Máy giặt là một thiết bị gia dụng thiết yếu trong đời sống hiện đại. Các nhà sản xuất máy giặt đã không ngừng cải tiến và cho ra đời nhiều kiểu loại máy giặt khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một cao của người dùng. Trong bài viết dưới đây, Coolmate sẽ giới thiệu đến bạn đọc những kiểu máy giặt phổ biến nhất hiện nay nhé.
Máy giặt là một thiết bị gia dụng thiết yếu trong đời sống hiện đại
Máy giặt cửa trên (lồng đứng)
Máy giặt cửa trên (lồng đứng) là một trong số những kiểu máy giặt phổ biến thông dụng nhất. Đây là kiểu máy giặt có lồng giặt thẳng đứng so với mặt đất. Bảng điều khiển và nắp máy giặt nằm ở phía trên. Mức giá cho loại máy giặt này cũng tương đối bình dân, chỉ từ 4 triệu đồng là có thể sở hữu.
Máy giặt cửa trên (lồng đứng) là một trong số những kiểu máy giặt phổ biến thông dụng nhất
Cũng chính vì có mức giá rẻ nên máy giặt cửa trên thường không được tích hợp nhiều công nghệ như các loại máy giặt khác và thường không có chức năng giặt nước nóng diệt khuẩn (trừ một số hãng máy giặt). Tuy nhiên, việc lấy quần áo ra từ lồng giặt của máy giặt cửa trên khá dễ dàng cũng như tiết kiệm diện tích.
Máy giặt lồng ngang (cửa ngang)
Một kiểu máy giặt được sử dụng rộng rãi khác đó là máy giặt lồng ngang (cửa ngang). Kiểu máy giặt này có thiết kế lồng giặt nằm ngang có thể thấy được từ cửa trước. Với kết cấu như vậy, máy giặt lồng ngang sẽ gây một chút bất tiện khi lấy đồ hơn so với máy giặt cửa trên. Tuy nhiên lại có hiệu quả giặt sạch cao hơn và khả năng bảo vệ quần áo tốt hơn.
Máy giặt lồng ngang có thiết kế lồng giặt nằm ngang có thể thấy được từ cửa trước
Máy giặt lồng ngang thường được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại, có cả chế độ giặt bằng nước nóng hoặc hơi nước. Ngoài ra còn có lợi thế tiết kiệm nước hơn so với các loại máy giặt khác. Chính vì vậy đòi hỏi lượng điện năng tiêu thụ nhiều hơn cũng như giá thành trên thị trường cao hơn hẳn các kiểu máy giặt phổ biến khác.
Ưu điểm của máy giặt lồng ngang là có thiết kế đẹp mắt, màu sắc nhã nhặn, phù hợp với hầu hết không gian nội thất. Hầu hết các máy cửa ngang đều được trang bị công nghệ inverter vận hành êm ái, hiệu quả, không gây tiếng ồn ảnh hưởng đến không gian xung quanh.
Máy giặt lồng ngang thường được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại, có cả chế độ giặt bằng nước nóng hoặc hơi nước
Sử dụng máy giặt cửa ngang cũng tránh được tình trạng quần áo bị xóc ngược gây nhàu nhĩ. Thêm vào đó áp lực nước lớn hòa tan với xà phòng làm quần áo trở nên sạch sẽ hơn sau mỗi lần giặt. Tốc độ quay cũng cao hơn nên hiệu quả sấy cao hơn hẳn máy giặt cửa trên.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên, máy giặt lồng ngang cũng có những nhược điểm cần lưu ý. Việc lấy quần áo ra khỏi máy giặt sẽ đòi hỏi một khoảng không gian đằng trước cửa máy giặt. Mức giá cao, dễ bị bụi bẩn xâm nhập hay mức tiêu thụ điện năng cao cũng là điểm hạn chế đáng tiếc của kiểu máy giặt này.
Máy giặt lồng nghiêng (cửa nghiêng)
Máy giặt lồng nghiêng cũng có cửa phía trên như máy giặt lồng đứng, tuy nhiên phần lồng giặt được thiết kế khá lạ, nằm nghiêng một góc 10 độ so với phương thẳng đứng. Thiết kế này giúp việc lấy đồ ra vào máy giặt dễ dàng hơn, cũng như tăng cường hiệu quả giặt sạch. Luồng nước 3 chiều tác động xung quanh sẽ đánh bay toàn bộ vết bẩn cứng đầu.
Máy giặt lồng nghiêng còn tiết kiệm 10% lượng nước tiêu thụ khi giặt. Chỉ cần một lượng nước vừa phải là đủ để làm ngập quần áo và tạo ra chuyển động. Chế độ xả phun của máy giặt lồng nghiêng cũng tiết kiệm được một lượng nước xả đáng kể.
Máy giặt lồng nghiêng cũng có cửa phía trên, tuy nhiên phần lồng giặt nằm nghiêng một góc 10 độ so với phương thẳng đứng
Máy giặt lồng đôiMáy giặt lồng đôi hay còn được gọi là máy giặt hai ngăn, là loại máy giặt tân tiến nhất hiện nay, với thiết kế hai lồng giặt riêng biệt có thể giặt riêng hoặc giặt đồng thời. Thông thường, kiểu máy giặt này sẽ bao gồm một lồng giặt ngang (chính) và một lồng giặt đứng (phụ).
Với thiết kế tinh tế và hiện đại như vậy nên máy giặt lồng đôi mang lại khá nhiều lợi ích cho người sử dụng. Hai lồng giặt chính và phụ có thể được tách ra thành hai chiếc máy giặt riêng biệt trong khi diện tích cộng lại chỉ như một chiếc máy giặt thông thường. Lồng giặt lớn thường để giặt chăn mền, quần áo trong khi lồng giặt nhỏ để giặt đồ lót.
Máy giặt lồng đôi hay còn được gọi là máy giặt hai ngăn, là loại máy giặt tân tiến nhất hiện nay
So sánh máy giặt cửa ngang và máy giặt cửa trên
Mặc dù có khá nhiều loại máy giặt được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường, nhưng máy giặt lồng ngang và máy giặt cửa trên vẫn là hai kiểu máy giặt phổ biến nhất hiện nay. Hãy cùng Coolmate so sánh hai loại máy giặt này để dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp cho mình nhé.
So sánh máy giặt lồng ngang và máy giặt cửa trên
Thiết kế máy giặt lồng ngang và máy giặt cửa trên
Máy giặt cửa trên bố trí nắp máy ở trên, bảng điều khiển thuận tiện, dễ sử dụng. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể diện tích, cực kì phù hợp với những gia đình có không gian nhà ở hạn chế.
Máy giặt lồng ngang như đã nói được đánh giá cao hơn về mặt thẩm mỹ, tuy nhiên lại chiếm diện tích tương đối bởi nắp máy nằm ngang nên cần một khoảng không gian đằng trước để mở cửa/lấy đồ.
Máy giặt lồng ngang được đánh giá cao hơn về mặt thẩm mỹ, tuy nhiên lại chiếm diện tích tương đối
Giá cả máy giặt lồng ngang và máy giặt cửa trên
Máy giặt lồng ngang sở hữu khá nhiều ưu điểm và tiện ích vượt trội, nên hẳn nhiên giá cả sẽ cao hơn so với máy giặt lồng đứng. Trung bình giá máy giặt lồng ngang trên thị trường là khoảng từ 8 triệu.
Máy giặt cửa trên thì có giá mềm hơn, chỉ từ 5 triệu là có thể sở hữu được một chiếc máy giặt chất lượng tốt.
Khả năng tiêu thụ điện và nước của máy giặt lồng ngang và máy giặt cửa trên
Chính vì được tích hợp nhiều chức năng nên máy giặt lồng ngang sẽ tiêu thụ điện năng nhiều hơn các kiểu máy giặt phổ biến khác. Tuy nhiên, hiện nay loại máy giặt này cũng được cải tiến công nghệ, có các chế độ như inverter, cảm biến lượng đồ giặt,...cũng khắc phục được đáng kể về tiêu thụ điện.
Máy giặt cửa trên sử dụng lượng nước khi giặt gấp 3 lần so với máy giặt lồng ngang
Trong khi đó, máy giặt cửa trên sử dụng lượng nước khi giặt gấp 3 lần so với máy giặt lồng ngang có cùng công suất. Bởi vậy nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định sử dụng kiểu máy giặt nào.
Tuổi thọ quần áo và khả năng giặt sạch
Máy giặt lồng ngang có khoảng không rộng lớn cùng áp lực nước lớn nên quần áo dễ dàng được giặt sạch sẽ mà không bị xoắn vào nhau. Chế độ vắt cũng ưu việt hơn, quần áo cũng sạch xà phòng nên không bị mục hay hư hại.
Trái lại, giặt quần áo bằng máy giặt cửa trên dễ bị hỏng, nhàu, còn đọng nhiều nước và dễ làm hư hại các chi tiết.
Máy giặt lồng ngang bảo vệ quần áo tốt hơn
Tuổi thọ máy giặt lồng ngang và máy giặt cửa trên
Máy giặt lồng ngang có tuổi thọ khoảng 11 năm, trong khi máy giặt cửa trên có tuổi thọ lên đến 14 năm. Điều này là do tốc độ quay lồng giặt của máy giặt lồng ngang cao hơn, từ 1.000 vòng/phút còn máy giặt cửa trên là 700 vòng/phút.
Chức năng máy giặt lồng ngang và máy giặt cửa trên
Máy giặt lồng ngang được tích hợp nhiều chức năng hiện đại, có nhiều chế độ giặt tùy chỉnh như giặt ngâm, giặt lông vũ, giặt nhẹ, giặt chăn mền,...Trong khi đó, máy giặt cửa trên thường chỉ bao gồm những chế độ giặt, xả, vắt thông thường.
Máy giặt cửa trên thường chỉ bao gồm những chế độ giặt, xả, vắt thông thường
Tính an toàn và độ ồn của máy giặt lồng ngang và máy giặt cửa trên
Thiết kế cửa trước khiến máy giặt lồng ngang trở thành mối nguy hiểm đối với trẻ nhỏ hiếu động. Bởi vậy kiểu máy giặt phổ biến này đã được trang bị thêm khóa cửa để đảm bảo an toàn. Máy giặt lồng ngang vận hành khá êm ái, không gây nhiều tiếng ồn.
Trẻ em khó có thể chui vào máy giặt cửa trên bởi phần nắp được đặt trên cao. Tuy nhiên, loại máy giặt này khi hoạt động tạo ra nhiều tiếng ồn hơn và cũng rung lắc hơn.
Máy giặt cửa trên an toàn hơn cho trẻ nhỏ
Tổng kết
Như vậy, Coolmate đã cùng bạn đọc tìm hiểu về 4 kiểu máy giặt phổ biến nhất hiện nay, cũng như so sánh giữa hai loại máy giặt được sử dụng nhiều nhất là cửa trên và lồng ngang để dễ dàng hơn trong việc chọn mua sản phẩm phù hợp với mình. Còn điều gì thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ ngay với Coolmate để được giải đáp.
Coolmate xin cảm ơn và chúc một ngày tốt lành.