promotion-package
00 : 00 : 00

Queerbaiting là gì? Khi cộng đồng LGBT trở thành mồi hút view

Queerbaiting hiện đang là thuật ngữ được quan tâm khi gần đây dấy lên tranh cãi rằng cộng đồng LGBT đang bị ngành công nghiệp giải trí lợi dụng. Vậy Queerbaiting là gì?

Ngày đăng: 13.12.2023, lúc 21:43 4.701 lượt xem

Thuật ngữ Queerbaiting đang dần trở nên quen thuộc với cộng đồng LGBT cũng như những tác phẩm nghệ thuật có liên quan. Song, do khả năng gây hiệu ứng “câu view” trong việc thu hút khán giả khiến cụm này thường đi kèm với nhiều ý nghĩa tiêu cực. Vậy định nghĩa đúng nhất về Queerbaiting là gì, nó có lợi hay hại và thực trạng ấy đang diễn ra như thế nào? Theo chân Coolmate để tìm đáp án!

Queerbaiting là gì? Khi cộng đồng LGBT trở thành mồi hút view

Queerbaiting là gì? Khi cộng đồng LGBT trở thành mồi hút view

Tổng quát về thuật ngữ Queerbaiting

Queerbaiting và ngành công nghiệp giải trí hiện đang là chủ đề gây tranh cãi khá nhiều nền tảng hiện nay. Để hiểu đúng nhất về Queerbaiting là gì, chúng ta cần xem qua một số nội dung sau:

Queerbaiting là gì?

Về khái niệm Queerbaiting được hiểu là phương thức tiếp thị sử dụng nội dung liên quan đến cộng đồng LGBTQ+ nhằm mục đích “câu kéo” người xem. Thực tế, “Queerbaiting” là từ ghép được tạo nên từ 2 từ thành phần. Bao gồm từ “queer” (người nằm ngoài hệ nhị nguyên giới) và từ “bait” (mồi câu).

Vậy ý nghĩa của Queerbaiting là gì? Theo đó, Queerbaiting được xem là một phần khá quan trọng thuộc chiến dịch truyền thông. Trong các kế hoạch quảng bá ở thời đại 4.0 như hiện nay, đó cũng chính là con “át” chủ bài không thể thiếu.

Queerbaiting là gì?

Queerbaiting là gì?

Trong bối cảnh hiện giờ, nhiều người có tầm ảnh hưởng trên nền tảng mạng xã hội không ngừng tạo các nội dung tranh luận về LGBTQT+. Chẳng hạn như nghệ sĩ, nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên,... mục đích là để lấy sự ủng hộ của cộng đồng. 

Ngay cả khi họ còn chưa biết Queerbaiting là gì, chưa “come-out”, chưa bước ra ánh sáng. Họ vẫn bị kỳ thị và phần nào hứng chịu sự xa lánh từ gia đình, xã hội. Nhiều người cho rằng, đây là chiêu thức thuộc kỹ năng tiếp thị phổ biến trong ngành công nghiệp giải trí. Song, nó vẫn nhận về không ít ý kiến tranh cãi xoay quanh.

Vậy mặt tối của Queerbaiting là gì? Theo đó, nhiều người bày tỏ thái độ chỉ trích khi việc này có phần lợi dụng và thậm chí phân biệt đối xử với LGBTQ+.  Thay vì tăng tần số nhận diện của cộng đồng, hình thức này lại đang lan truyền và củng cố nhiều khuôn mẫu có hại, sáo rỗng.

Bối cảnh xuất hiện của Queerbaiting là gì?

Vậy bối cảnh xuất hiện của Queerbaiting là gì? Thông thường, cụm từ này sẽ xuất hiện trong những cuộc tranh cãi về việc dùng mối quan hệ của 2 người đồng giới như một phương thức để hút lượt xem. Song, điều đáng nói ở đây là họ không đảm bảo về việc có thực hiện mối quan hệ đó hay không.

Bối cảnh xuất hiện của Queerbaiting là gì?

Bối cảnh xuất hiện của Queerbaiting là gì?

Như ở phần định nghĩa Queerbaiting là gì có đề cập, mục đích chính của việc này nhằm để khán giả đồng tính hoặc người thuộc cộng đồng LGBT quan tâm. Hiện nay, Queerbaiting đã trở thành một vấn đề thực sự nhạy cảm trong xã hội. Nó cần được chú ý đặc biệt hơn để đảm bảo tính minh bạch và tôn trọng dành cho cộng đồng LGBT.

Chiến lược Queerbaiting là gì?

Hiện nay, không khó để chúng ta bắt gặp Queerbaiting trong nhiều sản phẩm nghệ thuật như sách truyện, ca nhạc hoặc phim ảnh. Thông thường, những nhân vật trong đó sẽ hành động và cư xử rất “mập mờ” (được gọi là hint). Đồng thời, họ vẫn cứ luôn “úp mở” và không có sự khẳng định về xu hướng tính dục của mình.

Vậy ở đây, tác dụng của Queerbaiting là gì? Khi nhận ra “tính đặc thù” này, các công ty truyền thông đã áp dụng Queerbaiting mỗi khi muốn cộng đồng LGBTQ+ chú ý. Đây cũng đồng thời là cách để họ hạn chế nhận về “gạch đá” từ phần đông còn lại. Về độ phổ biến, ta thường bắt gặp Queerbaiting trong:

Show truyền hình

Ở Việt Nam, sự phổ biến của Queerbaiting là gì? Tại Việt Nam, giáo dục giới tính hiện được xem là chủ đề khá nhạy cảm. Vì thế, những yếu tố về giới hoặc đồng giới mà đặc biệt là tình yêu đồng giới đang rất có sức hút. Nó hấp dẫn cả cộng đồng LGBT+ nói riêng và số đông người xem còn lại nói riêng. 

Ví dụ điển hình nhất, chương trình “Người Ấy Là Ai?” gây sự chú ý bằng cách dùng thuật ngữ “giới tính thứ 3” (thay vì cộng đồng LGBTQ+). Bên cạnh đó, kiểu nhân vật như Cô Đẩu trong chương trình Táo Quân hằng năm cũng bị cho là khắc họa thiếu chân thực và một màu.

Chiến lược Queerbaiting là gì trong show truyền hình?

Chiến lược Queerbaiting là gì trong show truyền hình?

Trong phim truyện

Trong phim truyện, độ “phủ sóng” của Queerbaiting là gì? Ở các phim chiếu rạp ngày nay, người xem thường rất dễ bắt gặp những phân cảnh liên quan đến Queerbaiting được chèn vào. 

Chẳng hạn như các tình tiết “lập lờ nước đôi” hay “lửng lơ con cá vàng” giữa 2 nữ, 2 nam hoặc nam phụ, nữ phụ là người thuộc cộng đồng LGBT+,... Song, về yếu tố giới tính của nhân vật là điều mà không có bất cứ câu từ nào xác nhận. 

Thế nhưng, người xem hiểu rõ Queerbaiting là gì và “mặc định” điều đó. Ví dụ điển hình nhất phải kể đến bộ phim Để Mai Tính 2, tác phẩm đã dùng một nhân vật đồng tính như yếu tố gây cười hài hước. Đồng thời cũng như dùng những cảnh nóng gợi dục để tạo sự tranh luận và tò mò.

Trong các MV ca nhạc

Chiến lược Queerbaiting là gì trong thị trường âm nhạc? Gần đây nhất, hầu hết những MV của Nguyễn Trần Trung Quân đều được cho là có yếu tố Queerbaiting. Bao gồm những ca khúc như Màu Nước Mắt, Nước Chảy Hoa Trôi, Tự Tâm, Canh Ba…

Trong các MV ca nhạc cũng đầy rẫy Queerbaiting

Trong các MV ca nhạc cũng đầy rẫy Queerbaiting

Hiển nhiên, chiến lược Queerbaiting này cũng gây tiếng vang khá lớn trên thị trường giải trí Việt Nam nói chung và âm nhạc nói riêng. Không chỉ dừng lại ở yếu tố hình ảnh, thậm chí ca từ lời bài hát cũng được dùng để biến tấu. Mục đích là để cài cắm yếu tố về mối quan hệ đồng giới vào MV.

Nguồn gốc xuất phát của Queerbaiting là gì?

Để tìm hiểu về nguồn gốc Queerbaiting là gì, có lẽ chúng ta phải bắt đầu tại Hoa Kỳ vào những năm 1950. Vào những năm 50 của thế kỷ trước, Hoa Kỳ có một nỗi sợ mang tên “hoa oải hương” hay còn được gọi là “màu tím”. Sự sợ hãi này chỉ các hành vi mang tính kỳ thị người đồng tính trong pháp luật và chính trị. 

Điều này khiến người đồng tính đứng trước nguy cơ mất đi việc làm. Vì vậy, những người thuộc LGBTQ+ phải luôn tạo ra vỏ bọc để giấu kín xu hướng tính dục thật sự của bản thân. Vào thời điểm đó, Queerbaiting được xem là chiến thuật dụ dỗ và tống tiền để tìm ra người có xu hướng tính dục không phù hợp với tiêu chuẩn.

Nguồn gốc xuất phát của Queerbaiting là gì?

Nguồn gốc xuất phát của Queerbaiting là gì?

Tuy nhiên nếu xét về thời điểm sử dụng nhiều của từ Queerbaiting, chúng ta phải kể đến khoảng năm 2010. Khi đó, cộng đồng mạng bắt đầu dùng từ này để chỉ các bộ phim dùng yếu tố đồng giới để thu hút khán giả. Dù đưa vào những tình tiết hoặc mối quan hệ đồng tính, nhưng nó không được phát triển đầy đủ. 

Khó có thể khẳng định về nguồn gốc chính xác của Queerbaiting

Khó có thể khẳng định về nguồn gốc chính xác của Queerbaiting

Dù là việc biểu hiện tình cảm giữa 2 nhân vật đồng giới trong các tác phẩm, nhưng lại rất mập mờ, không thỏa đáng và không được giải quyết triệt để. Sau đó, từ “Queerbaiting” cũng được thêm vào từ điển Oxford. Đây là “cột mốc” đáng chú ý và đánh dấu sự bùng nổ của những chiến lược truyền thông sau này.

Kể từ đó, thuật ngữ này trở thành chủ đề thảo luận nóng bỏng của các nhà làm phim và cả cộng đồng LGBT+. Chung quy lại, chúng ta vẫn rất khó để khẳng định về nguồn gốc của Queerbaiting là gì. Đó chỉ là những mốc thời gian đáng chú ý về thuật ngữ này.

Trên thực tế, nó có thể đã xuất hiện từ trước đó khá lâu hoặc cũng không loại trừ là sau này. Vì thế cho nên, chúng ta chỉ có thể hiểu rõ Queerbaiting là gì và phần nào biết được những thời điểm quan trọng. Bởi lẽ, nguồn gốc chính thức của thuật ngữ này vẫn còn là một đáp án chưa được tìm ra.

Tác dụng thực sự của Queerbaiting là gì, lợi hay hại?

Tác dụng thực sự của Queerbaiting là gì, lợi hay hại, thực chất chúng ta vẫn không thể đưa ra được đáp án chuẩn xác. Bởi lẽ, việc tốt hoặc xấu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nếu xét về mặt tích cực, Queerbaiting có thể thu hút người xem nhiều hơn.

Đồng thời giúp mối quan hệ giữa 2 nhân vật được giới thiệu đến với đối tượng khán giả rộng hơn. Ngoài ra, Queerbaiting còn giúp tác giả và nhà sản xuất đạt được mục tiêu kinh doanh thu lợi nhuận của họ. Song, bên cạnh những mặt tốt đó thì hiển nhiên Queerbaiting vẫn đi kèm không ít tác động tiêu cực.

Tác dụng thực sự của Queerbaiting là gì, lợi hay hại?

Tác dụng thực sự của Queerbaiting là gì, lợi hay hại?

Vậy những mặt hại của Queerbaiting là gì? Theo đó, Queerbaiting có thể khiến cộng đồng LGBTQ+ tổn thương sâu sắc. Bởi lẽ, nó “mập mờ” gợi ý về các nhân vật cùng giới nhưng lại không hề có sự đảm bảo là sẽ thực hiện mối quan hệ hay không.

Điều này khiến người trong cộng đồng cảm thấy vô cùng hụt hẫng, cảm giác như họ đang bị lừa dối hoặc tệ hơn là lợi dụng. Tóm lại, sẽ không có câu trả lời nào khẳng định về tác dụng thực sự của Queerbaiting là gì. Bởi lẽ, nó vừa có lợi nhưng cũng chứa không ít mặt hại. Song, điều quan trọng nhất ở đây chính là, cộng đồng LGBTQ+ xứng đáng nhận được sự tôn trọng.

Những định hướng lệch lạc của Queerbaiting là gì?

Sự thay đổi trong cái nhìn của điện ảnh về “chủ đề cấm” chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây. Nghĩa là phải mất đến nhiều thập kỷ sau này, người ta mới dần chấp nhận một “ánh nhìn” khác hơn về các nội dung liên quan đến LGBTQ+ nói chung.

Khi phim ảnh truyền thông xuất hiện hình ảnh của cộng đồng ngày càng nhiều, cộng đồng mới dần trở nên phổ biến như vậy. Đặc biệt ở giai đoạn từ những năm 70 của thế kỷ trước, đây là thời kỳ sở bỏ các lệnh cấm đoán ngày xưa. Lúc này, hàng loạt các dự án về chủ đề tình yêu đồng giới cũng lần lượt được ra mắt.

Những định hướng lệch lạc của Queerbaiting là gì?

Những định hướng lệch lạc của Queerbaiting là gì?

Dẫu vậy, các dự án khai thác câu chuyện cộng đồng LGBTQ+ lại trái ngược với dự tính ban đầu. Khi người ta dần hiểu Queerbaiting là gì, những tác phẩm này cũng càng gặp nhiều chỉ trích. Đó là lúc mà các “thượng đế màn ảnh” nhận ra, việc “phổ cập hình ảnh đồng tính” thực chất chỉ là sự “trá hình”.

Nó chẳng qua chỉ là một vỏ mọc được bộ óc của các nhà làm phim tạo nên để phục vụ cho những toan tính kiếm lợi. Họ vờ như kể các câu chuyện về LGBTQ+, nhưng thực tế việc để cộng đồng tự vẽ nên chuyện đời của chính bản thân lại bị họ chối từ. Thậm chí, những điều tệ hại hơn đã xảy ra khi mà một lần nữa người phi dị tính lại rơi vào “cạm bẫy” của việc bị khắc họa thành khuôn mẫu, hình ảnh tiêu cực.

Trên thế giới

Nếu thắc mắc rằng định hướng lệch lạc của Queerbaiting là gì trên thế giới, chúng ta phải gợi nhớ về nhiều những dự án nổi tiếng. Có thể kể qua như Ace Ventura: Pet Detective, Rebecca, Midnight Cowboy, The Silence of The Lambs thậm chí tác phẩm giành giải Oscar 1992 cho hạng mục Phim xuất sắc,...

Thông thường, các nhân vật đồng tính sẽ xuất hiện với những nét tính cách xấu xa như mại dâm, tâm thần, sát nhân, hoặc tự kỳ thị xu hướng tính dục của mình,... Nhưng điểm chung là hầu hết các kết cục của họ đều chẳng mấy tốt đẹp.

Queerbaiting trên thế giới

Queerbaiting trên thế giới

Bên cạnh đó, hàng loạt các cáo buộc “Queerbaiting” cũng đề cập đến những chương trình và bộ phim truyền hình danh tiếng. Đơn cử nư series Sherlock được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên. Khán giả từng phản ứng dữ dội vì cho rằng tác phẩm câu kéo lượt xem bằng cách lợi dụng hình ảnh cộng đồng LGBTQ+.

Dù biên kịch Mark Gatiss đã phủ định điều đó rất mạnh mẽ, nhưng không khó để người xem cảm nhận được sự ám muội, mập mờ trong các hành vi và cử chỉ giữa nhân vật. Đó là Holmes và Watson - Hai nhân vật là dị tính luyến ái dựa theo nguyên tác.

Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, những định hướng sai lệch của Queerbaiting là gì? Theo đó, các vai diễn đồng tính lần đầu được “dạm ngõ” khán giả vào những năm đầu thế kỷ XXI. Cụ thể hơn, đó là tác phẩm Gái Nhảy (2003) của đạo diễn Lê Hoàng. 

Đây được xem là một trong những dự án tiên phong trong việc khai thác hình ảnh cộng đồng LGBTQ+ nhằm chọc cười người xem. Đó là vai má mì với tạo hình đồng bóng, giọng nói chua ngoa và cử chỉ ẻo lả. 

Ăn theo vai diễn được xem là thành công này, bóng dáng các nhân vật phi dị tính trong phim Việt cũng được xây dựng theo motip tương tự một cách thường xuyên. Điển hình như nhiều bộ phim Xóm Trọ 3D, Những Nụ Hôn Rực Rỡ, Trai Nhảy,... 

Tại Việt Nam cũng có nhiều tác phẩm vướng tranh cãi là Queerbaiting

Tại Việt Nam cũng có nhiều tác phẩm vướng tranh cãi là Queerbaiting

Đỉnh điểm, Để Mai Tính của Charlie Nguyễn mới được xem là dự án thành công nhất trong việc tạo trò cười bằng cách dùng hình ảnh của người đồng tính. Dù gặt hái doanh thu khủng, nhưng bộ phim cũng nhận về những luồng ý kiến tranh cãi dữ dội. 

Cộng đồng LGBTQ+ dường như nhận ra Queerbaiting là gì và đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích việc bôi bác nhân vật của “hội”. Họ cho rằng điều đó khiến bản thân phải nhận lấy cái nhìn sai lệch từ người xem, xã hội và công chúng. 

Chính sự nhào nặn và tô vẽ lố bịch về một nhân vật ngỡ như không có thật lại là một phần nguyên nhân khiến người đồng tính bị kỳ thị. Bởi lẽ, trong mắt khán giả, họ chỉ là những kẻ õng ẹo, lố lăng, “ô dề” và thích gây sự. Thậm chí, họ chẳng qua cũng chỉ là “trò hề” và “bóng đèn” để làm nổi bật lên tình yêu của các nhân vật chính.

Thực trạng về Queerbaiting là gì trong giới giải trí hiện nay?

Theo thời gian, khi mà những suy nghĩ về cộng động LGBTQ+ ngày càng “thoáng” hơn, hiển nhiên việc này cũng ăn theo đó mà phát triển. Hiện nay, không hề khó để chúng ta bắt gặp thực trạng về Queerbaiting trong ngành giải trí. Để hiểu rõ thực trạng Queerbaiting là gì, hãy cùng xem qua:

Queerbaiting mang nghĩa tiêu cực

Ở thời kỳ đầu của ngành công nghiệp điện ảnh, thông thường các nhân vật đồng tính sẽ xuất hiện một cách “ngầm ngầm”. Mục đích là để lách luật điện ảnh lúc bấy giờ, cũng như tránh những chỉ trích của xã hội. Thời điểm đó, nhân vật đồng tính thường là nam và họ được giới thiệu với thiên hướng nữ tính.

Queerbaiting mang nghĩa tiêu cực

Queerbaiting mang nghĩa tiêu cực

Ngoài ra, họ cũng có sự yêu nghệ thuật khá cao và khán giả sẽ “mặc nhiên” hiểu được. Xét về khái niệm, điều này còn được gọi là Queer Coding. Không chỉ vậy, chúng ta cũng có thể bắt gặp nhân vật “Queer Coding” trong các bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em. 

Song, khán giả phải phân biệt được sự khác nhau giữa và queer coding Queerbaiting là gì. Khi mà Queer Coding nói về những nhân vật với những đặc điểm như kể trên, còn Queerbaiting tồn tại chỉ vì lợi nhuận, câu khách, hút lượt xem.

Fanservice trong K-POP

Trong ngành công nghiệp giải trí mà cụ thể là thị trường K-POP, tần suất xuất hiện của Queerbaiting là cực kỳ dày đặc. Thông thường, các thành viên của nhóm nhạc sẽ là “mồi nhử” cho người hâm mộ (theo yêu cầu của công ty quản lý.

Họ sẽ thực hiện nhiều hành động thân mật, ánh mắt “chan chứa” hoặc thậm chí là da chạm da (skinship),... Những cử chỉ này được gọi là Fanservice (dịch vụ người hâm mộ). Nếu tìm hiểu Queerbaiting là gì trong K-POP bạn sẽ thấy, nó không chỉ xuất hiện trên sân khấu mà còn ở trong các video âm nhạc. 

Hiển nhiên, những hành động này không chỉ riêng nhóm nam hay nhóm nữ, mà là tất cả. Bên cạnh đó, một vài nhóm nhạc cũng có thành viên được xây dựng hình ảnh theo xu hướng này để “chiếm” cảm tình của người hâm mộ thuộc cộng đồng LGBTQ+. 

Fanservice trong K-POP - Môi trường hoàn hảo của Queerbaiting

Fanservice trong K-POP - Môi trường hoàn hảo của Queerbaiting

Xem thêm: Fan Service là gì? Sao lại gây nhiều tranh cãi đến thế?

Queerbaiting tại Âu Mỹ

Từ lâu, các quốc gia Châu Âu đã được biết đến là những nơi có quan điểm khá cởi mở với vấn đề LGBT. Do đó, nhiều sản phẩm giải trí của điện ảnh Hollywood xuất hiện những hình ảnh này cũng không phải là điều gì quá đáng ngạc nhiên.

Queerbaiting tại Âu Mỹ

Queerbaiting tại Âu Mỹ

Trong bối cảnh hiện tại, việc một sản phẩm có Queerbaiting hay không vẫn còn là sự tranh cãi rất lớn. Để hiểu về thực trạng Queerbaiting là gì trong thời gian gần đây nhất, chúng ta phải kể đến MV Lost Cause của Billie Eilish. Hình ảnh cô nằm trên giường cùng nhóm bạn nữ bị khán giả chỉ trích mạnh mẽ.

Hay Ariana Grande với MV Break Up With Your Boyfriend cũng nhận về luồng ý kiến tranh cãi dữ dội,... Mục đích ban đầu của những sản phẩm này là gì, chúng ta thật rất khó để khẳng định. Đó có thể là thành phẩm sáng tạo của nghệ sĩ, hoặc cũng không ngoại trừ chỉ là mồi nhử để tăng doanh thu.

LGBT đang bị ngành công nghiệp giải trí lợi dụng, liệu có đúng?

Qua những chia sẻ trên chắc hẳn cũng khá đủ để mọi người hiểu rõ Queerbaiting là gì. Song để khẳng định ngành giải trí có đang thực sự lợi dụng cộng đồng hay không, chúng ta vẫn cần nhiều lập luận và dẫn chứng hơn như thế.

Những người thuộc LGBT thường phải trải qua nhiều khó khăn để “bước ra ánh sáng” và nhận được sự chấp nhận từ xã hội. Do đó, sự xuất hiện của họ trên truyền thông phần nào cũng giúp tăng độ phủ sóng hơn. Đây còn là động lực để những người bạn LGBT khác tự tin “come-out”, vượt qua định kiến và sống với chính mình. 

LGBT đang bị ngành công nghiệp giải trí lợi dụng, liệu có đúng?

LGBT đang bị ngành công nghiệp giải trí lợi dụng, liệu có đúng?

Song, qua những thông tin về Queerbaiting là gì trong xuyên suốt bài viết, rõ ràng chúng ta đều có cùng một suy nghĩ. Đó là việc xuất hiện dày đặc những hình ảnh của LGBT chính là cách mà nhà sản xuất thực hiện để “câu view” từ khán giả. Bởi lẽ, cộng đồng vẫn là một câu chuyện thú vị và có sức ảnh hưởng khá lớn.

Tệ hại hơn, nhiều chương trình thực tế đã thuê diễn viên đóng giả là LGBT để hấp dẫn người xem. Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là họ lại không như vậy. Chính điều đó khiến người ta cho rằng LGBT đang bị lợi dụng. Chung quy lại, tùy từng suy nghĩ và quan điểm mà mỗi người sẽ có đáp án thỏa đáng nhất về vấn đề này.

Cách tốt nhất để xóa bỏ hoặc hạn chế Queerbaiting là gì?

Tôn trọng cộng đồng LGBT nói chung chính là cách tốt nhất để xóa bỏ hoặc giảm bớt Queerbaiting. Bởi lẽ, cần câu Queerbaiting chỉ thực sự mất đi tác dụng khi hình ảnh của cộng đồng được phủ sóng và miêu tả một cách chân thực trên truyền thông.

Cách tốt nhất để xóa bỏ hoặc hạn chế Queerbaiting là gì?

Cách tốt nhất để xóa bỏ hoặc hạn chế Queerbaiting là gì?

Nếu sản phẩm hoặc những chương trình giải trí muốn sử dụng hình ảnh LGBT thì nên khéo léo để khán giả có cái nhìn tổng quát nhất. Tuyệt đối không dùng cảnh gợi dục hay thân mật đồng tính rập khuôn để khiến dư luận tò mò. Điều này sẽ khiến khán giả hiểu hơn về những trải nghiệm của cộng đồng.

Về những thách thức, khó khăn thậm chí đau khổ mà họ đang phải chịu đựng mỗi ngày. Hơn thế, việc chân thực hóa hình ảnh LGBT cũng giúp họ đẩy mạnh quyền lợi hơn trong xã hội. Tóm lại, miêu tả đa dạng, đầy đủ và chân thực là điều cốt lõi để ngăn chặn sự lạm dụng Queerbaiting trên truyền thông.

Lời kết

Queerbaiting là gì? Là cách giúp cộng đồng LGBT được khán giả yêu thương và đồng cảm hơn. Nhưng cũng đồng thời là một trò đùa lố lăng trong mắt khán giả nếu bị lạm dụng quá mức. Tuy nhiên, LGBT không có lỗi, chỉ có những người lợi dụng LGBT để trục lợi mới đáng bị lên án.

Hy vọng qua bài viết của Coolmate, mọi người đã hiểu rõ về Queerbaiting là gì. Mong rằng điều này sẽ được hạn chế hoặc xóa bỏ triệt để để những người bạn LGBT thực sự có được niềm tôn trọng đáng trân quý giúp cuộc đời tươi đẹp hơn. Và đừng quên ghé CoolBlog để khám phá nhiều điều hay ho hơn thế nữa!

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới!

>>> Xem thêm:

LGBT là gì? LGBTQ+ là gì? Vén màn bí mật về cộng đồng LGBT

Come out là gì? Tìm hiểu về come out trong LGBT là gì? 

Một số điều cần biết về ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn