Mewing là gì? Mewing có thực sự hiệu quả không? Tập mewing như thế nào?

Trong thời gian gần đây, phương pháp tập Mewing trở nên “hot” đối với giới trẻ. Đặc biệt là những người mong muốn cải thiện khuôn hàm của mình. Vậy bạn đã hiểu rõ về bài tập “thần kỳ” này chưa? Hãy cùng Coolmate khám phá các công dụng thực tế của Mewing và các bước tập luyện chuẩn kỹ thuật nhé!

Ngày đăng: 21.09.2021, lúc 12:59 15.140 lượt xem

Trong thời gian gần đây, phương pháp tập Mewing trở nên “hot” đối với giới trẻ. Đặc biệt là những người mong muốn cải thiện khuôn hàm của mình. Vậy bạn đã hiểu rõ về bài tập “thần kỳ” này chưa? Hãy cùng Coolmate khám phá các công dụng thực tế của Mewing và các bước tập luyện chuẩn kỹ thuật nhé!

1. Khái quát cơ bản về phương pháp tập Mewing

Mewing trở nên phổ biến trong thời gian gần đây như một phương pháp hỗ trợ cải thiện cấu trúc gương mặt tại nhà. Vậy bài tập này có điểm gì đặc biệt? Cách thức thực hiện thư thế nào? Câu trả lời sẽ có trong những chia sẻ dưới đây.

1.1 Mewing là gì?

Mewing là các bài tập sử dụng lực đẩy của lưỡi nhằm thay đổi cấu trúc hàm. Đồng thời, vị trí các răng cũng được định hình lại, giúp kết cấu khuôn mặt trở nên cân đối hơn. Phương pháp này được yêu thích bởi tính an toàn, không cần can thiệp phẫu thuật, xâm lấn.

Mewing sử dụng các bài tập của lưỡi để giúp thay đổi kết cấu của khuôn mặt và khớp cắn

Thực tế, khuôn hàm chúng ta được cấu tạo bởi xương và các sụn nhỏ. Cùng với sự trưởng thành của mỗi người, những bộ phận này sẽ không ngừng phát triển và thay đổi. 

Dựa trên cơ chế này, phương pháp Mewing sẽ nâng hàm trên ra phía trước và hướng lên trên nhờ lực đẩy của lưỡi. Qua đó giúp bạn sở hữu gương mặt hài hòa và chiếc mũi cao thon gọn. 

1.2 Nguồn gốc ra đời của Mewing

Những thói quen trong cuộc sống hàng ngày đều có tác động và làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt. Ví dụ như: hít thở, đặt lưỡi, mút tay hay chống cằm,…

Bài tập đặc biệt Mewing do giáo sư Mike Mew nghiên cứu và phát triển

Phương pháp Mewing hay “Proper Tongue Posture” là tên gọi khác của bài tập lưỡi nói chung. Giáo sư Mike Mew đã phát triển hệ thống động tác trên từ năm 1966. Tuy nhiên, chỉ đến năm 2012, khi Dr. John Mew - con trai ông - đăng video tập chia sẻ lên nền tảng Youtube, thì Mewing mới được nhiều người biết đến.

1.3 Có 2 kiểu tập Mewing chính

Hiện nay, có 2 kiểu tập Mewing chính. Trong đó, Soft Mewing là kỹ thuật cơ bản, độ khó trung bình và dễ thực hiện. Tuy nhiên cùng với đó là thời gian tập luyện dài, không cho hiệu quả nhanh chóng.

Soft Mewing là kỹ thuật cơ bản và dễ thực hiện

Nếu bạn muốn nâng cao hiệu quả và tiết kiệm thời gian, thì hãy thử tập luyện Hard Mewing. Kỹ thuật này tạo ra lực ép mạnh hơn lên lưỡi thông qua việc nuốt nước bọt.

Tuy nhiên, nhiều bác sĩ chỉnh nha hàng đầu khuyến cáo người tập không nên tự thực hiện Hard Mewing tại nhà. Bởi nếu tiến hành sai kỹ thuật, bạn có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Phổ biến nhất là: lệch mặt, đau cơ hay xô lệch răng,…

2. Mewing có thực sự hiệu quả như vậy không?

Mewing là bài tập bổ trợ hiệu quả giúp đẩy nhanh tốc độ niềng răng. Đồng thời góp phần hạn chế nguy cơ hóp má hoặc thái dương khi chỉnh nha. Vì vậy, nếu kiên trì thực hiện đúng kỹ thuật, bạn hoàn toàn có thể cải thiện kết cấu gương mặt theo thời gian.

Việc tập Mewing giúp cải thiện các đường nét trên khuôn mặt của bạn

Dù vậy hiện nay, hầu hết các đánh giá hiệu quả của Mewing tới từ nền tảng trực tuyến như: Facebook, Twitter, Youtube…. Trên thực tế, chưa có bất cứ bằng chứng khoa học chính thức nào được đưa ra bởi tổ chức khoa học và cơ quan y tế. 

Một số tờ báo và tạp chí từng đề cập tới sự nguy hiểm của việc tập Mewing sai cách. Do đó, bạn nên xin ý kiến từ bác sĩ về tính phù hợp của bài tập đối với tình trạng bản thân. 

3. Những công dụng chính của bài tập Mewing

Một số người từng tập Mewing cho rằng phương pháp này giúp họ đẹp lên qua ngày mà không cần phẫu thuật. Việc thực hiện các động tác đều đặn cũng góp phần hỗ trợ cải thiện khả năng hô hấp và phát âm. 

Những đường nét trên khuôn mặt trở nên sắc nét hơn

3.1 Mewing giúp điều chỉnh cách thở đúng 

Với những ai quen thở bằng đường miệng, việc tập Mewing có tác dụng điều chỉnh cách hô hấp tuyệt vời. Từ đó ngăn chặn nguy cơ tổn thương phổi do hít phải khói bụi, sợi vải,... lẫn trong không khí.

3.2 Hỗ trợ cải thiện kết cấu khuôn mặt

Các động tác Mewing có khả năng đẩy phần xương hàm lên phía trước khiến sống mũi cao hơn. Đồng thời, đường nét trên khuôn mặt cũng trở nên thon gọn, cân đối và sắc nét. 

Điều này có tác động tích cực tới việc làm giảm tình trạng viêm mũi, viêm xoang. Bên cạnh đó, xương hàm trên nâng cao, mở rộng hơn cũng giúp cải thiện vấn đề cằm lẹm, nhai nuốt khó khăn.

3.3 Cải thiện phát âm

Tập luyện Mewing có tác dụng hiệu quả trong việc định hình khuôn miệng và vị trí lưỡi. Nhờ vậy, khả năng phát âm sẽ được cải thiện đáng kể, tránh tình trạng nói ngọng, nói lắp,...

3.4 Mewing giúp niềng răng nhanh chóng và hiệu quả hơn

Phương pháp luyện tập này mang lại kết quả tích cực, hỗ trợ quá trình chỉnh nha nhanh và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Mewing còn giúp cải thiện một số thói quen xấu như: hóp má, đẩy lưỡi và hóp thái dương khi niềng răng.

4. Trường hợp nào nên và không nên tập Mewing

Mặc dù phương pháp luyện tập này giúp cải thiện hình dáng khuôn mặt hiệu quả, nhưng cũng tùy vào trường hợp khác nhau có nên sử dụng hay không.

4.1 Trường hợp nên tập Mewing

Phương pháp Mewing phù hợp với những người có khớp cắn sâu, hở hoặc hô hàm. Đặc biệt, bài tập này phát huy hiệu quả tốt nhất đối với thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Vì trong giai đoạn này, các bộ phận trên cơ thể đang ở trạng thái phát triển tốt nhất.

Mewing giúp người tập cải thiện thói quen thở bằng miệng

4.1.1 Người có thói quen thở bằng miệng

Thở bằng miệng là thói quen không tốt, gây ảnh hưởng tiêu cực tới đường hô hấp và cấu trúc gương mặt. Khi miệng mở sẽ khiến mặt hẹp lại đáng kể, phần cằm cũng bị nhỏ đi. Từ đó, các răng cửa không thể chạm nhau, dẫn đến tình trạng khớp cắn hở. 

Khi tập Mewing chuẩn kỹ thuật, khớp hàm sẽ được điều chỉnh về đúng vị trí. Qua đó ngăn miệng tự động mở trong khi ngủ.

4.1.2 Người có khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu là tình trạng răng hàm trên hạ quá thấp, dẫn đến bao phủ một phần/toàn bộ hàm dưới. Lúc này, việc luyện tập Mewing đúng cách và đều đặn sẽ hỗ trợ đẩy khung hàm trên lên cao hơn, về đúng vị trí.

4.1.3 Người có khớp cắn hở

Nguyên nhân gây ra khớp cắn hở thường do vị trí nghỉ của lưỡi quá thấp. Do vậy, Mewing có tác dụng điều chỉnh lại tư thế lưỡi, ép lưỡi sát với vòm miệng phía trên sẽ giúp cải thiện tình trạng trên. 

4.1.4 Người có vấn đề về hô hàm

Việc thở sai cách, hô hấp bằng miệng khiến răng hàm trên bị ảnh hưởng. Diện tích cung hàm thu hẹp và có xu hướng đẩy ra trước tạo thành tình trạng răng hô. 

Khi tập Mewing, bạn sẽ luyện tập thói quen thở bằng mũi, kết hợp với kỹ thuật đặt lưỡi chuẩn. Từ đó giúp cân bằng lại cung răng, hỗ trợ điều trị hô hàm không đau đớn.

4.2 Trường hợp không nên tập Mewing

Phương pháp này chỉ dành cho một số trường hợp cụ thể như trên. Chính vì vậy, nếu tập Mewing không phù hợp, sai kỹ thuật sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Dưới đây là những trường hợp điển hình không nên thực hiện các động tác trên.

Điều trị răng móm bằng Mewing không có hiệu quả

4.2.1 Tình trạng khuôn hàm hẹp

Với những ai có khuôn hàm hẹp quá mức, việc luyện tập Mewing không giúp gương mặt bạn trở nên cân đối hơn. Ngược lại, hàm sẽ ngày càng hẹp lại, thậm chí ảnh hưởng tới chức năng nhai nuốt, tiêu hóa của cơ thể.

4.2.2 Răng mọc chen chúc, khấp khểnh

Thực hành Mewing không có hiệu quả khi điều trị răng mọc chen chúc, khấp khểnh. Bởi trong trường hợp này, hình thể giữa các răng không chuẩn, bất cân xứng giữa 2 hàm hay sai lệch về trục răng. 

Bạn cần đến bệnh viện, cơ sở nha khoa để được tư vấn nắn chỉnh hàm. Từ đó áp dụng phương pháp niềng răng phù hợp. Bên cạnh đó, việc tập Mewing theo tư vấn của bác sĩ có thể hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả chỉnh nha.

4.2.3 Các trường hợp răng móm

Hàm móm - khớp cắn ngược thường do hàm trên kém phát triển hoặc hàm dưới phát triển quá mức. Trong khi đó, Mewing chỉ có ảnh hưởng tới hàm trên nên không mang lại hiệu quả rõ rệt.

5. Hướng dẫn tập Mewing chuẩn kỹ thuật cho người mới bắt đầu

Mewing có cách thức tập luyện đơn giản đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu đặt lưỡi sai vị trí, bạn sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi. Hãy cùng tham khảo các bước thực hiện Mewing đúng cách, chuẩn kỹ thuật ngay dưới đây nhé!

5.1 5+ yêu cầu cơ bản khi tập Mewing 

Việc tập Mewing sai cách sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí dẫn đến nguy hiểm. Vậy nên, bạn cần tuân thủ tuyệt đối 5 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc tập Mewing đúng đắn và hiệu quả

Nguyên tắc tập Mewing đúng đắn và hiệu quả

- Đặt lưỡi đúng vị trí.

- Không sử dụng quá nhiều lực lên 2 hàm răng.

- Hít thở bằng mũi.

- Nhai nuốt đúng cách.

- Kiên trì tập luyện đều đặn, có lịch trình phù hợp trong thời gian dài.

5.2 Hướng dẫn cách tập Mewing chuẩn kỹ thuật

Trước hết, hãy ngậm miệng, thả lỏng toàn bộ cơ thể và giữ thẳng cột sống cổ.

Mím môi, ngậm hai hàm trên dưới một cách thoải mái và tự nhiên nhất.

Sau đó, đặt đầu lưỡi cách phần lợi của 2 răng cửa hàm trên khoảng 1cm sao cho không chạm đầu lưỡi vào răng cửa.

Hướng dẫn cách tập Mewing đúng đắn

Tiếp theo, áp sát toàn bộ phần lưỡi  sao cho ôm trọn lấy vòm miệng phía trên, đảm bảo môi đã đóng. Răng trên và dưới chỉ chạm nhẹ vào nhau. 

Giữ nguyên tư thế này vài phút và hít thở đều bằng mũi, tuyệt đối không được thở bằng miệng.

5.3 Cần lưu ý gì khi tập Mewing?

Khi mới tập Mewing, bạn nên thực hành ít nhất 20 – 30 phút mỗi ngày. Sau vài tuần hãy nâng dần thời gian lên. 

Cách đặt lưỡi đúng khi tập Mewing

Mewing là kỹ thuật mang tính kiên trì và thực hiện trong thời gian dài sẽ mang lại hiệu quả an toàn, bền lâu nếu bạn tập đúng cách. Ngược lại với những ai không kiên nhẫn và muốn đẩy nhanh thời gian tập luyện thì tỷ lệ gặp sai sót sẽ rất lớn.

>>>Xem thêm: Tập gym đúng cách như thế nào? Kiến thức tập Gym không phải ai cũng biết

6. 4 lỗi sai phổ biến khi tập Mewing

Việc luyện tập Mewing sai cách sẽ gây tổn thương mô mềm và toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Phương pháp này chỉ thực sự dễ dàng và hiệu quả khi người luyện tập hiểu rõ vấn đề, tránh mắc sai lầm trong quá trình luyện tập.

Việc Mewing sai cách sẽ gây tổn thương mô mềm và toàn bộ cấu trúc khuôn mặt

6.1 Thở bằng miệng

Đây là lỗi sai nghiêm trọng mà bạn cần phải loại bỏ ngay. Khi thở bằng miệng, gương mặt sẽ có xu hướng biến dạng như môi trên bị kéo cao, hàm dưới mở. Vì vậy, việc thở đúng là rất quan trọng.

6.2 Sử dụng quá nhiều lực lên 2 hàm răng

Mewing thực chất là bài tập đặt lưỡi đúng vị trí. Từ đó, dùng lực của lưỡi để tác động lên vòm miệng, giúp định hình lại khuôn mặt.

Nên việc sử dụng quá nhiều lực nghiến chặt răng sẽ khiến sự di chuyển của khối xương hàm bị cản trở.

6.3 Sai tư thế lưỡi

Một trong những lỗi sai phổ biến nữa đó là tư thế đặt lưỡi của bạn không đúng cách khi tập Mewing. Nhiều khách hàng khi tập không chạm toàn bộ bề mặt lưỡi lên trên vòm miệng, nên không tạo được áp lực âm lên khẩu cái. Do đó, không thể kích thích và tác động đến xương hàm trên phát triển. Nên không đem lại hiệu quả khi thực hiện.

6.4 Thiếu kiên nhẫn, bỏ cuộc sớm

Mewing yêu cầu sự kiên trì luyện tập trong thời gian dài. Đây là quá trình điều trị lâu dài, đòi hỏi bạn phải thật sự kiên nhẫn và nhẫn nại. 

Để đạt kết quả, bạn cần nhiều thời gian để luyện tập, chứ không phải 1-2 ngày là được. Chính vì vậy sự kiên trì khi tập luyện khá quan trọng để mang lại gương mặt đẹp hơn cân đối hơn. 

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về phương pháp Mewing và các bước luyện tập chuẩn kỹ thuật. Coolmate sẽ tiếp tục mang đến bạn đọc những chủ đề thú vị khác trong thời gian tới.

Coolmate- Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới.

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn