High fashion là gì? Haute couture và những quy tắc khắt khe

High fashion là gì? Haute couture dùng để chỉ những sản phẩm như thế nào? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết hôm nay của Coolmate.

Ngày đăng: 20.09.2022, lúc 11:47 2.879 lượt xem

Bên cạnh thời trang hàng ngày, mặt còn lại của lĩnh vực này còn gắn liền với sự hoành tráng, xa hoa và khái niệm High fashion chính là một trong số đó. Khác biệt hoàn toàn với Ready to wear, High fashion hay Haute couture có những đặc trưng riêng khiến nhiều người phải bất ngờ, vượt ra khỏi suy nghĩ của chúng ta. 

Những bộ trang phục mang hơi hướng Haute couture khiến chúng ta phải bất ngờ vì sự sáng tạo đầy đặc biệt

Những bộ trang phục mang hơi hướng Haute couture khiến chúng ta phải bất ngờ vì sự sáng tạo đầy đặc biệt

Ngoài những thông tin nổi bật liên quan đến Haute couture, bạn sẽ được khám phá những quy tắc khắt khe để có thể gia nhập vào lĩnh vực thời trang này. Cùng Coolmate tìm hiểu nhé!

High fashion - Haute couture là gì? 

Nhắc đến High fashion - Haute couture là gì thì phải kể đến sự ra đời của Nghiệp đoàn may đo cao cấp vào năm 1868. Hội được sinh ra nhằm mục đích bảo vệ thời trang cao cấp và đến năm 1908, cụm từ “haute couture” đã chính thức được sử dụng lần đầu tiên tại đây. 

High fashion - Haute couture là gì? Đây là một từ xuất phát từ tiếng Pháp với từ “haute” - tiếng Pháp có nghĩa tương đương với “high” - tiếng Anh, dịch một cách đúng hoàn cảnh thì bạn có thể hiểu đó là cao cấp. Còn từ “couture” - tiếng Pháp sẽ cùng nghĩa với “dressmaking” - tiếng Anh, vốn để chỉ những công việc liên quan đến may vá, thiết kế. 

Dòng thời trang cao cấp - Haute couture là một phần của tiến trình phát triển ngành thời trang

Dòng thời trang cao cấp - Haute couture là một phần của tiến trình phát triển ngành thời trang

Nói một cách đơn giản thì “Haute couture” hay “High dressmaking”, “High fashion” là thời trang cao cấp. Những nhà thiết kế có tiếng chuyên làm ra High fashion - Haute couture sẽ được gọi là Couturier.

Lịch sử ra đời của High fashion - Haute couture diễn ra như thế nào?

Nhắc đến Pháp là nhắc đến thiên đường của thời trang, nơi nhiều cái tên đình đám như Chanel, YSL,... ra đời. Việc Haute couture xuất hiện như một điều sớm muộn sẽ đến để đảm bảo vị thế của các thương hiệu thời trang cao cấp lớn đồng thời bảo vệ lĩnh vực này một cách có tổ chức.

Pháp là cái nôi đầu tiên của Haute couture

Pháp là cái nôi đầu tiên của Haute couture

Quay ngược trở lại thế kỷ 18, thời trang hoàng gia Pháp được nhiều người ngưỡng mộ và yêu thích bởi sự tinh tế trong từng chi tiết. Để làm nên được điều này, những người thợ may đã phải tỉ mỉ thêu dệt, may vá từng bộ phần của trang phục. Nhờ vào sự phát triển của giao thông, tiếng tăm của những bộ cánh lộng lẫy đã vượt xa khỏi biên giới. Nhiều nhà quý tộc, thương nhân đã đến tận Pháp để đặt may riêng trang phục. 

Thợ may nổi tiếng nhất thời bấy giờ là ông Charles Frederick Worth - người Anh nhưng bôn ba trên đất Pháp và trở thành thợ may. Ông được biết đến bởi những thiết kế độc quyền vô cùng ấn tượng và đây cũng là người tạo ra thương hiệu thời trang cao cấp đầu tiên tại Pháp. 

Để Haute couture có được ngày hôm nay, nhiều sự thay đổi trong làng thời trang đã diễn ra

Để Haute couture có được ngày hôm nay, nhiều sự thay đổi trong làng thời trang đã diễn ra

Khi mới xuất hiện, Nghiệp hội High fashion hay Haute couture có một cái tên rất dài là Chambre Syndicale de la Haute Couture. Đến năm 1908, cái tên dài ấy đã được thay đổi thành Haute couture. Vào năm 1945, hiệp hội đã đưa ra những yêu cầu, tiêu chuẩn để phân biệt giữa thời trang cao cấp và những ngành thời trang khác. Đến năm 1966, thương hiệu đình đáp YSL đã mở màn cho hàng loạt cái tên thời trang cao cấp khác. 

Tuy nhiên, sự phát triển đầy mạnh mẽ ấy đã chứng lại vào năm 1970 bởi sự nghiêm ngặt của các quy định. Số lượng thành viên Nghiệp hội đã giảm sút từ 106 xuống còn 19. Bên cạnh lsy do quy định, chi phí cũng là một trong số những yếu tố khiến các thương hiệu rời bỏ hiệp hội, chi phí họ thiêu đốt hàng năm cho các bộ sưu tập lên đến hàng triệu đô. 

Mặc dùng trải qua nhiều thăng trầm nhưng Haute couture vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay, trở thành một phần không thể thiếu đối với ngành thời trang nói chung và khách hàng nói riêng. Những năm gần đây, nhiều bộ sưu tập thời trang cao cấp đã được trình diễn tại những địa điểm nổi tiếng trên thế giới.

Quy tắc khắt khe liên quan đến High fashion - Haute couture là gì? 

Những quy chuẩn liên quan đến High fashion được cho ra đời vào năm 1945 và duy trì cho đến ngày na. Các nhà thiết kế muốn được công nhận cần đáp ứng tất cả những yếu tố sau trước khi được gia nhập Nghiệp đoàn may đo cao cấp.

Bạn nhất định sẽ phải bất ngờ về những quy tắc khắt khe khi muốn trở thành một thương hiệu Haute couture

Bạn nhất định sẽ phải bất ngờ về những quy tắc khắt khe khi muốn trở thành một thương hiệu Haute couture

Toàn bộ sản phẩm đều thiết kế bằng tay

Mỗi một sản phẩm Haute couture không chỉ cho thấy tên tuổi của nhà mốt mà bên cạnh đó còn thể hiện tài năng, sự sáng tạo bởi toàn bộ những thiết kế này đều phải thực hiện bằng ta. Kỹ thuật tốt từ những người thợ lành nghề này còn được gọi là petit mains. Các chất liệu đắt đỏ, quý hiếm sẽ được những người thợ nâng niu, từng đường kim mũi chỉ đều vô cùng tỉ mỉ khi được hoàn thiện bằng tay. 

Mỗi một bộ trang phục được thực hiện bằng tay như vậy rất tốn thời gian và công sức. Đây cũng là một trong số những lý do Haute couture lại có giá thành đắt đỏ như vậy, vượt xa các sản phẩm may sẵn Ready to wear. 

Toàn bộ các chi tiết trên trang phục Haute couture đều được làm bằng tay vô cùng tỉ mỉ

Toàn bộ các chi tiết trên trang phục Haute couture đều được làm bằng tay vô cùng tỉ mỉ

Có thể nói, sản phẩm thời trang cao cấp này thuộc hàng độc bản và sẽ được may đo theo số đo riêng của từng khách hàng thượng lưu. Giá cả đối với họ không phải là vấn đề, kết quả cuối cùng chỉ cần đáp ứng được nhu cầu của họ về mục đích sử dụng cũng như sự ưng ý. 

Bên cạnh đó, một số nhà thiết kế sẽ tạo nên các bộ sưu tập Haute couture và không bán. Họ tạo nên chúng nhằm mục đích trình diễn. Có thể thấy, thời trang cũng là một môn nghệ thuật và các bộ trang phục chính là sản phẩm nghệ thuật thể hiện tài năng ấn tượng của các nhà thiết kế. 

Nhà xưởng được đặt tại Paris

Quy tắc tiếp theo dành cho những nhà mốt theo đuổi Haute couture chính là nhất định cần có nhà xưởng tại Paris. Trong đó cần có tối thiểu 20 thợ lành nghề và làm việc quanh năm. Chanel là cái tên lâu đời nhất trong lĩnh vực này khi bắt đầu hoạt động từ năm 1913. Nối sau đó sẽ có các nhà mốt nổi tiếng khác từ Pháp như Christian Dior, Alexandre Vauthier, Julien Fournie, Schiaparelli…

Paris là nơi các thương hiệu cần xây dựng nhà xưởng riêng 

Paris là nơi các thương hiệu cần xây dựng nhà xưởng riêng 

Cụm từ Haute couture tại Việt Nam được sử dụng một cách không đúng. Mặc dù nhà thiết kế có thể tạo ra các trang phục cầu kỳ, ấn tượng nhưng đó chỉ dừng lại ở mức couture. Để chính thức có tên trong Nghiệp đoàn may đo cao cấp thì bạn nhất định phải đáp ứng các quy chuẩn trên. 

Tuy nhiên, với sự phát triển của thế giới, Nghiệp đoàn may đo cao cấp vẫn chấp nhận kết nạp thêm các thành viên quốc tế như: Elie Saab từ Beirut, Lebanon; Valentino và Atelier Versace từ Ý; hay Guo Pei từ Trung Quốc. Những thương hiệu này phải vượt qua vô số vòng kiểm định vô cùng gắt gao trước khi trở thành thành viên chính thức. 

Khách hàng của Haute couture đều thuộc tầng lớp thượng lưu

Là những sản phẩm chất lượng từ khâu thiết kế, chọn chất liệu đến hoàn thiện nên việc giá thành của những sản phẩm High fashion này rất cao và chúng chỉ được tạo ra nhằm phục vụ cho giới siêu giàu. 

Giới thượng lưu rất hứng thú với các trang phục Haute couture 

Giới thượng lưu rất hứng thú với các trang phục Haute couture 

Khách hàng có thể thử và yêu cầu thay đổi các chi tiết cho đến khi ưng ý, quá trình này đôi khi diễn ra rất lâu. Haute couture sinh ra để phục vụ giới nhà giàu, đây là điều dễ hiểu bởi để tạo nên chúng, nhà thiết kế cần tốn rất nhiều công sức và sự sáng tạo. Việc sao chép, đụng hàng là điều tối kỵ đối với ngành hàng này. 

Tham gia đúng lịch trình tuần lễ thời trang Haute couture tại Paris mỗi năm

Trong từng năm, các thương hiệu Haute couture cần cho ra mắt ít nhất một bộ sưu tập mà trong đó có 25 thiết kế nguyên bản gồm cả trang phục ban ngày và ban đêm. Những bộ cánh này thường được sử dụng trong các sự kiện quan trọng, tiệc lớn,...

Các tuần lễ thời trang Haute couture là nơi nhiều thiết kế ấn tượng được ra mắt

Các tuần lễ thời trang Haute couture là nơi nhiều thiết kế ấn tượng được ra mắt

Hiện nay có hai mùa chính diễn ra tuần lễ thời trang là vào khoảng tháng 1 và tháng 7 hàng năm. Lịch trình diễn ra sẽ được Nghiệp đoàn may đo cao cấp thông báo trước khi sự kiện diễn ra đến các nhà mốt và nhiều khách mời nổi tiếng. 

Lời kết

Dù là thời trang cao cấp - Haute couture hay thời trang may sẵn - Ready to wear đều có những đặc điểm riêng nổi bật nhằm phục vụ tệp khách hàng của mình. Trong tương lai, với sự phát triển của công nghệ, High fashion - Haute couture nhất định sẽ có những bước chuyển mình mạnh mẽ, phù hợp hơn với cuộc sống con người. 

Đừng quên theo dõi Cool Blog để cập nhật nhanh nhất những thông tin về thời trang và cuộc sống. 

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn