Bạn có đoán được tại sao những người bỏ học Đại học như Bill Gates và Steve Jobs lại trở thành những tỷ phú thành công rực rỡ không? Hay điều gì khiến những biểu tượng thể thao như Ronaldo, Messi hay Sachin Tendulkar, … trở nên khác biệt?
Câu trả lời nằm ở tư duy của họ. Họ có một tư duy thành công cho phép họ suy nghĩ tích cực và tập trung vào việc hoàn thành công việc thay vì cố chấp vào những trở ngại. Đó cũng chính là một trong những ý nghĩa của mindset. Cùng Coolmate tìm hiều rõ hơn khái niệm mindset là gì bài viết này nhé.
1. Mindset là gì?
Mindset là từ Tiếng Anh có nghĩa là tư duy hay niềm tin định hướng cho chúng ta cách đối mặt và xử lý các tình huống trong cuộc sống. Nó giúp con người nhìn nhận về chính bản thân mình và những vấn đề xảy ra với thế giới xung quanh. Nhiều người còn cho rằng mindset là thế giới quan (outlook in life) hay mentality (tâm tính).
Vậy Mindset Marketing là gì? Mindset Marketing là một phạm trù trong hệ thống tư duy dựa trên góc nhìn về marketing của một người. Nếu có một mindset phát triển trong lĩnh vực này thì bạn sẽ có cơ hội đi xa hơn trong nghề. Dựa theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh rằng cách con người cảm nhận bản thân là yếu tố quan trọng nhất trong những gì có thể đạt được.
Vì vậy, khi khả năng là cố định thì chúng ta có xu hướng không đi quá xa. Ngược lại, nếu khả năng thay đổi và vận động, hãy làm việc để cải thiện chúng, thậm chí đạt được xuất sắc. Mindset Marketing được xây dựng bởi 3 yếu tố: Kiến thức – Kỹ năng – Kinh nghiệm.
2. Phân loại Mindset
Nhà tâm lý học Carol Dweck của Đại học Stanford (Califonia, Hoa Kỳ) trong cuốn sách “Mindset: The New Psychology of Success” nói rằng: "Thành công trong trường học, công việc, nghệ thuật, thể thao và hầu hết mọi lĩnh vực của con người đều có thể bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ của chúng ta và cách chúng ta nghĩ về khả năng và tài năng của mình".
Trong cuốn sách, Carol Dweck cũng chia sẻ hai mindset cơ bản định hình cuộc sống của mỗi người.
2.1 Fixed Mindset – Tư duy cố định
Hãy thử tưởng tượng điều này. Bạn phải tham gia cuộc thi chạy marathon trong thời gian một năm. Ngay sau khi nhận được thông báo rằng, bạn cần phải chạy 20 km để hoàn thành cuộc đua và trái tim bạn đã chìm xuống. Suy nghĩ đầu tiên trong đầu là “Mình chưa bao giờ chạy dù chỉ một km trên đoạn đường. Không đời nảo có thể chạy được 20 km”.
Bạn tin rằng cơ thể mình có những giới hạn thể chất được xác định trước và một cuộc chạy marathon vượt quá khả năng của bản thân. Nếu tâm trí cho bạn biết rằng khả năng thực hiện một nhiệm vụ nhất định là không thể thay đổi thì bạn có tư duy cố định.
Nói chung, Fixed Mindset là cụm từ để chỉ những người tin rằng khi họ sinh ra đã sở hữu những tư chất, khả năng hay tài năng cố định vĩnh viễn và không thể thay đổi được. Những người này luôn bị kìm kẹp bởi thất bại và tin rằng đó là minh chứng họ không đủ năng lực và không tiếp tục cố gắng nữa.
Đơn giản hơn, những người có tư duy cố định nhận định rằng khả năng của họ không thể đổi thay và có xu hướng tập trung vào những thứ quen thuộc.
2.2 Growth Mindset – Tư duy phát triển
Cùng xem lại kịch bản ở trên. Ngay sau khi nhận được thông báo rằng bạn cần phải chạy 20km để hoàn thành cuộc đua marathon, tâm trí bắt đầu lên kế hoạch. Suy nghĩ đầu tiên là “Mình chưa bao giờ chạy 1km trên một đoạn đường. Mình cần tập luyện chăm chỉ để có thể chạy được 20km”.
Bạn đã thấy sự khác biệt chưa?
Những người có tư duy phát triển tiếp cận những thử thách một cách tích cực. Họ hiểu những khó khăn nhưng không đầu hàng và tìm mọi cách để đạt được mục tiêu của mình. Những người sở hữu Growth Mindset tin rằng khả năng, tài năng của bản thân có được thông qua quá trình rèn luyện, phát triển một cách chăm chỉ và bền bỉ.
Cho dù thất bại và không thay đổi được tình huống đó, họ đều nhìn nhận là bài học để trưởng thành và tiếp tục cố gắng. Bạn có thể phát triển growth mindset bằng cách tuân theo ba điểm A của thất bại – Accept (Chấp nhận), Assess (Đánh giá) và Act (Hành động) – để vượt qua mọi suy nghĩ hạn chế.
2.3 Đi tìm mindset của bản thân
Thông qua tìm hiểu hai loại mindset, bạn có thể xác định tư duy của bản thân đang nghiêng về bên nào. Nếu bạn nhận thấy bản thân còn viện những lý do để không làm việc gì đó hay suy nghĩ tiêu cực sau những thất bại thì có thể bạn đang sở hữu fixed mindset. Còn nếu bạn thấy mình có thể phát triển một kỹ năng, tài năng bằng sự nỗ lực và rèn luyện thì chắc hẳn bạn đang mang trong mình growth mindset.
Nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi mindset của bản thân. Giống như học kỹ năng mới, bạn cũng phải đầu tư thời gian và nổ lực không ngừng để chuyển đổi tư duy của mình.
3. Tại sao mindset lại quan trọng?
Tư duy là chìa khóa để thành công trong học tập, công việc cũng như cuộc sống, … Trong suốt hành trình nghề nghiệp hay bất kỳ thứ gì khác trong cuộc sống, chính mindset sẽ giúp bạn phát triển, hoàn thiện và tiến xa hơn.
Những người có growth mindset có sự khát khao học hỏi và khám phá để trưởng thành hơn. Họ sẽ coi thất bại là cơ hội cho sự thay đổi và hoàn thiện bản thân. Còn người sử hữu fixed mindset dễ chán nản và không muốn tiếp tục cố gắng khi gặp thất bại.
4. Làm thế nào để phát triển Growth Mindset?
4.1 Ý nghĩa của việc hình thành Growth Mindset
Như bạn đã biết, mindset là nhân tố tác động đến bạn khi đối mặt và xử lý những khó khăn trong đời sống. Những người có grow mindset sẽ luôn cố gắng, nỗ lực để tìm cách giải quyết và học hỏi từ những vấp ngã trong cuộc sống. Ngược lại, những người có fixed mindset lại dễ dàng từ bỏ và luôn mang những suy nghĩ tiêu cực.
Cùng tìm hiểu về câu chuyện của Akash và Ankita để hiểu hơn về tư duy phát triển nhé.
Akash và Ankita cùng làm việc trong nhóm bán hàng của một công ty ô tô. Akash có nhiều kinh nghiệm, trình độ tốt và am hiểu sản phẩm hơn. Nhưng doanh số bán hàng của Ankita cao hơn trong khi Akash phải vật lộn với các màn thể hiện trong quá khứ của mình.
Akash quyết định đến gặp quản lý và xin lời khuyên. Người quản lý lắng nghe và nói với anh: “Bạn đang gặp khó khăn bởi vì bạn bị căng thẳng. Bạn đang cạnh tranh với Ankita thay vì phân tích xem mình đang làm sai ở đâu. Nếu tiếp cận công việc với tu duy ôn hòa hơn thì bạn sẽ đạt được doanh số tốt.”
Đúng vậy, những người có tư duy phát triển sẽ luôn tin tưởng vào sự cải thiện của bản thân trong khi đó những người có tư duy cố định dễ chán nản khi gặp thử thách. Với growth mindset, họ sẽ chăm chỉ và tạo ra nhiều sự sáng tạo để vươn tới thành công cuối cùng.
4.2 Bật mí những điều cần thiết để phát triển Growth Mindset
Để phát triển growth mindset rất đơn giản. Dưới đây là một số điều quan trọng có thể giúp bạn đạt được sự bình yên về tinh thần và một tư duy sáng tạo.
- Thay đổi cách nhìn nhận của bản thân: growth mindset là điều rất tốt và tích cực để giúp bạn thay đổi tư duy của mình.
- Học hỏi và chia sẻ với người xung quanh về cách thức phát triển và cải thiện các khả năng của bản thân thông qua việc tiếp cận của tư duy phát triển.
- Lắng nghe và cảm nhận “tiếng nói” của fixed mindset. Khi bạn nghe thấy những âm thanh trong đầu rằng mình không thể làm được điều gì đó, hãy dùng cách tiếp cận của growth mindset và nói với chính mình rằng bạn có thể học hỏi và thực hiện được.
- Những gì người khác nghĩ là vấn đề của họ: những người quá chú ý đến ý kiến của người khác và dựa trên hành động của họ sẽ khó làm nên chuyện. Bạn chỉ cần tập trung vào mục tiêu của mình.
- Đừng quá để ý đến những điều bạn không thể kiểm soát: Cuộc sống luôn ném cho ta những thử thách nhưng bạn chỉ nên tập trung vào những thứ mà bạn có thể sửa chữa.
5. Nắm bắt 3 xu thế chuyển đổi Mindset mới nhất trong kinh doanh
5.1 Từ thu hút đến nắm giữ sự chú ý
Hiện nay, công nghệ kỹ thuật số ngày càng phát triển, mô hình nhận thức quan trọng hơn mọi thứ khác đã dần bị phá bỏ. Khi một marketer tạo ra một thông điệp về nhận thức, khách hàng dần chuyển sang tìm kiếm thay vì đến cửa hàng như ngày trước.
Những hành vi tìm kiếm này cũng sẽ bị theo dõi bởi các đối thủ cạnh tranh của bạn hay doanh nghiệp, … Họ hướng tới mục tiêu này và đưa ra những ưu đãi mới và hấp dẫn. Vậy nên, những marketer nên nghĩ cách nắm giữ sự chú ý để tránh gặp trường hợp đối thủ xen vào thay vì tạo ra sự thu hút như trước đây.
5.2 Từ việc đưa ra thông điệp đến việc thiết kế trải nghiệm
Cùng với sự phát triển như “vũ bão” của công nghệ ngày nay, mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm, tương tác với các sản phẩm từ những thương hiệu khác nhau thông qua mạng Internet hay các nền tảng mạng xã hội, …
Vì thế, người tiêu dùng mong chờ nhiều hơn vào những thông điệp sáng tạo, thông minh và ý nghĩa đến từ những thương hiệu. Và điều bạn nên làm là luôn luôn tạo nên những thông điệp độc đáo, mới mẻ và truyền cảm hứng cho mọi người. Sau đó, chuyển đổi nó thành những thiết kế, sản phẩm mang tính riêng biệt nhất.
5.3 Từ việc kiểm soát quảng cáo đến thiết kế giao diện
Không giống với việc quảng cáo trên truyền hình (ti vi, …) như những năm trước, công nghệ hiện đại cho phép thương hiệu tiếp cận đến người tiêu dùng dễ dàng hơn. Không chỉ có quyền kiểm soát số lần xem quảng cáo, họ còn có thể điều khiển được quảng cáo có phát trùng lặp hay không.
Các thương hiệu, doanh nghiệp, … có thể tiếp cận với đối tượng khách hàng mong muốn ở bất cứ khi nào và nơi đâu. Vì vậy, việc thu hút khách hàng ở lại và xem quảng cáo, sau đó thực sự hứng thú với nó là một câu hỏi cho những người làm Marketing.
Ngày nay, họ sẽ chú ý đến giao diện thương hiệu nhiều hơn. Giao diện đẹp mắt sẽ hấp dẫn được khách hàng bỏ thời gian, công sức và thậm chí là tiền bạc để trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đó.
Lời kết,
Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu mindset là gì và cách phân loại mindset. Từ đây, chúng ta sẽ có cái nhìn khác nhau về thế giới quan nói chung và marketing nói riêng. Coolmate hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích và phần nào dự đoán được những xu hướng chuyển đổi mindset tương lai để công việc suôn sẻ và thuận lợi hơn nữa nhé.