Nhiều chị em phụ nữ e ngại ngày đèn đỏ có nên tập gym không vì lo mệt mỏi, ảnh hưởng sức khỏe hoặc gặp sự cố. Tuy nhiên, nếu tập đúng cách, đây lại là thời điểm giúp cơ thể duy trì năng lượng, cải thiện tâm trạng và giữ dáng hiệu quả. Cùng Coolmate phân tích chi tiết lợi ích, bài tập phù hợp và lưu ý quan trọng để chị em luôn thoải mái, tự tin vận động trong ngày nhạy cảm trong bài viết dưới đây!
Ngày đèn đỏ có nên tập gym không?
Nhiều phụ nữ băn khoăn liệu tới ngày đèn đỏ có nên tập gym, tập thể dục không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Thực tế, việc duy trì thói quen vận động còn có thể giúp giảm bớt những triệu chứng khó chịu thường gặp trong những ngày này.
Theo Tiến sĩ Christopher Holligsworth, kỳ kinh nguyệt là giai đoạn có nhiều thay đổi phức tạp về nội tiết tố. “Cả progesterone và estrogen đều ở mức thấp nhất trong suốt kỳ kinh, khiến cơ thể dễ cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng,” ông giải thích.
Tuy nhiên, việc tránh vận động không giúp bạn tiết kiệm năng lượng hay cảm thấy khá hơn. Thay vì ngưng tập hoàn toàn, bạn nên coi đây là cơ hội để thử những hình thức tập luyện nhẹ nhàng hoặc mới mẻ hơn. Dưới đây là các lợi ích khi bạn duy trì tập thể dục trong kỳ kinh nguyệt.
Ngày đèn đỏ có nên tập gym không?
Khám phá ngay Bộ sưu tập đồ nữ đến từ Coolmate:
Lợi ích của tập gym trong những ngày đèn đỏ
1. Giảm đau bụng kinh hiệu quả
Tập luyện nhẹ nhàng trong kỳ kinh nguyệt giúp cơ thể sản sinh endorphin – loại hormone tự nhiên có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm đau. Theo Tiến sĩ Brandon Marcello, một trong những lợi ích lớn nhất của việc tập thể dục trong kỳ kinh là sự giải phóng endorphin, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và giảm rõ rệt các cơn đau bụng kinh.
Ngoài ra, vận động còn thúc đẩy lưu thông máu đến vùng chậu, làm giãn cơ tử cung, hỗ trợ giảm chuột rút và cảm giác căng tức.
Ngày đẻn đỏ tập gym giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
2. Giảm cảm giác đầy hơi, khó chịu
Nhiều phụ nữ gặp tình trạng đầy bụng, chướng hơi trong kỳ kinh. Tập luyện nhẹ giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm tích nước. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng và thoải mái hơn sau khi vận động.
3. Cải thiện tâm trạng hiệu quả
Endorphin còn có tác dụng nâng cao tinh thần, cải thiện tâm trạng và giảm stress. Tập luyện trong ngày nhạy cảm giúp cân bằng nội tiết tố, từ đó giảm tình trạng lo âu, cáu gắt và mệt mỏi. Vận động còn mang lại cảm giác tích cực và tăng sự tự tin cho cơ thể.
Theo huấn luyện viên Lindsey Mathews, tập thể dục giúp lưu thông máu tốt hơn, từ đó giảm tình trạng đau bụng kinh, nhức đầu hoặc đau lưng.
Đến tháng tập gym giúp nâng cao tinh thần, cải thiện tâm trạng và giảm stress
4. Hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt
Duy trì thói quen tập luyện đều đặn và lối sống năng động giúp cân bằng nội tiết tố, từ đó góp phần điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn theo thời gian.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tập luyện quá sức hoặc tăng cường độ đột ngột có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và điều chỉnh cường độ tập luyện một cách hợp lý.
Gợi ý các bài tập phù hợp cho nàng ngày đèn đỏ
Việc lựa chọn bài tập phù hợp trong kỳ kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể thoải mái hơn và vẫn duy trì phong độ. Nguyên tắc quan trọng nhất là luôn lắng nghe cơ thể. Ưu tiên các bài tập có cường độ nhẹ đến trung bình, tránh gây áp lực lớn lên vùng bụng dưới hoặc thực hiện tư thế đảo ngược kéo dài.
1. Cardio nhẹ nhàng
Các hình thức cardio nhẹ như đi bộ nhanh, chạy bộ chậm, đạp xe với kháng lực thấp hoặc tập máy elliptical là lựa chọn lý tưởng trong kỳ kinh nguyệt. Những bài tập này giúp tăng nhịp tim vừa phải, thúc đẩy lưu thông máu và giải phóng endorphin, từ đó giảm đau và cải thiện tâm trạng hiệu quả.
Cardio nhẹ nhàng
2. Tập kháng lực mức nhẹ
Tập luyện trong ngày "đèn đỏ" hoàn toàn an toàn nếu bạn biết điều chỉnh bài tập phù hợp. Ưu tiên lựa chọn các bài tập kháng lực nhẹ, đặc biệt là nhóm cơ thân trên như tay, vai, lưng, kết hợp với tạ nhẹ hoặc dây kháng lực
Với nhóm cơ thân dưới, bạn có thể thực hiện các bài tập như squat không tạ, lunges, hoặc hip thrust ở cường độ nhẹ. Nên hạn chế những bài ép bụng nặng như leg press hoặc các động tác tạo áp lực lớn lên vùng bụng dưới.
Tập kháng lực mức nhẹ
3. Yoga và Pilates nhẹ nhàng
Trong những ngày "đèn đỏ", yoga nên tập trung vào các động tác kéo giãn, thư giãn và kết hợp hít thở sâu. Các tư thế như Cat-Cow, Child’s Pose, Pigeon Pose giúp giải tỏa áp lực vùng lưng và hông.
Nếu cảm thấy khó chịu, bạn nên tránh các tư thế đảo ngược kéo dài. Ngoài ra, Pilates nhẹ nhàng cũng là lựa chọn lý tưởng, giúp tăng cường sức mạnh vùng core mà không gây áp lực lớn lên bụng dưới.
Yoga và Pilates nhẹ nhàng
4. Bơi lội
Bơi lội mang đến nhiều lợi ích đặc biệt trong những ngày "đèn đỏ". Nhờ lực đẩy tự nhiên của nước, áp lực lên các cơ và khớp bị đau được giảm nhẹ đáng kể, giúp cơ thể thư giãn và vận động dễ dàng hơn. Các bài bơi nhẹ nhàng còn là hình thức tập luyện toàn thân lý tưởng, hỗ trợ giảm căng thẳng, đồng thời làm mới cả thể chất lẫn tinh thần.
Không chỉ vậy, trạng thái không trọng lượng trong nước còn giúp giải tỏa căng thẳng trong cơ thể. Nếu bạn đang tìm kiếm một bộ môn vận động nhẹ nhàng nhưng hiệu quả trong kỳ kinh nguyệt, bơi lội chính là lựa chọn tuyệt vời.
Lợi ích đặc biệt của bơi lội trong những ngày "đèn đỏ"
5. Những bài tập nên hạn chế trong ngày đèn đỏ
Theo Tiến sĩ Marcello, bạn không cần dừng tập, nhưng nên giảm bớt khối lượng bài tập để cơ thể không bị quá sức. Dưới đây là một số bài tập có thể gây khó chịu hoặc ảnh hưởng không tốt trong kỳ kinh nguyệt, nên hạn chế hoặc điều chỉnh phù hợp:
-
HIIT: HIIT có cường độ rất cao, có thể gây quá tải cho cơ thể trong những ngày kinh nguyệt và làm tăng cơn đau bụng kinh.
-
Bài tập cơ bụng cường độ cao: Những bài tập như gập bụng hay nâng chân có thể tạo áp lực lên bụng dưới, gây cảm giác đau và khó chịu.
- Tập tạ nặng: Tập tạ nặng yêu cầu sử dụng cơ bụng nhiều, dễ làm tăng cơn đau bụng dưới và cảm giác đầy hơi. Bạn nên thay thế bằng tạ nhẹ hoặc các bài tập sử dụng trọng lượng cơ thể để giảm áp lực lên vùng bụng.
-
Tư thế yoga đảo ngược kéo dài: Tư thế này có thể làm giảm lưu lượng máu trong cơ thể, gây mất cân bằng trong kỳ kinh.
Những bài tập nên hạn chế trong ngày đèn đỏ
Lưu ý quan trọng khi tập gym ngày đèn đỏ
Tập gym trong những ngày "đèn đỏ" vẫn mang lại nhiều lợi ích đang kể, tuy nhiên bạn cũng cần chú ý một vài điều sau đây để chăm sóc bản thân an toàn trong những ngày tập luyện.
-
Lắng nghe cơ thể: Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể bạn sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Nếu cảm thấy mệt mỏi, đau bụng hay chóng mặt, bạn nên giảm cường độ, nghỉ ngơi hoặc bỏ buổi tập.
-
Khởi động kỹ trước khi tập luyện: Hãy dành thời gian khởi động thật kỹ để làm nóng cơ thể trước khi vào bài tập, và giãn cơ nhẹ nhàng sau khi kết thúc. Điều này giúp hạn chế chuột rút, hỗ trợ hồi phục và giúp buổi tập dễ chịu hơn trong những ngày “dâu”.
-
Uống đủ nước: Trong kỳ kinh, cơ thể dễ mất nước hơn bình thường. Kết hợp với việc tập luyện, bạn càng cần uống đủ nước để tránh mệt mỏi, chóng mặt và hỗ trợ phục hồi. Nhớ luôn mang theo bình nước nhé!
-
Giữ vệ sinh sạch sẽ: Hãy dùng sản phẩm phù hợp như tampon, cốc nguyệt san, băng vệ sinh thể thao khi tập. Sau buổi tập, nên thay ngay và tắm rửa sạch sẽ để cơ thể luôn khô thoáng, thoải mái.
-
Bổ sung sắt và ăn uống đủ chất: Kỳ kinh khiến bạn dễ mất máu và thiếu năng lượng. Hãy tăng cường thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, rau xanh, đậu và không nên bỏ bữa để cơ thể phục hồi tốt nhất.
Lưu ý quan trọng khi tập gym ngày đèn đỏ
Giải đáp thắc mắc thường gặp về tập gym ngày đèn đỏ
1. Tập thể dục có làm ra máu nhiều hơn không?
Việc tập thể dục không làm tăng tổng lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, khi vận động, tuần hoàn máu được cải thiện và có thể làm máu ra nhanh hơn trong quá trình tập do sự co bóp cơ bắp. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể và hoàn toàn không gây hại. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy có sự thay đổi nhẹ trong lưu lượng máu trong khi tập, đừng lo lắng vì đó là điều bình thường.
2. Đau bụng kinh có nên tập gym không?
Câu trả lời là có. Việc vận động nhẹ nhàng trong những ngày này thực sự có thể giúp giảm đau bụng kinh. Khi bạn tập thể dục, cơ thể giải phóng endorphin – loại hormone tự nhiên có tác dụng giảm đau và cải thiện tâm trạng.
Các bài tập nhẹ như đi bộ, yoga (với các tư thế như mèo hay em bé) hay giãn cơ (stretching) có thể giúp giảm đau đáng kể. Tuy nhiên, bạn nên tránh các bài tập cường độ cao hoặc các bài tập gập bụng nặng vì chúng có thể gây thêm áp lực lên vùng bụng dưới, làm tăng cảm giác khó chịu.
Đau bụng kinh có nên tập gym không?
3. Có nên tập các bài tập bụng khi đến tháng không?
Trong những ngày đèn đỏ, bạn nên cân nhắc với các bài tập bụng như gập bụng, plank cường độ cao hoặc những bài yêu cầu gồng cơ bụng dưới có thể gây khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy thoải mái, có thể thử các bài tập nhẹ nhàng hơn. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái hoặc có dấu hiệu đau đớn, hãy dừng lại và chọn các bài tập nhẹ nhàng hơn.
Có nên tập bài bụng khi đến tháng không?
4. Dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san tốt hơn khi tập luyện?
Việc chọn giữa băng vệ sinh và cốc nguyệt san khi tập thể dục phụ thuộc vào sự thoải mái và thói quen cá nhân. Cốc nguyệt san hoặc tampon thường được ưa chuộng hơn khi vận động vì chúng nằm trong cơ thể, mang lại cảm giác kín đáo và không bị xô lệch khi di chuyển mạnh.
Nếu bạn quen dùng băng vệ sinh, hãy chọn loại băng vệ sinh thể thao, thiết kế mỏng, có cánh và thấm hút tốt. Bất kể bạn chọn phương pháp nào, điều quan trọng là luôn thay băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san ngay sau khi tập xong để đảm bảo vệ sinh.
Kết luận
Vậy ngày đèn đỏ có nên tập gym không? Tập gym hay vận động thể chất trong ngày đèn đỏ không chỉ an toàn mà còn mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả thể chất lẫn tinh thần. Việc duy trì hoạt động thể chất giúp giảm đau bụng kinh, cải thiện tâm trạng và tăng cường tuần hoàn máu.
Hãy tiếp tục duy trì phong cách sống năng động, yêu thương và chiều chuộng bản thân, đặc biệt trong những ngày dâu rụng. Đừng quên ghé qua Coolblog để khám phá thêm nhiều những bài viết hữu ích khác nhé!