Raw denim hay còn gọi là denim nguyên bản, là một chất liệu jean độc đáo thu hút sự chú ý của những tín đồ thời trang yêu thích phong cách chất riêng. Không giống như các loại denim đã qua xử lý, raw denim được giữ nguyên bản từ khi sản xuất, giúp cho người dùng dễ tạo dấu ấn cá nhân theo thời gian, dần dần chính sự đặc biệt này làm nên độ hot hit của raw denim. Nếu bạn vẫn đang thắc mắc raw denim là gì? Hãy để Coolmate cùng bạn giải đáp thắc mắc qua nội dung bên dưới!
Raw Denim là gì?
Raw denim, hay còn gọi là "denim khô", là một loại vải denim hoàn toàn tự nhiên, không qua bất kỳ bước giặt hoặc xử lý nào trước khi thành sản phẩm. Khác với đa số quần jean trên thị trường, vốn được xử lý hóa chất, giặt mềm, giảm co rút và thậm chí có thể chà nhám hoặc mài mòn để phù hợp với thị hiếu.
Raw Denim còn có tên gọi khác là Dry Denim vì khá khô cứng trong lần đầu mặc
Sau khi được dệt, vải thô denim sẽ được cắt trực tiếp thành quần áo và sản xuất xưởng mà không qua công đoạn rửa hay làm mềm. Chính vì vậy, chất liệu này thường khô và cứng hơn so với các loại denim thông thường, nhưng qua thời gian sử dụng, vải sẽ trở nên mềm mại với cơ thể và tạo ra những vệt phai màu như dấu ấn cá nhân độc quyền.
Phân loại Raw Denim
Thông thường, raw denim được chia thành 2 loại là Sanforized Denim và Unsanforized Denim.
Raw Denim được chia thành 2 loại là Sanforized Denim và Unsanforized Denim
Sanforized Denim
Sanforized Denim là loại vải đã trải qua quy trình xử lý hóa học và cơ học đặc biệt để giảm thiểu mức độ co rút khi giặt, vì thế còn được gọi là Pre-shrink Denim. Với loại vải denim này, tỷ lệ rút ngắn chỉ khoảng 1%, có nghĩa là nếu tấm vải dài 100cm thì sau khi giặt sẽ còn khoảng 99cm. Các sản phẩm làm từ Sanforized Denim giữ hình dạng ổn định hơn sau khi giặt và thường được sử dụng trong các sản phẩm sản xuất hàng loạt, bao gồm cả quần jean thô.
Sanforized Denim là loại vải đã trải qua quy trình xử lý hóa học
Unsanforized Denim
Unsanforized Denim không trải qua quá trình sanforized nên có độ co rút đáng kể khi giặt, động dao thường từ 5 – 10%. Loại denim này còn được gọi là Shrink to Fit Denim vì vải sẽ co lại và vừa với tỉ lệ cơ thể người mặc sau một vài lần giặt. Với tính năng này Unsanforized Denim thường được những người có dáng người cao, thon gọn lựa chọn giúp tôn lên dường nét của cơ thể người mặc.
Unsanforized Denim có độ co rút đáng kể khi giặt
Selvedge Denim là gì? Vì sao Selvedge rất hay bị nhầm lẫn với Raw Denim?
Một loại vải rất hay bị nhầm với Raw denim đó là Selvedge Denim, tuy nhiên tính chất và công dụng mang lại của hai loại vải này là khác nhau.
Selvedge Denim là gì?
Từ Selvedge bắt nguồn từ chữ “self-edge”, nghĩa là loại denim có mép vải được thắt lại. Nói cách khác, Selvedge Denim là loại vải denim dệt biên với phần biên vải (hay mép vải) được dệt liền mạch.
Loại vải denim này được dệt bằng sợi dệt ngang và khổ vải mỏng, tạo ra mép vải có viền chắc chắn ở bên ngoài để tránh bị xơ và bong tróc. Khác với denim thông thường, vốn không có viền ngoài viền, denim biên vải nổi bật về độ bền và độ chắc chắn, đồng thời thuộc vào phân khúc cao cấp trong các loại vải denim.
Selvedge Denim là vải denim biên dệt
Vì sao Selvedge rất hay bị nhầm lẫn với Raw Denim?
Mọi người thường hay nhầm lẫn về selvedge denim và raw denim nhưng đây là hai khái niệm khác nhau. Vì một vài lý do mà người ta hay nhầm lẫn hai loại vải này với nhau như:
- Nguồn gốc: Khi quần jean ra đời, tất cả đều được sản xuất từ Selvedge denim. Lúc đó công nghệ wash chưa ra đời vì vậy mỗi chiếc quần jean đều có cả hai đặc điểm: vừa là Selvedge vừa là raw.
- Sự thay đổi nhu cầu thị trường: Khi quần jean ngày càng trở nên phổ biến, người tiêu dùng bắt đầu yêu cầu đa dạng hơn về màu sắc và hiệu ứng trên vải. Các công ty thời trang đã áp dụng công nghệ wash để tạo ra các hiệu ứng và nhiều mẫu quần jean đa dạng về màu sắc, kiểu rách, và thiết kế được tung ra thị trường. Điều này tạo ra raw denim dần dần mất đi sự phổ biến và gần như biến mất khỏi thị trường. Phải đến những năm gần đây, chất liệu denim thô mới được yêu thích trở lại nhờ sự quan trọng về chất lượng và phong cách cá nhân hóa.
Nhiều người không thể phân biệt được Raw Denim và Selvedge Denim
Tóm lại, Selvedge denim có thể là raw denim hoặc cũng có thể là loại denim đã qua xử lý wash trước đó rồi mới tạo nên thành phẩm. Thế nên khái niệm Selvedge sẽ rộng hơn Raw denim một chút.
Đặc điểm nhận biết Raw Denim
Raw Denim khá cứng
Như khái niệm raw denim là gì, đây là cách gọi của quần jean được làm từ vải denim nguyên gốc mà không qua bất kỳ các bước xử lý vải nào. Cho nên, lúc ban đầu chất liệu này sẽ khá cứng bởi lớp hồ vẫn còn phủ ngoài sợi vải. Sau vài lần giặt, lớp hồ này sẽ mất đi và quần áo sẽ mềm hơn.
Ban đầu Raw Denim khá cứng nhưng hiện tượng này sẽ cải thiện dần sau vài lần giặt
Raw Denim sẽ bị co sau khi giặt
Mặc dù vải raw denim là vải 100% cotton không thun giãn nhưng trong quá trình sử dụng vẫn không tránh khỏi hiện tượng bị co lại. Đó là lý do vì sao khi mặc quần jean chưa wash người mua nên ưu tiên chọn size quần rộng hơn size hay mặc.
Raw Denim bị co lại sau khi giặt
Thực tế không có tiêu chuẩn cố định cho việc quần jean sẽ co lại bao nhiêu vì điều này sẽ phụ thuộc vào chất liệu vải. Nhưng thông thường, với loại vải denim 100% cotton, quần sẽ co lại khoảng 2cm. Trong khi đó, quần jean khi đã qua xử lý wash thì đã co lại và quá trình sử dụng sẽ không co lại thêm nữa.
Raw Denim dễ bị bay màu
Có thể nói đây là đặc điểm được yêu thích nhất của mẫu quần jean làm từ vải raw denim. Bạn biết không, denim sống sẽ bay màu một cách tự nhiên – cùng là những chiếc quần giống hệt nhau nhưng người mặc khác nhau thì theo thời gian sẽ trở thành những chiếc quần rất khác nhau.
Raw Denim “hấp thụ” cuộc sống từng phút từng giây. Và rồi những tác phẩm tuyệt đẹp sẽ được hình thành không lâu sau đó.
Phai màu là một đặc điểm thú vị của chất liệu Raw Denim
Trái với hình dáng, màu sắc tẻ nhạt, đơn điệu ban đầu, theo thời gian, chiếc quần raw denim sẽ nhanh chóng trở thành một món đồ thú vị “có một không hai”. Màu sắc sẽ thay đổi với những khu vực đậm nhạt khác nhau. Và đặc biệt, những mảng màu với nếp gấp, nếp nhăn xếp chồng sẽ xuất hiện ở những vị trí như khu vực đầu gối, gấu quần, mông, …
Càng giặt nhiều thì màu sẽ bay nhanh hơn, càng hoạt động nhiều thì phần sau mông và phần đầu gối sẽ bay màu nhiều hơn. Nam giới có thói quen cho ví da, chìa khóa vào túi quần nên những chỗ này cũng sẽ bay màu nhiều hơn.
Quần Raw Denim có xu hướng bị đá ống
Đá ống hay ống quần bị vặn là một trong những đặc điểm quen thuộc của quần raw denim. Nguyên nhân xuất phát từ bản chất của vải denim – vải denim thường được dệt chéo. Nếu bạn lật mặt trong của quần raw denim sẽ thấy vải được dệt chéo từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái.
Khi bị co lại, quần ít nhiều xoắn theo đường chéo này dẫn tới tình trạng đá ống. Đối với quần jean đã trải qua quá trình wash, thường ít bị đá ống hơn và ống quần cũng đều hơn trong quá trình sử dụng.
Xu hướng đá ống của quần raw denim
Quần Jeans Nam Basics dáng Slim fit
“Chơi” quần Raw Denim liệu có đơn giản?
Kích cỡ sản phẩm
Hầu như các loại quần Raw Denim trên thị trường đều được thiết kế dành cho những người có thân hình cao gầy tiêu chuẩn. Vì thế, kiểu quần này không phù hợp với những người mập mạp, có đùi to. Dù vẫn có một số nhãn hiệu Raw Denim được sản xuất chuyên biệt cho nhóm người “chơi” này nhưng số lượng không nhiều.
Thêm vào đó, tỷ lệ co rút của vải cũng ảnh hưởng phần nào đến sự vừa vặn của người mặc. Đa số người dùng thường chỉ xem số size sản phẩm mà quên mất tỷ lệ co rút vải cùng thông số liên quan.
Đừng quên tỉ lệ co rút của vải raw denim nhé các chàng
Hiện nay, tại Việt Nam, không có nhiều local brand bán các sản phẩm raw denim nên người tiêu dùng lựa chọn mua online. Vì vậy, việc quan tâm và nắm được các thông số này để lựa chọn cho mình một số sản phẩm phù hợp là điều cực kỳ quan trọng.
Đừng bỏ qua tiêu chí: “Mua lớn không mua nhỏ - mua dài không mua ngắn”. Chắc hẳn bạn không muốn mua một chiếc quần sau khi giặt lần đầu tiên đã không còn vừa người rồi phải không?
Thời gian làm quen sản phẩm
So với các sản phẩm khác, khi sử dụng Raw Denim, bạn cần phải trải qua quá trình break-in (giai đoạn chăm chút và mặc sản phẩm). Giai đoạn này có tác dụng làm mềm vải, tạo dáng và tạo mờ vải theo form dáng của người mặc.
Thông thường, break-in sẽ kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm tùy thuộc vào tần suất và mức độ sử dụng. Lúc này, người dùng nên hạn chế giặt sản phẩm để tránh bị phai màu.
Break-in có tác dụng làm mềm vải, tạo dáng và tạo mờ vải theo form dáng của người mặc
Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo ngại về điều này. Bời một số sản phẩm Raw Denim dưới 16 oz thì quá trình break-in xảy ra nhanh hơn, chỉ mất 2-3 lần giặt trong vài tuần là bạn đã có một sản phẩm ưng ý rồi!
Tình trạng lem màu thuốc nhuộm
Vải Raw Denim sử dụng phương pháp nhuộm dây (Rope Dyeing) và không qua nước giặt hay các bước xử lý hóa học khác nên màu thuốc nhuộm thường phai ra khi tiếp xúc với nước. Nó sẽ “tạo điểm nhấn” trên bất kỳ vật dụng nào nó tiếp xúc như ghế ngồi, yên xe, da chân, … thậm chí là đôi giày của bạn nếu bất cẩn. Cho dù việc tẩy những vết lem từ thuốc nhuộm không quá khó nhưng điều này cũng gây khó chịu với một số người dùng.
Tình trạng lem màu đôi khi gây khó chịu cho người sử dụng
Thế nhưng, hiện tượng này sẽ cải thiện dần dần. Sau một vài tuần mặc và 3-4 lần giặt thì chất liệu vải sẽ mềm ra và sản phẩm raw denim cũng ít bị phai màu hơn.
Giá thành sản phẩm Raw Denim
Chi phí của một sản phẩm Raw Denim khá cao khoảng từ 50 đến 400 USD. Đây là mức giá khá cao so với thu nhập chung của người Việt. Trên thế giới hiện có 2 nguồn denim chất lượng tốt nhất đó là Mỹ và Nhật Bản. Những sản phẩm của Mỹ và Nhật Bản có giá rất cao nhưng chất lượng không cần bàn cãi.
Raw Denim thường có mức giá khá cao
Nhưng không phải sản phẩm Raw Denim nào cũng mặc định ở mức giá cao. Điều này còn phụ thuộc vào nguồn vải sử dụng hay chất lượng gia công. Ở các nước như Trung Quốc, Bangladesh, bạn có thể tìm thấy những chiếc quần Raw Denim với mức giá “học sinh – sinh viên” chỉ từ 20 USD nhưng chất lượng khá ổn, thậm chí là khó nhận ra sự khác biệt với sản phẩm 100 USD.
Cùng là một loại vải giống nhau có sản xuất ra hàng trăm sản phẩm với mức giá chênh lệch tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Và đương nhiên, sản phẩm có giá cao sẽ phản ánh mức độ gia công chất lượng cao, tỉ mỉ và cách điệu tinh tế hơn đôi chút. Vì thế, người tiêu dùng có nhu cầu thường tìm mua Raw Denim của các thương hiệu lớn như Levi’s, A.P.C, Gap, …
Tại sao Raw Denim lại có thể gây sốt đến thế?
Raw Denim từng suýt bị “khai tử”
Quay lại thời gian, ngược về quá khứ - chúng ta cùng nói một chút về lịch sử ra đời của quần jeans. Trong thời kỳ đầu, những chiếc quần jeans được làm hoàn toàn từ vải Raw Denim và giai đoạn đó cũng chưa có công nghệ giặt hiện đại như bây giờ.
Khi quần jean phổ biến hơn, nhu cầu của khách hàng đa dạng hơn về hiệu ứng, màu sắc trên quần. Không phải ai cũng muốn mặc quần jean màu indigo nguyên thủy, không phải ai cũng muốn chờ đợi cả năm trời để chiếc quần raw denim bay màu và trở thành màu mới, và chưa chắc màu sắc này đã làm hài lòng người mặc.
Raw Denim từng có khoảng thời gian thoái trào
Do đó, các hãng quần jeans liên tục cho ra các hiệu ứng trên quần để bán ra thị trường. Đặc biệt là cuối những năm 70 và đầu những năm 80, các hãng “nối đuôi nhau” ra mắt những mẫu quần jean với màu sắc đa dạng, hiệu ứng giặt bắt mắt cùng hàng loạt các kiểu rách, mài, sờn, …
Cũng từ lúc đó, quần jean làm từ raw denim bắt đầu thoái trào và gần như biến mất cho tới khi được ưa chuộng trở lại trong những năm gần đây.
Sự trở lại đầy mạnh mẽ
Khi cuộc sống trở nên bận rộn và phức tạp hơn, người ta thường tìm về những điều gần gũi và giản đơn. Những năm gần đây, con người càng có xu hướng sử dụng những sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường, ít qua xử lý hoặc không qua xử lý. Raw Denim đáp ứng những tiêu chí này và được quan tâm hơn.
Thời trang bền vững giúp Raw Denim trở thành xu thế mới
David Giusti, “tay chơi” raw denim đến từ Blackhorse Lane Ateliers, một trong những nhà sản xuất tốt nhất của Anh nói: “Những người đam mê raw denim đánh giá cao sự tương phản của các mảng màu phai có được nhờ cách giặt món đồ của họ”.
Làm thế nào để giữ được tối đa màu thô ở những khu vực ít cọ sát và nhiều nhất có thể những mảng bạc bị phai màu ở khu vực hay cọ sát. Điều đó sẽ tạo ra những lớp màu tương phản. Điều đặc biệt và thú vị nhất của những chiếc raw denim có được là từ chính chủ nhân của chúng.
Vậy Raw denim là gì bạn đã hiểu rõ ràng và đầy đủ chưa. Raw Denim không đơn giản là chuyện ăn mặc mà còn là một thú chơi “tốn kém”. Nó đòi hỏi sự nghiêm túc và kiên trì, nếu không, bạn có thể trở thành “kẻ nghiện ngập” đấy nhé!
Đừng quên theo dõi CoolBlog để không bỏ lỡ những kiến thức hay ho về thời trang nhé!