sticky-campaign
00 : 00 : 00

Cách nhận biết vải cotton 100% và vải cotton pha cực đơn giản

Những mẫu áo thun cotton nam mềm mịn, thấm hút tốt luôn là lựa chọn hàng đầu được nhiều phái mạnh Việt ưa chuộng sử dụng. Cùng Coolmate khám phá 9 mẫu áo thun cotton nam “đắt hàng” nhất hiện nay nhé!

Ngày đăng: 30.10.2022, lúc 22:32 1.541 lượt xem

Áo thun cotton nam là một item thời trang quen thuộc trong tủ quần áo của hầu hết các chàng trai. Bạn đã bao giờ bối rối khi chọn mua quần áo và tự hỏi: ""Liệu đây có phải là cotton 100% hay chỉ là cotton pha?"" Sự khác biệt giữa hai loại vải này không chỉ nằm ở chất liệu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến độ thoáng khí, độ bền và mức độ thoải mái khi sử dụng.

Trong bài viết này, Coolmate sẽ hướng dẫn các chàng cách nhận biết hai loại vải này một cách cực kỳ đơn giản, từ cách quan sát, cảm nhận bằng tay đến việc đọc nhãn mác nhé!

Cotton 100% thô và cotton 100% đã qua xử lý

Từ xa xưa, con người đã trồng cây bông vải để lấy quả và lấy xơ bông. Xơ bông này được dệt thành vải, gọi là vải cotton 100%. Nhiều người lầm tưởng rằng vải cotton 100% mềm mại và thích hợp cho áo thun cao cấp.

Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại. Vải cotton 100% thô thường có ch%ất liệu cứng, khô và gây cảm giác khó chịu khi mặc. Do đó, quần áo cotton 100% của người thường dân ngày xưa thường không được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ.

ao-thun-100-cotton-3966

Chất liệu vải cotton 100% thô được sản xuất từ những sợi bông hoàn toàn tự nhiên

Với sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp may mặc hiện nay, chất liệu sợi bông tự nhiên đã được thông qua quá trình xử lý kĩ càng. Đồng thời còn kết hợp với một số loại sợi nhân tạo như Spandex, Poly, Nylon,… để tạo nên một chiếc áo thun, hay sản phẩm may mặc 100% cotton hoàn hảo, khắc phục những nhược điểm của cotton thô.

Bên cạnh đó, các bước sử dụng hóa chất chống mốc, tẩy trắng, nhuộm màu cũng được áp dụng khi sản xuất loại vải cotton 100% đã qua xử lý.

Sự khác biệt giữa cotton 100% và cotton pha

Cotton 100% và cotton pha đều là những loại vải phổ biến trong ngành thời trang, mỗi loại có đặc điểm riêng biệt phù hợp với từng nhu cầu sử dụng. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết để giúp bạn dễ dàng nhận biết vải cotton 100% và vải cotton pha.

Bảng so sánh cotton 100% và cotton pha

Tiêu chí Cotton 100% Cotton pha
Thành phần 100% sợi cotton tự nhiên, không pha trộn. Kết hợp giữa sợi cotton tự nhiên và các loại sợi tổng hợp như polyester hoặc spandex.
Độ thoáng khí Cao Thoáng khí kém hơn cotton 100%
Độ mềm mại Mềm mại tự nhiên Mềm mại vừa phải, có thể kém hơn cotton 100%, tùy thuộc vào tỷ lệ sợi tổng hợp.
Độ bền Bền với điều kiện giặt nhẹ Độ bền cao hơn, ít nhăn và giữ dáng tốt
Giá thành Cao hơn do sử dụng sợi tự nhiên 100%. Rẻ hơn cotton 100%
Ứng dụng Thích hợp cho quần áo trẻ em, thời trang cao cấp, hoặc các sản phẩm cần sự an toàn cho da nhạy cảm. Được sử dụng rộng rãi trong quần áo thể thao, trang phục hàng ngày và nội thất nhờ tính tiện dụng.
Độ thân thiện môi trường Thân thiện hơn

Ít thân thiện hơn

Ưu điểm của áo thun cotton 100%

So với các loại áo thun khác làm từ chất liệu khác, áo thun cotton 100 có giá thành cao hơn do sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

ao-thun-100-cotton-3966

Áo thun 100% cotton sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội

  • Thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt: Cotton 100% nổi bật với khả năng thoáng mát, hấp thụ nhanh chóng độ ẩm. Từ đó giúp cơ thể người mặc luôn khô ráo, thoải mái. Đặc biệt lý tưởng cho những ngày hè nóng bức.
  • Mang đến cảm giác dễ chịu, mềm mại: Cấu trúc 100% là sợi tự nhiên đã giúp mang đến cảm giác dễ chịu, mềm mại mỗi khi làn da tiếp xúc trực tiếp với chất liệu vải này. Việc không gây kích ứng cho da là ưu điểm nổi bật được những ai có làn da nhạy cảm yêu thích.
  • Đa dạng kiểu dáng và màu sắc: Vải 100 cotton có thể nhuộm với nhiều gam màu khác nhau. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thiết kế các sản phẩm áo thun trở nên đa dạng, dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Dễ dàng bảo quản: Áo thun 100 cotton rất dễ giặt ủi, không yêu cầu quy trình chăm sóc phức tạp. Các bạn chỉ cần giặt áo thun bằng nước ấm hoặc lạnh. Sau đó mang đi phơi khô hoặc sấy trong máy giặt đều được. Tình trạng co rút thường rất hiếm thấy đối với loại vải này.

ao-thun-100-cotton-3966

Vải cotton 100% được áp dụng phổ biến trong các sản phẩm của thương hiệu nam Coolmate

Nhược điểm của áo thun 100 cotton

Bên cạnh việc sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, chất liệu vải 100 cotton vẫn sẽ tồn tại những điểm hạn chế như sau:

ao-thun-100-cotton-3966

Áo thun 100 cotton tuy mát mẻ, thoải mái nhưng lại khá dễ nhăn nhúm

  • Dễ nhăn: Đặc tính của chất liệu vải này chính là thường rất nhăn sau khi sử dụng và giặt giũ. Điều này đòi hỏi người dùng cần phải là ủi thường xuyên để áo thun luôn phẳng mượt, gọn gàng.
  • Hạn chế kháng nhăn tĩnh điện: Chất liệu vải 100 cotton thường rất dễ bám bụi hoặc gây ra tình trạng tĩnh điện. Đối với những ai sở hữu làn da nhạy cảm thì đặc điểm này của áo thun 100 cotton sẽ gây ra nhiều bất tiện khó chịu.
  • Mất màu sau một khoảng thời gian sử dụng: Tuy rất dễ nhuộm màu nhưng sau thời gian dài sử dụng, trải qua nhiều lần giặt ủi, màu sắc áo thun 100 cotton sẽ bị phai nhanh chóng.

Cách nhận biết vải cotton 100% và cotton pha cực đơn giản

1. Cách 1: Phân biệt bằng mắt thường

Phân biệt bằng mắt thường là cách nhận biết vải cotton 100 và cotton pha đơn giản và dễ nhận ra. Dưới đây là các điểm khác biệt để bạn có thể nhận biết:

Vải cotton 100% Vải cotton pha

Cảm giác mềm mịn, mát tay khi chạm vào.

Bề mặt vải thường có độ bóng, láng và có cảm giác nhẵn mượt hơn.

Bề mặt vải không có độ bóng, màu sắc tự nhiên và không có sự sáng bóng quá mức.

Có thể nhìn thấy các sợi vải được xếp song song và hướng theo một chiều nhất định.

Các sợi vải không xếp song song hoặc có xu hướng hình thành vết gấp.

Một số loại vải cotton pha có thể có hoạ tiết, in hình hoặc màu sắc đặc biệt.

{{{productpreview title=""""}}} 67316862583e7052d9076f0d {{{/productpreview}}}

2. Cách 2: Phân biệt bằng phương pháp nhiệt

Phân biệt bằng phương pháp nhiệt cũng là 1 trong 4 cách để nhận biết vải cotton 100% và cotton pha. Dưới đây là các bước để bạn có thể sử dụng phương pháp này:

Phân biệt cotton 100% bằng nhiệt

Phân biệt cotton 100% bằng nhiệt

Chuẩn bị:

  • Một mẫu vải cotton 100% và một mẫu vải cotton pha (ví dụ: polyester/cotton).
  • Một cây diêm hoặc bật lửa an toàn.
  • Một cái dĩa hoặc chén để đặt mẫu vải khi cháy.

Thực hiện:

  • Đốt một đoạn nhỏ của mẫu vải cotton 100%. Nếu vải là cotton 100%, khi cháy, nó sẽ có mùi như giấy cháy và tro vải sẽ có màu xám, mịn, và tan nhanh.

  • Tiếp theo, đốt một đoạn nhỏ của mẫu vải cotton pha. Nếu vải là cotton pha, khi cháy, nó sẽ có mùi nhựa thoang thoảng tùy thuộc vào thành phần loại sợi được pha trong vải. Tro vải sẽ có hai hình thái: một phần tan mịn và một phần bị vón cục.

Quan sát kết quả:

  • Vải cotton 100% sau khi đốt sẽ cho kết quả là tro màu xám, mịn, và tan nhanh.

  • Vải cotton pha sau khi đốt sẽ cho kết quả là tro có hai hình thái: một phần tan mịn và một phần bị vón cục.

3. Cách 3: Phân biệt bằng độ thấm nước

Phân biệt bằng độ thấm nước để có thể phân biệt cách nhận biết vải cotton 100. Dưới đây là các bước để bạn có thể sử dụng phương pháp này:

Phân biệt vải cotton 100% bằng cách thấm nước

Phân biệt vải cotton 100% bằng cách thấm nước

Chuẩn bị:

  • Một mẫu vải cotton 100% và một mẫu vải cotton pha.

  • Một tô hoặc chén chứa nước.

Thực hiện:

  • Đặt mẫu vải cotton 100% lên bề mặt tô chứa nước.

  • Quan sát thời gian mà mẫu vải cần để thấm nước. Vải cotton 100% thường sẽ thấm nước nhanh, và diện tích loang nước trên bề mặt vải sẽ rộng.

  • Tiếp theo, hãy thực hiện cùng quy trình với mẫu vải cotton pha.

  • Quan sát thời gian mà mẫu vải cotton pha cần để thấm nước. Vải cotton pha thường sẽ thấm nước chậm hơn và diện tích loang nước trên bề mặt vải sẽ nhỏ hơn. Nếu vải cotton pha được pha với sợi tổng hợp như polyester (PE), độ thấm hút nước sẽ giảm theo tỷ lệ thành phần PE càng nhiều.

Quan sát kết quả:

  • Vải cotton 100% có thời gian thấm nước nhanh và diện tích loang nước rộng.

  • Vải cotton pha có thời gian thấm nước chậm hơn và diện tích loang nước nhỏ hơn, đặc biệt khi nó được pha với sợi tổng hợp như polyester (PE).

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cách nhận biết vải cotton 100 này chỉ cho kết quả tương đối và không chính xác 100%. Để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc của vải, nên tìm đến các cửa hàng uy tín hoặc nhà sản xuất đáng tin cậy để mua vải cotton 100%.

4. Cách 4: Phân biệt bằng cảm giác khi sử dụng

  • Vải cotton 100% có tính mềm mại, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt. Khi tiếp xúc với da, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác mát mẻ và không gây kích ứng.
  • Vải cotton pha thường có thành phần sợi tổng hợp như polyester, nylon,... Điều này làm cho vải có tính co dãn, bền hơn và kháng nắng tốt hơn. Tuy nhiên, vải cotton pha có thể gây kích ứng da, không thoáng khí và khó hút ẩm.

Qua các cách nhận biết đơn giản này, bạn có thể tự tin phân biệt vải cotton 100% và cotton pha

Quy trình sản xuất vải cotton 100%

ao-thun-100-cotton-3966

Quy trình sản xuất áo thun 100 cotton trải qua nhiều công đoạn khác nhau

Quy trình sản xuất chất liệu vải cotton 100% thường sẽ gồm rất nhiều công đoạn khác nhau. Từ việc trồng trọt cây bông gai đến hoàn thành một sản phẩm áo thun 100 cotton sẽ trải qua các bước như sau:

Bước 1: Trồng cây bông và tiến hành thu hoạch

Công đoạn đầu tiên để cho ra đời một chiếc áo thun cotton 100% chính là trồng trọt cây bông. Việc trồng loại cây này chưa bao giờ là điều dễ dàng bởi chúng đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận để có thể phát triển mạnh mẽ.

Sau khi chờ đợi 4 - 5 tháng, người nông dân sẽ tiến hành thu hoạch những trái bông chín.

Bước 2: Tách lọc hạt bông

Sau khi hoàn tất công đoạn thu hoạch, các trái bông sẽ được vận chuyển đến xưởng sản xuất, sử dụng máy móc hoặc thủ công để lấy hạt bông ra khỏi trái bông để thu về sợi cotton.

Bước 3: Tinh chế xơ bông

Trải qua quá trình tách hạt bông, chúng sẽ được tiến hành mang đi xé xơ và làm sạch. Nhờ lực xé vô cùng lớn từ máy móc, quá trình này xé tơi xơ nhưng vẫn đảm bảo sự nhẹ nhàng nhất định để không gây tổn thương đến các xơ đơn.

Tinh chế xơ bông là bước quan trọng để có được chất liệu vải cotton 100 đạt tiêu chuẩn

Xơ bông sau khi xé sẽ được đưa đi nấu bằng nước, trải qua nhiều lần lọc đi lọc lại để loại bỏ hoàn toàn tạp chất (hợp chất chứa nitơ, pectin, axit hữu cơ, đường, chất màu thiên nhiên). Thành phần thu được cuối cùng là xơ bông tinh chế.

Bước 4: Kết thành sợi chắc, dài

Sợi bông sau khi được làm sạch sẽ được kết thành các sợi tơ dài và đều nhau. Các sợi cotton sau đó lại được kết thành các sợi chắc hơn. Cuối cùng tạo thành sợi dệt để sản xuất vải.

Bước 5: Dệt vải

Sợi bông sau khi được kết thành các sợi chắc chắn sẽ được mang đi dệt thành các tấm vải hoàn chỉnh thông qua việc sử dụng máy móc hoặc phương pháp thủ công.

Bước 6: Nhuộm màu

Các tấm vải lớn sau khi dệt sẽ được mang đi nhuộm màu để cho ra những tông màu đa dạng hơn để thuận tiện hơn cho quá trình sáng tạo, thiết kế may mặc.

Nhuộm vải áo thun cotton 100 nhiều màu khác nhau

Bước 7: Hoàn thành sản phẩm

Chất liệu vải 100% cotton sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng để có thể sử dụng trong quá trình sản xuất các sản phẩm thời trang như áo thun, áo sơ mi, khăn tắm, chăn ga gối đệm.

Tips bảo quản áo thun 100% cotton

ao-thun-100-cotton-3966

Các hướng dẫn giặt là của nhà sản xuất giúp tuổi thọ áo thun 100 cotton được kéo dài

Áp dụng các mẹo bảo quản áo thun 100 cotton là yếu tố quan trọng để giúp kéo dài “tuổi thọ” của sản phẩm. Dưới đây là một số tips hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như:

  • Xem kỹ lưỡng hướng dẫn giặt ủi: Phần lớn các mẫu áo thun đều sẽ có mác hướng dẫn giặt là gắn ở phía sau cổ. Bởi mỗi chất liệu vải sẽ có những yêu cầu giặt riêng biệt. Bao gồm nhiệt độ nước, loại bột giặt, chế độ giặt cùng nhiều chỉ dẫn khác. Tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ giúp hạn chế hư hỏng áo thun 100 cotton.
  • Phân loại áo trước khi giặt: Khi giặt áo thun 100 cotton, các bạn cần phân loại áo theo chất liệu và màu sắc. Việc giặt các loại quần áo cùng loại sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng phai màu, nhoè màu từ áo này sang áo khác. Đặc biệt, giặt áo thun 100 cotton cùng nhau sẽ tránh được tình trạng bám vết bẩn, sợi lông từ các sản phẩm khác.
  • Lựa chọn chế độ giặt nhẹ nhàng: Việc lựa chọn chế độ giặt áo thun 100 cotton quá mạnh sẽ khiến form dáng của áo bị biến dạng.
  • Tránh sử dụng các loại chất tẩy mạnh: Trong quá trình giặt áo thun, việc sử dụng các loại chất tẩy rửa quá mạnh, chứa hóa chất độc hại được coi là điều cấm kỵ. Thay vào đó, hãy lựa chọn những loại chất tẩy nhẹ, không gây kích ứng cho làn da. Điều này giúp duy trì màu sắc, độ mềm mịn của áo thun.

Không nên dùng chất tẩy rửa mạnh khi giặt áo thun cotton 100

  • Phơi áo thun cotton 100%: Cách phơi áo thun cotton đúng cách sẽ giúp hạn chế tình trạng mất form dáng của áo. Tránh phơi áo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để hạn chế phai màu.
  • Cách là ủi: Các bạn nên lựa chọn chế độ ủi là nhẹ với mức nhiệt độ phù hợp với loại vải này. Để hạn chế làm nhăn áo, hãy ủi khi chúng còn ẩm. Tránh sử dụng bàn là ủi trực tiếp lên hoạ tiết, hình in trên áo.
  • Bảo quản: Tránh bảo quản áo ở những nơi ẩm ướt bởi chất liệu cotton 100% có khả năng hút ẩm cao nên rất dễ bị nấm mốc. Thậm chí có thể gây vết ố vàng trên áo.

Lời kết

Qua bài viết, bạn đã nắm rõ cách nhận biết sự khác biệt giữa vải cotton 100% và vải cotton pha, từ việc quan sát, cảm nhận đến kiểm tra nhãn mác. Mỗi loại vải đều có ưu điểm riêng, phù hợp với từng nhu cầu và mục đích sử dụng. Hiểu đúng về chất liệu không chỉ giúp bạn chọn được sản phẩm chất lượng mà còn tối ưu hóa trải nghiệm sử dụng lâu dài.

Đừng quên theo dõi Chuyên mục Chất liệu may mặc để cập nhật thêm nhiều mẹo hay về thời trang và chăm sóc quần áo nhé!

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy cho nam giới

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn