Minimalism là gì trong ngành thời trang, thiết kế, kiến trúc và nghệ thuật nói chung? Nó đã giữ được chỗ đứng vững bền trong lòng những người yêu nghệ thuật thực thụ, khiến nhiều người rung cảm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn mơ hồ về khái niệm này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu nhanh về phong cách minimalism nói chung và phong cách thời trang tối giản nói riêng cùng Coolmate.
1. Minimalism là gì?
Minimalism, hay phong cách tối giản, là việc đơn giản hóa mọi thứ từ tiểu tiết đến họa tiết chính đến mức tối đa, vẫn thể hiện được nét nghệ thuật. Tối giản hóa trong thiết kế bao gồm đơn giản đường nét, kiểu dáng, chi tiết trang trí, không rườm rà, phức tạp. Quan trọng là dù tối giản nhưng vẫn hài hòa, không cẩu thả. Việc sử dụng hạn chế màu sắc là tiêu biểu để nhận diện xu hướng này.
Phong cách minimalism, hay "back to basic", là giản lược mọi thứ, giữ ở mức đơn giản nhất hướng đến sự thanh lịch, tinh tế. Phong cách này ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất, thời trang và trở thành phong cách sống của nhiều người thuộc tầng lớp thượng lưu. Sự sang trọng từ sự đơn giản này hiếm người cảm nhận được hoặc thể hiện rõ nét khi theo đuổi.
2. Lịch sử minimalism
Phong cách tối giản xuất phát từ nghệ thuật phương Tây sau Thế chiến II, rõ nét nhất là các tác phẩm hội họa của Mark Rothko. Ban đầu chỉ là phong cách cho mỹ thuật, sau được ứng dụng vào nhiều ngành nghệ thuật khác, điển hình là tác phẩm của Steve Reich và Terry Riley.
Phong cách tối giản khởi nguồn từ sự thuần khiết và cô đọng của chủ nghĩa hiện đại, được phối hợp với chủ nghĩa hậu hiện đại. Có thể coi đó là phản ứng đối lập với chủ nghĩa biểu hiện.
Ở phương Tây, minimalism được chú ý từ những năm 1920 nhờ Coco Chanel với quan niệm: "Tín thanh lịch được thể hiện qua sự thanh thoát và uyển chuyển của đường nét hơn là họa tiết trang trí". Đến thập niên 70, biểu tượng là những chiếc váy đơn sắc và jumpsuit của Halston. Giai đoạn tỏa sáng nhất được đánh dấu bằng sự xuất hiện của Miuccia Prada, người có tầm ảnh hưởng lớn đến thời trang tối giản với thiết kế thanh lịch trên nền chất liệu cao cấp.
3. Minimalism ảnh hưởng như thế nào?
Minimalism ảnh hưởng đến nhiều loại hình nghệ thuật và công nghệ cuối thế kỷ 20, ví dụ như hình thức gallery. Nó trở nên phổ biến như một triết lý và lối sống, giải quyết vấn đề chỉ với những yếu tố cần thiết, loại bỏ điều không cần thiết.
Trái với suy nghĩ thông thường, tối giản được coi là phong cách của giới siêu giàu. Nó không bắt nguồn từ sự nghèo đói hay tiết kiệm. Người tạo ra và sử dụng phong cách này có ý nghĩ: "Tôi có thể có bất cứ điều gì, nhưng tôi sẽ không làm lộn xộn, chỉ trang trí những thứ thanh lịch nhất".
4. Tối giản trong các lĩnh vực
Tối giản trong Đồ họa (Minimalist Graphic)
Loại bỏ thiết kế rườm rà và màu sắc không cần thiết, tập trung vào sự đơn giản và đơn sắc. Tuy nhiên, vẫn phải truyền tải đầy đủ thông điệp với hình ảnh thu hút nhưng không cầu kỳ.
Tối giản trong Nhiếp ảnh (Minimalist Photography)
Chụp cảnh nghệ thuật với một tông màu chủ đạo, đối tượng ít, hài hòa về màu sắc và cảnh vật.
Tối giản trong Nội thất (Minimalist Interior/ Indoor design)
Có tính mạnh mẽ, hiện đại, rõ ràng của đường nét và mảng khối. Khoảng trống và ánh sáng được chú trọng.
Tối giản trong Ngoại thất (Minimalist Outdoor Design)
Hạn chế trong trang trí, bố trí ngoại thất, số lượng cây cối, chỉ giữ lại thành phần cần thiết.
Tối giản trong lối sống (Minimalist Lifestyle)
Bắt nguồn từ Nhật Bản với tên gọi Danshari (từ chối, vứt bỏ, tách biệt). Từ chối những thứ không cần thiết, vứt bỏ những thứ không dùng đến, tránh xa cám dỗ vật chất để hạnh phúc, bình an.
Tối giản trong Thời trang (Minimalist Fashion)
Trang phục với 1-2 tông màu chủ đạo, thiết kế khéo léo và tinh tế để tạo vẻ tối giản sang trọng, không tầm thường. Người nhìn chú ý đến kiểu dáng và sự thể hiện đơn giản nhưng sang trọng.
5. Phong cách tối giản trong thời trang ngày nay
Ngày nay, phong cách thời trang tối giản thường được nhận biết qua gam màu đơn sắc (trắng hoặc đen) và đường cắt may tinh xảo, đơn giản.
Đối với các nhà thiết kế, phong cách thời trang tối giản là bước đệm đưa ngành công nghiệp thời trang tiến đến tương lai, hướng đến cấu trúc độc đáo hơn, phá vỡ luật lệ cơ bản của thời trang.