Hình ảnh miền Tây sông nước hiền hòa với con người thật thà chân chất luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà làm phim. Không chỉ tái hiện cuộc sống sinh hoạt đời thường, những bộ phim về miền Tây Việt Nam còn chứa đựng nhiều câu chuyện với tính nhân văn sâu sắc. Và bây giờ, hãy cùng Coolmate điểm lại những bộ phim miền Tây để hiểu rõ hơn về mảnh đất và con người nơi đây.
Tổng hợp 20 bộ phim về miền Tây Việt Nam hay nhất
Đất Phương Nam
Đất Phương Nam là bộ phim về miền Tây Việt Nam được chuyển thể từ tiểu thuyết Đất Rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Tác phẩm còn nhận được nhiều đánh giá tích cực khi công chiếu ở Mỹ. Ra mắt khán giả vào năm 1997, bộ phim lấy bối cảnh miền Tây Nam Bộ vào thời kỳ chống pháp.
Tác phẩm khiến người xem không khỏi xúc động với hành trình đi tìm cha đầy gian khổ của cậu bé An. Từ hành trình này, Đất Phương Nam đã lồng ghép khéo léo vào cuộc sống của người dân miền Tây mộc mạc, chân chất với sông nước hữu tình.
Đất Phương Nam
Những hình ảnh dân dã mang đậm đặc trưng của miền Tây như đi hái trái cây, chèo thuyền bơi sông,... giúp khán giả cảm nhận được cuộc sống nơi đây một cách rõ nét nhất.
Tại vùng nông thôn Nam Bộ ấy vào thời kỳ bị thực dân Pháp xâm lược, từng sự đau thương và mất mát của dân tộc ta đều được thể hiện chân thực thông qua góc nhìn của cậu bé An.
Vì nỗi đau chiến tranh, cậu trở thành đứa trẻ mồ côi và lớn lên trong tình yêu thương của những người xa lạ. Tiếng vang lớn ấy đã giúp Đất Phương Nam trở thành một trong những những bộ phim về miền Tây Việt Nam thành công nhất được chuyển thể từ tác phẩm văn học.
Hương Phù Sa
Hương Phù Sa là một trong những bộ phim về miền Tây Việt Nam gắn liền với hồi ức của bao thế hệ khán giả. Chân dung của những con người dân miền Tây tốt bụng, thân thiện và nhiệt thành được khắc họa vô cùng thành công.
Bộ phim theo chân Út Nhỏ – một cô gái mạnh mẽ, kiên cường và bản lĩnh đã vực dậy cơ ngơi của gia đình đang trên đà sụp đổ. Yêu quê hương, muốn giữ gìn và phát huy nghề đóng ghe tàu truyền thống của gia đình,... cô gái trẻ Út Nhỏ phải làm gì khi cha mất và anh chị lại không mặn mà với nghề này?
Hương Phù Sa
Cuộc chiến thương trường chưa êm xuôi, Út Nhỏ lại phải đối mặt với cuộc chiến tình yêu tay ba cùng anh chàng Việt mà đối thủ lại chính là cô em gái Út Ráng cô nhất mực yêu thương,...
Trong bộ phim về miền Tây Việt Nam này, một miền Tây sông nước tấp nập ghe xuồng gần như có thể bắt kịp hơi thở đương đại. Không gian ấy cũng hối hả với những người trẻ năng động, táo bạo và quyết liệt như chốn thị thành.
Đêm về, cũng miền Tây sông nước ấy, những những người trẻ dường như sống bằng hơi thở khác. Đó là hơi thở của những trái tim chân tình, đó là hơi thở của những tâm hồn thi vị. Trong Hương Phù Sa thực sự có một miền Tây quyến rũ đến thế.
Mùa Len Trâu
Mùa Len Trâu là bộ phim về miền Tây Việt Nam dựa vào tiểu thuyết của nhà văn Sơn Nam - nhà văn gắn liền với nhiều tác phẩm về miền Tây. Ở đây, len trâu có nghĩa là để trâu tự do (dịch nghĩa từ tiếng Khmer). Mùa Len Trâu được xem là một trong những bộ phim kinh điển về làng quê Việt Nam.
Tác phẩm mang đến cho khán giả những thước phim chân thực và sống động về đời sống cơ cực của người dân Cà Mau mỗi khi mùa lũ đến. Nội dung bộ phim về miền Tây Việt Nam này theo chân nhân vật Kìm.
Mùa Len Trâu
Để cứu đàn trâu không phải chết đói, anh buộc phải dẫn chúng lên vùng cao. Thế nhưng, hành trình này không hề dễ dàng khi anh gặp phải bọn côn đồ khiến đàn trâu chết giữa đường.
Song, đó chỉ là những lát cắt nhỏ trong bức tranh lam lũ của con người nơi đây. Chắn chắn bộ phim về miền Tây Việt Nam này còn khiến khán giả phải bất ngờ rất nhiều vì số phận bấp bênh cùng với những bi kịch khác của Kìm.
Duyên Nợ Miền Tây
Duyên Nợ Miền Tây là bộ phim về miền Tây Việt Nam được chiếu vào năm 2013 với thể loại tình cảm pha chút hài hước. Tác phẩm thể hiện chân thật về cuộc sống của thanh thiếu niên miền Tây. Đó là những con người luôn vươn lên trong khó khăn, nghịch cảnh.
Duyên Nợ Miền Tây xoay quanh 2 nhân vật chính là Thủy (con ông Tâm) và Định (con ông Mười Kiên). Sau 20 năm thất lạc, 2 ông đã gặp lại nhau và bắt đầu tìm mọi cách thực hiện lời hứa gả con cho nhau để “làm sui” vào năm xưa. Chính điều đó đã gây ra trong cuộc sống của Định và Thủy những tình huống hết sức bi hài.
Duyên Nợ Miền Tây
Trong quá trình này, đôi bạn trẻ phải đối diện với hàng loạt những khó khăn và rào cản đến từ mẹ Định và Thái - một công tử nức tiếng đào hoa ăn chơi đem lòng yêu mến Thủy và ấp ủ dã tâm cướp trang trại chăn nuôi của gia đình Định về cho gia đình mình.
Trước những thử thách chồng chất, đôi bạn trẻ vẫn rất quyết tâm để bảo vệ tình yêu của mình. Bên cạnh họ còn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ 2 người cha và những người bạn thân của cả hai. Cuối cùng, mẹ Định cũng nhìn ra những phẩm chất tốt đẹp của Thủy và chấp nhận tác hợp cho đôi trẻ.
Cánh Đồng Bất Tận
Bộ phim về miền Tây Việt Nam Cánh Đồng Bất Tận khắc họa một bức tranh thiên nhiên bao la, rộng lớn chẳng hề thua kém Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh. Thế nhưng, tác phẩm của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình sẽ đem lại cho khán giả những cảm xúc rất khác.
Đó là sự xót xa, đó là lòng thương cảm dành cho những phận người phiêu bạt trên sông tựa như những con thuyền mãi trôi không cập bến. Nội dung bộ phim về miền Tây Việt Nam kể về nhân vật Sương được cha con ông Tư và 2 đứa trẻ Nương, Điền cưu mang sau một vụ đánh ghen kinh hoàng.
Cánh Đồng Bất Tận
Cô theo gia đình họ lênh đênh trên dòng nước, nay đây mai đó, vô định không tương lai. Mỗi nhân vật trong Cánh Đồng Bất Tận đều mang trong mình những khao tổn thương về tình cảm. Mỗi người đều giấu kín nội tâm ẩn chứa nhiều khát không nói thành lời. Với bộ phim về miền Tây Việt Nam này, tiếng cười dường như trở thành một điều gì đó vô cùng xa xỉ.
Bồng Bềnh Trên Sông
Rời xa chốn phồn hoa đô hội, tránh khỏi những câu chuyện “đô thị tình duyên” đầy lắt léo,... bộ phim về miền Tây Việt Nam Bồng Bềnh Trên Sông sẽ đưa người xem đến với vùng sông nước miền Tây hiền hòa.
Nơi đó chỉ có những điều bình dị, đời thường thân thương mà chứa đựng biết bao cung bậc cảm xúc.Bồng Bềnh Trên Sông là bộ phim về miền Tây Việt Nam khắc họa rõ nét về bức tranh tại vùng miền Tây sông nước.
Trong đó có những phiên chợ nổi nhộn nhịp, những câu hò êm tai, những điệu đờn ca tài tử và cả những phận người buồn man mác. Có lẽ, câu chuyện của gia đình ông bà Năm đã chẳng phải điều gì quá lạ lẫm ở chốn vùng quê sông nước nghèo nàn.
Bồng Bềnh Trên Sông
Một người chồng - người cha vô trách nhiệm chỉ biết rượu chè quanh năm, đẩy mọi việc cho vợ tảo tần từ chăm lo nhà cửa cho đến con cái. Những đứa trẻ lớn lên trong gia cảnh đó, đứng trước những khó khăn trong cuộc sống, mỗi người lại lựa chọn một hướng đi cho riêng mình.
Thế nhưng, ở họ có một điểm chung đó là không muốn lặp lại số phận như cha mẹ mình đã từng trải qua. Liệu mỗi con đường và mỗi lựa chọn của mỗi người có thực sự đúng đắn? Họ có thể mang về cho mình kết quả như mong ước để thay đổi cuộc đời hay không?
Thương Con Cá Rô Đồng
Đề tài gia đình luôn là thứ gia vị không thể thiếu trong những bộ phim về miền Tây Việt Nam. Và Thương Con Cá Rô Đồng sẽ là một câu chuyện mà khán giả chẳng thể bỏ lỡ. Vẻ đẹp trữ tình đặc trưng của chốn miền Tây sông nước như được thể hiện trọn vẹn qua tác phẩm này.
Thương Con Cá Rô Đồng xoay quanh 5 chị em mồ côi cha mẹ gồm Thương, Nhớ, Thiệt, Lắm và Lành. Sau khi mẹ mất, những đứa trẻ khổ thân phải chịu đựng trước sự đối xử đay nghiến của dì Tư. Số phận chưa kịp đối tốt với 5 chị em thì Thiệt bị lạc và rơi vào sào huyệt của bọn “chăn dắt” hành khất.
Thương Con Cá Rô Đồng
Từ ấy trở về sau đều là chuỗi ngày khốn khổ khi phải sống cùng sự hành tội của người dì cay độc và mang theo nỗi nhớ nhung người em bị thất lạc. Rồi cuộc đời của chị em họ khi lớn lên sẽ như thế nào? Liệu còn biến cố nào đang chờ đợi họ phía trước?
Liệu những mâu thuẫn và tranh chấp trong gia đình có xảy ra? Với cốt truyện đặc sắc, Thương Con Cá Rô Đồng hứa hẹn sẽ là bộ phim về miền Tây Việt Nam mang lại cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ xót xa, căm thù cho đến thương cảm cho những phận người khốn khổ.
Cù Lao Lúa
Đúng như tên gọi, Cù Lao Lúa là bộ phim về miền Tây Việt Nam sẽ giúp khán giả có một cái nhìn hoàn toàn mới về vùng đất miền Tây sông nước. Tác phẩm lấy bối cảnh bến đò ngang của xóm cù lao với những lát cắt chân thật về cuộc sống thường nhật của bà con chốn miệt vườn.
Những bến đò trên sông nước, từng cánh đồng lúa trải dài, đàn cò bay thẳng tắp,… đó là một bức tranh dân dã về cuộc sống của vùng quê Nam Bộ. Bộ phim về miền Tây Việt Nam này không chỉ thành công khi thể hiện lòng yêu quê hương từ những câu chuyện rất đỗi đời thường.
Cù Lao Lúa
Hơn thế, nó còn lột tả rõ nét về tình cảm đôi lứa với bao trắc trở. Cù Lao Lúa là chuyện về những con người hiền hòa và chân chất luôn không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Vậy nên đến cuối cùng khi đã trải qua bao thăng trầm, hạnh phúc và niềm vui cũng mỉm cười với họ.
Đặc biệt, bộ phim về miền Tây Việt Nam Cù Lao Lúa còn thể hiện tầm nhìn mới của những con người miệt vườn trước thực tiễn “Đô thị hóa nông thôn”. Tác phẩm truyền tải nhiều vấn đề thời sự nóng hổi ở vùng nông thôn như xây nhà vệ sinh tự hủy, sử dụng bao cao su, ngủ mùng,...
Có thể nói, cuộc sống của những con người làng quê giản dị, chân chất trong thời đại mới ngày nay đã được khắc họa rõ nét thông qua bộ phim về miền Tây Việt Nam này. Cù Lao Lúa thực sự là bức tranh đa chiều khi chứa đựng cả văn hóa, phong tục và tập quán của những người con sông nước bình dị mà sâu lắng.
Lời Sám Hối (2014)
Lời Sám Hối là một trong những bộ phim về miền Tây Việt Nam lấy bối cảnh Việt Nam xưa đáng xem nhất. Tác phẩm là một tấn bi kịch gia đình bắt nguồn từ lòng tham của ông Hội đồng Vĩnh – người đứng đầu gia tộc giàu có ở Cần Thơ. Ông đã chiếm đoạt người yêu của em trai làm vợ.
Để rồi từ đó khơi dậy cho những cuộc đấu đá và tranh giành đầy tổn thương. Ở “cuộc chiến” ấy, những người phụ nữ chỉ được xem là món “hời” trong tay người đàn ông. Họ chẳng hơn chẳng kém một món hàng được mang ra để đổi chác.
Lời Sám Hối (2014)
Bộ phim về miền Tây Việt Nam Lời Sám Hối thực sự thành công khi tái hiện số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Thù hận, trả thù và những cuộc chiến tranh giành “địa vị” trong nhà sẽ khiến khán giả đi từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác.
Thế nhưng đúc kết lại, trong tấn bi kịch đó đều là những số phận bất hạnh và đáng thương. Sự thù hận có thể biến một người hiền lành trở nên tàn nhẫn, vô tình và độc ác. Chỉ có tình người và lòng yêu thương mới có thể xoa dịu, xóa nhòa mọi thứ.
Ải Trần Gian (2015)
Đúng như cái tên, Ải Trần Gian là bộ phim về miền Tây Việt Nam khiến người xem không khỏi xót thương cho những phận người nhỏ bé bị dồn đến đường cùng. Sau khi người cha mất vì những đòn trả thù của ông Hội đồng Bùi, 2 chị em Nương theo mẹ bỏ trốn.
Nào ngờ biến cố xảy ra dọc đường đi, 2 chị em đã lạc mất nhau. 8 năm sau, vì để trả ơn người cha nuôi, cô em gái đã trở thành vợ của con trai thứ 3 nhà họ Bùi. Tại đây, cô vô tình phát hiện người hầu gái vì dám yêu và mang thai với con trai cả ông Hội đồng Bùi nên bị hành hạ không khác gì con vật.
Ải Trần Gian (2015)
Không ngờ, cô hầu gái đó lại chính là người chị đã thất lạc bấy lâu. Từ đây, cô bắt đầu hành trình trả thù nhà họ Bùi. Hàng loạt âm mưu chia rẽ và tranh giành quyền thừa kế bất tận đã diễn ra.
Vì tham vọng và mục đích của mình, họ có thể nhẫn tâm hãm hại lẫn nhau và thậm chí là “loại trừ” đối phương. Song, luật nhân quả sẽ không chừa một ai. Những người ác ắt hẳn sẽ phải nhận về quả báo thích đáng.
Hai Người Vợ (2016)
Bộ phim về miền Tây Việt Nam Hai Người Vợ là sự phản ánh chế độ đa thê lạc hậu trong xã hội phong kiến. Tác phẩm Hai Người Vợ xoay quanh 2 người vợ Trinh Trinh và Dạ Thảo. Họ đều là vợ của Thế Khải – người đàn ông không có chính kiến và luôn dây dưa trong tình cảm.
Dù chịu kiếp chồng chung, nhưng Trinh Trinh và Dạ Thảo có xuất thân, địa vị xã hội hoàn toàn trái ngược nhau. Để chiếm lấy trái tim người chồng, 2 người phụ nữ không từ bất kỳ thủ đoạn nào nhằm tổn thương nhau, hạ bệ nhau và đẩy nhau vào đau khổ.
Hai Người Vợ (2016)
Bộ phim về miền Tây Việt Nam này đã khắc họa thành công số phận “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Ghen tuông và mâu thuẫn, những xung đột không ngừng nảy sinh.
Bởi lẽ, không ai có thể vui vẻ vờ như không có gì khi phải san sẻ người mình yêu với người phụ nữ khác. Đó cũng chính là nguồn cơn của mọi thảm kịch sau này. Thế nhưng đến cuối cùng, mọi âm mưu thâm độc và tranh giành đấu đá đều không giúp họ có được hạnh phúc.
Số phận của người phụ nữ đầy đau thương, những cay đắng và tủi nhục khi chịu kiếp chung chồng; và cả sự mưu mô, lừa lọc, đạo đức giả trong lòng người,... sẽ được bộc lộ chân thực qua bộ phim về miền Tây Việt Nam Hai Người Vợ.
Lời Nguyền (2016)
Số phận “bèo dạt mây trôi” của người phụ nữ trong chế độ xưa tiếp tục trở thành chủ đề chính cho bộ phim về miền Tây Việt Nam Lời Nguyền. Được chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Văn Mỹ Lan, tác phẩm xoay quanh những bi kịch chồng chéo từ nhiều thế hệ xảy ra trong gia đình phú ông.
Rạ – cô bé người hầu ngây thơ chỉ mới 15 tuổi nhưng lại bị phú ông đem tặng cho quan lớn như một món hàng. Những ngày tháng sau đó của cô không khác gì địa ngục khi liên tục bị phú ông làm nhục và mang thai rồi bị ép phá thai nhiều lần.
Ngọc Hân là đứa con gái duy nhất mà cô được sinh ra với cái tên đọc gần giống như từ “ngàn hận”. Thế nhưng sau đó, Rạ vẫn tiếp tục bị phú ông ép uống thuốc phá thai cho đến chết. Trước khi chết, cô để lại lời nguyền rủa cả gia đình phú ông bằng tất cả sự phẫn nộ và căm hận.
Lời Nguyền (2016)
Sau khi mẹ mất, Ngọc Hân lớn lên và ôm mối thù về cái chết của mẹ rồi bắt đầu hành trình trả thù của mình. Lời Nguyền là bộ phim về miền Tây Việt Nam với một trò đùa về thế giới và thân phận của người phụ nữ.
Đó là sự đau đớn, khổ sở, tủi nhục khi bị xem như một món hàng không hơn không kém. Đồng thời, tác phẩm cũng phản ánh những định kiến của xã hội xưa về vai trò và địa vị của con người.
Ở đó, người ta quan trọng môn đăng hộ đối hơn tình cảm giữa người với người. Với chiều sâu và nhân văn, bộ phim về miền Tây Việt Nam này đã thể hiện chân thực về số phận con người. Sự khốn khổ đó chắc chắn sẽ khiến người xem không khỏi rơi nước mắt.
Lòng Dạ Đàn Bà (2011)
Được chuyển thể dựa trên 2 tác phẩm Lòng Dạ Đàn Bà và Dây Oan của nhà văn Hồ Biểu Chánh, Lòng Dạ Đàn Bà là bộ phim xuất sắc mà khán giả không thể bỏ qua khi nhắc đến những bộ phim về miền Tây Việt Nam. Nội dung phim xoay quanh 3 người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.
Một là Kim Diệp – vợ ông Hội đồng Thành nổi tiếng xinh đẹp và thông minh nhưng rất hay ghen. Một là Ba Huyền – cô đào hát tài hoa nhưng bị người chồng bóc lột và hành hạ. Một là Thanh Thủy – nữ doanh nhân buôn kim cương bản lĩnh và tài giỏi.
Lòng Dạ Đàn Bà (2011)
Với danh nghĩa bạn thân, Thanh Thủy đã giúp Kim Diệp níu giữ ông Hội đồng Thành trước âm mưu quyến rũ của Ba Huyền. Bộ phim về miền Tây Việt Nam này đầy rẫy những mưu mô và tính toán, khiến người ta khiếp sợ trước thứ gọi là “lòng dạ đàn bà”.
Thế nhưng suy cho cùng, họ cũng chỉ là những nạn nhân trong xã hội khi bị chèn ép và đang cố gắng vươn lên để tiếp tục tồn tại. 3 người phụ nữ, mỗi người một số phận và tính cách khác nhau.
Song, họ đều chung kiếp đàn bà và phải chịu nhiều định kiến, trái ngang của xã hội xưa. Người ta nói lòng dạ đàn bà hiểm sâu và mưu kế thâm độc, thế nhưng họ cũng rất đáng thương. Âu cũng là do cuộc đời và xã hội đưa đẩy khiến họ trở thành những kiếp hồng nhan bạc mệnh.
Ngọn Cỏ Gió Đùa (2016)
Ngọn Cỏ Gió Đùa là bộ phim về miền Tây Việt Nam kể về một làng quê nghèo bị nạn đói hoành hành vào đầu thế kỷ 20. Với bối cảnh Nam Bộ xưa, tác phẩm là bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất công lúc bấy giờ.
Đó là nơi mà những người dân thấp cổ bé họng phải sống trong sự áp bức, bóc lột và đàn áp dưới tay bọn cường hào địa chủ. Chúng có thể cầm tù một người lương thiện những 10 năm và đày đi biệt xứ chỉ vì nồi cháo heo.
Ngọn Cỏ Gió Đùa (2016)
Bọn cường hào địa chủ không từ thủ đoạn cướp bóc, dùng tiền và thế lực để ức hiếp, hãm hại người dân vô tội, đẩy con người ta lâm vào cảnh khốn cùng. Thế nhưng, quy luật nhân quả luôn tồn tại trong cuộc đời này.
Ở hiền ắt gặp lành và những kẻ làm điều ác, ắt sẽ phải gánh nhận lấy hậu quả của mình. Nhờ những ý nghĩa sâu sắc đó mà Ngọn Cỏ Gió Đùa là một trong những bộ phim về miền Tây Việt Nam được đánh giá cao ở giá trị hiện thực và tính nhân văn.
Ải Mỹ Nhân (2015)
Ải Mỹ Nhân cũng là một trong số những bộ phim về miền Tây Việt Nam lấy bối cảnh Nam Bộ xưa hay nhất từ trước đến nay. Cách xây dựng cốt truyện và tuyến nhân vật trong phim đã lột tả rõ nét về bối cảnh xã hội lúc bấy giờ.
Đó là sự phân biệt giàu nghèo, sự ích kỷ của con người, những mưu toan hãm hại nhau và dày vò lẫn nhau vì dã tâm, tham vọng,… Bộ phim về miền Tây Việt Nam Ải Mỹ Nhân lấy bối cảnh những năm đầu thế kỷ 20.
Tác phẩm xoay quanh gia đình Ông Hội đồng Thanh giàu có nổi tiếng đất Cù Lao và đã có đến 3 bà vợ. Nhưng ông ta vẫn đem lòng si mê cô đào hát Phụng Kiều xinh đẹp và quyết tâm lấy cô về làm vợ tư.
Ải Mỹ Nhân (2015)
Không ngờ, Phụng Kiều chính là đứa con gái của cặp vợ chồng bị Hội đồng Thanh hãm hại năm xưa. Giờ đây, cô quay lại chỉ vì một mục đích duy nhất là trả thù. Từ đó, sóng gió bắt đầu ập đến gia tộc danh giá này.
Trong gia đình giàu có đó là đầy rẫy những tình cảnh éo le, nhiều gút mắc rắc rối đan xen yêu, ghét, hận thù,… Không chỉ phản ánh những mâu thuẫn gia đình từ hệ quả của chế độ đa thê, bộ phim về miền Tây Việt Nam Ải Mỹ Nhân còn đề cập đến thực trạng phân biệt giai cấp.
Chính điều đó đã tạo ra khoảng cách lớn giữa chủ và người làm, giữa Hội đồng và người nông dân nghèo. Câu chuyện “một ông bốn bà” sẽ mang đến cho khán giả những dòng xúc cảm ân tình, cả những oán hận hờn ghen cùng với dã tâm, tham vọng,...
Tiếng Sét Trong Mưa (2019)
Tiếng Sét Trong Mưa là bộ phim về miền Tây Việt Nam được chuyển thể từ tác phẩm Lôi Vũ của Tào Ngu với những tấn bi kịch được đẩy lên đến tận cùng. Câu chuyện bắt đầu khi cậu Ba Duy – con trai yêu quý của chủ đồn điền cao su, đem lòng yêu thương cô người hầu Thị Bình và cả 2 có với nhau 1 người con trai.
Tiếng Sét Trong Mưa (2019)
Một mối tình tưởng chừng đẹp như mơ nhưng lại bị hãm hại ngăn cấm và bởi khoảng cách địa vị quá lớn. Bị dồn vào bước đường cùng, Thị Bình nhảy sông tự vẫn nhưng được cứu và có 1 cô con gái với người chồng sau.
Những ân oán từ đời trước nhưng vẫn ảnh hưởng đến 24 năm sau kéo theo những bi kịch như anh em ruột yêu nhau, mẹ kế yêu con chồng, con giết cha,…
Bộ phim về miền Tây Việt Nam này gây sốc bởi những tình tiết bi kịch đến tàn khốc. Nó phản ánh đúng hiện thực của thời đại đến đáng thương. Cũng chính nhờ vậy mà Tiếng Sét Trong Mưa được đánh giá rất cao bởi những giá trị nhân văn sâu sắc.
Luật Trời (2020)
Luật Trời là bộ phim về miền Tây Việt Nam kể về 2 chị em Trang và Thảo. Từ nhỏ, Trang luôn ghen tị vì Thảo lúc nào cũng được nhiều người yêu thương hơn. Vì muốn đổi đời, Trang lên Sài Gòn làm việc rồi sa chân vào con đường làm gái.
Hành trình bước vào “động quỷ” của Trang còn có bóng dáng của Được - kẻ chuyên ăn bám và dụ dỗ phụ nữ. Đây là nhân vật điển hình cho những kẻ đưa đường dẫn lối các cô gái vào con đường buôn hương bán phấn - những “tú ông” - “tú bà” gian xảo.
Trong một lần ở quê, Thảo bị Được cưỡng bức không thành và bị Trang đuổi ra khỏi nhà. Nhờ tính cách dịu dàng và ôn hoà, Thảo đã trở thành vợ thứ của điền chủ Lâm và được ông bà điền chủ hết lòng yêu thương.
Luật Trời (2020)
Trong khi đó, Trang bị Được trở mặt đánh đập và xua đuổi nên trắng tay trở về quê rồi nương náu trong căn nhà cũ. Sau khi tiêu hết số tiền cướp đoạt từ việc bán thân của Trang, Được trở về quê tìm Trang.
Dù là một cô gái tham lam, ích kỷ nhưng Trang chung tình một cách mù quáng. Công với sự đố kỵ và ghen tỵ, Trang quyết cướp đoạt mọi thứ từ Thảo và làm mọi cách để lấy gia sản của gia đình ông Lâm.
Và những âm mưu, toan tính, hãm hại cũng bắt đầu từ đây. Sau cùng, cuộc đời Trang vẫn không thoát khỏi bi kịch khi luật trời vốn không dung thứ cho cái ác và cô phải nhận lấy hậu quả thích đáng.
Mộng Phù Hoa (2018)
Mộng Phù Hoa lấy bối cảnh Sài Gòn sầm uất và nhộn nhịp của những năm 30 - 40 vào thế kỷ trước. Bộ phim về miền Tây Việt Nam này dựa trên câu chuyện về cuộc đời của Trần Ngọc Trà (Ba Trà) - gái điếm nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa. Tác phẩm phản ánh lối sống xa hoa, truỵ lạc của giới nhà giàu và cạm bẫy về vật chất, địa vị khiến cô Ba Trà càng ngày càng lún sâu.
Mộng Phù Hoa (2018)
Thậm chí, đây còn là bộ phim về miền Tây Việt Nam còn lên án tình trạng dụ dỗ các cô gái trẻ vào con đường mại dâm. Từ đó khiến họ trở nên phụ thuộc vào đồng tiền và bất chấp sự bào mòn cả tinh thần lẫn thể xác để đạt được mục đích.
Thế Thái Nhân Tình (2017)
Là tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết Ông Cử của nhà văn Hồ Biểu Chánh, Thế Thái Nhân Tình mang đến những điều rất khác. Trái ngược với hình ảnh vị quan cai trị chuyên đàn áp và hà hiếp dân nghèo, Thế Thái Nhân Tình là một trong số ít những bộ phim về miền Tây Việt Nam ngoại lệ.
Thế Thái Nhân Tình (2017)
Phim kể về Minh Tâm - ông cai tổng quyền lực tốt bụng, hiền lành và luôn giúp đỡ những người khó khăn. Trong một lần tình cờ, Minh Tâm nghe tiếng hát của Sáu Hảo và biết được hoàn cảnh khó khăn của cô. Vì vậy, ông đã giúp đỡ 2 cha con rất nhiều trong cuộc sống.
Tưởng rằng bộ phim về miền Tây Việt Nam này sẽ mang đến những tình tiết đầy yêu thương. Thế nhưng, các thế lực đen tối vẫn luôn tìm cách hãm hại những con người hiền lành, lương thiện để đạt được mục đích bất chính của mình. Liệu cái ác có thể chiến thắng hay công lý sẽ luôn tồn tại trong bất kỳ hoàn cảnh nào?
Lưới Trời (2022)
Lưới Trời là bộ phim về miền Tây Việt Nam lấy bối cảnh miền Tây Nam Bộ thập niên 40 của thế kỷ trước. Tác phẩm xoay quanh mối tình tay 3 đầy ngang trái cùng những toan tính và bi kịch kéo dài suốt 2 thế hệ.
Phim xoay quanh Hạnh - cô gái nông thôn hiền lành, xinh đẹp nhưng ba mẹ mất sớm. Cô sống cùng với gia đình anh trai Hai Tâm và vợ của anh. Vì chán ghét nên chị dâu có ý định gả bán Hạnh cho nhà giàu để khuất mắt.
Biết được, Hạnh đã lên thành phố xin làm việc cho tiệm may và phát sinh quan hệ với Hải. Hải là người giúp đỡ Hạnh mở tiệm riêng và đem lòng yêu thương cô. Thế nhưng, Hải là người đàn ông đã có gia đình và Hạnh bị vợ anh đánh ghen. Rồi Hạnh phát hiện mình có thai với Hải và lén lút về quê sinh con.
Lưới Trời (2022)
Cô và trở nên suy sụp hoàn toàn sau khi sinh Mỹ Tiên nên nhờ anh chị nuôi. Tuy nhiên, Hạnh bị mất trí nhớ sau một tai nạn và được ân nhân là bác sĩ Minh đưa sang Pháp điều trị. Còn Mỹ Tiên - con gái của Hạnh lớn lên trong thận phận là chị em song sinh với Mỹ Anh - con của anh chị Hạnh.
Chuỗi bi kịch của 2 cô gái Mỹ Tiên và Mỹ Anh cũng bắt đầu từ đây khi Hạnh về nước nhận lại con sau 18 năm. Thấy Hạnh trở nên giàu có, chị dâu đã đưa con gái ruột của mình là Mỹ Anh cho Hạnh nhận lại. Từ đấy, hàng loạt tình huống éo le khác liên tục diễn ra.
Liệu đến cuối cùng, Hạnh có nhận lại được con gái ruột của mình? Cô sẽ “đồng hành” cùng ai, Hải - mối tình đầu và là cha của Mỹ Tiên hay bác sĩ Minh - ân nhân đã giúp đỡ và bên cạnh lúc khó khăn?
Sau khi vượt qua bao sóng gió, dường như Hạnh cũng sẽ phải đứng giữa ngã ba đường một lần nữa. Cô phải đưa ra quyết định đúng đắn để giúp chính mình và con gái đến bến bờ hạnh phúc.
Tổng kết
Không cần quá náo nhiệt và ồn ào, những bộ phim về miền Tây Việt Nam vẫn có thể mang đến cho người xem những câu chuyện rất riêng. Mỗi tác phẩm đều tạo nên điểm nhấn đặc biệt và giữ vẹn nguyên giá trị dù trải qua bao nhiêu lâu thời gian.
Hy vọng qua những bộ phim về miền Tây Việt Nam do Coolmate tổng hợp trên đây, mọi người sẽ hiểu hơn và thêm yêu mến sự lương thiện, chân chất của con người cũng như mảnh đất Nam Bộ. Cuối cùng, đừng quên ghé qua nhà CoolBlog hàng ngày để khám phá thêm nhiều bộ phim hay khác nữa nhé!
Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới!
Top 18 phim xem cùng người yêu "ướt át" và gợi tình nhất thế giới Top 15 bộ phim bom tấn được mong chờ nhất 2023 Top 20 phim thanh xuân vườn trường Trung Quốc hay nhất hiện nay