Khi nhắc đến denim hay jeans, chúng ta đều nghĩ tới những chiếc áo khoác, quần, túi bằng “vải bò” - một từ thông dụng mà người Việt Nam hay sử dụng mà không có sự phân biệt nào. Trên thực tế, hai từ này cũng thường bị nhầm lẫn ở hầu hết các nơi trên thế giới. Mọi người vô tình sử dụng khi chưa rõ về nghĩa, khiến chúng vô tình bị thay thế cho nhau và bị sử dụng nhầm. Hiểu biết thêm về các từ này sẽ vô cùng hữu dụng để chúng ta trở thành những quý ông không chỉ am hiểu về công việc mà còn về thời trang nữa. Hãy theo dõi bài viết này của Coolmate nhé!
1. Denim là gì?
Denim là loại vải thô được tạo ra bằng cách dệt đan chéo các sợi 100% cotton, tạo ra độ bền rất chắc chắn. Quy trình sản xuất denim sử dụng phương pháp dệt thoi kết hợp sợi trắng và sợi chàm. Trong đó, các sợi chàm được dệt chạy dọc, còn sợi trắng chạy ngang thớ vải. Đôi khi, người ta còn bổ sung thêm sợi polyester hoặc lycra pha thêm vào để tạo ra những tấm vải denim chất lượng hơn, chống co rút và chống nhăn hiệu quả.
Vải Denim truyền thống sẽ có màu xanh lam nhờ sử dụng chất nhuộm màu chàm để tạo ra các sản phẩm quần áo thời trang đẹp. Mật độ sợi vải Denim trên chất liệu này thường rất cao nên theo cảm nhận chung vải khá cứng. Hiện nay, nó là chất liệu được sản xuất nhiều bậc nhất để phục vụ nhu cầu sản xuất sản phẩm may mặc và phụ kiện trên khắp thế giới.
Một đặc điểm đặc biệt của vải denim là có những đường chéo có thể nhìn thấy trên mặt của vải giúp phân biệt với những loại vải cotton khác. Đó là sự đặc biệt được tạo ra nhờ phương pháp dệt hình thoi, theo mô hình đan chéo.
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời thì vải Denim vẫn tồn tại một số nhược điểm. Khả năng co giãn hạn chế nên không phù hợp để may các trang phục như đồ thể thao hay cho các hoạt động thể chất. Bên cạnh đó vải denim cũng lâu khô nên thường tốn khá nhiều thời gian trong việc giặt giũ và làm sạch.
2. Jeans là gì?
Nếu như denim là một loại vải, thì jeans là từ dùng để chỉ một loại trang phục, chính là chiếc quần jeans hay quần bò mà chúng ta hay mặc. Nói một cách dễ hiểu, tất cả những chiếc quần jeans đều có thể được gọi là denim, nhưng denim lại không chỉ được dùng riêng cho quần jeans mà còn có thể để chỉ áo khoác, chân váy, túi xách,... được tạo ra từ nó.
Quần jeans được tạo ra bởi Levi Strauss và Jacob W. Davis vào năm 1873. Còn từ “jeans” được đặt tên theo thành phố Genoa ở Ý, nơi loại vải corduroy, còn được gọi là jean hay jeans được làm ra. Ban đầu, Levi dùng vải dựng lều để may những chiếc quần bền chắc cho công nhân mặc. Sau đó, ông mua một loại vải chéo bền hơn nhưng có độ bền tương tự, chính là vải denim, để làm ra chiếc quần mà Jacob W. Davis đặt may. Bản thân Jacob Davis cũng là một thợ may và ông đã nảy ra ý tưởng đóng đinh tán bằng đồng cố định trên những chiếc túi giúp quần jeans bền hơn khi làm việc. Từ đó, những chiếc quần jeans chính thức được ra đời. Lịch sử hình thành và phát triển của quần jeans còn chứa nhiều điều thú vị khác.
Quần jeans được làm từ vải denim 100% cotton nên có form dáng khá ổn định mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt và thoải mái cho người mặc. Chính vì thế mà nó được rất nhiều các bạn trẻ sinh viên sử dụng và yêu thích. Đặc biệt với quần jeans bạn sẽ không cần phải giặt thường xuyên bởi chúng bền và có khả năng cách nhiệt tốt để mặc thoải mái trong điều kiện thời tiết lạnh.
Jeans ban đầu được dùng cho công nhân lao động. Nhưng giờ đây, chiếc quần này được hầu hết mọi người, mọi lứa tuổi ưa chuộng, thậm chí còn “len lỏi” vào cả thế giới của thời trang cao cấp. Các nhà sản xuất cũng rất linh hoạt trong việc tạo ra các form dáng mới thay vì chỉ sử dụng dáng thụng như những năm của thế kỷ 19. Bạn có thể thoải mái lựa chọn jeans phù hợp với dáng người của mình như baggy, quần ống loe, ống đứng, form ôm skinny,...
Tham khảo ngay một số mẫu quần jeans nam đẹp nhà Coolmate
3. Ưu và nhược điểm của Denim và Jeans
Mỗi chất liệu được sáng tạo ra đều mang những đặc điểm riêng. Dựa vào mục đích sử dụng, hoàn cảnh, từng loại sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Jeans và Denim không nằm ngoài vòng xoay đó. Cùng Coolate tìm hiểu kĩ hơn về hai chất liệu này nhé.
Tìm hiểu đặc điểm ưu và nhược của hai chất liệu
3.1. Ưu điểm của chất vải Denim và Jeans
Ưu điểm của vải Denim
- Bên cạnh những màu truyền thống như đen, xanh, trắng, vải Denim rất đa dạng về màu sắc: hồng, nâu, xanh lá,... Điều này giúp người sử dụng vải có thêm ý tưởng thiết kế, người tiêu dùng có thêm lựa chọn khi mua hàng.
- Độ bền của vải Denim thuộc top những loại có thời gian sử dụng cao. Hai lớp chắc chắn đã giúp vải Denim nhận được nhiều đánh giá tích cực đến từ khách hàng.
- Vải Denim có thể mặc vào mùa hè một cách thoải mái bởi khả năng thấm hút mồ hôi nhanh chóng.
- Là một loại vải được tạo ra bởi sự kết hợp giữa sợi polyester và sợi dệt nên khả năng chống nhăn của vải Denim tốt. Đây cũng là một điểm cộng lớn so với các loại vải khác trên thị trường.
Vải Denim mang nhiều ưu điểm để ứng dụng trong đời sống
Ưu điểm của vải Jeans
- Cũng giống như vải Denim, Jeans là loại vải dày, khó bị xô chỉ hay sờn rách. Chính vì vậy đây là một trong những lý do quần áo từ vải Jeans có thời gian sử dụng tương đối lâu. Nếu bảo quản đúng cách, một món đồ từ vải Jeans có thể sử dụng trong vài năm.
- Chất liệu Jeans thường gắn liền với phong cách bụi bặm, năng động và trẻ trung. Những món đồ được thiết kế từ chất liệu này luôn đem lại cảm giác đầy thời trang cho người mặc.
- Một ưu điểm nữa của vải Jeans đó chính là sự phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau. Bạn là người trẻ hay đã trường thành, thậm chí là các bạn nhỏ hay người cao tuổi đều có thể mặc trang phục làm từ vải Jeans mà không cần lo lắng có phù hợp hay không.
3.2. Nhược điểm của chất vải Denim và Jeans
Nhược điểm của vải Denim
- Độ co giãn của vải Denim mặc dù đã được cải thiện nhờ một số thành phần nhưng do cotton vẫn chiếm phần lớn nên vải co giãn thấp. Điều này khiến vải Denim không thuộc top những loại vải may đồ thể thao.
- Denim là một loại vải dày nên thời gian khô hoàn toàn của vải khá lâu. Nếu bạn dùng và giặt đồ từ vải Denim trong thời tiết ẩm ướt thì vải có thể sinh ra mùi hôi.
Nhược điểm của vải Jeans
- Chất liệu Jeans khá cứng và dày so với các loại vải khác nên độ co giãn cũng thấp. Đây cũng là lý do bạn không thấy sự xuất hiện của bất kì món đồ thể thao nào làm từ chất liệu này.
- Thời gian khô của vải Jeans khá lâu, thậm chí vào những ngày mưa hoặc độ ẩm cao thì vải Jeans còn dễ gặp phải tình trạng bị mốc.
- Vải jeans sau nhiều lần giặt hoặc sử dụng có thể bị phai màu và trở nên cũ hơn. Đây có thể là nhược điểm nhưng với một số người thì vải Jeans cũ, sờn màu cũng mang vẻ đẹp riêng.
4. Phân biệt Denim và Jeans
Denim và Jeans tưởng như giống nhau nhưng đây lại là hai chất liệu hoàn toàn khác biệt. Làm thế nào để chúng ta phân biệt hai loại này với nhau? Đó là câu hỏi mà Coolmate sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây.
Một số cách thức phân biệt hai loại vải Denim và Jeans
Nguồn gốc
- Denim xuất phát từ thành phố Nimes tại Pháp vào thế kỷ 17. Cái tên ban đầu của chất liệu này là “Serge de Nimes”.
- Jeans đến từ thành phố Genoa của nước Ý.
Chất liệu tạo nên vải
- Denim được dệt cẩn thận từ sợi cotton và pha thêm sợi polyester và spandex. Đây cũng là lý do mà chất liệu này có độ co giãn tương đối ổn.
- Jeans được dệt từ chất liệu Denim. Nói đơn giản thì các sản phẩm từ Jeans sẽ được làm từ vải Denim nhưng các trang phục từ Denim thì không hẳn được làm từ vải Jeans.
Kỹ thuật dệt
- Kỹ thuật dệt được sử dụng khi sản xuất vải Denim là người ta dchair các sợi bông thô sau đó chuyển tác phần đó thành các phần nhỏ và dệt trong máy kéo sợi.
- Đối với với vải Jeans, người thợ cũng sử dụng sợi bông đã được làm sạch rồi chải kỹ. Một loạt các dây dài và mảnh được tạo ra và từ đó chúng sẽ được kéo thành sợi bằng máy công nghiệp.
Mỗi loại vải được tạo nên từ những phương thức khác nhau
Kỹ thuật nhuộm
- Với vải Denim, người thợ sẽ nhuộm từng sợi riêng lẻ bằng cách nhúng vào bể nhuộm trước sau đó mới dệt thành tấm vải lớn.
- Vải Jeans thì sử dụng kỹ thuật nhuộm ngược lại, thợ dệt các sợi thành cải tấm vải lớn sau đó mới bắt đầu quy trình nhuộm màu cho toàn bộ tấm vải.
Độ bền
- Cách xử lý các sợi vải sẽ quyết định độ bền của vải Denim và trong quá trình sử dụng còn tùy thuộc vào cách dùng cũng như bảo quản.
- Vải Jeans có độ bền cao bởi trong khâu sản xuất đã được xử lý kỹ thuật cẩn thận.
Ứng dụng
- Vải Denim thường được dùng để sản xuất quần áo, trang phục, túi xách và làm cả phần bọc cho đệm hoặc sofa,...
- Vải Jeans ứng dụng trong việc may quần, áo Jacket, váy,...
5. Cách phối đồ với quần jeans nam "cực chất "
Vải Jeans được ứng dụng nhiều trong thời trang, một item quen thuộc đối với chúng ta chính là những chiếc quần Jeans. Để phối đồ cùng chiếc quần này, chúng ta có một số công thức vô cùng đơn giản mà bạn có thể tham khảo ngay sau đây.
Quần Jeans mix với áo thun
Quần Jeans mix với áo thun
Quần Jeans mix với áo Hoodie hoặc Sweater
Quần Jeans mix với áo Hoodie
Quần Jeans mix với áo khoác Varsity
Quần Jeans mix với áo khoác Varsity
Quần Jeans mix với áo Polo
Quần Jeans mix với áo Polo
Quần Jeans mix với áo Cardigan
Quần Jeans mix với áo Cardigan
6. Bảo quản đồ denim như thế nào?
Không giặt nhiều lần sau khi mua
Nguyên tắc đầu tiên trong việc bảo quản đồ denim bạn cần nhớ là tuyệt đối không giặt đồ làm từ vải Denim quá nhiều lần sau khi mua. Vì sao? Vì nếu bạn giặt quá nhiều lần, đồ denim sẽ rất nhanh chóng bị phai màu và mất đi vẻ đẹp vốn có của nó. Ngoài ra, form dáng cũng rất dễ bị ảnh hưởng vì kết nối giữa các sợi cotton trở nên rời rạc. Nếu chiếc quần của bạn đang có vấn đề về form dáng, một mẹo nhỏ mình muốn gợi ý cho anh em như sau: Gấp chiếc quần cho vào túi ni lông buộc lại, bỏ vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 1 ngày và lấy ra phơi lại. Chất vải và dáng quần sẽ trở nên ổn hơn rất nhiều đấy!
Nên giặt thế nào cho đúng?
Dùng nước giặt
Tại sao lại dùng nước giặt mà không phải bột giặt thông thường? Vải denim có bề mặt khá bám nên bột giặt chưa chắc đã hoàn toàn được hoà tan và rất có thể sẽ bám vào mặt vải, gây phai màu hoặc ảnh hưởng đến một phần của sợi vải. Vậy nên, tốt nhất bạn nên dùng nước giặt để tránh trường hợp trên.
Giặt riêng
Không chỉ Denim mà hầu hết các trang phục mới mua bạn đều cần giặt riêng bởi đa phần những trang phục có màu hiện nay rất dễ phai màu trong những lần giặt đầu tiên. Để tránh “nhuộm xanh” những chiếc áo, váy hay những chiếc quần có màu nhạt thì bạn cần giặt riêng chúng.
Phơi mặt trái
Bất cứ sản phẩm nào được nhuộm màu cũng sẽ dễ bị phai đi nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian lâu. Denim cũng không phải ngoại lệ. Màu chàm được nhuộm trên các sợi vải sẽ nhanh chóng bạc màu nếu bị phơi nắng lâu. Do đó, hãy lộn trái đồ denim khi phơi và lấy vào ngay khi chúng đã khô.
7. Chọn đồ Denim như thế nào?
Điều đầu tiên bạn cần lưu ý khi chọn đồ denim đó là sự vừa vặn. Chúng cần vừa với bạn và làm bạn thấy thoải mái khi mặc nhất. Đồ denim có sự co giãn không cao nên nếu chọn đồ có form dáng nhỏ hơn người bạn, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và bất tiện khi hoạt động. Ngược lại, đồ denim quá rộng sẽ làm bạn cảm thấy lùng thùng, nặng người và vướng víu. Thế nên sự vừa vặn là điều tối quan trọng, nhớ kỹ nhé anh em.
Thứ hai là bạn muốn chọn đồ denim thế nào cho vừa túi tiền của mình? Có những loại quần áo denim cao cấp, chất lượng hoàn hảo thì sẽ có mức giá rất cao, ví dụ như đồ của Levis’. Cũng có những đồ denim bình dân hơn, với mức giá trung bình và cũng khá đa dạng sự lựa chọn cho bạn. Nhưng cũng có những loại quần áo denim giá rẻ nhưng chất lượng cũng theo đó mà kém, chỉ sử dụng một vài lần là phai màu hay xổ lông. Vậy nên khi mua bạn cần để ý giá thành có tương đương với chất lượng của món đồ bạn đã chọn hay không? Coolmate khuyên bạn nên chọn một cửa hàng đồ denim có uy tín để gửi gắm lòng tin, chọn một món đồ denim ưng ý nhất.
Mình tin chắc đồ denim chắc chắn sẽ là những mẫu thời trang trường tồn với con người bởi sự tiện dụng, bền đẹp và tiện dụng của nó. Mặc đẹp và sống chất - hãy trở thành một chàng trai hiện đại và ưu tú trong mắt các cô gái bằng cách F5 lại tủ đồ của mình với những mẫu áo phong dễ chọn của Coolmate và những chiếc quần jeans phóng khoáng. Tin mình đi, vừa bụi bặm, vừa cuốn hút!