và sức lực. Dưới đây là một vài phương pháp thông dụng để thực hành chữa lành tâm hồn.

  • Điều trị (Therapy): Dùng các phương pháp tâm thần học, tâm lý học để xác định, giải quyết các vấn đề về tinh thần như nỗi lo, nỗi sợ, trầm cảm, vết thương tâm lý.
  • Thiền (Meditation): Làm dịu đi tâm trạng tiêu cực, bất an, stress, tăng cường sự tập trung, tạo sự bình yên và an tĩnh cho thể chất và tâm trí. Hoạt động thiền còn bao gồm học cách thở và tập trung để cải thiện tâm trạng.
  • Thức tỉnh (Mindfullness): Giảm bớt căng thẳng bằng cách sống trọn từng khoảnh khắc, sống cho hiện tại và chấp nhận thực tại.
  • Nghệ thuật và sáng tạo (Art/Creativity): Sử dụng các phương thức nghệ thuật, sáng tạo (như vẽ, tô màu,...) để giải phóng sự tiêu cực, cải thiện tinh thần.
  • Thực hành tâm linh (Thực hành tâm linh): Tham gia các hoạt động tâm linh như thiền, cầu nguyện,...

Thiền định là một phương pháp chữa lành tâm hồnThiền định là một phương pháp chữa lành tâm hồn

3.2. Chữa lành cảm xúc (Emotional healing)

Nếu chữa lành tâm hồn tập trung giải quyết những vấn đề tinh thần, thì chữa lành cảm xúc là quá trình làm lành những tổn thường về mặt cảm xúc. Mục đích chung của cả 2 phương thức này là giúp bạn tái tạo sự lành mạnh và cân bằng của đời sống tinh thần.

Trong cuộc sống, cảm xúc con người có thể bị tổn thưởng do những trải nghiệm tiêu cực. Quá trình chữa lành cảm xúc sẽ giúp bạn chấp nhận những xúc cảm tiêu cực nhất, học cách tha thứ cho bản thân để đạt được trạng thái cảm xúc tích cực hơn.

Emotional healing là gì?Emotional healing là gì?

3.3. Chữa lành thể chất (Physical healing)

Chữa lành thể chất - physical healing là gì? Đúng như tên gọi, chữa lành thể chất là quá trình giảm đau, phục hồi cơ thể sau khi bị ốm hoặc gặp chấn thương nhằm khôi phục chất lượng cuộc sống. Chữa lành thể chất có thể được thực hiện bằng một trong các cách dưới đây.

  • Vật lý trị liệu, massage: Giảm đau, giảm thăng thẳng, loại bỏ độc tốc, cải thiện sự linh hoạt và dẻo dai của cơ thể sau chấn thương hoặc hậu phẫu.
  • Các hình thức chăm sóc y tế: Chẩn đoán, điều trị bệnh tật với sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia y tế.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Cải thiện tình trạng sức khỏe bằng một thực đơn cân đối, giàu dinh dưỡng.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi, phục hồi đầy đủ và ngủ đủ giấc để dự trữ năng lượng cho các hoạt động trong ngày.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Từ bỏ dần những thói quen tiêu cực như hút thuốc, sử dụng rượu bia,... Tập thể dục thường xuyên và học cách quản lý căng thẳng.

Thực hiện chữa lành thể chất dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia y tếThực hiện chữa lành thể chất dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế

4. Hướng dẫn thực hành healing

Thực hành healing không phải một quá trình quá phức tạp hay cao siêu. Thậm chí, có không ít bạn trẻ đang “healing” một cách vô thức bằng việc dành thời gian cho bản thân và nghỉ ngơi để giảm căng thẳng. Bạn có thể tự healing hoặc thực hành dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia. Để thực hành healing, bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây.

4.1. Học cách hiểu bản thân

Trước bắt đầu thực hành healing, bạn cần hiểu rõ bản thân đang cần được chữa lành ở khía cạnh nào. Những tổn thương của bạn có thể là vết thương tâm lý, những tổn thương về cảm xúc, căng thẳng, stress trong công việc, mất niềm tin,... Chỉ khi xác định được khía cạnh cần chữa lành trong con người mình, bạn mới có thể lựa chọn được phương thức healing phù hợp nhất.

4.2. “Bạn chữa lành đề làm gì?” - Xác định mục tiêu

Để lên kế hoạch healing và thực hành chữa lành hiệu quả, bạn cần có câu trả lời cho câu hỏi Bạn muốn đạt được điều gì sau khi healing. Mục tiêu của bạn có thể là tìm sự bình yên, trở nên mạnh mẽ hơn, giảm căng thẳng,... Xác định được mục tiêu ngay từ đầu sẽ giúp bạn tập trung hơn khi healing và nhận biết được sự thay đổi của bản thân.

Bạn “chữa lành” để làm gì?Bạn “chữa lành” để làm gì?

4.3. Bạn cần một “môi trường chữa lành”

Một môi trường phù hợp sẽ giúp bạn “chữa lành” nhanh và hiệu quả hơn. Bạn cần một không gian đủ yên tĩnh (có thể là trong nhà hoặc ngoài trời), tách biệt hẳn hỏi những hoạt động xáo trộn bên ngoài. Bạn cũng có thể bật nhạc khi healing vì âm nhạc và màu sắc sẽ có tác động mạnh mẽ tới tinh thần.

4.4. Tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết

Trong quá trình healing, bạn có thể tự tìm hiểu và thực hành các liệu pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu gặp khó khăn, đừng ngần ngại nhờ cạy đến sự hỗ trợ của các chuyên gia về tâm lý. Các chuyên gia sẽ giúp bạn xác định các khía cạnh đang cần chữa lành, đồng thời gợi ý cho bạn phương thức thực hành phù hợp nhất,

4.5. Học cách tư duy tích cực

Healing có thể dạy bạn cách “bẻ lái” suy nghĩ từ tiêu cực thành tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình chữa lành, bạn nên chủ động thực hành tư duy tích cực để quá trình healing diễn ra nhanh hơn. Giúp trí óc quen với những suy nghĩ tuoi sáng sẽ giúp bạn xây dựng dần sức mạnh tâm hồn, củng cố tình yêu với bản thân và tạo nên những thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Học cách nghĩ tích cực cũng là một phần của quá trình healingHọc cách nghĩ tích cực cũng là một phần của quá trình healing

Lời kết

Thông qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn healing là gì cũng như mường tượng ra cách để thực hiện quá trình chữa lành. Bạn có thể tự chữa lành hoặc tham gia các hội nhóm để được các chuyên gia hướng dẫn và thực hành cùng những người chung chí hướng. Dù lựa chọn cách thức nào, “healing” đều sẽ mang đến những thay đổi tích cực cho cuộc sống của bạn, giúp bạn yêu đời, yêu người, yêu bản thân hơn.

Nếu bạn muốn nắm bắt và tìm hiểu nhanh chóng nhất các trend mới của giới trẻ, nhớ theo dõi các bài viết tiếp theo trên Coolblog nhé.

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới

>>> Xem thêm 

"Bed rotting" - xu hướng tự chữa lành của gen Z có thật sự hiệu quả?

TOP 8+ hoạt động chữa lành Sài Gòn mà bạn nên biết

Top 11 bộ phim chữa lành và an ủi về tâm hồn mới nhất

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn