Bạn đang phân vân không biết nên chọn thun lạnh hay thun cotton? Đừng lo, để Coolmate giúp bạn hiểu rõ về 2 loại vải này, đồng thời mách bạn cách để phân biệt chúng nhé!
Hiểu rõ hơn về 2 loại vải này
Chất vải thun lạnh và thun Cotton dường như không còn xa lạ gì với chúng ta. Khi nghe đến thun lạnh, đa số mọi người đều nghĩ ngay đến đặc điểm trơn, bóng, mát mẻ của nó. Đối với thun Cotton thì sẽ là độ co giãn và khả năng thấm hút tốt. Nhưng đây chỉ là đặc điểm chung thôi, để biết thêm chi tiết, mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin thú vị dưới đây nhé!
So sánh thun lạnh và thun cotton
Thun lạnh và thun cotton có những tính chất và các ưu nhược điểm khác nhau. Vì vậy, hãy cùng Coolmate tìm hiểu về hai loại vải này. Bạn sẽ dễ dàng phân biệt thun lạnh và thun cotton hơn đấy!
So sánh thun lạnh và thun cotton
Vải thun lạnh
1. Vải thun lạnh là gì?
Vải thun lạnh (Cold Spandex) là một chất liệu vải thun được dệt từ 100% sợi Polyester. Nhưng để vải thêm mềm mại, người ta thường mix thêm 3-5% sợi Spandex. Nhờ đó, chất vải sẽ trở nên mềm mại, đàn hồi và thấm hút tốt hơn. Và thun lạnh đã thành công tạo thiện cảm cho người dùng cả về chất lượng và thẩm mỹ.
Vải thun lạnh mềm mại, trơn láng (Ảnh: Thitruongsi)
Vải thun lạnh được chia thành 2 loại: thun lạnh 2 chiều và thun lạnh 4 chiều. Mỗi loại đều có đặc tính và hoàn cảnh sử dụng khác nhau. Vải thun lạnh 2 chiều: chỉ kéo được chiều ngang vì thế có độ co giãn không tốt và khá thô nên. Vì thế nó không thoải mái khi vận động nhiều. Thường được dùng trong các sản phẩm giá rẻ.Vải thun lạnh 4 chiều: có thể kéo được cả chiều ngang và chiều dọc. Độ co giãn, và đàn hồi của nó tốt hơn nhiều so với vải thun lạnh 2 chiều. Cho nên giá thành sẽ nhỉnh hơn so với vải thun lạnh 2 chiều.
Vải thun lạnh 2 chiều và vải thun lạnh 4 chiều
2. Cách nhận biết vải thun lạnh
Sau đây là 4 cách giúp bạn nhận biết chất vải thun lạnh
Cách 1: Dùng tay chạm vào vải
Vải thun lạnh có một sự mềm mại, mát lạnh nhất định. Khi chạm tay vào vải, sẽ cảm nhận được bề mặt vải trơn láng, man mát.
Vải thun lạnh trơn và mát mịn (Ảnh: Vaimocsaigon)
Cách 2: Quan sát vải dưới ánh sáng mặt trời
Khi có ánh sáng chiếu vào, bề mặt của vải sẽ sáng nhẹ. Thun lạnh có độ bóng ở cả hai mặt vải, giúp dễ phân biệt với các loại vải khác.
Thun lạnh có độ bóng nhẹ (Ảnh: Thitruongsi)
Cách 3: Dùng tay kéo vải
Vải thun lạnh có tính chất đàn hồi. Khi dùng tay kéo ra, vải sẽ trở về như cũ. Nếu là thun lạnh 2 chiều, vải sẽ co lại theo chiều ngang. Nếu là vải thun lạnh 4 chiều, vải sẽ co lại vị trí ban đầu.
Khả năng đàn hồi cao (Ảnh: Xuongmayaodongphuc)
Cách 4: Thử khả năng thấm hút của vải
Bạn hãy nhỏ một vài giọt nước lên vải để kiểm tra. Vải thun lạnh có độ thấm hút kém. Vì thế nước sẽ thấm rất ít vào vải.
Thun lạnh có độ thấm hút kém (Ảnh: Internet)
3. Ưu nhược điểm của chất vải thun lạnh
3.1. Ưu điểm
Vải thun lạnh có khá nhiều ưu điểm. Một trong những ưu điểm đầu tiên là sự trơn mịn, mát lạnh của bề mặt vải. Người mặc sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Sự mát lạnh đem lại sự dễ chịu cho người mặc (Ảnh: Vaimocsaigon)
Ưu điểm tiếp theo của vải thun lạnh là khả năng đàn hồi tốt. Chẳng phải tự nhiên mà đồ thể thao thường có chất liệu từ vải thun lạnh. Tính chất co giãn đa chiều cùng độ bền cao của vải giúp bạn yên tâm vận động cả ngày.
Co giãn tốt giúp thoải mái vận động (Ảnh: Congtybalo)
Đồng thời, vải thun lạnh còn có khả năng thoát ẩm tốt. Những giọt mồ hôi trong lúc vận động sẽ được đẩy ra ngoài không khí. Điều này giúp hạn chế sự bí bách, hầm hơi khi vận động nhiều
. Thun lạnh có khả năng thoát ẩm tốt (Ảnh: Congtybalo)
Đặc biệt, vải thun lạnh còn không bị nhăn. Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian ủi đồ và dễ dàng sử dụng hơn.
Màu sắc đa dạng của vải thun lạnh (Ảnh: Khosiquanaogiare)
Cùng với đa dạng màu sắc và mẫu mã, vải thun lạnh ngày càng được sử dụng nhiều hơn.
3.2 Nhược điểm
Vải thun lạnh có khả năng thấm hút kém. Vì thế khi vận động nhiều, mặc vải thun lạnh sẽ rất nóng. Mồ hôi sẽ không được thấm vào vải, mà giữ lại trên cơ thể. Nhất là vào mùa hè, bạn nên hạn chế mặc chất liệu này. Nó sẽ gây cảm giác hầm hơi, bí bách khi thời tiết quá nóng. Do đó, vải thun lạnh thường được sản xuất có độ mỏng và nhẹ.
Thun lạnh thường được sản xuất mỏng, nhẹ (Ảnh: Khosiquanaogiare)
4. Khi nào nên sử dụng vải thun lạnh?
-
May đồ thể thao
Vì khả năng đàn hồi tốt nên vải thun lạnh thường được dùng để may quần áo thể thao. Bạn có thể thoải mái tham gia các hoạt động thể thao, vận động mạnh cả ngày.
Đồ thể thao vải thun lạnh (Ảnh: Dongphucsongphu)
-
May đồ ngủ
Tính chất trơn láng, mát và mịn của thun lạnh rất phù hợp để may đồ ngủ. Vì thế, đa số các đồ bộ mặc ở nhà, đồ ngủ đều có chất liệu thun lạnh. Sự mát lạnh của chất liệu này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
Đồ ngủ thường được may từ vải thun lạnh (Ảnh: Samdy)
- May áo khoác, váy chống nắng
Vải thun lạnh còn thường được dùng để may áo khoác và váy chống nắng. Sự mát dịu, mỏng nhẹ của thun lạnh sẽ giúp bạn dễ chịu hơn dưới cái nắng nóng oi bức.
Áo khoác vải thun lạnh sẽ xoa dịu sự nắng nóng (Ảnh: Giadungnhanh)
Vải thun cotton
1. Vải thun cotton là gì?
Vải thun cotton (Cotton Spandex) là một loại vải được tạo ra từ những sợi bông tự nhiên. Để có độ thấm hút tốt và bền lâu, các nhà sản xuất đã thêm vào một lượng chất hóa học. Vải thun cotton có độ dày, mềm và mịn. Vì thế mà nó đem lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Hiện nay, chất liệu vải này đang được sử dụng rất phổ biến trong may mặc.
Vải thun cotton tạo ra từ những sợi bông (Ảnh: Hoangphucinternational)
Vải thun cotton gồm nhiều loại khác nhau. Mỗi loại thun cotton đều có những đặc điểm riêng biệt. Sau đây là 4 loại thun cotton được sử dụng nhiều nhất:
-
Cotton 100%: chất liệu vải này được tạo ra từ 100% các sợi bông (hay còn gọi là sợi xenluloxo). Nó có khả năng thấm hút tốt, khi mặc rất thoáng mát. Vải cotton 100% đảm bảo an toàn với mọi làn da.
-
CVC (Cotton 65/35): là sự kết hợp giữa sợi polyester và sợi cotton. Tỉ lệ 65% polyester và 35% cotton. Vải có độ mềm mại nhất định, dễ thấm hút mồ hôi và không nhăn.
-
TC (Cotton 35/65): với 65% cotton và 35% polyester. Vải có tỉ lệ polyester cao, vì thế có độ co giãn cao hơn. Thường dùng để may bao gối, drap giường, rèm cửa...
-
PE (Polyester): được làm từ 100% các sợi polyester. Vì thế mà nó có độ bền khá cao. Thường được dùng để may đồng phục cho học sinh, nhân viên,...
Đa dạng các loại vải thun cotton
2. Cách nhận biết vải thun cotton
Các cách giúp bạn dễ dàng nhận biết vải thun cotton:
-
Cách 1: Quan sát vải khi bị đốt
Bạn hãy cắt một mẩu vải nhỏ, sau đó đốt lên và quan sát. Nếu là vải cotton, vải sẽ cháy khá nhanh và không có mùi nhựa. Vì từ thiên nhiên nên khi cháy sẽ có mùi gỗ. Khi cháy hết, tro sẽ vụn và mịn, bóp dễ tan
Thun cotton sẽ bị cháy rất nhanh (Ảnh: Dongphuccaocap)
Cách 2: Kiểm tra độ thấm nước của vải
Đổ một ít nước lên vải và quan sát. Vải thun cotton có khả năng thấm hút cao. Vì thế vải sẽ thấm nước nhanh, và phần nước lan rộng ra bề mặt vải.
Thun cotton có độ thấm hút cao (Ảnh: Dongphuccaocap)
Cách 3: Dùng tay chạm vào vải
Vải thun cotton được tạo ra từ các sợi bông. Khi bạn dùng tay sờ vào bề mặt vải sẽ cảm nhận được sự mềm, mịn. Ngoài ra, bạn có thể vò nhẹ để kiểm tra độ nhăn của vải. Nếu là vải thun cotton thì sẽ dễ bị nhàu, để lại các nếp gấp.
Vò nhẹ vải sẽ bị nhăn (Ảnh: Invaihoaanhdao)
3. Ưu nhược điểm của chất vải thun cotton
3.1. Ưu điểm
Vải thun cotton được sử dụng khá phổ biến bởi các ưu điểm của nó. Trước hết, phải kể đến khả năng thấm hút mồ hôi cực kì tốt của chất liệu này. Vải thun cotton có thể mặc dưới thời tiết nóng. Các giọt mồ hôi sẽ được thấm hút, không gây cảm giác bí bách cho người mặc.
Thun cotton có khả năng hút mồ hôi tốt (Ảnh: Vaithunthethao)
Ưu điểm tiếp theo của vải thun cotton là có độ đàn hồi cao. Có khá nhiều quần áo thể thao có chất liệu cotton. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi vận động cả ngày.
Vải có độ đàn hồi cao (Ảnh: Xuongmayaodongphuc)
Bên cạnh đó, vải thun cotton còn có độ bền cao. Nó dễ thích nghi với mọi thời tiết, dù trời nắng gắt hay mưa râm. Tuổi thọ của vải thun cotton cũng cao hơn so với các chất liệu vải khác.
Dễ thích nghi với nhiều môi trường (Ảnh: Vaithunthuanhuyen)
Vì được tạo ra từ sợi bông, nên vải thun cotton rất thân thiện với môi trường. Quần áo từ vải cotton còn có khả năng giảm nhiệt tuyệt vời. Đem đến sự dễ chịu cho người mặc.
Cực kỳ thân thiện với môi trường (Ảnh: Dongphucnhattam)
Với các ưu điểm trên, vải thun cotton luôn có chỗ đứng trong lòng người dùng suốt nhiều năm qua.
3.2 Nhược điểm
Vải thun cotton cũng có một số nhược điểm. Khi nhìn bằng mắt, vải có vẻ cứng và khá thô. Vì thế mà nó thường được sử dụng để may quần áo cho nam giới. Chất liệu này rất dễ bị nhăn, bạn sẽ phải tốn thời gian ủi trước khi mặc đấy. Ngoài ra, vải cotton còn dễ bị mục do các tác động của môi trường. Với loại vải cotton 100%, giá thành sẽ cao hơn so với các loại vải khác.
Thun cotton rất dễ bị nhăn và nhàu (Ảnh: Dongphucnhattam)
4. Khi nào nên sử dụng vải thun cotton?
-
Quần áo cho nam giới
Khi nhìn qua, bề mặt vải cotton khá thô và cứng. Vì thế mà chất liệu này thường được dùng để may quần áo cho nam giới.
Áo thun nam thường có chất liệu vải cotton
- Quần áo cho trẻ em
Vải cotton có tính thấm hút mồ hôi tốt, thoát ẩm cao. Cho nên đa số quần áo dành cho trẻ em đều được may từ loại vải này. Đồng thời, chất liệu từ sợi bông cũng vô cùng lành tính và dịu cho làn da của trẻ.
Quần em trẻ em vải thun cotton (Ảnh: Shopee)
- Khăn mặt, khăn tắm
Các loại khăn mặt, khăn tắm thường được may từ vải cotton. Chất vải mềm, mịn và dày sẽ nâng niu làn da của người sử dụng.
Khăn mềm và dày được làm từ thun cotton (Ảnh: Manbinhminh)
Sự giống và khác nhau giữa thun lạnh và thun cotton
Thun lạnh và thun cotton đều có những ưu nhược điểm riêng biệt. Vậy sự giống và khác nhau giữa 2 loại vải này là gì?
1. Giống nhau
Thun lạnh và thun cotton đều mang đến cảm giác dễ chịu cho người mặc. Khi chạm tay vào bề mặt vải, cả hai chất liệu này rất mềm và mịn. Vì thế, người mặc sẽ thấy thoáng mát, thoải mái khi sử dụng.
Cả hai chất liệu đều đem lại sự thoải mái khi mặc
Sự giống nhau tiếp theo đó chính là khả năng thấm hút mồ hôi khá tốt. Thun lạnh và thun cotton đều có thể thoát ẩm. Việc đẩy mồ hôi ra ngoài sẽ giúp hạn chế cảm giác hầm hơi, khó chịu. Vì thế mà thun lạnh và thun cotton đều thích hợp mặc khi vận động mạnh.
Thun lạnh và thun cotton đều thích hợp may đồ thể thao
2. Khác nhau
So với thun cotton, vải thun lạnh có một độ bóng nhất định. Khi để hai loại vải này dưới ánh nắng, thun lạnh sẽ sáng nhẹ. Khi dùng tay sờ lên bề mặt vải, thun cotton sẽ không trơn láng bằng thun lạnh. Mặc dù hai chất vải này đều mềm mịn, nhưng thun lạnh đem đến cảm giác mát hơn.
Thun lạnh có độ sáng nhẹ dưới nắng (Ảnh: Nongtraivuive)
Khi mặc dưới nhiệt độ cao, thun lạnh có thể gây bí bách, nhưng thun cotton thì không. Vì vải thun cotton có độ thấm hút mồ hôi tốt hơn, thích hợp với mọi thời tiết.
Thun cotton có độ thấm hút tốt hơn (Ảnh: Dongphucnhattam)
Nên sử dụng thun lạnh hay thun cotton?
Với các đặc điểm của thun lạnh và thun cotton, người mặc nên sử dụng loại vải nào?
1. Tùy vào thời tiết
Mỗi loại vải đều có một sự thích nghi thời tiết nhất định. Vì thế, chọn loại vải phù hợp với thời tiết sẽ đem đến cho bạn sự dễ chịu. Nếu thời tiết nóng, hoặc oi bức, bạn hãy chọn vải thun cotton. Vì chất liệu này có độ thấm hút mồ hôi tốt, hạn chế tối đa sự khó chịu cho người mặc. Còn nếu thời tiết bình thường, mát mẻ, thì bạn nên sử dụng vải thun lạnh. Tính chất trơn láng, mát lạnh của loại vải này sẽ đem đến cho bạn sự dễ chịu.
Không nên mặc vải thun lạnh dưới thời tiết quá nóng (Ảnh: Hongngochospital)
2 Tùy vào mức độ vận động
Thun lạnh và thun cotton đều có độ đàn hồi tốt. Tuy nhiện, thun lạnh được sử dụng để may đồ thể thao nhiều hơn. Vào các ngày vận động mạnh, hoặc các buổi tập thể dục, bạn nên chọn vải thun lạnh. Còn thun cotton thì thích hợp với những buổi vận động nhẹ nhàng, dạo chơi. Cả hai chất liệu này sẽ đảm bảo đem đến sự thoải mái cho người dùng.
Thun lạnh sẽ thích hợp với những buổi vận động mạnh hơn (Ảnh: VnExpress)
3. Tùy vào nhu cầu may mặc
Với các ưu điểm riêng, mỗi loại thun được sử dụng tùy vào nhu cầu may mặc. Thun lạnh thường được dùng để may các sản phẩm như: quần áo thể thao, đồ bơi , đồ ngủ, đồ mặc ở nhà, áo khoác, váy chống nắng, drap giường,...
Áo thể thao nữ từ thun lạnh (Ảnh: Thờitrangnữ)
Drap giường thun lạnh (Ảnh: Ngochanh)
Thun cotton thường được dùng để may: quần áo chống cháy, khăn, quần áo trẻ em, đồ lót nữ, túi vải thô, màn chống muỗi,...
Quần áo trẻ em có chất liệu thun cotton (Ảnh: Shopee)
Thun cotton thường được may khăn tắm (Ảnh: Bachhoaxanh)
Chỉ cần sử dụng đúng trường hợp, thun lạnh hay thun cotton đều đem đến những trải nghiệm tốt. Coolmate chúc bạn sẽ chọn được loại vải phù hợp với nhu cầu của mình nhé!
Lời kết
Coolmate hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn phân biệt được thun lạnh và thun cotton. Mong rằng bài viết hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết. Hãy luôn theo dõi Coolmate để tìm hiểu thêm về các loại vải khác bạn nhé!
Vải Cotton là gì? Ứng dụng của vải cotton trong may mặc Việt Nam hiện nay
Sự khác biệt giữa vải cotton organic và vải cotton: Bạn đã biết?