Hiện nay, môi trường đang ở mức đáng báo động khi có quá nhiều rác thải được thải ra một ngày ở khắp nơi trên thế giới. Từ đó, khắp các nơi dấy lên một phong cách mang tên là “sống xanh” - tái chế, tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Ngành thời trang cũng vậy, xuất hiện thuật ngữ “thời trang tái chế” với 2 xu hướng là upcycle và recycle. Vậy hai xu hướng này có gì nổi bật và làm thế nào để phân biệt? Hãy cùng Coolmate theo dõi ngay tại bài viết dưới đây nhé!
1. Thời trang tái chế là gì?
Thuật ngữ “thời trang tái chế” có lẽ còn khá xa lạ với những ai không theo dõi xuyên suốt chuyển mình của giới thời trang. Vậy thời trang tái chế là gì và ý nghĩa thế nào đối với môi trường và con người?
1.1. Định nghĩa thuật ngữ “thời trang tái chế”
Thời trang tái chế thực chất là việc sử dụng lại những bộ trang phục đã cũ, biến tấu và tạo ra bộ trang phục mới dựa trên chất liệu hay hình dáng của bộ cũ trước đó. Điều này nhằm mục đích tiết kiệm nguyên liệu cho ngành thời trang, cũng như phát triển thêm nhiều phong cách mới lạ - thỏa sức sáng tạo của các nhà thiết kế.
Trong việc tái chế thời trang, hiện nay có 3 xu hướng mà bạn có thể đã nghe qua. Đó là second-hand, upcycle và recycle.
Second-hand hay thường được biết đến là hàng thùng, hàng 2hand,... là những bộ đồ đã qua 1 lần sử dụng nhưng vẫn còn mới và được làm sạch và bán lại. Đây cũng là xu hướng cho bạn nào yêu thích vintage, retro… vì những thiết kế lạ mắt, độc đáo và một số mẫu chỉ có duy nhất một cái tạo nên phong cách riêng biệt.
Upcycle và Recycle là 2 xu hướng tái chế, tức là dùng nguyên liệu từ những bộ đồ đã cũ để biến tấu lại thành những bộ đồ mới, vừa mang thiết kế mới mẻ lại vừa không tốn thêm nguyên liệu mới. Vẫn giữ được tiêu chí bảo vệ môi trường mà vẫn cho ra mắt những bộ sưu tập thời trang ấn tượng.
1.2. Lý do cần tái chế trong ngành thời trang
Theo nghiên cứu, ngành thời trang là ngành khiến môi trường bị ô nhiễm nhiều nhất từ không khí tới nguồn nước. Ô nhiễm tới từ chất thải các nhà máy nhuộm vải, hóa chất chế tạo vải vóc. Ô nhiễm đặc biệt vào nguồn nước sạch - nguồn tài nguyên đang có hạn của con người. Nếu không có hành động tái chế, hạn chế xả thải thì môi trường chắc chắn bị đe dọa nghiêm trọng.
Cũng chính vì lý do này mà các nhà thiết kế lớn nhỏ trên thế giới ngày nay đang nỗ lực lan truyền những thông điệp về “sống xanh”, “thời trang xanh”, “thời trang tái chế”... nhằm góp phần bảo vệ môi trường sống.
Hơn nữa, khi biết tái chế thời trang, thế giới có thể hướng tới ngành thời trang bền vững - không sợ kiệt quệ nguyên liệu, không sợ thiếu ý tưởng thiết kế và không lo ảnh hưởng tới cuộc sống của con người.
Mặc dù chúng ta hầu như chẳng có ai muốn mặc lại đồ cũ và với sự chuyển mình liên tục của các xu hướng thời trang nhanh thì tủ đồ của mỗi người càng ngày càng nhiều, bất kể nam hay nữ. Nhưng nếu biết tới thời trang tái chế, chắc chắn bạn sẽ có cái nhìn mới về thời trang.
2. Thời trang upcycle là gì?
“Up” được hiểu là đi lên, nâng lên, vậy Upcycle có thể được hiểu nôm na là nâng cấp một món đồ thời trang cũ thành một món mới và phong cách hơn. Và việc tái chế này vẫn giữ nguyên được sản phẩm ban đầu, hoặc chỉ là cắt ghép thêm chất liệu, họa tiết, màu sắc… để tạo thành một sản phẩm mới.
Vậy Upcycle chính là khi toàn bộ hoặc một phần của trang phục đó được sử dụng để biến tấu thành một món đồ khác hữu dụng và thời trang hơn. Các sản phẩm thời trang Upcycle mà chúng ta thường gặp như: biến áo khoác cũ thành áo gile, biến áo cũ thành chân váy, biến quần jeans dài thành quần short hay quần jean được cắt xẻ bụi bặm…
Bạn đã từng chạy theo xu hướng thời trang bằng cách lôi chiếc quần bò, quần jeans hay denim cũ ra cắt đầu gối và tạo vết xước sau đó mix cùng áo thun trông cho phong cách chưa? Nếu đã từng, thì chính bạn đang thực hiện upcycle trang phục đấy!
Các bộ trang phục thường được chọn để upcycle sẽ thường có nhiều vải, basic một chút, có miếng vải rộng hay có chất liệu ren còn mới, không bị rách hay bục. Những phần này có thể được tách ra khỏi trang phục và mang tái chế sau khi được làm sạch, nhuộm lại hay biến tấu.
3. Vậy thời trang recycle là gì?
Lâu nay nghe tới Recycle chúng ta ngầm hiểu rằng đây chính là tái chế. Nhưng trong thời trang, recycle là khi trang phục cũ của bạn sẽ được cắt, nghiền nhỏ và mang tạo thành chất liệu dệt nên những tấm vải mới và may thành những bộ trang phục mới bằng chất liệu sau tái chế.
Điểm khác biệt lớn nhất để phân biệt upcycle và recycle chính là upcycle được sử dụng toàn bộ hoặc một phần trang phục để tái chế. Còn Recycle thì bộ trang phục sẽ được hủy bỏ hoàn toàn, dùng vào việc chế tạo dệt nên những tấm vải hay chất liệu mới kết hợp để thiết kế trang phục.
Thông thường, các loại chất liệu như cotton, polyester, len, linen (vải lanh),... sẽ được đưa vào máy chuyên dụng cắt và nghiền đánh tơi thành sợ bông, sau đó lại được dệt thành vải mix mới hoặc dùng để nhồi vào các loại áo phao, chăn bông, gấu bông hay gối…
Một dạng recycle mới nữa mà có thể bạn chưa biết, nhiều nhà mốt đình đám trên thế giới đã sử dụng tái chế nhựa PET - các chai nhựa đựng nước mà bạn thường thấy để tạo sợi vải. Chất liệu sau tái chế được sử dụng cho áo khoác gió, áo phao hay quần, giày thể thao, đặc biệt các chất liệu chống thấm nước. Nhà mốt lớn Prada hay Burberry đã từng sử dụng tái chế dạng này.
4. Một số nguyên liệu tái chế nổi bật
Trong thời trang recycle và upcycle hiện nay, có một số nguyên liệu được tái chế khá nổi bật như sợi len, cotton và polyester. Trong đó, thiên về recycle, 3 chất liệu này được giới thời trang đánh giá khá cao về chất lượng.
4.1. Len tái chế
Các sợi len tái chế thân thiện với môi trường vì giúp cắt giảm việc lấy lông gia súc, giảm việc chăn nuôi và hạn chế thải phân thải của vật nuôi tại khu vực chăn nuôi ra môi trường.
Chất lượng của các sợi len tái chế này cũng được đánh giá là không mềm bằng len thông thường, cũng không dai và bền bằng len lông mới. Tuy nhiên, len là chất liệu được tái chế liên tục vì có khả năng giữ ấm, lại không cần giặt giũ quá nhiều và cũng không tiếp xúc trực tiếp cơ thể vì có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
4.2. Cotton tái chế
Sợi cotton tái chế được khuyến khích nhiều nhất vì để tạo ra cotton, tốn rất nhiều nước sạch để trồng nguồn thực vật tạo sợi cotton này. Tăng cường tái chế cotton sẽ góp phần bảo tồn được lượng nước sạch của con người.
Về chất lượng, sợi cotton tái chế được đánh giá là không chắc chắn như những sợi cotton mới. Tuy nhiên ưu điểm là sợi vải khá mềm, phù hợp để làm các loại áo thun mặc bên trong, êm ái và co giãn thoải mái.
Levi’s chính là thương hiệu thời trang denim hàng đầu vào năm 2016 đã tìm ra giải pháp tái chế cotton hiệu quả. Bằng cách xoắn sợi trước khi dệt sẽ cho sợi cotton chắc chắn hơn và cứng cáp hơn để khắc phục vấn đề kém bền khi tái chế.
4.3. Poly tái chế
Đây là chất liệu tái chế góp phần bảo vệ môi trường nhiều nhất. Bởi rác thải nhựa chính là bài toán chưa có lời giải trong việc bảo vệ môi trường. Rác thải nhựa mất rất nhiều năm để có thể tự phân hủy. Còn dùng hóa chất phân hủy thì lại đồng nghĩa với việc thải hóa chất ra môi trường.
Về chất lượng của polyester tái chế khá giống với hàng zin mới. Đặc biệt các món đồ phục vụ thể thao như áo khoác, quần short, túi thể thao, giày thể thao có sợi poly rất bền, chống thấm nước và co giãn tốt.
Coolmate vừa mới cho ra mắt dòng áo thun thể thao Recycle làm từ sợi vải poly tái chế mát mẻ, phù hợp với mọi hoạt động thể thao.
Dòng áo thun thể thao Recycle thân thiện với môi trường
Lời kết
Thời trang tái chế, đặc biệt là recycle và upcycle hiện nay đang là xu hướng phát triển tạo nên thời trang bền vững của các nhãn hàng. Không chỉ các hãng hay thương hiệu lớn mà chính bạn cũng có thể tạo ra cho mình những bộ trang phục tái chế độc lạ, có 1-0-2 bằng chính sự sáng tạo và khéo tay của mình. Theo dõi Coolmate để cập nhật nhiều thông tin hữu ích về thời trang bạn nhé!
Coolmate – Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới