Mối quan hệ mở (Open Relationship): Thực hư và những điều cần biết

Open relationship là gì? Có nên bước vào mối quan hệ mở hay không? Coolmate sẽ giúp bạn khám phá thực hư về open relationship, các loại quan hệ mở, rủi ro tiềm ẩn và những điều cần lưu ý.

Ngày đăng: 07.08.2023, lúc 11:13 3.686 lượt xem

Mối quan hệ mở (Open Relationship) là gì? Có nên bước vào mối quan hệ mở không?

Open relationship là gì, bạn đã biết chưa? Có nên bước vào mối quan hệ mở hay không? Coolmate sẽ giúp bạn khám phá ngay sau đây!

Bạn đã bao giờ thắc mắc open relationship là gì và tự hỏi liệu mình có nên bước vào một mối quan hệ như vậy không? Cùng Coolmate tìm hiểu rõ về thuật ngữ này, cũng như có những hiểu biết nhất định để chuẩn bị tinh thần nếu muốn "thử" xu hướng này nhé.

Hình ảnh minh họa về mối quan hệ mở

Mối quan hệ mở (Open Relationship) là gì? Có nên bước vào mối quan hệ mở không?

1. Mối quan hệ mở (Open Relationship) là gì? Nguồn gốc của mối quan hệ mở

1.1. Open relationship là gì? Mối quan hệ mở là gì?

Mối quan hệ mở hay Open relationship là một kiểu quan hệ tình cảm mới, xuất hiện và được công nhận từ những năm 1970. Gần đây, kiểu thiết lập mối quan hệ này đang phổ biến hơn và được nhiều người trẻ áp dụng.

Nhiều người nhầm lẫn về ý nghĩa của open relationship. Họ nghĩ open relationship có nghĩa là họ đang độc thân và sẵn sàng cho một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, thực chất, cụm từ này mang hàm ý khác.

Open relationship chỉ mối quan hệ có hơn 2 người cùng tham gia. Đơn giản hơn, đây là kiểu yêu đương mà một hoặc cả hai người có thể có những mối quan hệ "ngoài luồng" khác và vẫn được người kia chấp nhận. Người thứ ba có thể là người yêu dự phòng, hoặc bạn tình, nhưng được người trong cuộc chấp nhận, không bị xem là "người thứ ba" phá hoại hạnh phúc của cặp đôi.

Hình ảnh minh họa về mối quan hệ mở

Mối quan hệ mở (Open Relationship) là gì?

Đây là thỏa thuận của cả hai người nhằm mục đích giữ lửa cho chuyện tình, tránh nhàm chán và giúp cả hai thỏa mãn nhu cầu sinh lý mà không bị xem là ngoại tình hay phản bội. Mặc dù có thể có nhiều mối quan hệ bên ngoài, nhưng họ vẫn là cặp đôi chính thức và được công nhận.

Ví dụ một số trường hợp được xem là mối quan hệ mở:

  • A và B yêu nhau. A có nhu cầu sinh lý cao hơn và B không đáp ứng được, nên B chấp nhận để A giải quyết nhu cầu của mình bên ngoài với đối tượng C khác, nhưng đảm bảo A không phát sinh tình cảm với C.
  • A và B yêu nhau. A, B cùng thích D, và D cũng thích A và B. Họ hình thành một cặp ba người yêu nhau.
  • A và B yêu nhau. A được phép hẹn hò với những cô gái khác, và B cũng được phép gặp gỡ những nam giới khác trên mức tình bạn.
Hình ảnh minh họa về mối quan hệ mở

Mối quan hệ mở xuất hiện khi có sự đồng thuận của cặp đôi, và có nhiều hơn 2 nhân vật trong câu chuyện tình

1.2. Nguồn gốc của mối quan hệ mở từ đâu?

Mối quan hệ mở được công nhận từ những năm 70 của thế kỷ 20. Các chuyên gia tình yêu cho rằng đây là kiểu quan hệ không độc quyền, có nhiều hơn 2 người trong cùng một mối quan hệ yêu đương.

Năm 2009, khi Facebook thêm mục "Open relationship" vào các mục thiết lập trạng thái quan hệ, mọi người quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn. Sau đó, nó trở thành chủ đề cho các bộ phim nổi tiếng như Swingers (2016), Four Lovers (2010), You Me Her (2016),...

Hình ảnh minh họa về lịch sử mối quan hệ mở

Mối quan hệ mở đã xuất hiện từ những năm 70s của thế kỷ 20, trở nên phổ biến hơn vào năm 2009 khi trở thành một trạng thái mối quan hệ trên Facebook, và sau đó trở thành đề tài của nhiều bộ phim nổi tiếng

2. Các loại mối quan hệ mở

Có nhiều kiểu mối quan hệ mở khác nhau, bao gồm:

  • Mối quan hệ nhiều đối tác: Có từ 3 người trở lên cùng tham gia. Họ có thể phát sinh tình cảm, hoặc quan hệ thể xác với người đã ở trong một mối quan hệ mở khác.
  • Mối quan hệ lai: Chỉ một phía muốn trải nghiệm các quan hệ "ngoài luồng", trong khi người còn lại thì không. Cả hai đã đạt thỏa thuận nên không bị xem là ngoại tình.
  • Swinging: Những người trong mối quan hệ xem việc giải quyết nhu cầu sinh lý là một việc bình thường. Đó như một hoạt động giải trí, và có khả năng tăng sự hứng thú cho mối quan hệ chính thức. Nhiều cặp vợ chồng xem đây là giải pháp lành mạnh để củng cố mối quan hệ.
Hình ảnh minh họa về các loại mối quan hệ mở

Các loại mối quan hệ mở

Mối quan hệ mở (open relationship) và chế độ đa thê (polyamory) có nét giống nhau, nhưng về bản chất thì chúng vẫn có những khác biệt. Mối quan hệ mở có thể xảy ra trong thời gian ngắn, không có thỏa thuận đặc biệt, còn chế độ đa thê lại có sự cam kết và là một mối quan hệ lâu dài hơn.

Các trường hợp không được xem là mối quan hệ mở:

  • Không có sự đồng thuận từ một trong hai phía.
  • Một hoặc cả hai người cảm thấy khó chịu hoặc hờn ghen với mối quan hệ "ngoài luồng" của đối phương.
  • Một người bí mật thực hiện mối quan hệ mở khác mà không cho đối phương biết.

3. Vì sao mối quan hệ mở trở nên phổ biến? Có nên bước vào mối quan hệ mở không?

Mối quan hệ mở trở nên phổ biến khi xã hội cởi mở hơn và dần xóa bỏ các định kiến phong kiến. Chỉ yêu và gần gũi với một người có thể khiến mối quan hệ trở nên nhàm chán và dễ gãy đổ. Open relationship giúp tìm thấy những "làn gió mới" cho tình yêu.

Hình ảnh minh họa về sự phổ biến của mối quan hệ mở

Vì sao mối quan hệ mở trở nên phổ biến?

Open relationship được cho là hiện đại và tự do hơn khi cả hai chấp nhận những khác biệt về cách yêu và xu hướng tình dục. Điều này được xem là sự thành thật khi họ chia sẻ nhu cầu của nhau, hạn chế việc phản bội hay ngoại tình khi không được đáp ứng.

Một số người cảm thấy bị áp lực khi phải làm thỏa mãn nhu cầu của ai đó, open relationship là giải pháp an toàn cho họ. Hoặc có thể do chênh lệch tuổi tác.

Hay có thể do người yêu của bạn dễ chán nếu chỉ ở trong mối quan hệ với một người.

Hình ảnh minh họa về lý do lựa chọn mối quan hệ mở

Có nhiều lý do khiến cho mối quan hệ mở trở nên phổ biến hơn

Trên lý thuyết, xây dựng mối quan hệ kiểu này có thể mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, khi áp dụng thực tế thì có thể xảy ra nhiều vấn đề khác nhau.

Ở các nước phương Tây, vẫn có không ít người phản đối hoặc nghi ngờ sự hiệu quả của mối quan hệ này. Họ cho thấy chúng phức tạp, tốn công sức và thời gian hơn, cũng như có nhiều rủi ro đánh mất chính mối quan hệ này.

Ở các nước phương Đông, đặc biệt là Việt Nam, quan hệ một vợ một chồng được đề cao, nên open relationship được cho là không phù hợp.

Hình ảnh minh họa về mặt tích cực và tiêu cực của mối quan hệ mở

Cũng như mọi vấn đề khác, open relationship vẫn có những mặt tích cực và tiêu cực nhất định trong chính mối quan hệ ấy

Vậy có nên bước vào mối quan hệ mở không?

Việc trả lời cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là sự thỏa thuận của cả hai. Nếu cả hai thoải mái, chấp nhận được thì bạn có thể chấp nhận. Hoặc khi một trong hai người không thể làm thỏa mãn nhu cầu của đối phương thì mối quan hệ mở cũng có thể xảy ra.

Tuy nhiên, khi bước vào open relationship, cần quan tâm đến những rủi ro có thể mắc phải như:

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Có thể đánh mất bạn đời nếu họ gặp người khác hợp cạ hơn.
  • Bị xã hội và gia đình cười chê.
  • Ảnh hưởng đến vấn đề lòng tin và sự chung thủy.

Trước khi bắt đầu và xác nhận mối quan hệ mở, cả hai nên thảo luận về những điều được và mất. Điều quan trọng là sự thỏa thuận, tin tưởng và cùng tuân thủ quy tắc để tránh rủi ro.

Hình ảnh minh họa về quyết định bước vào mối quan hệ mở

Có nên bước vào mối quan hệ mở hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào chính bạn mà thôi

Lời kết

Hi vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về open relationship và thận trọng hơn khi khẳng định mình đang trong một mối quan hệ mở.

Đừng quên theo dõi CoolBlog để có thêm những chia sẻ về kinh nghiệm hay trong cuộc sống cũng như cập nhật các xu hướng thời trang mới nhất nhé.

“Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới.”

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn