Hướng dẫn cách sử dụng máy chạy bộ chi tiết cho người mới bắt đầu

Hiện nay có rất nhiều gia đình đã không ngại đầu tư một chiếc máy chạy bộ ngay tại nhà. Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn còn bỡ ngỡ khi sử dụng máy chạy bộ lần đầu. Vậy hãy cùng Coolmate tìm hiểu ngay nhé!

Ngày đăng: 14.03.2023, lúc 01:27 1.754 lượt xem

Hiện nay có rất nhiều gia đình đã không ngại đầu tư một chiếc máy chạy bộ ngay tại nhà. Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn còn bỡ ngỡ khi sử dụng máy chạy bộ lần đầu. Vậy hãy cùng Coolmate tìm hiểu ngay nhé!

Những lưu ý dành cho người mới sử dụng máy chạy bộ

Trước khi sử dụng máy chạy bộ, bạn cần lưu ý những điều sau để sử dụng máy chạy bộ một cách hiệu quả nhất:

1. Không phải ai cũng có thể luyện tập cùng với máy chạy bộ

Mặc dù máy chạy bộ là một thiết bị rèn sức khỏe vô cùng tốt tại nhà, thế nhưng không phải ai cũng có thể luyện tập với thiết bị này.  Các đối tượng luyện tập thường là dân văn phòng, những người thừa cân muốn cải thiện vóc dáng, hay những người muốn rèn luyện để nâng cao thể lực hoặc muốn phục hồi các chức năng của cơ thể,...

huong-dan-cach-su-dung-may-chay-bo-1310

Những lưu ý dành cho người mới sử dụng máy chạy bộ (ảnh: sưu tầm)

Bên cạnh đó, những người có vấn đề về xương khớp nếu như muốn thực hiện các bài tập chạy bộ hay đi bộ trên máy thì cần phải tham khảo các ý kiến của bác sĩ để tránh khỏi những tác động đến xương khớp đẫn dến tình trạng bệnh nặng hơn. 

Những người cao tuổi, trẻ em hay phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên chạy máy chạy bộ. Những trường hợp có tiền sử bệnh tim, tiểu đường hay xương khớp,... cần tham khảo kĩ ý kiến của bác sỹ trước khi luyện tập tại nhà.

2. Vị trí đặt máy

Bạn cần quan sát thật kỹ xem vị trí đặt máy chạy bộ tại nhà có gần các đồ vật có thể gây nguy hiểm hay không (Ví dụ như: những đồ vật sắc nhọn, ấm nước,...) để tránh gây ra những tai nạn không đáng có.

3. Nguồn điện cung cấp

Máy chạy bộ cần có nguồn điện ổn định, tương thích với những thiết bị giúp chúng có thể hoạt động một cách mượt mà, hiệu quả nhất. Vậy nên, bạn cần kiểm tra điện áp trong nhà có phù hợp khi sử dụng máy chạy bộ hay không?

4. Tìm hiểu phím chức năng

Hầu hết các thao tác với máy chạy bộ sẽ được hiện ngay trên bảng điều khiển. Vậy nên bạn cần nắm rõ các chức năng của mỗi phím, sao cho có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất. Đầu tiên, hãy bắt đầu với các phím cơ bản như tăng, giảm tốc độ chạy, điều chỉnh độ đốc hay bắt đầu hoặc dừng chạy,...

huong-dan-cach-su-dung-may-chay-bo-1310

Những lưu ý dành cho người mới sử dụng máy chạy bộ (ảnh: Life Sport)

Ngoài ra, bảng điều khiển còn hiện lên một số chỉ số tập luyện như quãng đường chạy, nhịp tim, vận tốc hay thời gian tập luyện,... Vì vậy, hãy theo dõi những chỉ số này để có thể nắm rõ được tình trạng sức khỏe của bản thân và đưa ra một kế hoạch luyện tập phù hợp nhất.

>>>Tham khảo ngay quần áo chạy bộ - Dòng sản phẩm thể thao cho nam giới từ Coolmate

{{{productpreview}}} 6371f9d3969d0538826e3213 {{{/productpreview}}}

5. Khóa an toàn

Khóa an toàn chính là phần khóa được gắn ngay trên bảng điều khiển với một đầu dùng để kẹp vào áo hoặc quần của người tập luyện.

Khi có tình huống bất ngờ xảy ra như người tập không may bước hụt hay ngã trong khi chạy bộ thì khóa an toàn sẽ rơi ra, dừng máy chạy bộ ngay tức khắc để tránh được các rủi ro không đáng có.

6. Lưu ý khi cắm dây máy chạy bộ

Máy chạy bộ cần có một nguồn điện vô cùng ổn định và phù hợp với máy. Vậy nên, bạn không nên cắm dây nguồn máy chạy bộ chung với các thiết bị khác trong nhà để có thể chạy bộ một cách hiệu quả và trơn tru nhất.

7. Tư thế luyện tập đúng chuẩn

Một lưu ý vô cùng quan trọng chính là việc hít thở đúng cách khi tập luyện. Thực hiện như vậy sẽ giúp bạn nạp được nhiều oxy hơn vào trong cơ thể và hỗ trợ kéo dài sức lực.

huong-dan-cach-su-dung-may-chay-bo-1310

Những lưu ý dành cho người mới sử dụng máy chạy bộ (ảnh: sưu tầm)

Ngoài ra, bạn cũng nên chú trọng vào tư thế khi chạy. Hãy để cho cột sống thẳng và chạy cần tiếp đất bằng nửa bàn chân trước để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

8. Uống đủ nước

Tại sao việc uống đủ nước mỗi khi tập luyện cùng máy chạy bộ lại là một điều quan trọng nhất? Việc bổ sung đủ nước và kịp thời sẽ giúp cho cơ thể của bạn nhanh chóng phục hồi lại sức lực mỗi khi tập luyện trong khoảng thời gian dài và hạn chế bị mệt mỏi, căng cơ, đuối sức,...

Cách bước sử dụng máy chạy bộ hiệu quả nhất

1. Chuẩn bị trước khi tập

Trước khi bắt đầu luyện tập cùng máy chạy bộ, bạn cần mặc những bộ trang phục phù hợp với việc chạy bộ, cụ thể:

  • Bạn nên sử dụng những đôi giày chạy bộ chuyên dụng, dành riêng cho việc chạy bộ bởi chúng có trọng lượng nhẹ hơn và có độ bám, độ bền tốt hơn. Bạn cũng nên lựa chọn size giày vừa chân, không quá chật mà cũng không quá rộng.

huong-dan-cach-su-dung-may-chay-bo-1310

Chuẩn bị cho bản thân một đôi giày cũng như một bộ đồ để bản thân cảm thấy thoải mái nhất khi chạy (ảnh: sưu tầm)

  • Để quá trình chạy bộ được diễn ra hiệu quả, bạn nên chọn cho mình những bộ quần áo thoải mái, vừa vặn với cơ thể, có chất liệu cùng độ thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt.

Cuối cùng, bạn nên đem theo bình nước để uống, điện thoại và tai nghe để có thể bật những bài nhạc yêu thích, tiếp thêm nhiều động lực mỗi khi chạy bộ.

2. Khởi động kỹ cơ thể

Rất nhiều người có thói quen không khởi động trước mỗi khi tập luyện trên máy chạy. Hiển nhiên, đây là một thói quen không hề tốt. Nếu như bạn không khởi động kĩ, cơ bắp của bạn chưa kịp thích nghi với cường độ luyện tập, từ đó dễ gây chấn thương trong quá trình chạy bộ.

Chính vì vậy, bạn cần thực hiện khởi động trước khi chạy bộ từ 5-10 phút với những động tác đơn giản như xoay cổ tay, cổ chân, xoay vai, xoay đầu gối,... để có thể làm nóng cơ thể và mang lại một buổi tập đầy hiệu quả.

3. Kỹ thuật chạy với máy

Sau khi hoàn thành xong các bước trên, bạn sẽ bắt đầu tập luyện với máy chạy bộ theo các hướng dẫn dưới đây nhé!

Bước 1: Bước lên máy chạy bộ

Bạn có thể lựa chọn đứng trên phần băng tải của máy hoặc đứng lên hai bên thành của băng tải, đợi máy chạy bộ di chuyển rồi mới từ từ bước vào. Thông thường, chúng ta sẽ đứng lên hai bên thành băng tải thì sẽ an toàn hơn.

Bước 2: Kẹp khóa an toàn 

Để có thể sử dụng khóa an toàn một cách hiệu quả nhất, bạn hãy kẹp một đầu khóa vào áo hoặc quần của bạn và đảm bảo rằng nó sẽ không gây cản trở hay vướng víu gì khi chạy. Khi bạn xảy ra tình huống bất ngờ, khóa an toàn sẽ rơi ra, làm cho máy chạy bộ dừng lại. Từ đó sẽ tránh gây tai nạn cho người tập.

Bước 3: Khởi động máy chạy bộ

Đầu tiên, để có thể bắt đầu, bạn hãy nhấn vào nút Start để có thể khởi động máy chạy bộ rồi mới bước vào băng chạy của máy. Bạn nên luyện tập ở giữa đường băng để tránh bị bước hụt, mặt hướng về phía trước chứ không nhìn xuống dưới chân.

Thông thường, tốc độ mặc định khi mới khởi động máy rơi vào khoảng 1km/h và bạn nên tăng tốc độ lên tầm 3km/h để bắt đầu đi bộ.

Có 02 cách để có thể điều chỉnh tốc độ chạy: bạn có thể chọn tốc độ chạy trên những phím số có sẵn được thiết kế trên bảng điều khiển hoặc bấm bút Speed hoặc nhấn biểu tượng dấu cộng để có thể tăng tốc độ một cách từ từ.

huong-dan-cach-su-dung-may-chay-bo-1310

Bạn cần khởi động cơ thể cũng như khởi động máy nếu muốn có một buổi tập hoàn chỉnh (ảnh: sưu tầm)

Lưu ý: Bạn nên đi bộ với vận tốc khoảng 3-4km/h trong 2-3 phút đầu trước khi chuyển sang chạy bộ. Khi đang đi bộ với vận tốc chậm, bạn có thể nắm tay vào thanh cầm của máy hoặc đánh tay theo nhịp chân chạy bộ một cách thoải mái nhất.

Bước 4: Chuyển chế độ chạy bộ khi cơ thể đã thích nghi

Sau khi cơ thể đã nóng, bạn có thể bắt đầu tăng tốc để có thể chuyển sang chế độ chạy bộ. Hãy điều chỉnh tốc độ chạy lên khoảng 6-8 km/h, tùy thuộc vào sức của mỗi người rồi sau đó bỏ tay ra khỏi thanh cầm và bắt đầu chạy bộ.

Khi chạy bộ, bạn nên hít thở thật đều, mắt nhìn về phía trước, lưng thẳng và hai tay đánh theo nhịp chân, mũi chân nhấc lên rồi cuối cùng là tiếp đất bằng gót chân.

Bước 5: Điều chỉnh chế độ chạy phù hợp với mức độ của cơ thể

Tùy vào nhu cầu tập luyện và tình trạng sức khỏe mà bạn có thể điều chỉnh tốc độ chạy nhanh hoặc chậm trong khi chạy. Để có thể đốt cháy được lượng calo lớn hơn, bạn hãy sử dụng chức năng điều chỉnh độ dốc của băng tải.

huong-dan-cach-su-dung-may-chay-bo-1310

Bạn nên điều chỉnh chế độ chạy phù hợp với bản thân, tránh tập luyện quá sức (ảnh: sưu tầm)

Đối với những người bình thường thì tốc độ của băng tải chỉ nên dừng ở mức 5% bởi vì nếu chạy trên băng tải quá dốc thì sẽ gây tổn thương cho chính bàn chân của bạn.

Bước 6: Đi bộ trước khi kết thúc buổi tập luyện

Trước khi kết thúc buổi chạy bộ, bạn nên tiến hành đi bộ vài phút để nhịp tim của bạn trở về trạng thái bình thường. Sau khi đi bộ xong, bạn bấm nút Stop (dừng lại) để máy giảm tốc độ từ từ trước khi dừng hẳn.

huong-dan-cach-su-dung-may-chay-bo-1310

Trước khi kết thúc quá trình chạy bộ, bạn nên đi chậm giúp cho nhịp tim trở lại bình thường (ảnh: sưu tầm)

Khi này, bạn vẫn phải bước đều cho đến khi băng tải dừng hẳn rồi sau đó tháo khóa an toàn và bước ra khỏi máy.

3. Hướng dẫn bảo quản máy chạy bộ đúng cách nhất

Việc bảo quản máy chạy bộ đúng cách sẽ giúp cho máy trở nên bền hơn, đẹp hơn và hỗ trợ người tập triệt để trong hành trình rèn luyện sức khỏe một cách tốt nhất. Bạn có thể tham khảo một số cách bảo quản máy chạy bộ đúng cách dưới đây:

huong-dan-cach-su-dung-may-chay-bo-1310

Những hướng dẫn giúp bảo quản máy chạy bộ một cách tốt nhất (ảnh: sưu tầm)

  • Nên đặt máy chạy bộ trên bề mặt phẳng, trong không gian thoáng mát, rộng rãi.
  • Tránh đặt máy chạy bộ ở những nơi có thể gây nguy hiểm cho người tập (VD: những nơi có vật dụng sắc nhọn, dễ cháy nổ,...).
  • Máy chạy bộ cần đặt cách xa ít nhất 1m so với các vật dụng khác trong nhà.
  • Bạn nên lau chùi máy chạy bộ thường xuyên vì những hạt bụi trong không khí có thể tác động đến cảm ứng tốc độ trên máy.

Lời kết

Trên đây là những hướng dẫn cách sử dụng máy chạy bộ cho tiết cho người mới bắt đầu mà Coolmate muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ trở nên hữu ích đối với mọi người. Hãy theo dõi CoolBlog để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích.

“Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới”

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn