Không chỉ tại Trung Quốc mà Nhật Bản cũng có lễ Thất tịch mang tên lễ hội Tanabata. Tháng 8 đến với những cơn gió nhè nhẹ xua tan oi bức ngày hè. Một điều người dân xứ Phù Tang nào cũng mong muốn trong khoảng thời gian này chính là cơn mưa vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Câu chuyện ẩn sau cơn mưa đó là gì? Có liên quan gì đến lễ Thất tịch Nhật Bản.
Tất cả sẽ được Coolmate giải đáp trong bài viết sau. Mời bạn cùng khám phá lễ hội Tanabata cùng chúng tôi.
Lễ Thất tịch tại Nhật Bản có gì đặc biệt hơn so với những quốc gia khác?
Lễ hội Tanabata có nguồn gốc từ đâu?
Nếu tại Trung Quốc, ngày lễ Thất tịch gắn liền với Ngưu Lang - Chức Nữ và câu chuyện tình buồn của họ thì đến với đất nước Nhật Bản, người ta cũng lưu truyền câu chuyện tình giữa hai nhân vật vô cùng đặc biệt.
Ngọc Hoàng Thượng Đế khi xưa có một người con gái không những xinh đẹp lại dệt lụa vô cùng giỏi tên là Tanabata-tsume, cô hay được gọi là Orihime. Thiếu nữ xinh đẹp ấy đã rơi vào lưới tình cùng chàng chăn bò tốt bụng Hikoboshi. Mặc dù cả hai không môn đăng hộ đối nhưng Ngọc Hoàng quá thương con nên đã quyết định gả nàng cho chàng chăn bò kia.
Câu chuyện tình yêu giữa nàng công chúa và anh chàng chăn bò vẫn được nhiều người nhắc lại cho đến ngày nay
Cuộc sống bên nhau hạnh phúc đến mức hai người luôn quấn quýt lấy nhau, tận hưởng cuộc sống mà bỏ bê công việc. Khung cửi dệt vải đã lâu không có người đụng đến, đàn bò cũng bị bỏ quên để rồi đi lạc lên tận cung trời.
Điều này đã làm cho các vị thần vô cùng tức giận và họ đã đưa ra quyết định đưa hai người về hai bờ sông ngân hà. Mỗi năm đôi vợ chồng chỉ có thể gặp nhau duy nhất vào ngày 7 tháng 7 âm lịch.
Vào những ngày tháng 7 âm, đàn chim ô thước sống hai bên bờ sẽ kết thành một chiếc chầu cho chàng và nàng có thể đến bên nhau. Một điều đáng buồn là nếu trời mưa thì chim không thể rời nơi trú và kết thành cầu, hai người không thể gặp nhau mà chỉ có thể chờ đợi đến năm sau.
Câu chuyện về lễ hội Tanabata có những điểm khá giống với chuyện tình Ngưu Lang - Chức Nữ tại Trung Quốc
Cũng có một dị bản khác kể lại rằng, công chúa Orihime đã khóc rất nhiều khi phát hiện ra rằng họ không thể qua sông ở đây vì không có bất kỳ cây cầu nào. Nước mắt của nàng đã khiến đàn chim ác là ma thuật đến và hứa rằng sẽ tạo nên một cây cầu bằng đôi cánh của chúng để nàng vượt sông đến gặp chồng.
Cũng vì vậy mà cơn mưa xuất hiện trong lễ hội Tanabata được gọi là “Nước mắt của Orihime và Hikoboshi”. Lễ hội Tanabata được diễn ra nhằm kỷ niệm cuộc gặp gỡ giữa Orihime và Hikoboshi.
Những câu chuyện khác về lễ hội Tanabata
Bên cạnh câu chuyện tình yêu, lễ Thất tịch Nhật Bản còn có những chuyện chuyện liên quan khác, hoàn toàn không liên quan đến đôi lứa. Cùng Coolmate khám phá những câu chuyện thú vị đó là gì nhé!
Còn rất nhiều những điều bí ẩn đằng sau lễ hội Tanabata
Máy kệ
Đây là sự kiện cầu thần nước để có một mùa thu bội thu được tổ chức bởi những tiền bối từ xa xưa tại Nhật Bản. Trang phục truyền thống được coi là quốc phục của xứ sở mặt trời mọc - Kimono vốn được dệt bởi người phụ nữ tên Tanaki Tsujo để dâng lên Chúa. Loại máy được bà sử dụng để dệt Kimono được gọi là máy làm kệ.
Máy lên kệ sẽ được tiến hành vào ngày 7 tháng 7 vừa đại diện cho ước mong vụ mùa bội thu, vừa để chuẩn bị cho lễ hội Obon sắp diễn ra.
Kikoden
Vào thời Nara, tại Nhật Bản đã được truyền bá, giới thiệu một phong tục mang tên Takumi. Đây là phong tục thể hiện ước muốn cải thiện nghề may vá và chúng đã được lan truyền khắp cung điện Nhật Bản. Trong những đêm diễn ra lễ hội Tanabata, những người phụ nữ trong cung sẽ cúng dường và cầu nguyện.
Ước muốn của họ về một mối quan hệ trai gái tốt đẹp sẽ được gửi đến những vị thánh thần. Không những vậy, lời ước đấy còn được thêm vào kiếm thuật được giới thiệu cùng truyền thuyết về anh chàng chăn bò Hikoboshi và nàng công chúa giỏi dệt vải Orihime.
Lễ hội Tanababa - Lễ Thất tịch Nhật Bản diễn ra như thế nào?
Là một lễ hội đặc biệt nên tại vùng miền nào, Tanabata cũng được tổ chức một cách trang trọng. Tuy nhiên, do sự khác biệt về thói quen, văn hóa, nếp sống mà đến với mỗi nơi, lễ hội Tanabata lại được biến đổi theo những màu sắc rất riêng. Tựu chung lại thì khi đến với dịp này, mọi người sẽ cầu nguyện và hy vọng lời cầu nguyện sẽ trở thành hiện thực.
Một vật dễ nhận thấy nhất khi luôn xuất hiện trong dịp này chính là những mẩu giấy nhỏ, mọi người sẽ ghi lại điều ước của mình lên đó và treo chúng lên cành tre. Mỗi mẫu giấy khi được treo lên sẽ đi kèm cùng những món đồ trang trí. Sau khi kết thúc lễ hội, cây tre cùng những món đồ lễ vật sẽ được đưa lên thuyền trôi nổi hoặc đốt đi.
Cây tre được treo những mẫu giấy nhiều màu sắc là hình ảnh không thể thiếu của lễ hội Tanabata
Thuyết ngũ hành được áp dùng vô cùng nghiêm ngặt trong lễ hội này, 5 màu sắc trang trí chính là xanh lục, hồng, vàng, trắng, đen cũng dựa vào đây mà có. Bên cạnh việc viết lời ước trên giấy thì nhiều bạn trẻ cũng đến đền thờ để cầu nguyện mong ước sẽ nhanh chóng tìm được ý chung nhân.
Ý nghĩa của những vật trang trí trong lễ hội Tanabata
Là một lễ hội chứa đựng nhiều ý nghĩa, ngay cả những vật trang trí trong Tanabata cũng ẩn chứa những ước nguyện vô cùng đặc biệt. Để lựa chọn được món đồ trang trí phù hợp, đúng với ý nghĩa vốn có, bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về chúng.
Từng món đồ lại mang theo những ước mong riêng của con người
Tanzaku
Tanzaku là tên gọi của những mảnh giấy ghi điều ước, mong muốn của mọi người để treo lên cành tre. Màu sắc của vật này rất đa dạng và có người nói rằng chúng được đưa ra theo Thuyết Âm Dương Ngũ Hành với 5 màu: xanh, đỏ, vàng, trắng, đen. Cũng có người nói rằng sắc màu đó đại diện cho tính cách của con người: nhân (xanh), lễ (đỏ), nghĩa (trắng), trí (đen), tín (vàng).
Nếu có cơ hội, bạn sẽ viết điều gì lên mẩu giấy của mình?
Bạn có thể lựa chọn dải màu trong lễ hội Tanabata theo mệnh hoặc tính cách hay sở thích của mình để ghi ra mong ước của mình nhé.
Fukinagashi
Ngoài dải màu, những Fukinagashi - cột giấy lớn cũng rất quan trọng. Chúng là đại diện cho những sợi chỉ mà công chúa Orihime dùng khi còn dệt vải. Tạo hình của vật này vô cùng đặc biệt với một quả bóng giấy lớn ở phía trên, bên dưới là những dải màu bằng giấy rủ dài xuống.
Những quả cầu Fukinagashi khổng lồ với nhiều họa tiết trang trí cầu kì
Những mảnh giấy rủ xuống mang nhiều màu sắc và thường được trang trí những hình thù như bông hoa, cây lá, con vật. Cột giấy này mang ý nghĩa ước mong ngành dệt may và thủ công nghiệp luôn phát triển bền vững cùng cuộc sống của con người.
Toami
Toami trong lễ hội Tanabata là để chỉ những chiếc lưới đánh cá từ giấy. Nếu cột giấy Fukinagashi đại diện cho ngành dệt may thì đúng như ý nghĩa, Toami là ước vọng của người dân về ngành thủy sản bội thu cũng như lời cảm ơn đến biển lớn khi đã cung cấp cho họ một nguồn sống dồi dào.
Chiếc lưới đánh cá tượng trưng từ giấy được con người tỉ mỉ tạo ra
Nhật Bản là đất nước có nhiều đảo và đường bờ biển. Điều này đã giải thích cho việc vì sao người dân lại coi trọng biển cả và ngành thủy sản đến vậy.
Orizuru
Những chú hạc giấy được tạo hình khéo léo cùng nghệ thuật gấp giấy Origami được gọi là Orizuru cũng góp mặt trong danh sách những món đồ trang trí trong lễ hội Tanabata. Chim hạc là loài đại diện cho sức sống lâu bền, dẻo dai. Nhiều người gấp là đan chúng lại thành những chuỗi dài và treo lên cột giấy Fukinagashi với mong ước có được sức khoẻ tốt, cơ thể tràn ngập sức sống.
Hạc giấy là đại diện thật đẹp cho ước mong về sức khỏe
Kinchaku
Bên cạnh những nguyện cầu về mùa màng, công việc, Kinchaku là đại diện cho túi đựng tiền. Món đồ trang trí này được mọi người gấp cẩn thận bằng giấy Origami. Ý nghĩa của chiếc túi đặc biệt này chính là ước mong chuyện kinh doanh buôn bán được thuận lợi. Có thể thấy, trong lễ hội Tanabata, người Nhật không chỉ chú trọng chuyện cầu mong về tình yêu mà mọi khía cạnh trong đời sống đều được quan tâm.
Kamiko
Kamiko là loại búp bê giấy mặc áo Kimono, đôi khi chúng có thể chỉ là áo Kimono bằng giấy. Kamiko rất đặc biệt với 2 ý nghĩa, đầu tiên là để nguyện cầu cho ngành nghề dệt may phát triển, nghĩa tiếp theo chính là những búp bê giấy này có khả năng gánh chịu giúp con người những thảm họa, bệnh tật nguy hiểm.
Kamiko phiên bản khổng lồ
Kuzukago
Người Nhật vốn nổi tiếng với sự sạch sẽ gọn gàng, điều này cũng được thể hiện trong lễ hội Tanabata khi món đồ mang tên Kuzukago. Đây là loại túi rác bằng giấy với lời nhắc nhở rằng con người cần biết tiết kiệm và giữ mọi thứ luôn ngăn nắp, gọn gàng.
Tại lễ hội Tanabata xuất hiện rất nhiều những món đồ trang trí với hình dạng, màu sắc đa dạng nhưng tất cả chúng đều nhằm một mục đích là hướng đến tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn với người đi trước đồng thời cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong tương lai.
Lời kết
Lễ hội Tanabata - Lễ Thất tịch Nhật Bản nhưng lại mở ra cho chúng ta nhiều hơn việc ước mong về tình yêu đôi lứa. Người Nhật đã rất thông minh khi tại nên một nghi lễ truyền thống mang nhiều ý nghĩa đến vậy. Nếu có cơ hội, bạn nên ghé thăm lễ hội Tanabata tại xứ sở hoa anh đào để cảm nhận rõ hơn sự tuyệt vời của dịp lễ này.
Đừng quên theo dõi Coolmate để cập nhật nhanh nhất những thông tin về thời trang và cuộc sống.
Coolmate – Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới
Thất Tịch không mưa là gì? Tại sao Thất Tịch lại mưa?